Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật vi...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật việt nam

.PDF
73
1
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC QUỲNH ANH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN PHƢƠNG THẢO SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG NGỌC QUỲNH ANH KHÓA: 43 MSSV: 1853801013008 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Nguyễn Phƣơng Thảo. Khóa luận có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong Khóa luận là hoàn toàn khách quan, và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Khóa luận này. Tác giả Đặng Ngọc Quỳnh Anh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BTTH : Bồi thƣờng thiệt hại GCT : Giống cây trồng SHTT : Sở hữu trí tuệ TTDS : Tố tụng dân sự UPOV : Công ƣớc quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG .............................................................6 1.1. Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ....6 1.1.1. Khái niệm quyền đối với giống cây trồng .........................................................6 1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ..........................8 1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại .....................................................8 1.2. Bản chất trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ....................................................................................................................10 1.3. Ý nghĩa trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ..........................................................................................................................11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................13 CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG ......15 2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ..........................................................................................................15 2.1.1. Thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ..................................15 2.1.2. Hành vi trái pháp luật ......................................................................................17 2.1.3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại ..............................24 2.1.4. Lỗi của bên gây thiệt hại .................................................................................24 2.2. Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng .......................25 2.2.1. Nguyên tắc xác định thiệt hại ..........................................................................26 2.2.2. Các loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng ..................................................................26 2.2.2.1. Thiệt hại về vật chất .....................................................................................27 2.2.2.2. Thiệt hại về tinh thần....................................................................................32 2.2.2.3. Chi phí luật sƣ hợp lý ...................................................................................34 2.3. Xác định mức bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ...................................................................................................................................34 2.3.1. Mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất ..............................................................34 2.3.1.1. Dựa trên tổng thiệt hại vật chất ....................................................................35 2.3.1.2. Dựa trên giá chuyển giao quyền sử dụng .....................................................37 2.3.1.3. Thiệt hại vật chất theo cách tính của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đƣa ra ................................................................................................................................37 2.3.1.4. Mức bồi thƣờng do Tòa án ấn định ..............................................................38 2.3.2. Mức bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần .............................................................40 2.3.3. Mức bồi thƣờng chi phí luật sƣ hợp lý ............................................................40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................42 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ............................................................................................................43 3.1. Thực tiễn bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng ....43 3.2. Bất cập về việc bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam ..................................................................................44 3.2.1. Tâm lý lo ngại của nguyên đơn - tác giả/chủ bằng bảo hộ giống cây trồng ...48 3.2.2. Sự rƣờm rà, phức tạp của cơ chế dân sự .........................................................49 3.2.3. Công tác thu thập chứng cứ, tang vật ..............................................................49 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................50 3.3.1. Khuyến khích các chủ thể quyền đối với giống cây trồng bảo vệ quyền lợi bằng biện pháp dân sự ...............................................................................................50 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án ........................................51 3.3.3. Cải thiện công tác thu thập chứng cứ, tang vật ...............................................52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................53 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới - WTO, Việt Nam đã và đang nội luật hóa hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tƣơng thích với Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ - TRIPS. Một trong những đối tƣợng đƣợc điều chỉnh trong Luật Sở hữu trí tuệ là “quyền đối với giống cây trồng”. Xét về quá trình lịch sử và phát triển, quyền đối với giống cây trồng là đối tƣợng đƣợc ra đời sau so với các đối tƣợng sở hữu trí tuệ khác nhƣ quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp. Thông qua Công ƣớc quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới vào tháng 12/1961, quyền sở hữu trí tuệ về giống cây trồng mới đƣợc thừa nhận và bảo hộ. Bên cạnh đó, các quốc gia đã nhận ra hoạt động sáng tạo giống cây trồng mới đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này còn mới mẻ về cả lý luận và thực tiễn áp dụng. Xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đang diễn ra phổ biến và ngày càng phức tạp. Xử lý các hành vi xâm phạm là một vấn đề cần thiết. Một trong những biện pháp có thể xử lý hành vi xâm phạm chính là buộc bồi thƣờng thiệt hại - biện pháp hữu hiệu để bù đắp một phần tổn thất cho chủ thể quyền đối với giống cây trồng. Tuy vậy, cho đến nay, pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với cây trồng vẫn còn là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện. Vấn đề về bồi thƣờng thiệt hại không chỉ cần đƣợc hoàn thiện về mặt lý luận mà còn về thực tiễn áp dụng. Điều này đặt ra tính cấp thiết để nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Bồi thƣờng thiệt hại là một trong những biện pháp dân sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền đối với giống cây trồng nói riêng. Tuy vậy, hiện nay trên thực tế, biện pháp này rất ít đƣợc áp dụng. Việc nghiên cứu các quy định về bồi thƣờng thiệt hại đối với giống cây trồng cũng nhƣ áp dụng các quy định này vào thực tiễn là vô cùng cần thiết để có thể đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật để giúp nâng cao hiệu quả của chế định bồi thƣờng thiệt hại trong thực tế. Do đó, việc lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam” là cần thiết, mang ý nghĩa lý luận, và thực tiễn. 2 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay tại Việt Nam chƣa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng mà chỉ có một số công trình nghiên cứu liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bao gồm: Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (2020) của trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang là chủ biên. Tại Chƣơng 7 của quyển sách này nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quyền đối với giống cây trồng, có ý nghĩa cũng nhƣ giá trị cho khóa luận này nhƣ: khái quát về quyền đối với giống cây trồng, các hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng và những trƣờng hợp hạn chế quyền đối với giống cây trồng. Những lý luận này là cơ sở để hình thành Chƣơng 1 cho đề tài này. Bên cạnh đó, tại Chƣơng 8 của quyển sách này có phân tích đến nội dung về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tại đây, có phân tích những lý luận về biện pháp dân sự - bồi thƣờng thiệt hại. Năm 2017, đề tài “Pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hƣớng hoàn thiện”, luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Trịnh Thị Thu Hải, trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và thực tiễn bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, còn có những công trình mang ý nghĩa khái quát chung về bồi thƣờng thiệt hại và bộ luật dân sự nhƣ: “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015” và “Luật Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam” của tác giả Đỗ Văn Đại. Tại đây, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về bồi thƣờng thiệt hại và các vấn đề chung về dân sự. Những vấn đề này là cơ sở, nền tảng cho khóa luận tốt nghiệp này khi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về dân sự, bồi thƣờng thiệt hại, sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có các công trình, đề tài nghiên cứu về các đối tƣợng khác nhau của sở hữu trí tuệ nhƣ: “Bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Mai Phƣơng; “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phƣơng Thảo; “Bồi thƣờng thiệt hại do 3 hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” của tác giá Nguyễn Thị Bích Ngọc; “Quyền tác giả ở Việt Nam - Pháp luật và thực thi” của tác giả Trần Văn Nam. Những công trình này không liên quan trực tiếp đến quyền đối với giống cây trồng, tuy nhiên nghiên cứu các công trình này giúp tác giả có cái nhìn rộng hơn về các đối tƣợng của sở hữu trí tuệ và các lý luận chung. Đối với các công trình nước ngoài, do sự phát triển trong thời gian dài tại các quốc gia này, nên các vấn đề nghiên cứu cũng mang tính chất chuyên sâu hơn về đối tƣợng này: “The Regulation of Farmer’s Privilege Under Vietnamese IP Law and the Law of the European Union” của hai tác giả Ho Bich Hang Nguyen và Katja Weckström Lindroos đã cung cấp một khía cạnh nhỏ về đối tƣợng sở hữu trí tuệ này, đó là về “Farmer’s Privilege”. Công trình nghiên cứu này tuy không có giá trị lớn đối với khóa luận, tuy nhiên nó vẫn cung cấp đƣợc nội dung khá quan trọng bài luận này, vì “Farmer’s Privilege” là một trong những hạn chế quan trọng đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam. “The computation of Damages in Patent infringement actions” của tác giả Laura B. Pincus, đây là một công trình nghiên cứu rất chi tiết về các vấn đề liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối tƣợng của bài nghiên cứu này là về sáng chế. Quyền đối với giống cây trồng đƣợc bảo hộ dƣới hai dạng: sáng chế hoặc cơ chế bảo hộ riêng cho quyền đối với giống cây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu công trình này có ý nghĩa rất lớn cho khóa luận. Có thể nói, vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đối tƣợng và phạm vi rất rộng. Do đó, đã có rất nhiều công trình, bài nghiên cứu về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đối tƣợng khác nhau của sở hữu trí tuệ nhƣ: sáng chế, chỉ dẫn thƣơng mại, quyền tác giả,... Tuy nhiên, đối tƣợng nghiên cứu là quyền đối với giống cây trồng lại chƣa có tác giả nào thực hiện. Chính vì vậy, đây sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Việc nghiên cứu các lý luận, xác định thiệt hại và thực tiễn của đề tài này là vô cùng cần thiết vì đây cũng là một trong những đối tƣợng quan trọng, cần đƣợc quan tâm của lĩnh vực sở hữu trí tuệ. 3. Mục đích nghiên cứu 4 Làm rõ các lý luận, quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Phân tích các lý luận, quy định pháp luật này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng thực hiện quy định pháp luật. Từ đó, đƣa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả việc thực thi chế định bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đối với giống cây trồng. Nhận diện đƣợc những bất cập về lý thuyết cũng nhƣ quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng và thực tiễn áp dụng, từ đó đƣa ra hƣớng hoàn thiện. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm: các cơ sở lý thuyết của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đối với giống cây trồng; quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: đề tài với tên gọi “Bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm đối với giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam” cho thấy tính mở của đề tài về không gian theo hai kiểu: không gian pháp luật của Việt Nam và thực tiễn áp dụng tƣơng ứng tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nội dung phân tích của đề tài dựa trên thời điểm Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019; Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hƣớng dẫn áp dụng tƣơng ứng có hiệu lực pháp luật. Việc phân tích và đánh giá các quy định pháp luật là công việc cần thiết để nghiên cứu thực trạng và đƣa ra đề xuất giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả chế định bồi thƣờng thiệt hại. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc triển khai với sự áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học truyền thống, bao gồm: tổng hợp, phân tích, điều tra xã hội học và so sánh pháp luật. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng đan xen trong các mục của từng chƣơng. Trong đó phƣơng pháp tổng hợp và phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu. 7. Kết cấu khóa luận 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc cơ cấu thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Lý thuyết bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng Chƣơng 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng Chƣơng 3: Thực tiễn bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 6 CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG 1.1. Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng 1.1.1. Khái niệm quyền đối với giống cây trồng Giống cây trồng (“GCT”) là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết đƣợc bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt đƣợc với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền đƣợc. Nhƣ vậy, khái niệm về GCT của pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng với khái niệm về GCT theo Công ƣớc quốc tế về bảo hộ GCT mới (“ Công ƣớc UPOV”)1. Do đó, việc xác định quyền đối với GCT và các biện pháp bảo vệ GCT sẽ đƣợc giải quyết dễ dàng hơn khi có phát sinh tranh chấp trong và ngoài nƣớc. Quyền đối với GCT là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ bằng bảo hộ GCT do việc chọn tạo, phát hiện và phát triển, sử dụng, chuyển giao cho ngƣời khác, để thừa kế, thừa kế và quyền đƣợc bảo vệ khi quyền của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT bị xâm phạm. Có thể hiểu, quyền đối với GCT là quyền của cá nhân, tổ chức đối với GCT do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc đƣợc hƣởng quyền sở hữu 2. Trong đó, chọn tạo GCT là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phƣơng pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc để tìm ra các biến dị phù hợp để sản xuất. Phát hiện GCT là hoạt động chọn lọc để tìm ra các biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một GCT hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên. Phát triển GCT là quá trình nhân giống và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Phát hiện và phát triển GCT phải đƣợc tồn tại 1 Điều 1. GCT là nhóm cây trong một đơn vị phân loại thực vật ở cấp thấp nhất đƣợc biết tới cho đến nay và nhóm này, bất luận các điều kiện cấp quyền tác giả có đƣợc đáp ứng đầy đủ hay không, có thể: - Đƣợc xác định dựa trên biểu hiện của các tính trạng do một kiểu gen cụ thể hay một tổ hợp các kiểu gen quy định; - Đƣợc phân biệt với bất cứ nhóm cây nào khác dựa trên biểu hiện của ít nhất một trong số các tính trạng nêu trên; và - Đƣợc coi là một đơn vị thực vật phù hợp cho việc nhân giống mà các tính trạng của nó không bị thay đổi. 2 khoản 5 Điều 4 Luật SHTT và Điều 3 Thông tƣ 16/2013/TT-BNNPTNT. 7 cùng nhau, nếu chỉ có một trong hai giai đoạn này thì tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT sẽ không có quyền đối với GCT đó. Bảo vệ GCT có vai trò vô cùng quan trọng, vì nó chính là đang bảo vệ quyền của các tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. Họ là những ngƣời đã dành thời gian, công sức, trí tuệ và tiền bạc vào việc tạo ra GCT mới. Từ đó, quyền đối với GCT là quyền sở hữu tài sản đƣợc hình thành từ kết quả của quá trình chọn và tạo GCT. Chính vì vậy, chủ sở hữu có các quyền đối với tài sản của mình3. Dựa trên cơ sở thực hiện quyền của chủ sở hữu phát sinh các quan hệ đối với các chủ thể khác qua việc khai thác GCT, pháp luật điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ thể quyền. Quyền đối với GCT của chủ thể quyền đƣợc xác lập thông qua quyết định cấp “Bằng bảo hộ GCT” của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Có thể thấy, đây là một quyền năng của các cá nhân, tổ chức đƣợc nhà nƣớc trao cho vì đã có công trong việc chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hay đƣợc hƣởng quyền sở hữu GCT đó từ tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng chuyển giao/chuyển nhƣợng quyền đối với GCT. Các cá nhân, tổ chức này là cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài thuộc nƣớc có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ GCT; cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài có địa chỉ thƣờng trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh GCT tại Việt Nam. Khái niệm về quyền đối với GCT tại Việt Nam nhìn chung có nhiều điểm tƣơng đồng với các quốc gia khác trên thế giới. Tại New Zealand, quyền đối với GCT đƣợc định nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ (“SHTT”) đƣợc thiết kế để khuyến khích mọi ngƣời phát triển và phổ biến các GCT mới. Nó cấp cho các nhà tạo giống và nhà phát triển cây trồng độc quyền thƣơng mại hóa vật liệu nhân giống (ví dụ: bào tử, hạt giống hoặc cành giâm) của các giống mới mà họ phát triển trong một khoảng thời gian nhất định4. Tại một số quốc gia, thuật ngữ quyền đối với GCT đƣợc sử dụng bằng thuật ngữ quyền của nhà tạo GCT - Plant breeders' rights (“PBR”). Ví dụ, ở Canada, quyền của nhà tạo GCT đƣợc định nghĩa là một hình thức bảo hộ SHTT cho phép các nhà tạo giống bảo vệ các GCT mới, tƣơng tự nhƣ 3 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, tr.225. 4 Ministry of Business, Innovation and Employment of New Zealand, “Review of the Plant Variety Rights Act: What are Plant Variety Rights?”, https://www.mbie.govt.nz/dmsdocument/3701-information-sheetwhat-are-plant-variety-rights, truy cập ngày 15/05/2022. 8 cách một sáng chế có thể đƣợc bảo hộ bằng bằng sáng chế. Khi chứng chỉ PBR đƣợc cấp cho một giống, chủ sở hữu có quyền bảo vệ hợp pháp trên thị trƣờng và có thể yêu cầu bồi thƣờng nếu giống đƣợc sử dụng mà không đƣợc phép5. 1.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng Xâm phạm quyền SHTT là bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền đã đƣợc pháp luật bảo hộ của tác giả/chủ sở hữu của các đối tƣợng quyền SHTT. Việc sử dụng những quyền độc quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền SHTT mà không đƣợc phép của họ chính là hành vi trái pháp luật. Nhƣ vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc hiểu là việc sử dụng GCT đã đƣợc bảo vệ bởi Luật SHTT một cách trái pháp luật, xâm phạm vào quyền độc quyền của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. Chủ bằng bảo hộ có quyền tự mình sử dụng, khai thác các quyền về tài sản đối với GCT đã đƣợc bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ hoặc cho phép ngƣời khác sử dụng các quyền đó. Đây là quyền hợp pháp đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ6. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng những quyền năng này mà không đƣợc sự cho phép của chủ bằng bảo hộ GCT là hành vi xâm phạm quyền đối với GCT (trừ các trƣờng hợp hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ GCT theo quy định pháp luật) và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. 1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại Chế định bồi thƣờng thiệt hại (“BTTH”) đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành chế định không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Trách nhiệm BTTH là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự của các nƣớc nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những ngƣời bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác 7. Trách nhiệm BTTH theo định nghĩa của Từ điển Luật học8 đƣợc hiểu: là hình thức trách 5 Innovation, Science and Economic Development Canada, “Plant breeders' rights”, https://www.ic.gc.ca/eic/site/cipointernetinternetopic.nsf/vwapj/CIPOCS_1838_factsheet_EN_VF.pdf/$FILE/CIPOCS_1838_factsheet_EN_VF.pdf, truy cập ngày 15/05/2022. 6 Trƣờng Đại học Luật TP.HCM (2020), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Chủ biên: Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Xuân Quang Nxb. Hồng Đức, tr.453. 7 Đinh Thị Mai Phƣơng, Về Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.23. 8 Bộ Tƣ pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tƣ pháp, tr.30. 9 nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Nhƣ vậy, trách nhiệm BTTH hƣớng tới hai mục tiêu chính, chính là buộc ngƣời gây thiệt hại chịu trách nhiệm trƣớc những hậu quả đã gây ra và bù đắp một phần tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT, BTTH là một trong những biện pháp dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại và đƣợc xem biện pháp dân sự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể 9. Trách nhiệm BTTH đƣợc chia thành trách nhiệm BTTH về vật chất và trách nhiệm BTTH về tinh thần dựa vào những lợi ích, cũng nhƣ thiệt hại đã xảy ra. Trách nhiệm BTTH vật chất do xâm phạm quyền SHTT đƣợc xem là việc gánh chịu những hậu quả bất lợi đã gây ra cho chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc nhận quyền từ chủ sở hữu những thiệt hại vật chất, thƣờng là những thiệt hại có thể trị giá đƣợc bằng tiền. Bên cạnh đó, hành vi xâm phạm quyền SHTT còn có thể gây ra những thiệt hại về tinh thần, điển hình là những tổn thất về danh tiếng, cũng nhƣ uy tín của các tác giả đƣợc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 204 Luật SHTT. Nhƣ vậy, trách nhiệm BTTH theo quan niệm pháp lý của Việt Nam đƣợc hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự mang tính tài sản áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại 10. Tuy nhiên, có một lƣu ý rằng, trách nhiệm BTTH về tinh thần chỉ là việc bồi thƣờng cho các cá nhân, tổ chức là tác giả đƣợc pháp luật bảo vệ11. Từ những phân tích nêu trên, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc hiểu là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đƣợc quy định tại Điều 188 Luật SHTT của chủ bằng bảo hộ, đƣợc pháp luật bảo vệ đều là hành vi trái pháp luật và sẽ phải BTTH cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT những tổn thất, cả về vật chất và tinh thần, trừ các trƣờng hợp hạn chế sự độc quyền của chủ bằng bảo hộ vì lợi ích cộng đồng. 9 Trƣờng Đại học Luật TP.HCM, tlđd (6), tr.542-543. Đinh Thị Mai Phƣơng, tlđd (7), tr.24. 11 Sẽ đƣợc phân tích cụ thể tại Chƣơng 2. 10 10 1.2. Bản chất trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có bản chất là một loại trách nhiệm dân sự. Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. BTTH là biện pháp dân sự nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của chủ thể bị thiệt hại. Vì vậy, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang tính chất và đặc điểm nhƣ một loại trách nhiệm dân sự. BTTH gồm hai loại: BTTH trong hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng. Đặc điểm đặc trƣng để phân biệt hai loại này chính là BTTH trong hợp đồng dựa trên mối quan hệ của bên chịu trách nhiệm BTTH và bên bị thiệt hại có sự tồn tại của quan hệ hợp đồng khi có một bên thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng đã giao kết. Trong khi đó, BTTH ngoài hợp đồng phát sinh dựa trên hành vi trái pháp luật của một bên mà không cần có sự tồn tại của quan hệ hợp đồng. Theo đó, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có thể phát sinh theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Hầu hết các trƣờng hợp phát sinh xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền đối với GCT nói riêng gây thiệt hại giữa các bên đều không tồn tại hợp đồng. Chính vì vậy, có thể thấy BTTH khi có hành vi xâm phạm quyền đối với GCT mang bản chất là BTTH ngoài hợp đồng, xuất phát từ hành vi trái pháp luật của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại - tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. Mục đích của việc vi phạm quyền đối với GCT có thể là lợi dụng danh tiếng của GCT hoặc khai thác, sử dụng quyền của chủ bằng bảo hộ GCT để kinh doanh bất hợp pháp. Trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang đặc tính của trách nhiệm dân sự - đó là trách nhiệm tài sản, nhằm khôi phục tình trạng tài sản của ngƣời bị thiệt hại - tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng. Trách nhiệm BTTH không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất mà bên gây thiệt hại đã gây ra cho chủ thể quyền mà còn để giáo dục mọi ngƣời về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Tóm lại, bản chất trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT là BTTH ngoài hợp đồng, là một biện pháp chế tài với những mục tiêu quan trọng nhƣ thể hiện chức năng điều chỉnh của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, bảo vệ của 11 pháp luật đối với lợi ích của nhà nƣớc và xã hội, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả của các hành vi trái pháp luật đã gây ra. 1.3. Ý nghĩa trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền đối với giống cây trồng Bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền đối với GCT nói riêng và đảm bảo thực hiện quyền này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với nền kinh tế quốc gia, việc bảo hộ tốt quyền đối với GCT tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho sự sáng tạo, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ thống SHTT mạnh mẽ giúp bảo vệ tốt các quyền và lợi ích cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT, từ đó thúc đẩy đƣợc sự phát triển nông nghiệp. Trách nhiệm BTTH do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Việc BTTH nhằm mục đích khôi phục tình trạng cho tài sản của ngƣời bị thiệt hại hoặc bù đắp những tổn thất do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT. GCT mới là kết quả của một quá trình sáng tạo, tập trung phát triển, nghiên cứu, lai tạo không đơn giản vì đòi hỏi đầu tƣ rất lớn về thời gian, công sức, trí tuệ, các phƣơng tiện kỹ thuật,... của các cá nhân, tổ chức. Tuy vậy, vấn nạn xâm phạm quyền đối với GCT vẫn còn tồn tại rất nhiều. Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà lai tạo giống, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy, chế định BTTH là biện pháp dân sự quan trọng để bù đắp phần nào tổn thất do các hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đã gây ra cho nhà lai tạo giống/chủ bằng bảo hộ GCT. Nhƣ vậy, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT là trách nhiệm pháp lý, mang ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc, đƣợc thể hiện nhƣ sau: (i) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. Mục đích của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT là nhằm thỏa mãn những lợi ích về vật chất và tinh thần của mình đã bị tổn thất khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Vì vậy, chế định BTTH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, giúp bù đắp tổn thất, khôi phục tình trạng ban đầu nhƣ khi chƣa hành vi xâm phạm xảy ra; (ii) Trách nhiệm BTTH là chế định góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Dựa trên nguyên tắc, ngƣời gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm BTTH do xâm phạm 12 quyền đối với GCT cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT, chính vì vậy, chế định này đã góp phần đảm bảo công bằng. Có thể thấy, đây chính là chế định phù hợp với mục tiêu pháp luật đặt ra, ai gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng; (iii) Góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi xâm phạm, trái pháp luật. Góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua các biện pháp chế tài nghiêm khắc để mọi ngƣời tuân theo pháp luật, bảo vệ tài sản của chung, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, GCT mới đem lại cho tác giả/chủ bằng bảo hộ và cả một quốc gia có những cơ hội để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trƣờng và thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền đối với GCT đã và đang trở nên phổ biến. Những hành vi xâm phạm này đem lại những tổn thất nặng nề cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. Vì vậy, các nhà lập pháp của Việt Nam đã đặt ra nhiều văn bản cũng nhƣ các biện pháp để ngăn ngừa, xử lý, và răn đe các hành vi xâm phạm. Trong đó, buộc BTTH đƣợc xem là biện pháp dân sự xử lý các hành vi xâm phạm, giúp bồi thƣờng, bù đắp các tổn thất do hành vi xâm phạm quyền đối với GCT gây ra cho tác giả/chủ bằng bảo hộ GCT. Tại Chƣơng 1, đã giải quyết những vấn đề lý luận, nội dung cơ bản liên quan đến trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT. Thứ nhất, khái niệm về GCT, quyền đối với GCT. Bên cạnh đó cũng đã làm rõ đối tƣợng của quyền đối với GCT và chủ thể quyền đối với GCT theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, nêu khái niệm về hành vi xâm phạm quyền đối với GCT, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT. Theo đó, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có bản chất là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, phát sinh khi có hành vi trái pháp luật. Về cơ bản, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có những đặc trƣng riêng, khác với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với những xâm phạm thông thƣờng khác. Sự khác biệt đó là do có sự khác biệt về loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng và căn cứ xác định mức BTTH. Thứ ba, trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT có bản chất là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Vì vậy, khi giải quyết các vấn đề liên quan trách nhiệm BTTH đối với quyền đối với GCT, trƣớc tiên sẽ phải ƣu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành - Luật SHTT. Những vấn đề mà pháp luật chuyên ngành chƣa quy định hoặc quy định chƣa rõ sẽ dựa trên nguyên tắc của Bộ luật dân sự (“BLDS”) để giải quyết. Thứ tư, ý nghĩa của trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền đối với GCT mang ý nghĩa pháp lý và xã hội sâu sắc đƣợc thể hiện dƣới ba ý nghĩa: (i) góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ bằng bảo hộ GCT; (ii) góp phần đảm bảo công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan