Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các điều kiện nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi năm 2010...

Tài liệu Các điều kiện nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi năm 2010

.PDF
98
144
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ THANH LÊ c¸c ®iÒu kiÖn nu«i con nu«i theo luËt nu«i con nu«i n¨m 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ THANH LÊ c¸c ®iÒu kiÖn nu«i con nu«i theo luËt nu«i con nu«i n¨m 2010 Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƢƠNG LAN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Bùi Thị Thanh Lê MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI ........................................................ 6 1.1. Khái niệm nuôi con nuôi và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi .......... 6 1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi ...................................................................... 6 1.1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi ............................................................ 9 1.2. Khái niệm về điều kiện nuôi con nuôi ............................................ 11 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quy định điều kiện nuôi con nuôi ... 12 1.4. Sự cần thiết quy định điều kiện nuôi con nuôi .............................. 15 Chƣơng 2: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ THEO LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010 ..... 19 2.1. Điều kiện đối với ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi ......................... 19 2.2. Điều kiện đối với ngƣời nhận nuôi con nuôi .................................. 24 2.3. Điều kiện về ý chí của các bên chủ thể ........................................... 37 2.3.1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi ................................ 37 2.3.2. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi ....................................................................... 38 2.3.3. Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi ........................ 42 2.3.4. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước ......................................................... 42 2.4. Đăng ký việc nuôi con nuôi .............................................................. 43 2.4.1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước ............................................. 44 2.4.2. Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................. 49 2.4.3. Vấn đề nuôi con nuôi thực tế và đăng ký nuôi con nuôi thực tế........ 59 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY .................................................... 64 3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi ........ 64 3.2. Thực tiễn thực hiện vấn đề đăng ký nuôi con nuôi thực tế .......... 71 3.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng điều kiện nuôi con nuôi ............................................................................................. 76 3.3.1. Những khó khăn, vướng mắc ............................................................. 76 3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên .................................... 82 3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi ............................................................................................. 83 3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện thể chế pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi ......... 83 3.4.2. Giải pháp về tổ chức, thực hiện.......................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ước LaHay 1993: Công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dục trẻ em: năm 2004 Luật HN&GĐ năm 2000: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Nuôi con nuôi: Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch Nghị định 19/2011/NĐ-CP: Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 68/2002/NĐ-CP: Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định 69/2006/NĐ-CP: Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Sở LĐTBXH: Sở Lao động thương binh xã hội UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: So sánh số lượng trẻ em được cho làm con nuôi trong nước và số lượng trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài Biểu đồ 3.2: Thể hiện kết quả đăng ký nuôi con nuôi thực tế 64 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là một nhóm xã hội non nớt, dễ bị tổn thương nhất, được toàn thể cộng đồng quốc tế quan tâm và bảo vệ. Một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quy định, bảo vệ là quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em sinh ra đều có cha mẹ và đều may mắn được sống trong môi trường gia đình. Trong xã hội còn nhiều trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật, sống trong các gia đình nghèo không có điều kiện nuôi dưỡng, cần một mái ấm gia đình thay thế. Một trong những biện pháp bảo đảm cho trẻ em một gia đình thay thế là cho trẻ làm con nuôi. Cho trẻ em làm con nuôi được xem là một giải pháp bảo vệ trẻ em, không để trẻ em phải sống lang thang, thiếu điều kiện phát triển. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được chăm sóc, giúp đỡ bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước và ở nước ngoài. Sự ra đời của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nói chung và việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi nói riêng đã tạo điều kiện cho các cá nhân, gia đình có nhu cầu muốn nhận nuôi con nuôi, đồng thời cũng tạo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong gia đình giống như môi trường gia đình gốc của mình. Việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi là cần thiết để đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi được sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, được yêu thương chăm sóc. Đây cũng chính là một biện pháp nhằm ngăn ngừa các hành vi lợi dụng việc cho – nhận con nuôi vào mục đích khác như: hành vi trục lợi từ việc nuôi con nuôi, buôn bán trẻ em… Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng các điều kiện nuôi con nuôi vào thực tế 1 còn gặp những vướng mắc, bất cập như: việc xác nhận các điều kiện nuôi con nuôi, lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi, khó khăn trong việc theo dõi và quản lý báo cáo tình hình phát triển của con nuôi, vướng mắc phát sinh trong việc đăng ký nuôi con nuôi hay giải quyết tình trạng nuôi con nuôi thực tế... Vì vậy, để đảm bảo được mục đích và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thì các điều kiện của người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi cần được quy định chặt chẽ, được nghiên cứu và hoàn thiện để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh khi áp dụng các quy định này vào thực tế. Đây là lý do tôi chọn đề tài: “Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về điều kiện nuôi con nuôi, các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, thực tiễn áp dụng các điều kiện nuôi con nuôi trong giải quyết việc cho nhận con nuôi, qua đó đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các quy định về điệu kiện nuôi con nuôi, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về các điều kiện nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nuôi con nuôi và các điều kiện của việc nuôi con nuôi, sự cần thiết phải quy định điều kiện nuôi con nuôi. - Phân tích các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, có sự so sánh với các quy định của pháp luật trước đây, đồng thời đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các quy định này. - Tìm hiểu một số nét về thực trạng áp dụng các điều kiện nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó phát hiện những vướng mắc bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và điều kiện nuôi con theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, thực trạng áp dụng điều kiện nuôi con nuôi trong thực tế. Luận văn tập trung phân tích các điều kiện nuôi con nuôi theo quy định trong Luật nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm các điều kiện đối với các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi (điều kiện nội dung) và thủ tục, trình tự, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi (điều kiện hình thức) để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Khi phân tích, có sự so sánh với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về vấn đề này. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nuôi con nuôi đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu luật học. Có rất nhiều những bài viết về vấn đề nuôi con nuôi và bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi như: bài viết "Về chế định nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" của Ngô Thị Hường, Tạp chí Luật học số 3 năm 2001; bài viết "Tăng cường bảo đảm quyền trẻ em được sống trong gia đình", của Hà Đình Bốn, Dân chủ và pháp luật 2009 (Số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi); “Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi” của TS. Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số tháng 3 năm 2009... Đây là những bài viết nói lên sự cần thiết phải bảo vệ quyền trẻ em, quyền được sống trong môi trường gia đình. Theo đó, việc hoàn thiện các điều kiện nuôi con nuôi trong việc cho – nhận con nuôi là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo mục đích này. Mặt khác còn có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nuôi con nuôi như: Luận án tiến sĩ về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” của Nguyễn Phương Lan năm 2007 – 3 Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sĩ “Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam”, của Bùi Thị Hương năm 2011 – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội... Những luận văn, luận án trên đã tiếp tục nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về pháp luật nuôi con nuôi và các điều kiện nuôi con nuôi đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc trong môi trường gia đình. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi nói chung và các điều kiện nuôi con nuôi nói riêng vẫn thực sự cần thiết. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra những mặt tích cực, mặt hạn chế khi áp dụng điều kiện nuôi con nuôi vào thực tế, vừa đề ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về các điều kiện nuôi con nuôi góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi trẻ em được nhận làm con nuôi, cũng như mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi. 5. Tính mới và những đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và toàn diện về điều kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010. - Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện nuôi con nuôi, luận văn đã có sự đánh giá, phân tích một số nét về thực trạng thực hiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi từ sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực cho đến nay, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của các quy định này, đồng thời đóng góp những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các điều kiện nuôi con nuôi. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Về phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp như phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp tổng hợp, điều tra xã hội học. 4 7. Kết cấu cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và điều kiện nuôi con nuôi. Chương 2: Các điều kiện để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý theo Luật nuôi con nuôi năm 2010. Chương 3: Thực trạng thực hiện điều kiện nuôi con nuôi và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NUÔI CON NUÔI VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CON NUÔI 1.1. Khái niệm nuôi con nuôi và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi 1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi Nuôi con nuôi là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội và xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, thể hiện mối quan hệ gắn bó của con người với nhau. Khái niệm nuôi con nuôi có thể được xem xét dưới hai góc độ: góc độ xã hội và góc độ pháp lý. * Dưới góc độ xã hội Trong cuộc sống xã hội có rất nhiều trường hợp cá nhân hoặc gia đình nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Việc nhận con nuôi có thể xuất phát từ nhiều lý do như: người nhận nuôi không có con; từ tình yêu thương với những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa; từ phong tục tập quán của địa phương hoặc để tích đức về sau cho con cái… Việc hình thành quan hệ cha mẹ con trong trường hợp này một mặt đáp ứng nhu cầu về tình cảm giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, thể hiện sự yêu thương, muốn giúp đỡ cưu mang trẻ em mồ côi, trẻ em bất hạnh; mặt khác nó còn thể hiện lòng nhân ái, sự hướng thiện của con người với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Mặc dù đã hình thành quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, các bên đều thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con đối với nhau nhưng do các bên không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên quan hệ nuôi con nuôi không được công nhận có giá trị pháp lý. Việc hình thành những quan hệ như trên đã tạo ra các hình thức nuôi con nuôi như: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi lập tự, 6 nuôi con nuôi trên danh nghĩa, nuôi con nuôi lấy phúc… Trên thực tế, quan hệ nuôi con nuôi này mặc dù không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn tồn tại mối quan hệ cha mẹ con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Như vậy, dưới góc độ xã hội thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con trên thực tế giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi nhằm đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và lợi ích giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi mà không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Dưới góc độ pháp lý Dưới góc độ pháp lý, nuôi con nuôi có thể được hiểu: là sự kiện pháp lý hoặc là quan hệ pháp luật. Trong phạm vi luận văn này, nuôi con nuôi được hiểu dưới góc độ là sự kiện pháp lý. Việc nuôi con nuôi bao gồm tập hợp các sự kiện pháp lý. Chỉ khi nào hội tụ đủ các sự kiện này quan hệ nuôi con nuôi mới phát sinh hiệu lực pháp lý. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi. Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên kết lại với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi. Vì vậy có thể nói dưới góc độ pháp lý nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý, là một cấu thành sự kiện. Về lý luận, sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật quy định rõ các quyền và nghĩa vụ. Có nghĩa là những hoàn cảnh, tình huống điều kiện của đời sống thực tế được pháp luật ghi nhận trong các quy phạm pháp luật gắn liền với việc làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cụ thể khi chúng xảy ra. 7 Với tư cách là một sự kiện pháp lý, điều kiện nuôi con nuôi bao gồm các điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức. Hai điều kiện này có mối quan hệ với nhau và tạo ra hiệu lực pháp lý của quan hệ nuôi con nuôi. Vì vậy, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật nuôi con nuôi khi nó đáp ứng được các yếu tố sau: các điều kiện về chủ thể của việc nuôi con nuôi; sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi, ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi, ý chí của bản thân người con nuôi (điều kiện nội dung) và ý chí của nhà nước công nhận việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi (điều kiện hình thức). - Về chủ thể: người nhận nuôi, người được nhận nuôi, cha mẹ đẻ phải đáp ứng được các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Các điều kiện này được pháp luật quy định và bắt buộc các chủ thể phải đáp ứng khi mong muốn xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện nuôi con nuôi do pháp luật quy định chính là một điều kiện để các bên tham gia vào sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. - Về sự thể hiện ý chí của các bên liên quan: các chủ thể ngoài việc đáp ứng được các điều kiện của việc nuôi con nuôi thì cần phải thể hiện ý chí của mình trong việc cho – nhận con nuôi. + Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. + Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải tự nguyện, không có bất cứ sự tác động, dụ dỗ, ép buộc nào. + Sự thể hiện ý chí của bản thân người được nhận làm con nuôi. Pháp luật quy định khi trẻ em đạt đến một độ tuổi nhất định (từ 9 tuổi trở lên), trẻ em có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan đến cuộc 8 sống của mình. Sự đồng ý làm con nuôi của trẻ trong trường hợp này là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý. Quy định này thể hiện quyền cơ bản của trẻ em trong việc bày tỏ ý kiến của mình. - Ý chí của nhà nước được thể hiện qua việc công nhận hay không công nhận việc nuôi con nuôi thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi hay từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi. Như vậy, dưới góc độ là một sự kiện pháp lý, nuôi con nuôi được hiểu là việc một người hoặc hai người là vợ chồng nhận nuôi một người khác không do họ sinh ra, nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi Việc ban hành Luật Nuôi con nuôi cũng như quy định mục đích của việc nuôi con nuôi đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, mối quan hệ tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước còn chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, mức thu nhập của người dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở lên cấp thiết trong đời sống xã hội, đảm bảo cho trẻ em được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc để trở thành người có ích cho xã hội. Trong thời gian qua, có rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi khi vừa mới sinh ra, rất nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh hoặc bị di chứng do ảnh hưởng của chiến tranh để lại, trẻ em là con của các gia đình nghèo mà cha mẹ để không có đủ điều kiện để chăm sóc con cái. Các em phải sớm lăn lộn với 9 đời, tự bươn chải làm đủ các nghề để kiếm sống như bán vé số, đánh giầy, ăn xin... Với môi trường đó các em dễ bị các phần tử xấu dụ dỗ, không ít những đứa trẻ đã kiếm sống bằng nghề móc túi, cướp giật, trộm cắp... và các em sẽ trở thành gánh nặng của xã hội. Vì vậy, việc các em được nhận làm con nuôi có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng với cuộc đời của các em mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Việc nuôi con nuôi không chỉ là biện pháp tốt nhất, phù hợp và có lợi nhất đối với trẻ em mà còn là cách thực hiện hợp pháp quyền làm cha mẹ của cá nhân. Việc nhận nuôi con nuôi góp phần làm giảm gánh nặng của nhà nước trước tình trạng trẻ em lang thang, không nơi nương tựa, không nguồn nuôi dưỡng, hạn chế trẻ em có thể có hành vi vi phạm pháp luật hay mắc các tệ nạn xã hội do thiếu sự quan tâm, giáo dục… Đây là cơ sở để đảm bảo sự ổn định, phát triển của đất nước đồng thời cũng giảm đi gánh nặng đối với ngân sách nhà nước vì không phải đưa các em vào cơ sở bảo trợ xã hội mà vẫn đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Mặt khác, việc nhận nuôi con nuôi đem lại cho đứa trẻ một gia đình, ở đó đứa trẻ được hưởng sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng như những đứa trẻ khác. Chúng sẽ không bị mặc cảm về hoàn cảnh của mình, có điều kiện tốt nhất để phát triển nhân cách, trí tuệ của bản thân. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em – quyền được sống trong môi trường gia đình. Còn đối với người nhận nuôi, việc nuôi con nuôi đem lại cho họ một đứa con phù hợp với nguyện vọng của họ. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng vô sinh, việc nhận con nuôi giúp họ thực hiện quyền làm cha mẹ của mình, họ được chăm lo, được thể hiện tình cảm của của những người làm cha mẹ với đứa con. Việc nuôi con nuôi sẽ đáp ứng một cách hài hòa lợi ích của cả hai bên người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Người nhận nuôi thỏa mãn được 10 nhu cầu tình cảm, tinh thần một cách đầy đủ, trọn vẹn của một người làm cha, làm mẹ. Đối với trẻ em được nhận làm con nuôi là việc được chăm sóc, được nuôi dưỡng được sống trong tình yêu thương trong một gia đình, nơi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Vì vậy việc nuôi con nuôi sẽ tạo cho trẻ em được sống dưới mái ấm gia đình, góp phần vào việc xây dựng và ươm mầm tài năng cho đất nước. 1.2. Khái niệm về điều kiện nuôi con nuôi Pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà nước nhằm điều chỉnh những nhu cầu của cá nhân phát sinh từ đời sống thực tế. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sự điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi khác nhau. Khi chưa có nhà nước và pháp luật thì việc nuôi con nuôi diễn ra tự nhiên, dựa vào nhu cầu tình cảm của cá nhân mà không bị chi phối bởi các điều kiện nuôi con nuôi. Khi xã hội hình thành giai cấp, xuất hiện nhà nước và pháp luật, lúc này việc nuôi con nuôi được gắn với lợi ích của trẻ em, của gia đình và lợi ích của giai cấp thống trị. Vì vậy, pháp luật sẽ quan tâm điều chỉnh bằng việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi để đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và duy trì trật tự công cộng của xã hội. Mặt khác, việc nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở ý chí, tình cảm của các bên mà không gắn với quan hệ tự nhiên thuần túy về mặt sinh học huyết thống nên việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi phải gắn liền với các điều kiện cụ thể để tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn cho trẻ. Các điều kiện này được quy định bởi các quy phạm pháp luật mà người nhận nuôi con nuôi và con nuôi phải đáp ứng. Các điều kiện này gắn với nhân thân, hoàn cảnh...của các chủ thể để đảm bảo quan hệ nuôi con nuôi xác lập phù hợp với ý chí, nguyện vọng của các bên. Nếu chủ thể của quan hệ nuôi 11 con nuôi không đáp ứng được các điều kiện đó thì quan hệ nuôi con nuôi không có giá trị pháp lý. Dưới góc độ pháp lý, điều kiện nuôi con nuôi là sự thể hiện ý chí của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật quy định các điều kiện cần có đối với các chủ thể có liên quan trong việc cho - nhận con nuôi phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi và trên cơ sở đó việc nuôi con nuôi được công nhận là hợp pháp. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quy định điều kiện nuôi con nuôi - Điều kiện kinh tế, xã hội trong một giai đoạn nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi. Tuy nuôi con nuôi là một chế định có lịch sử lâu đời, nhưng bản chất của việc nuôi con nuôi đã có những thay đổi lớn qua từng thời kì. Thời kỳ đầu, nuôi con nuôi chủ yếu là biện pháp đảm bảo cho các cặp vợ chồng hiếm muộn không có con có người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Việc nuôi con nuôi lúc đó vì lợi ích của gia đình người nhận nuôi mà chưa xuất phát từ lợi ích của trẻ em được nhận nuôi. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của trẻ em năm 1989 ra đời đã đánh dấu cuộc cách mạng tư tưởng về quyền trẻ em. Công ước khẳng định trẻ em phải được coi là trung tâm bảo vệ đã góp phần làm thay đổi mục đích của việc nuôi con nuôi từ chỗ “đem lại cho gia đình một trẻ em” đã chuyển thành “đem lại cho trẻ em một gia đình”. Vì vậy, khung pháp luật về nuôi con nuôi cũng như quy định về các điều kiện nuôi con nuôi được xây dựng và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em. - Quy định điều kiện nuôi con nuôi xuất phát từ ý chí của Nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình nói chung và quan hệ nuôi con nuôi nói riêng. Việc nuôi con nuôi có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với các bên chủ thể mà còn làm hình thành một gia đình mới – một cấu trúc cơ bản của xã hội, nên nó ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của một đất nước. Đặt ra 12 các điều kiện đối với các bên chủ thể trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi nhằm định hướng, tạo ra khung pháp lý cơ bản cho việc nuôi con nuôi, để việc nuôi con nuôi được thực hiện với mục đích nhân đạo, bảo vệ các quyền cơ bản của con người đặc biệt là của trẻ em, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội và lợi ích chung của đất nước. Mặt khác, đường lối chủ trương của Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc nuôi con nuôi, là cơ sở để quy định các điều kiện nuôi con nuôi. Chính sách xã hội có thể tác động theo hai hướng: thúc đẩy, khuyến khích việc nhận nuôi con nuôi hoặc hạn chế, kìm hãm việc nhận nuôi con nuôi. Các biện pháp, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nuôi con nuôi như: biện pháp hỗ trợ kinh tế, phúc lợi xã hội cho người nhận con nuôi, kế hoạch dân số và kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích nhận các trẻ em mồ côi, khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi...Do vậy, tùy theo đường lối chủ trương của nhà nước trong từng thời kỳ có tác động tới việc nuôi con nuôi cũng như quy định các điều kiện nuôi con nuôi đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ này. - Việc quy định điều kiện nuôi con nuôi bị chi phối bởi các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với việc nuôi con nuôi, trong đó nguyên tắc đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc là một nguyên tắc cơ bản chi phối việc quy định các điều kiện nuôi con nuôi. Bởi nuôi con nuôi chỉ thực sự cần thiết và vì lợi ích của trẻ được cho làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt của mình vì những lý do nhất định. Chỉ khi đó việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi mới phù hợp với quyền của trẻ em được sống trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc: “Trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp một sự cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em” [24, Điều 9]. Ngay cả trong trường hợp phải cách ly khỏi cha mẹ thì ý 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan