Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp giám sát giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nghi...

Tài liệu Các biện pháp giám sát giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
72
1
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ ÁNH LOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Định hướng nghiên cứu Mã số cn: 8380104 Người hướng dẫn khoa học : TS. Hoàng Thị Tuệ Phương Học viên : Đào Thị Ánh Loan lớp : Cao học luật, Khóa 29 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan luận văn “Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Ts. Hoàng Thị Tuệ Phương. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm tính xác thực, khách quan thông tin trích dẫn, các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tác giả Đào Thị Ánh Loan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI .................................................................................. 9 1.1. Quan điểm và mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi trên thế giới ......... 9 1.1.1. Quan điểm pháp luật quốc tế về tư pháp hình sự người dưới 18 tuổi .. 9 1.1.2. Các mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi trên thế giới....................... 15 1.2. Mô hình tư pháp người chưa thành niên ở Vương Quốc Anh ............ 16 1.2.1. Hệ thống tài phán ở Anh và Xứ Wales ............................................... 16 1.2.2. Hệ thống tư pháp thanh thiếu niên ở của Anh và Xứ Wales .............. 17 1.3. Hệ thống tư pháp người dưới 18 tuổi ở Việt Nam ................................ 21 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI ......................................................... 29 2.1. Quy định pháp luật Vương Quốc Anh về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ....................................................... 29 2.1.1. Phạt cảnh cáo ..................................................................................... 29 2.1.2. Phạt tài chính ...................................................................................... 32 2.1.3. Phạt điều chuyển................................................................................. 32 2.1.4. Phạt cải tạo (hoặc Điều trị phục hồi) ................................................. 33 2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội .................................................................... 42 2.2.1.Nguyên tắc, điều kiện áp và thẩm quyền áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ........................................ 42 2.2.2. Các biện pháp giám sát, giáo dục ...................................................... 43 2.3. So sánh quy định pháp luật Vương quốc Anh và Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội .................... 49 2.3.1. Những điểm tương đồng ..................................................................... 49 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI ......................................................... 53 3.1. Bài học kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh về các biện pháp giám sát giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội............................................... 53 3.2. Một số đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định liên quan đến các biện pháp giám sát giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này ......................................... 55 3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ....................................... 55 3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội .............................. 58 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền trẻ em là một trong những vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới đề cập, quy định trong hệ thống pháp luật đặc biệt là trong pháp luật hình sự. Ngoài ra, tại các văn kiện quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em đều nhất quán tư tưởng chủ đạo mang tính chất định hướng, chi phối toàn bộ quá trình xử lý người dưới 18 tuổi đó là vì lợi ích tốt nhất của họ phải được đặt lên hàng đầu. Công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định rằng mọi trẻ em trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi, đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ cần thiết cho người chưa thành niên.1 Từ cơ sở này, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 19892 đã cụ thể hóa những chuẩn mực trong công ước liên hợp quốc về quyền dân sự, chính trị 1966. Trong đó, có thể kể đến một số quy định mang tính chuẩn mực như: “Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.3 Hay “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ về phẩm cách và phẩm giá nhằm làm tăng lòng tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới thúc đẩy sự tái hoà nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng của trẻ em trong xã hội”.4 Ở Việt Nam, quyền trẻ em là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng thông qua hàng loạt các chính sách nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất cho sự phát triển của họ. Trong lĩnh vực tư pháp, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn và tham gia Công ước quốc tế về trẻ em, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có những cách thức quy định, tiếp cận vấn đề theo định hướng rất tiến bộ, trong đó quy định về trách nhiệm Xem khoản 1, điều 24 Công ước Liên hợp quốc về quyền dân sự, kinh tế, chính trị năm 1966 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em có tên tiếng Anh là: Committee on the Right of the Child (viết tắt: CRC) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 09 năm 1990, quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. 3 Article 37, Committee on the Right of the Child (CRC) 4 Article 40, Committee on the Right of the Child (CRC) 1 2 2 hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội được chú trọng rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tiễn thấy rằng tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội trong những năm gần đây xu hướng không giảm, việc áp dụng hình phạt tù vẫn chiếm đa số, các biện pháp giám sát giáo dục chưa tương xứng để mang lại hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, xuất phát từ điểm chung giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh như đều là thành viên của Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989, tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội của hai nước còn diễn biến nhiều và phức tạp; trong khi đó pháp luật về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội của Vương Quốc anh có nhiều điểm tiến bộ mà Việt Nam có thể tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Tình hình nghiên cứu dưới góc độ luật học so sánh về các biện pháp giám sát giáo dục người dưới 18 tuổi nói riêng và các biện pháp thay thế hình phạt nói chung ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tổng thể, phân tích, đánh giá những quy định hiện hành về việc giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong mối quan hệ tương quan với pháp luật quốc tế. Trên cơ sở đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được nghiên cứu qua các công trình như sau: 2.1. Hệ thống giáo trình, sách - Các giáo trình: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung của Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;5 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – phần chung của Đại học Luật Hà Nội;6 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ biên).7 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung của Trường Đại học Luật, Đại học Huế do Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Công an nhân Dân, Hà Nội. 7 Lê Văn Cảm (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 5 3 TS. Nguyễn Ngọc Kiện (chủ biên).8 Các giáo trình này đã tập trung làm rõ các vấn đề về mặt lý luận có liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội từ cơ sở của nguyên tắc, các nguyên tắc chung đến các biện pháp giáo dục, giám sát; từ đó, tạo một nền tảng về mặt lý luận, nhận thức đối với việc nghiên cứu những vấn đề mà đề tài đang tập trung làm rõ về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Các sách, bình luận khoa học có các công trình như sau: Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Phan Anh Tuấn (chủ biên).9 Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa.10 Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần thứ nhất, những quy định chung của tác giả Đinh Văn Quế.11 Các tác giả đã phân tích chuyên sâu về những quy định pháp luật hình sự cũng như đã nêu ra những điểm mới trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành so với trước đây. Trong đó, tập trung vào những biện pháp giám sát, giáo dục dành riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Các tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng từ các Báo cáo Tòa án, báo cáo của Ban soạn thảo Bộ luật hình sự để làm rõ những vấn đề mà đề tài đang tập trung nghiên cứu. 2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học - Đối với luận án tiến sĩ luật học: “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Đức.12 Tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và triển khai thực hiện các chính sách này đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay. Qua luận án này, chúng tôi có cái nhìn tổng quát về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay; từ đó làm cơ sở để kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật. Nguyễn Ngọc Kiện (2020), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB Tư Pháp, Hà Nội. Nguyễn Thị Phương Hoa, Phan Anh Tuấn (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), NXB Hồng Đức, Hà Nội. 10 Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), NXB Tư Pháp, Hà Nội. 11 Đinh Văn Quế (2017), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần thứ nhất, những quy định chung, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 12 Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 8 9 4 - Nhóm luận văn thạc sĩ có thể kể đến các tác giả như: Trần Ngọc Lan Trang (2017)13; Nguyễn Văn Hoàn (2018);14 Trần Hồng Nhung (2017);15 Lê Ngọc Cảnh (2010);16…Trong đó: + Tác giả Trần Ngọc Lan Trang (2017) đã đề cập đến các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015. Tác giả đã nêu ra và phân tích, làm rõ các biện pháp thay thế hình phạt trong đó tập trung vào các biện pháp giáo dục, giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội. + Tác giả Nguyễn Văn Hoàn (2018) đã có nghiên cứu so sánh về các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội – nghiên cứu so sánh pháp luật Newzealand và Việt Nam. Tác giả đã khái quát về các quy định pháp luật của Newzealand và Việt Nam về các biện pháp thay thế hình phạt, trên cơ sở so sánh giữa pháp luật của hai quốc gia, tác giả đã nêu ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. + Tác giả Trần Hồng Nhung (2017) đã tập trung nêu lên các biện pháp giáo dục, giám sát và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tác giả nêu lên nguyên nhân, điều kiện, thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam đối với việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đó, tác giả nêu ra 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục, các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 2.3. Nhóm công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí - Nhóm về các công trình, bài viết có liên quan đề đề tài. Đó là các công trình của Bộ Tư pháp và Unicef (2019); Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam. Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường lần thứ XXI năm học 2018 – 2019 của nhóm tác giả Trần Thị Thu Thủy và các thành Trần Ngọc Lan Trang (2017), Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh. 14 Nguyễn Văn Hoàn (2018), Các biện pháp thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội – nghiên cứu so sánh pháp luật Newzealand và Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh. 15 Trần Hồng Nhung (2017), Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 16 Lưu Ngọc Cảnh (2010), Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 13 5 viên khác;17 Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên Hợp quốc về Tư pháp phục hồi của tác giả Lê Huỳnh Tấn Duy;18 Thực thi Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam:Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với người chưa thành niên phạm tội của tác giả Phạm Thị Thanh Nga;19 Đào Thị Thu An;20 Mô hình tư pháp người chưa thành niên theo định hướng của Liên Hợp Quốc của tác giả Lê Huỳnh Tấn Duy21…Trong đó: + Trần Thị Thuy Thủy và nhóm các thành viên khác với công trình nghiên cứu: Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhóm tác giả ngoài việc khai quát về hệ thống quy định pháp luật, các nguồn pháp luật quốc tế cũng như các quy định pháp luật các quốc gia về các biện pháp giám sát giáo dục áp dụng cho người chưa thành niên. Nhóm tác giả đã đưa ra những so sánh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. + Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam do Bộ Tư Pháp và Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) thực hiện ngoài phần tổng quan và các chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên đã nêu ra những quy định pháp luật về giám sát, giáo dục, phòng ngừa, xử lý, phục hồi người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Báo cáo cũng chỉ ra thực trạng và có những đánh giá, nhận xét về vấn đề này. Đồng thời, từ những kết quả nghiên cứu đưa ra 9 nhóm khuyến nghị cho Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các quy định về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp Trần Thị Thu Thủy và các thành viên khác (2018), Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam. Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường lần thứ XXI năm học 2018 – 2019. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 18 Lê Huỳnh Tấn Duy (2017), Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên Hợp quốc về Tư pháp phục hồi, Tạp chí Khoa học pháp lý số 06/2015. 19 Phạm Thị Thanh Nga (2014), Thực thi Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam:Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 (274). 20 Đào Thị Thu An. “Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên và việc thực thi các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn”. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/118/823 (truy cập 27/4/2021) 21 Lê Huỳnh Tấn Duy (2014), Mô hình tư pháp người chưa thành niên theo định hướng của Liên Hợp Quốc, Tạp chí Khoa học pháp lý số 05/2014. 17 6 luật Hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của Vương quốc Anh. Từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về các vấn đề mà đề tài trọng tâm nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau đây: - Nghiên cứu về mặt lý luận tư pháp hình sự đối với người dưới 18 tuổi trên thế giới, mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên của Vương Quốc Anh và Việt Nam để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong mục đích tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên của hai quốc gia. - Làm sáng tỏ nội dung các quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam và Vương Quốc Anh về các biện pháp giám sát giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; từ đó so sánh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt, rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong hệ thống pháp luật của Vương Quốc Anh và Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu những quy định về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đối chiếu so sánh với các quy định tại Đạo luật Tội phạm và Hành vi gây rối 1998 (Crime & Disorder Act 1998); Đạo luật Nhập cư và Tư pháp hình sự 2008 (Criminal Justice and Immigration Act 2008); Đạo luật hỗ trợ pháp lý kết án và trường phạt kẻ vi phạm 2012 (Legal Aid, Sentencing and Punishment of Offenders Act 2012). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu với các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê. Cụ thể: Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích tài liệu, thống kê, tổng hợp để làm rõ những vấn đề lý luận về tư pháp người chưa thành niên theo 7 pháp luật quốc tế, mô hình tư pháp đối với người dưới 18 tuổi theo pháp luật của Vương Quốc Anh và Việt Nam. Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh, tổng hợp để nhằm làm rõ những quy định pháp luật của Vương Quốc Anh và Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; đồng thời, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chương 3: Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đưa ra những hướng giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn đã khái quát và hệ thống hóa được các quy định pháp luật của Vương Quốc Anh và Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm từ pháp luật của Vương Quốc Anh, làm tư liệu cho việc hoạch định, xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận văn góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận, quy định trong pháp luật công tác áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, luận văn cũng được hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu học tập của sinh viên, học viên cũng như những người làm thực tiễn (luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên…) 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục. Luận văn được kết cấu 03 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 1.1. Quan điểm và mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi trên thế giới 1.2. Mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi ở Vương Quốc Anh 1.3. Mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi ở Việt Nam 8 Chương 2. So sánh quy định pháp luật của Vương Quốc Anh và Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 2.1. Quy định pháp luật của Vương Quốc Anh đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 2.2. Quy định pháp luật của Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 2.3. So sánh quy định pháp luật Vương quốc Anh và Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Chương 3. Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định liên quan đến các biện pháp giám sát giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1. Quan điểm và mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi trên thế giới 1.1.1. Quan điểm pháp luật quốc tế về tư pháp hình sự người dưới 18 tuổi Bộ luật nhân quyền quốc tế (the International Bill of Human Rights) là cốt lõi của văn kiện quốc tế về quyền con người. Trong đó, Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự năm 1966 (ICCPR)22 có vai trò rất quan trọng đối với việc ràng buộc tính pháp lý đối với những quốc gia tham gia vào công ước về việc tôn trọng cũng như phải bảo đảm các quyền dân sự và chính trị của con người.23 Đến năm 1989, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 198924 ra đời nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho trẻ em.25 Theo đó, hai văn kiện quốc tế này hướng đến việc trẻ em được hưởng tất cả các quyền trong mà Công ước đã quy định. Ngoài ra, còn có các văn kiện quốc tế khác quy định về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi như Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự (Nghị quyết 1997/30 của Liên Hợp quốc). 1.1.1.1. Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự năm 1966 (ICCPR) Theo quy định của ICCPR thì “tố tụng áp dụng đối với những người chưa thành niên phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ”.26 Theo quy định này, trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên, các thủ tục tố tụng cần xem xét đến độ tuổi của họ và thúc đẩy sự tái hoà nhập của họ. Đồng thời, Ủy ban nhân quyền cũng đưa ra khuyến nghị tại Bình luận chung số 32, kêu gọi các quốc gia phải thành lập một hệ thống tư pháp người chưa thành niên thích hợp để đảm bảo rằng người chưa thành niên được đối xử một cách phù hợp với độ tuổi của họ, phải căn cứ vào mức độ trưởng thành về thể chất và tinh thần của người chưa thành niên để xác lập một độ tuổi tối thiểu mà dưới tuổi đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.27 Và cũng tại Bình luận chung số Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có tên tiếng Anh là International Convenant on Civil and Political Rights, viết tắt là “ICCPR” 23 Việt Nam tham gia công ước năm 1982 24 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em có tên tiếng Anh là Convention on the Rights of the Child, viết tắt là “CRC”. 25 Việt Nam tham gia vào năm 1990 và là quốc gia thứ hai trên thế giới và đầu tiên của Châu Á phê chuẩn Công ước này 26 Khoản 4, điều 14 ICCPR. 27 Xem: General Comment No. 32, CCPR/C/GC/32, 23 August 2007, para. 43, Nguồn: https://www.refworld.org/docid/478b2b2f2.html (truy cập lần cuối vào 12/9/2021) 22 10 32 này, Ủy ban nhân quyền cũng đưa ra khuyến nghị các quốc gia áp dụng những biện pháp xử lý thay thế cho biện pháp tố tụng hình sự để giải quyết các vụ phạm pháp của người chưa thành niên.28 Theo đó, các biện pháp gợi ý được Ủy ban nhân quyền nêu ra là:29 - Hoà giải giữa người vi phạm và người bị hại; - Hội ý với gia đình của người vi phạm; - Tư vấn hoặc cung cấp những dịch vụ cộng đồng hoặc các chương trình giáo dục người vi phạm,... Và các biện pháp phải tuân thủ điều kiện là tương thích với các yêu cầu của ICCPR và các tiêu chuẩn quốc tế khác về quyền con người. Như vậy, ICCPR ghi nhận rằng vấn đề tư pháp người chưa thành niên phải xem xét dựa vào độ tuổi của họ và việc xử lý họ phải nhằm mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân quyền cũng khuyến nghị các quốc gia phải thành lập một hệ thống tư pháp phù hợp cho người chưa thành niên đồng thời khi giải quyết các vụ phạm pháp của đối tượng này cần áp dụng những biện pháp xử lý thay thế cho biện pháp tố tụng hình sự30. 1.1.1.2. Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 - CRC Đây là văn kiện được xem là có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến các quyền dân sự và chính trị của trẻ em. Có nhiều điều khoản điều chỉnh đến tư pháp hình sự đối với người dưới 18 tuổi dựa trên nguyên tắc chung được văn kiện nêu ra, bao gồm: Thứ nhất, nguyên tắc trẻ em không bị phân biệt đối xử (điều 2)31. Theo đó, các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính 28 Xem thêm: General Comment No. 32, CCPR/C/GC/32, 23 August 2007, para. 44, Nguồn: https://www.refworld.org/docid/478b2b2f2.html (truy cập lần cuối vào 12/9/2021) 29 Xem thêm General Comment No. 32, CCPR/C/GC/32, 23 August 2007, para. 44, Nguồn: https://www.refworld.org/docid/478b2b2f2.html (truy cập lần cuối vào 12/9/2021) 30 Trần Ngọc Lan Trang (2017), tlđd (13), tr18. 31 Article 2 CRC 1989: “1. States Parties shall respect and ensure the rights set forth in the present Convention to each child within their jurisdiction without discrimination of any kind, irrespective of the child's or his or her parent's or legal guardian's race, colour, sex, language, religion, political or other opinion, national, ethnic or social origin, property, disability, birth or other status. 2. States Parties shall take all appropriate measures to ensure that the child is protected against all forms of discrimination or punishment on the basis of the status, activities, expressed opinions, or beliefs of the child's parents, legal guardians, or family members”. 11 trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó. Các Quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ trước mọi hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì các lý do địa vị, hoạt động, những ý kiến phát biểu hoặc tín ngưỡng của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những thành viên khác trong gia đình của trẻ em. Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 3). Theo đó, “trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, toà án, các nhà chức trách hành chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”32. Đây là nguyên tắc được xem là mang tính định hướng cho việc ghi nhận và áp dụng các quyền đối với trẻ em trong công ước, mặc dù không thể hiện hay nêu ra, giải thích “lợi ích tốt nhất”. Về bản chất nguyên tắc cho thấy mang tính chất chủ đạo đối với việc áp dụng quyền của trẻ em một cách có lợi ích tốt nhất và bao hàm trong đó là những quyền tư pháp đối với trẻ em. Thứ ba, nguyên tắc về quyền tồn tại và phát triển cuộc sống (điều 6). Nguyên tắc này ghi nhận quyền sống là quyền vốn có, các quốc gia phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em33. Theo nguyên tắc này, việc bảo đảm quyền sống, quyền phát triển là việc bắt buộc đối với mỗi quốc gia, trong đó cũng liên quan đến tư pháp hình sự đối với trẻ em đặc biệt là trong chế định về hình phạt. Thứ tư, nguyên tắc về quyền được tham gia của trẻ em (điều 12). Theo nguyên tắc này, trẻ em có quyền được tự do biểu đạt và phát biểu quan điểm của mình về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ em. Khi thực hiện quyền này, trẻ em phải được tôn trọng và không có bất kì một cản trở nào. Từ đó, “trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia”34. Article 3 CRC 1989: “1. In all actions concerning children, whether undertaken by public or private social welfare institutions, courts of law, administrative authorities or legislative bodies, the best interests of the child shall be a primary consideration”. 33 Article 6 CRC 1989: “1. States Parties recognize that every child has the inherent right to life. 2. States Parties shall ensure to the maximum extent possible the survival and development of the child.” 34 Article 12 CRC 1989: “2. For this purpose, the child shall in particular be provided the opportunity to be heard in any judicial and administrative proceedings affecting the child, either directly, or through a representative or an appropriate body, in a manner consistent with the procedural rules of national law”. 32 12 Ngoài những nguyên tắc chung, CRC còn quy định trực tiếp đến các vấn đề về tư pháp đối với người chưa thành niên. Cụ thể, điều 37, CRC quy định: “Người chưa thành niên chỉ bị bắt, giam giữ hoặc phạt tù khi đó là giải pháp cuối cùng”35 hay “những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích”36. Tại khoản 1, điều 40, CRC cũng quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự, được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ về phẩm cách và phẩm giá nhằm làm tăng lòng tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới thúc đẩy sự tái hoà nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng của trẻ em trong xã hội”37. Đồng thời, CRC cũng đưa ra các quy định đảm bảo tố tụng tối thiểu cho người chưa thành niên vào thời điểm bị bắt giữ, xét xử và kết án và yêu cầu các quốc gia thành viên quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự và các biện pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự mà không phải áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp chính thức. 1.1.1.3. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh)38 Trong hướng dẫn này cũng ghi nhận những quy tắc nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Trong đó, quy tắc số 52 quy định: “Các chính phủ cần ban hành và thực hiện những đạo luật và thủ tục đặc biệt nhằm thúc đẩy, bảo vệ các quyền và phúc lợi của mọi người chưa thành niên”.39 Ngoài ra, tại quy tắc số 58 cũng quy định: “Cán bộ thi hành pháp luật và những người liên quan khác, cả nam và nữ, cần được huấn luyện để đáp ứng các nhu cầu của người chưa Article 37 CRC 1989: “(b). No child shall be deprived of his or her liberty unlawfully or arbitrarily. The arrest, detention or imprisonment of a child shall be in conformity with the law and shall be used only as a measure of last resort and for the shortest appropriate period of time” 36 Article 37 CRC 1989: “(a)...Neither capital punishment nor life imprisonment without possibility of release shall be imposed for offences committed by persons below eighteen years of age” 37 Article 40 CRC 1989: “1. States Parties recognize the right of every child alleged as, accused of, or recognized as having infringed the penal law to be treated in a manner consistent with the promotion of the child's sense of dignity and worth, which reinforces the child's respect for the human rights and fundamental freedoms of others and which takes into account the child's age and the desirability of promoting the child's reintegration and the child's assuming a constructive role in society”. 38 Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có tên tiếng Anh là United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency sau đây gọi là Hướng dẫn Riyadh 39 Rule 52 Riyadh 1990: “Governments should enact and enforce specific laws and procedures topromote and protect the rights and well-being of all young persons”. 35 13 thành niên và cần được làm quen, sử dụng tới mức tối đa các chương trình và các khả năng có thể trung chuyển họ cho cơ quan khác xử lý để tránh sự can thiệp của hệ thống tư pháp”.40 Những quy tắc được ghi nhận trong hướng dẫn này nhằm bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên cũng như chuyển hướng xử lý đối với trường hợp những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự (xử lý chuyển hướng). 1.1.1.4. Quy tắc Bắc Kinh Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên - Quy tắc Bắc Kinh41 là một trong những văn kiện rất quan trọng và không thể không nhắc tới khi nghiên cứu về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi. Trong nhiều khuyến nghị mà BR đưa ra trong bộ quy tắc thì có những quy tắc khuyến nghị các quốc gia áp dụng việc chuyển hướng trogn xử lý hình sự đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đặc biệt là đối với các tội danh ít nghiêm trọng42 bằng việc khuyến nghị đề xuất thay thế bằng một số biện pháp như: yêu cầu về chăm sóc, hướng dẫn và giám sát, hình thức quản chế, yêu cầu về sự giúp đỡ của các tổ chức cộng đồng, yhững hình phạt về tài chính, bồi thường và hoàn trả; yêu cầu xử lý qua trung gian hay những cách xử lý khác43,… Ngoài ra, BR đề ra mục tiêu của áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên tại Quy tắc 5 là: “Áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên cần chú trọng đến phúc lợi của người chưa thành niên, và phải bảo đảm rằng bất cứ việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội”44 Theo đó, mục tiêu đưa ra phải chú trọng đến phúc lợi cho người chưa thành niên khi tiến hành áp dụng các biện pháp tư pháp và việc xét xử phải được xem xét Rule 58 Riyadh 1990: “58. Law enforcement and other relevant personnel, of both sexes, should be trained to respond to the special needs of young persons and should be fam iliar with and use, to the maximum extent possible, programmes and referral possibilities for the diversion of young persons from the justice system”. 41 Quy tắc Bắc Kinh có tên tiếng Anh là The Beijing Rules, sau đây gọi tắt là “BR”, là tập hợp các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu, toàn diện về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên, đượcthông qua theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc 42 Xem thêm Rule 11, BR 1985. 43 Xem thêm Rule 18, BR 1985. 44 Rule 5, BR 1985: “The juvenile justice system shall emphasize the well-being of the juvenile and shall ensure that any reaction to juvenile offenders shall always be in proportion to the circumstances of both the offenders and the offence”. 40 14 đến hoàn cảnh của người chưa thành niên phạm tội, đồng thời xem xét đến haonf cảnh dẫn đến hành vi phạm tội (tính tương xứng). 1.1.1.5. Hướng dẫn làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự (Nghị quyết 1997/30 của Liên Hợp quốc)45 Trong hướng dẫn này thể hiện mục đích bảo vệ về quyền trẻ em và đạt được các mục tiêu đã đề ra trong công ước mà liên quan đến trẻ em trong bối cảnh tư pháp người chưa thành niên, cũng như để sử dụng và áp dụng các quy tắc và tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về tư pháp người chưa thành niên và những văn kiện khác có liên quan. Trong đó, tại điều 11 nhấn mạnh: “Các nguyên tắc và quy định của Công ước về quyền trẻ em cũng như các quy tắc và tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về tư pháp người chưa thành niên cần phải được phản ánh đầy đủ trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của quốc gia và địa phương, đặc biệt là thông qua việc thiết lập một hệ thống tư pháp người chưa thành niên hướng tới trẻ em, mà có thể bảo đảm các quyền của trẻ em, ngăn chặn sự vi phạm các quyền của trẻ em, thúc đẩy ý thức về nhân phẩm và giá trị của trẻ em, và tôn trọng đầy đủ các yếu tố về độ tuổi, giai đoạn phát triển, quyền được tham gia thực sự và sự đóng góp của trẻ em với xã hội”.46 Ngoài ra, việc khuyến khích các quốc gia thành lập tòa án chuyên biệt để xét xử người chưa thành niên tại điều 14 như sau: “Các quốc gia cần thiết lập các tòa án xét xử tội phạm vị thành niên với thẩm quyền xét xử chủ yếu đối với những người chưa thành niên phạm tội hình sự, và các thủ tục đặc biệt cần được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của trẻ em. Các tòa án thông thường cần áp dụng các thủ tục đó như một biện pháp thay thế nếu thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác cần được xem xét để hài hòa với tất cả các quyền của trẻ em và để bảo vệ trẻ em khi bị đưa ra xét xử trước một tòa án mà không phải là một tòa án xét xử tội phạm vị thành niên, phù hợp với các điều 3, 37 và 40 của Công ước về quyền trẻ em”.47 Tên tiếng Anh là Guidelines for Action on Children in the Criminal Justice System được thông qua ngày 21/7/1997 46 Xem thêm Article 11, Guidelines for Action on Children in the Criminal Justice System Nguồn: https://www.ohchr.org/EN/Professionalinterest/Pages/CriminalJusticeSystem.aspx (truy cập ngày 14/9/2021). 47 Article 14, Guidelines for Action on Children in the Criminal Justice System: “(d) States should establish juvenile courts with primary jurisdiction over juveniles who commit criminal acts and special procedures should be designed to take into account the specific needs of children. As an alternative, regular courts should incorporate such procedures, as appropriate. Wherever necessary, national legislative and other measures should be considered to accord all the rights of and protection for the child, where the child is brought before a court other than a juvenile court, in accordance with articles 3, 37 and 40 of the Convention”. 45 15 1.1.2. Các mô hình tư pháp người dưới 18 tuổi trên thế giới 1.1.2.1. Mô hình tư pháp an sinh phúc lợi Mô hình hệ thống tư pháp riêng cho người chưa thành niên được xây dựng lần đầu tiên tại Cook Country, bang IIIinois (Mỹ) vào năm 1899. Mô hình tư pháp cho người chưa thành niên mới mẻ này quan tâm đến ba nhóm người chưa thành niên: người chưa thành niên bị cáo buộc phạm tội; người chưa thành niên bị xâm hại, xao nhãng hoặc bị bóc lột; và người chưa thành niên không còn sự chăm sóc của cha mẹ đã mất, bị khuyết tật hoặc vì các lý do khác. Lý do để đưa tất cả những đối tượng người chưa thành niên này vào phạm vi tài phán của một hệ thống toà án chuyên biệt dựa trên quan điểm nhìn nhận tất cả những người chưa thành niên đó là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị tổn hại do độ tuổi và hoàn cảnh của các em. Do đó, cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn các em. Hướng tiếp cận này trong việc xử lý những hành vi vi phạm của thanh thiếu niên thường được gọi là mô hình “phục hồi” hay mô hình “an sinh phúc lợi”. Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc “chẩn đoán” và “điều trị” cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Các phiên toà luôn được xét xử kín để bảo vệ thông tin nhận diện của trẻ em và cho phép những trẻ em này khi trưởng thành có một “lý lịch sạch”. Toà án người chưa thành niên hoạt động mang tính không chính thức hơn so với toà án dành cho người đã trưởng thành rất nhiều, trong đó thẩm phán đóng vai trò của một “vị phụ huynh nghiêm khắc” hơn là vai trò người bảo vệ quyền năng tố tụng. Ban đầu mô hình toà án này phát huy tác dụng rất lớn và được nhiều nước áp dụng. Nhưng do xu hướng trẻ em phạm tội ngày càng gia tăng nên nhiều nước đã chuyển sang mô hình thứ hai, tức mô hình “trừng phạt”48 1.1.2.2. Mô hình công lý (Mô hình trừng phạt) Vào đầu những năm 1970 của thế kỷ trước, một số nước phương Tây bắt đầu chuyển dần từ mô hình “an sinh phúc lợi” - sang thay thế bằng những hướng tiếp cận mang tính trừng phạt đối với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, tức là giảm sự tập trung vào nhu cầu của người chưa thành niên và tăng tập trung vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.49 Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Một số ý kiến về thành lập toà án cho người chưa thành niên ở Việt Nam” Nguồn: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=2&NewsPK=161 (truy cập ngày 18/10/2021) 49 Nguyễn Hữu Thế Trạch, tlđd (48) 48
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan