Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong quốc triều hình luật và sự kế thừ...

Tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong quốc triều hình luật và sự kế thừa trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành

.PDF
105
212
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ GIA HÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ GIA HÂN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ SỰ KẾ THỪA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành Mã số : Luật hình sự và tố tụng hình sự : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN LUYỆN Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Gia Hân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU............. .........................................................................................1 Chương 1:CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH…….............................................................. 6 1.1. Giới thiệu khái quát về Quốc triều hình luật ...........................................6 1.1.1. Sự ra đời, hình thành và phát triển của Quốc triều hình luật .............. 6 1.1.2. Bố cục và nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật........................ 12 1.2.Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật..16. 1.3. Các giá trị lập pháp của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật.....................................................................19 1.3.1. Khách thể của tội phạm.................................................................... 19 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm .......................................................... 19 1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm .............................................................. 22 1.3.4. Chủ thể của tội phạm ....................................................................... 26 1.3.5. Hình phạt và quyết định hình phạt ................................................... 27 1.3.6. Các quy định khác liên quan đến chính sách hình sự ....................... 32 Chương 2:CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUÂT HÌNH SỰ NĂM 1999………........................................43 2.1. Khái niệm các tội xâm phạm tính mạng của con người ...43.................43 2.2. Lịch sử hình thành, phát triển của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam hiện đại........................................44 2.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực........................................................................ .....................45 2.2.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 ............................................................... 48 2.3. Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999.49 2.3.1. Những điểm mới về quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 .................... 49 2.3.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 ...................................................................... 52 Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KẾ THỪA QUY ĐỊNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 TỪ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH NÀY TRONGBỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH.........................................................64 3.1. So sánh các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật với BLHS hiện hành .............................................................63 3.1.1. Khách thể của tội phạm.................................................................... 63 3.1.2. Chủ thể của tội phạm ....................................................................... 63 3.1.3. Mặt khách quan của tội phạm .......................................................... 65 3.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm .............................................................. 68 3.1.5. Hình phạt ......................................................................................... 71 3.1.6. Các tội phạm tương ứng ................................................................... 72 3.2. Đánh giá những thành tựu lập pháp của các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật cần được kế thừa trong Bộ luật hình sự hiện hành...........................................................................................74 3.1.1. Những hạn chế về kỹ thuật lập pháp ................................................ 74 3.1.2. Những ưu điểm cần được kế thừa .................................................... 76 3.3. Những vấn đề đặt ra để hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành trong các tội xâm phạm tính mạng của con người................................................79 3.3.1. Những bất cập trong các quy định của BLHS hiện hành ................. 79 3.3.2. Những đề xuất hoàn thiện BLHS hiện hành..................................... 83 KẾT LUẬN.... .........................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..........................................................88 PHỤ LỤC............ ....................................................................................................91 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : BỘ LUẬT HÌNH SỰ TANDTC : TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TNHS : TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm đường lối xây dựng đất nước của Đảng ta là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong nội dung này là vấn đề xây dựng nền văn hóa pháp lý. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật phong kiến cần phải làm sáng tỏ tinh thần pháp luật và sự kế thừa truyền thống lập pháp để học tập cái hay, các đặc sắc trong cách làm luật của cha ông ta, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề pháp luật của ngày nay. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam, hầu hết các nhà cầm quyền đều chú trọng tới việc xây dựng, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhiều bộ luật lớn đã ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc trị nước, an dân. Triều đại nhà Lê sơ, với tư cách là một triều đại phong kiến có nền pháp luật phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, đã xây dựng hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và phát triển. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là một trong những công cụ sắc bén, hiệu quả để phát triển đất nước, tạo nên sức mạnh của dân tộc để chống lại giặc ngoại xâm phương Bắc hùng mạnh. Trong hệ thống pháp luật đó, một trong những bộ luật nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị phải kể đến Quốc triều hình luật (hay còn gọi là “Luật hình triều Lê” hay “Luật Hồng Đức”) là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử pháp luật của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Đây là bộ luật đã được nhiều học giả trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó, Quốc triều hình luật cũng chứa đựng những tư tưởng tiến bộ và được xây dựng ở một trình độ lập pháp cao so với các văn bản pháp luật phong kiến trước đó và sau này. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, luật gia đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quốc triều hình luật dưới nhiều lĩnh vực và góc độ khác nhau. Đặc biệt, các tội xâm phạm tính mạng của con người được các nhà nghiên cứu, luật gia rất 1 quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ mang tính khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu để rút ra được những giá trị tiến bộ trong Quốc triều hình luật mà BLHS hiện hành đã kế thừa và cần phải kế thừa để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm tính mạng của con người. Trong giai đoạn hiện nay, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020là “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc”[9]. Nhà nước ta đã tiến hành nhiều cuộc cải cách tư pháp, một trong số đó là việc sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 vào năm 2009. Tuy nhiên, trước những diễn biến của tình hình tội phạm trong thời gian gần đây, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh. Một trong những hạn chế đó, liên quan đến kỹ thuật lập pháp, quyền con người, tính nhân đạo, tính pháp chế... Hiện nay, Quốc hội đang có chương trình nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện và cơ bản BLHS năm 1999, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung nội dung những quy định của các tội xâm phạm tính mạng của con người. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những giá trị pháp lý của Quốc triều hình luật trong đó có nội dung về quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người nhằm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của BLHS là vấn đề cấp thiết. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” làm đề tại luận văn thạc sĩ là hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xung quanh những vấn đề có liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng con người đã có nhiều học giả, luật gia nghiên cứu và có nhiều sách báo dưới nhiều góc độ khác nhau đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, đề tài “Các tội xâm phạm mạng con người trong Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” là một đề tài mới, từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chỉ có một số các công trình nghiên cứu có liên quan như: Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tác giả Lê Thị Sơn; Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam – Những suy ngẫm của tác giả Bùi Xuân Đính; Quy định về tội giết người trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long và phương hướng hoàn thiện quy định về tội giết người trong BLHS Việt Nam hiện hành của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà và Nguyễn Thị Ngọc Hoa; Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của luật hình sự hiện đại của tác giả Lê Thị Sơn;Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, của tác giả Hồ Thị Lý; Kế thừa các quy định tiến bộ, nhân văn đối với những người bị thiệt thòi trong Quốc triều hình luật của tác giả Lương Văn Tuấn... Như vậy, có thể nói có ít các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm tính mạng con người trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành, chỉ ra những điểm kế thừa và đưa ra những đề xuất hoàn hiện BLHS hiện hành với tư cách là một đề tài độc lập, chuyên sâu. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về đề tài “Các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” là cần thiết. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trong các quy định của các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, tìm ra những giá trị pháp lý đã kế thừa và cần phải tiếp tục kế thừa của BLHS hiện hành được rút ra từ Quốc 3 triều hình luật và đưa ra những đề xuất hoàn hiện các quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 1999 trong các tội xâm phạm tính mạng của con người. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Trên cơ sở phân tích các quy định trên, luận văn tập trung làm rõ những điểm kế thừa và đưa ra những đề xuất hoàn hiện BLHS năm 1999. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích: Luận văn cần phảilàm rõ một cách cơ bản và toàn diện về những quy định củacác tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành. Trên cơ sơ đúc kết những thành tựu lập pháp của Quốc triều hình luật để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS hiện hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. - Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: 1- Nghiên cứu làm rõ những quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật; 2-Làm rõ những quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS hiện hành; 3-So sánh các quy định giữa các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật với BLHS hiện hành; 4- Chỉ rõ những điểm đã kế thừa và cần tiếp tục kế thừa của BLHS hiện hành từ Quốc triều hình luật; 5- Đưa ra đề xuất, kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện các quy định trong các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời những chính sách của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm tính mạng của con người. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thểđược luận văn sử dụng là:phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh và phương pháp lịch sử. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Việc làm rõ những nội dung của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp có thêm một nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng của con người. Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương như sau: Chương 1: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 Chương 3: Những điểm kế thừa quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 từ Quốc triều hình luật và những vấn đề đặt ra để hoàn thiện những quy định này trong Bộ luật hình sự hiện hành 5 Chương 1 CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONGQUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT 1.1. Giới thiệu khái quát về Quốc triều hình luật 1.1.1. Sự ra đời, hình thành và phát triển của Quốc triều hình luật Quốc triều hình luật ra đời gắn liền với sự hình thành, phát triển của pháp luật phong kiến Việt Nam, nó không chỉ học tập, tham khảo pháp luật nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh mà nó còn kế thừa pháp luật của các triều đại trước đó. Thời đại phong kiến Việt Nam bắt đầu và kết thúc từ khi nào, hiện nay còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới học giả. Nhưng đa phần các ý kiến cho rằng, các triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu từ triều đại nhà Ngô và kết thúc ở triều đại nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó, tác giả xin nêu ra một số các đặc điểm của pháp luật phong kiến Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê (939- 1009): Thời kỳ này, khi đất nước ta mới thoát khỏi hơn 1000 năm Bắc thuộc, các nhà nước buổi đầu thời kỳ xây dựng nền độc lập, tự do dân tộc. Vì vậy, nhà nước mang đậm màu sắc tù trưởng quân sự. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến luật pháp. Từ những tư liệu ít ỏi, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét đối với pháp luật thời kỳ này như sau: Triều đình chủ yếu dùng uy lực để răn dạy và chế ngự nhân dân, nhằm củng cố quyền lực trung ương. Các biện pháp rất cụ thể như vua Đinh: “Muốn dùng uy chế ngự thiên hạ bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: kẻ nào trái phép phải chịu tội vạc dầu, cho hổ ăn. Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm”[32, tr.59]. Thời kỳ nhà Lý – Trần – Hồ (1010 -1407):Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý, đặt nền móng cho một trong những triều đại thịnh trị của lịch sử phong kiến dân tộc. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất cho rằng trước thời Lý, ở Việt Nam chưa có luật thành văn, pháp luật chủ yếu còn tồn tại dưới dạng các 6 hương ước và tục lệ. Như vậy, Hình thư là bộ luật đầu tiên của Việt Nam. Về lý do ban hành Hình thư, sách Đại Việt sử ký toànthưchép: Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp phải câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời thế, chia ra muôn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu [32, tr.98-99]. Từ những tư liệu trên cho thấy, người đứng đầu triều đại nhà Lý đã nhận thức được sự cần thiết phải có luật thành văn để dân biết mà điều chỉnh hành vi, “quan lại có căn cứ để xét xử, tránh việc tùy tiện dẫn đến oan sai, nhà nước có cơ sở để kiểm tra, giám sát” [18, tr.15]. Trong các tội xâm phạm tính mạng, nhà Lý có chính sách rất nhân đạo, cụ thể: Năm 1142, Lý Anh Tông xuống chiếu “Nếu tranh nhau ruộng ao, mà lấy binh khí nhọn, sắc đánh chết hay làm bị thương người thì đánh 80 trượng, xử tội đồ, đem ruộng ao trả cho người chết hoặc bị thương”. Có thể nói, hình phạt đối với tội giết người trong pháp luật nhà Lý quá nhẹ, nên sử thần Ngô Sĩ Liên có nhận xét rằng: “Giết người thì phải xử tội chết, đó là phép của đời xưa. Nay tội giết người cũng xử như tội khác thực là không phân biệt mức độ, mất sự cân nhắc nặng nhẹ”[32, tr.314] Nhà Trần (1225 – 1400) thay thế nhà Lý tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có luật pháp. Nhà Trần có nhiều văn bản luật hoàn chỉnh hơn so với nhà Lý. Nổi bật lên là những bộ luật: “Quốc triều tông chế”;“Quốc triều thường lễ” (1230); “Hoàng triều ngọc điệp” (1267); “Hoàng triều đại điển” (1341); “Hình luật thư” (1341); “Công văn cách thức” (1290)… Hầu hết những văn bản luật này có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực đời sống xã hội thời bấy giờ. Nhà Hồ (1400 - 1407): Triều đại Trần bước vào giai đoạn suy tàn, tình hình đất nước rối ren, nông dân khởi nghĩa. Nhân thời cơ đó, Hồ Quý Ly đoạt 7 ngôi về tay họ Hồ (1400). Cũng trong giai đoạn này, Hồ Quý Ly cho thi hành cuộc cải các táo bạo. Cuộc cải cách không lấy được lòng dân nên không thành công. Cũng trong thời gian đó, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ kháng chiến nhanh chóng bị thất bại. Đất nước rơi vào tay giặc. Quân Minh thi hành chính sách vơ vét, bóc lột về kinh tế và tàn phá các giá trị văn hoá Đại Việt. Các tư liệu lịch sử rất ít nhắc đến luật pháp triều Hồ. Tuy nhiên, nhà Hồ có ban hành bộ “Đại Ngu quan chế hình luật” nhưng hiện nay không còn do quân Minh sang đốt phá. Thời kỳ nhà Lê sơ (1428 – 1527): Theo các tài liệu lịch sử, năm 1428 nhà Lê được thành lập trên cơ sở cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái tổ), lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quan chế, xây dựng bộ máy chính quyền, quan lại, ban hành pháp luật để cai trị đất nước. Ngay khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã tiến hành công cuộc tái thiết và phục hồi đất nước sau chiến tranh, một trong số đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện. Khi hạ lệ cho các tướng hiệu và các quan, Lê Thái Tổ cho rằng: Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp[32, tr.361]. Trong thời gian tồn tại của mình từ năm 1428 đến năm 1789, triều đại nhà Lê đã để lại những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực pháp luật và điển chế. Theo thứ tự thời gian, có thể kể đến các văn bản pháp luật quan trọng sau đây: Quốc triều hình luật gồm có 6 quyển; Luật thư gồm có 6 quyển do Nguyễn Trãi soạn (1440 – 1442); Lê triều quan chế (1471); Thiên Nam dư hạ tập gồm 100 quyển (1483); Hồng Đức thiện chính thư (1470 – 1497); Sĩ hoạn châm quy (1470 – 1497); Quốc triều chiếu lệnh thiện chính (1619 – 1705); Quốc triều điều luật; Cảnh Hưng điều luật (1740 – 1786 )...[33, tr.11].Trong tất cả 8 các văn bản trên, Quốc triều hình luật được coi là bộ luật quan trọng nhất và tiêu biểu cho hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật của triều Lê sơ nói riêng. Quốc triều hình luật được các nhà nghiên cứu cổ luật trong và ngoài nước đánh giá cao. Trong các công trình nghiên cứu tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu cổ luật đều thống nhất đánh giá rằng: “Tính thực tiễn và những yếu tố luật tục chứa đựng trong nhiều chế định là nét đặc sắc của Bộ luật” [29, tr.43]. Thời kỳ nhà Mạc (1527 – 1593), Lê Trung hưng(1533-1789), nhà Tây Sơn (1788-1802):Sau giai đoạn thịnh trị của nhà nước Đại Việt là khoảng thời gian xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII. Các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến với nhau, các cuộc khởi nghĩa nông dân từ Đàng ngoài đến Đàng trong là những sự kiện nổi bật nhất.Thời kì này, luật pháp chủ yếu theo pháp luật nhà Lê sơ. Ở Đàng ngoài xuất hiện thêm bộ “Khánh tụng điều lệ” qui định các thủ tục rõ ràng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, luật pháp Đàng ngoài có thêm những qui định về cấm đạo Thiên chúa. Triều đại Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi nên pháp luật không có điểm nổi bật.Nhìn chung pháp luật thời kì này vẫn dựa trên bộ luật Quốc triều hình luật. Vì bộ luật đó khá hoàn chỉnh. Và ánh hào quang của nhà Lê vẫn còn nên nó là cơ sở cho sự tồn tại lâu năm của Quốc triều hình luật. Ngoài ra, pháp luật không có những thay đổi mạnh vì pháp luật phải dựa trên nền tảng ổn định về chính trị, trong khi thời kì này loạn lạc nhiều. Thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1858): Nguyễn Ánh sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn đã lập ra triều đình nhà Nguyễn năm 1802. Triều Nguyễn xây dựng pháp luật trên cơ sở đề cao hệ tư tưởng Nho giáo. Để củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã lập tức sai quần thần biên soạn bộ luật mới có tên là: Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long). Bộ luật này được nhiều học giả đánh giá là không có tính dân tộc, 9 vì luật Gia Long gần như sao chép hoàn toàn luật Đại Thanh. Vì vậy, nó đã tước bỏ hết những điểm tiến bộ, đặc sắc trong Quốc triều hình luật mà nhà Lê xây dựng trước đó. * Về thời điểm khởi thảo, ban hành Bộ Quốc triều hình luật Có nhiều quan điểm khác nhau của các học giả, các nhà nghiên cứu về thời gian ra đời của Quốc triều hình luật. Hiện nay,“Việc xác định thời điểm khởi thảo Bộ luật này cũng như thời điểm tiêu biểu nhất cho sự hoàn chỉnh bộ luật vẫn đang là một vấn đề chưa được khẳng định”[33, tr.13]. Căn cứ vào thiên Hình luật chí và Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Raymond Deloustal – một học giả người Pháp khi khảo dịch Bộ luật nhà Lê ra Pháp ngữ và giáo sư Lingat trong một công trình nghiên cứu về các chế độ hôn sản tại Đông Nam Á công bố ở Paris năm 1952 đều cho rằng “Quốc triều hình luật được ban hành vào năm 1777” [33, tr.13-14]. Theo tôi, quan điểm của Raymond Delaustal và Lingat về thời điểm ban hành Quốc triều hình luật là chưa chính xác. Bởi vì, mốc thời gian năm 1777 tương ứng với giai đoạn nhà Lê Trung hưng (1533- 1789), nên Quốc triều hình luật không thể ban hành vào năm này được. Theo tác giả Đinh Gia Trinh cho rằng “Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) trên cơ sở tập hợp có hệ thống các luật lệ của các vua Lê trước đó và có sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản mới. Ông gọi là Bộ luật 1483” [11, tr.155-156]. Theo quan điểm của tác giả Vũ Văn Mẫu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới thời Lê bộ Quốc triều hình luật và lời đề tựa bộ Hoàng Việt luật lệ (bộ luật Gia Long) của vua Gia Long đầu triều Nguyễn đánh giá cao Quốc triều hình luật và trên cơ sở một số sách chuyên khảo về cổ luật Việt Nam cho rằng: “Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên 10 trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) và phần chắc vào những năm cuối của niên hiệu Hồng Đức, dưới thời Lê Thánh Tông” [33, tr.15]. Theo học giả Nguyễn Quang Quýnh cho rằng:“Quốc triều hình luật được điển chế vào khoảng năm 1470 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Hiện tại, nhiều người thường gắn Bộ Quốc triều hình luật triều Lê với niên hiệu Hồng Đức”[22, tr.73]. Một số tác giả khác như Nguyễn Ngọc Huy, Yamamoto Tatsuro và Insun Yu lại cho rằng “Quốc triều hình luật được khởi thảo ngay dưới triều vua Lê Thái Tổ và được sửa đổi, bổ sung nhiều dưới triều vua Lê Thánh Tông”[27, tr.44]. Theo quan điểm Viện Sử học Việt Nam cho rằng: “Quốc Triều hình luật được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ, sau đó tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Tới thời Lê Thánh Tông thì bộ luật được hoàn chỉnh”[33, tr.260]. Theo tác giả Vũ Thị Nga cho rằng: “Quốc triều hình luật được ban hành vào năm 1428 dưới triều vua Thái Tổ ngay khi vừa thiết lập triều đại...”[27, tr.49].Trong đó, Quốc triều hình luật được phát triển trên cơ sở là “thành quả lập pháp của nhiều triều vua hậu Lê”[27, tr.49]và vua Lê Thánh Tông được nhiều học giả, nhà nghiên cứu đánh giá là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Quốc triều hình luật “Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) – vị vua anh minh bậc nhất của triều Lê sơ đã có những đóng góp lớn lao để hoàn thiện về cơ bản của Bộ Quốc triều hình luật” [27, tr.53]. Về thời gian có hiệu lực của Quốc triều hình luật: “Bộ luật này được thi hành trong suốt thời gian thời nhà Lê từ Lê sơ đến Lê Trung hưng, nghĩa là từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, tất nhiên là các triều vua sau có sửa đổi, bổ sung ít nhiều” [31, tr.31]. 11 1.1.2. Bố cục và nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật Quốc triều hình luật tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của pháp luật nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh. Tuy vậy, bộ luật này có những điểm không giống với các bộ luật của nhà nước phong kiến Trung quốc cả về nội dung lẫn bố cục. Theo tác giả Insun Yu, “trong Quốc triều hình luật có 261 điều khoản vay mượn hoàn toàn từ bộ luật nhà Đường, 53 Điều khoản vay mượn từ bộ luật nhà Minh. Những điều khoản vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh đều thuộc các lĩnh vực hình sự, hành chính, lễ nghi triều chính và gia đình”[13, tr.70]. Ngoài sự vay mượn luật nhà Đường, nhà Minh, cũng theo Insun Yu cho rằng: Quốc triều hình luật còn chịu ảnh hưởng của luật nhà Tống, vì Ngũ hình trong luật nhà Đường không có mức hình phạt lăng trì, hình phạt lăng trì có nguồn gốc từ dân tộc Liêu, được người Trung Quốc biết đến từ đời nhà Tống. Ngoài ra, “hình phạt thích chữ cũng không có trong nhà Đường mà nó được thi hành ở thời nhà Tống”[27, tr.63]. Về bố cục, Quốc triều hình luật có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương trong một quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Bố cụ được chia ra như sau: Quyển I II III Chương STT các điều luật Số điều luật Danh lệ (Tên gọi luật lệ) 1 – 49 49 Vệ cấm (Canh giữ bảo vệ) 50 – 59 47 Vi chế (Làm trái pháp luật) 97 – 240 144 Quân chính 241 – 283 43 Hôn hộ (hôn nhân gia đình) 284 – 341 58 12 Điền sản 342 – 373 32 - Điền sản mới tăng thêm 374 – 387 14 - Bổ sung thêm về luật hương hỏa 388 – 391 4 - Châm chước bổ sung về luật 292 – 400 9 hương hỏa 401 - 410 10 Đạo tặc (Trộm cướp) 411 – 464 54 Đấu tụng (Đánh nhau kiện cáo) 465 - 514 50 Trá ngụy(Gian dối) 515 – 552 38 Tạp luật 553 - 644 92 Bộ vong (Bắt tội phạm chạy trốn) 645 – 657 13 Đoán ngục (Xử án) 658 - 722 65 Tổng số 722 Thông gian IV V VI * Nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật được phân thành các phần sau đây: Trước khi đi vào các chương, điều thì Quốc triều hình luật quy định các đồ biểu quy định về 5 hạng để tang và tang phục, biểu đồ để tang 9 bậc họ nội, quy định các loại hình cụ, bao gồm: roi, trượng, trượng để tra tấn, gông, dây sắt. - Chương 1: Các quy định chung của tội phạm và hình phạt. Chương này có tên gọi là Danh lệ, gồm có 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác như: quy định về thập ác tội, ngũ hình, bát nghị... 13 - Chương 2: Nhóm các tội xâm phạm hoặc đe dạo tính mạng, quyền lực của nhà vua, sự an toàn của hoàng cung và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chương này có tên gọi là chương Cấm vệ, gồm có 47 Điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ. Các điều luật này được quy định từ Điều 50 đến Điều 96, với các tội như: Tự tiện vào thái miếu (Điều 50), Tự tiện vào hoàng thành (Điều 51); Ngủ đêm tại cung điện không đúng phận sự (Điều 54);... - Chương 3: Nhóm tội xâm phạm lễ nghi, quan hệ vua tôi và chế độ quân chủ triều Lê. Chương này có tên gọi là Vi chế (làm trái pháp luật), gồm có 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai phạm của quan lại, các tội phạm về chức vụ. Các quy định này được ghi nhận từ Điều 97 đến Điều 240 với các tội như: Tự tiện đặt thêm quan chức (Điều 97); quan lại vắng mặt phiên chầu không có lý do (Điều 100);... - Chương 4: Nhóm tội phạm về quân sự. Nhóm tội này có tên gọi là Quân chính, gồm 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng sĩ, các tội phạm liên quan đến quân sự. Các điều luật này được quy định từ Điều 241 đến Điều 283, với các tội như: Điều động quân đội không đúng hạn định (Điều 242); Quân lính lâm trận không theo pháp độ (Điều 245); Tướng hiệu tiết lộ quân cơ (Điều 247); Lâm trận trái lệnh chủ tướng (Điều 252)... - Chương 5: Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình, chế độ quản lý nhân khẩu. Nhóm tội này có tên gọi là Hôn hộ, gồm có 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân – gia đình và các tội phạm trong lĩnh vực này. Các điều luật được quy định từ Điều 248 đến Điều 341, với các tội như: Thay đổi tên họ trốn sang địa phương khác để tránh việc quan (Điều 286); người lạ đến nghỉ trọ tại thôn xóm mà không trình báo (Điều 293); Bỏ lửng vợ (Điều 308);... 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan