Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra theo pháp luật dân sự việt nam...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra theo pháp luật dân sự việt nam

.PDF
73
1
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĨNH KIM LOAN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự Định hướng ứng dụng Mã số: 8380103 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Văn Đại Học viên: Nguyễn Vĩnh Kim Loan Lớp: Cao học Luật Bình Thuận - Khóa 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sỹ “Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Đỗ Văn Đại. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Vĩnh Kim Loan DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BLDS Bộ luật Dân sự 2 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự 3 HĐTP Hội đồng Thẩm phán 4 Nghị Stt quyết Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội 03/2006/NQ-HĐTP đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 5 TAND Tòa án nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1................................................................................................................7 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG THEO TẬP QUÁN GÂY RA .....................................................................................................................7 1.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung và áp dụng tập quán trong trường hợp súc vật được thả rông theo tập quán nói riêng ..............................8 1.1.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung ....................................................8 1.1.2. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong trường hợp súc vật được thả rông theo tập quán ........................................................................................................9 1.2. Chủ thể bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại: ........................................................................................................................11 1.2.1. Chủ sở hữu súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại .....................12 1.2.2. Các chủ thể khác trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại ..............................................................................................................13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................16 CHƯƠNG 2..............................................................................................................17 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG KHÁC GÂY RA ....17 2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra ...........................................................................................................18 2.1.1. Thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra ................................................18 2.2.2. Không thuộc trường hợp lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại và trường hợp do sự kiện bất khả kháng ............................................................................28 2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra ....................................................................................................................30 2.2.1. Trường hợp một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra ...........................................................................................30 2.2.2. Trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra ...........................................................................................................................36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................38 KẾT LUẬN ..............................................................................................................39 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thực tế đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người, các loài súc vật như trâu, bò, chó, ngựa… là những loại thú nuôi phổ biến. Tuy nhiên, do thói quen nuôi súc vật thả rông trong nhân dân, điển hình như việc nuôi chó để canh nhà, nuôi trâu, bò cho sản xuất nông nghiệp theo lối chăn thả tự do dẫn đến nhiều trường hợp súc vật gây thiệt hại nặng nề không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người. Với thực tế đó, pháp luật dân sự đã quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hoặc người thứ ba trong việc bồi thường thiệt hại do các loài súc vật gây ra, cụ thể tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015. Các quy định này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như đảm bảo sự ổn định của xã hội, lợi ích chung của cộng đồng. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nhưng trên thực tế áp dụng các quy định này vào việc bồi thường cho người bị thiệt hại cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, như: (i) Việc xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ là chủ sở hữu súc vật trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán là không phù hợp; (ii) Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm súc vật thả rông gây thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo khoản 2 hay khoản 4 của Bộ luật Dân sự năm 2015, và trong trường hợp súc vật thả rông bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 3 hay khoản 4? (iii) Khoản 4 Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra chỉ được giải quyết theo tập quán là chưa phù hợp. (iv) Chưa có quy định về trường hợp súc vật bị bỏ rơi hoặc bỏ trốn gây thiệt hại cho người khác thì chủ thể nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. (v) Pháp luật chỉ quy định người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại và không đề cập đến người đang chiếm hữu, sử dụng súc vật trong thời gian được giao quản lý mà gây ra thiệt hại. Chính vì lí do trên mà tác giả chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học. Thông 2 qua việc nghiên cứu, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn các quy định giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. So với một số trường hợp bồi thường cụ thể được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các công trình nghiên cứu về bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra nói riêng còn rất hạn chế. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài này như: * Giáo trình, sách chuyên khảo: - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại chủ biên, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình cung cấp cho người đọc lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, giáo trình không đề cập nhiều đến bồi thường thiệt hại về tài sản mà đặc biệt là bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. Từ lý luận chung trong giáo trình, người viết có cơ sở xây dựng lý luận về luận văn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra mà đặc biệt là súc vật thả rông theo tập quán gây ra. - Trần Thị Huệ (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Đây là cuốn sách đã kế thừa hầu hết các nội dung trong đề tài khoa học cấp trường với nhan đề “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ năm 2009, do TS Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề tài. - Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân. Sách đã bình luận chuyên sâu từng điểm, khoản các điều luật và có đưa ra một số ví dụ thực tiễn để phân tích và dẫn giải, giúp cho người đọc hiểu đúng tinh thần của các điều luật trong Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, tác giả đã dành đến 03 trang để bình luận về điều khoản bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, đánh giá các nội dung mới trong điều này so với quy định của các bộ luật dân sự trước đây. Công trình nghiên cứu cung cấp cho người đọc lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung làm cơ sở xây dựng lý luận về luận văn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra, - Đỗ Văn Đại (2016), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích, đánh giá sâu sắc về các vấn đề chung về bồi thường thiệt hại 3 như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường; phương thức, hình thức, thay đổi, giảm mức bồi thường; xác định thiệt hại khi tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Thông qua việc bình luận, tác giả đã nêu ra một số quan điểm, cách giải quyết có tính thiết thực, hợp lý những vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. - Phùng Trung Tập (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Luật Dân sự Việt Nam-Bình giải và áp dụng, Nxb Công an nhân dân. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Liên quan đến luận văn, công trình này có chỉ ra, phân tích một số phong tục, tập quán, luật tục về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Tuy nhiên, công trình này chưa bình giải chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. - Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 về nghĩa vụ dân sự. Liên quan đến luận văn, công trình này cũng đưa ra nhưng quan điểm về lỗi trong trách nhiệm do tác động của các vật (bao gồm công trình kiến trúc, cây cối, súc vật và các vật vô tri khác mà việc sử dụng tạo ra một nguồn nguy hiểm cao độ) khi phân tích về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. * Luận văn, bài viết: - Nguyễn Thị Mận (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật Việt Nam, Luận văn, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nhưng không đi sâu phân tích các quy định cũng như thực tiễn về bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. - Lê Hà Huy Phát (2015), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luận văn, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường... Tác giả cũng trình bày về vấn đề áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Nhưng tác giả chưa nghiên cứu sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. - Trần Thị Huệ (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại, vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài 4 bao gồm 12 chuyên đề, nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm dân sự khi tài sản gây thiệt hại. - Vũ Thị Hồng Yến (2012), Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 11/2012, tr.02-10. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật có liên quan đến điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. - Bùi Thị Thanh Hằng và Đỗ Giang Nam (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí Luật học, số 03 năm 2013, tr.61-72. Trong bài viết này, tác giả đi vào nghiên cứu so sánh pháp luật về bồi thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra trong pháp luật của Mỹ, Pháp, Đức, Châu Âu với Việt Nam. - Lê Hà Huy Phát (2016), Những điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Tạp chí khoa học pháp lý số 03(97)/2016. Trong bài viết, tác giả đã phân tích các điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với bộ luật trước đây như về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra và chế định liên đới bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên các tác giả đề cập cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nhưng chưa đi sâu nghiên cứu trách nhiệm bồi thường do súc vật thả rông gây ra. Ngoài ra, đây cũng là một quy định còn nhiều điểm chưa rõ ràng làm cho việc áp dụng quy định này trên thực tế còn hạn chế. Vì vậy, tác giả mong muốn đi sâu phân tích đồng thời gắn với thực tiễn áp dụng để tìm hiểu những điểm chưa hợp lý của quy định pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông gây ra. 5 Hai là, phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử, áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông gây ra. Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, thống nhất hướng giải quyết. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông gây ra; đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông gây ra trong thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu: vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định trong nhiều văn bản ở nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, hình sự, hành chính…. Tuy nhiên, ở luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề về bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông gây ra theo pháp luật dân sự và thực tiễn, vướng mắc khi áp dụng chế định bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp bình luận, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để hoàn thành luận văn. Trong đó: Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt đề tài để lý giải, phân tích, đánh giá nội dung của các quy định. Phương pháp bình luận án: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm đánh giá thực tiễn xét xử, nhìn nhận vấn đề pháp lý trong từng vụ việc liên quan đến đề tài. Phương pháp so sánh: được sử dụng để đối chiếu các quy định có liên quan qua các thời kỳ về bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. Phương pháp tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm cung cấp đầy đủ có chọn lọc những quy định pháp luật Việt Nam, những vụ việc tranh chấp trong thực tiễn liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra và sử dụng tại phần kết luận của mỗi chương để khái quát những nội dung đã trình bày và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật. 6. Kết quả nghiên cứu 6 Tác giả mong muốn với việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú thêm kiến thức về khoa học pháp lý đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. Đề tài sẽ là một tài liệu hữu ích có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như giảng dạy; các kiến nghị được đề xuất trong luận văn có thể được tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 02 chương: Chương 1. Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra Chương 2. Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra Tác giả kết cấu luận văn gồm 02 chương như trên nhằm làm rõ các vấn đề còn bất cập đối với hai trường hợp súc vật thả rông gây thiệt hại là trường hợp súc vật thả rông theo tập quán và trường hợp súc vật thả rông khác. Căn cứ theo kỹ thuật lập pháp tại khoản 4 Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp súc vật thả rông theo tập quán và trường hợp súc vật thả không theo tập quán sẽ có nguyên tắc bồi thường thiệt hại khác nhau. Ngoài ra, quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong quy định hiện hành cần được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện. Do đó, tác giả đã chia việc bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra thành 02 trường hợp tương ứng với 02 chương của luận văn bao gồm: bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra và bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra. 7 CHƯƠNG 1. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT THẢ RÔNG THEO TẬP QUÁN GÂY RA Theo Từ điển Tiếng Việt thì súc vật được hiểu là “thú vật nuôi trong nhà”1. Theo giáo trình Luật Dân sự của Học viện Tư pháp: “Súc vật được hiểu theo cách thông thường nhất là bao gồm những động vật có vú nuôi trong nhà như trâu, bò lợn, chó, mèo…”. Tập quán được hiểu theo ngôn ngữ thông thường là “Thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo”2 hay “là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhận như là quy tắc xử sự chung” 3. Trong khoa học pháp lý, tập quán là “thói quen đã thành nếp sống trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một qui ước chung của cộng đồng” và “Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán”4. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 BLDS năm 2015 thì: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”. Súc vật thả rông theo tập quán được hiểu là súc vật nuôi trong nhà được tự do hoạt động mà không bị nhốt giữ theo thói quen được công nhận của một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư. Ví dụ điển hình về trường hợp súc vật thả rông theo luật tục của dân tộc Êđê. Những quy định của luật tục Êđê về bồi thường thiệt hại có đặc điểm chung là người gây thiệt hại là người có trách nhiệm bồi thường; mức bồi thường cũng căn cứ vào hình thức lỗi của người gây thiệt hại. Ngoài khoản bồi thường vật chất, người gây thiệt hại còn phải thực hiện những nghi lễ nhất định để chuộc lỗi; bồi thường thiệt hại cũng theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời. Theo luật tục Êđê, chủ sở hữu gia súc phải bồi thường thiệt hại do gia súc của mình gây Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr. 873. Hoàng Phê (2003), tlđd (1), tr.901. 3 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Nxb. Tư pháp, tr.693. 4 Điểm g khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 1 2 8 ra. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là ngang giá. Người có gia súc gây thiệt hại cho người khác về sức khỏe, tính mạng, tài sản còn phải chịu trách nhiệm bằng một số tài sản khác, ngoài khoản bồi thường thiệt hại thực tế5. Việc bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán hiện nay được quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 “Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định súc vật có thả rông theo tập quán hay không là tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được hoàn thiện để có sự thống nhất trong công tác xét xử. Ngoài ra, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra được xác định tương tự như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông khác gây ra. Do đó, tác giả xin được trình bày chung tại Tiểu mục 2.2 về Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật do súc vật thả rông khác gây ra, tránh việc lặp lại nội dung này tại cả hai chương. Đồng thời, trong chương 1 tác giả chỉ tập trung phân tích những vấn đề đặc trưng của việc bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra. 1.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung và áp dụng tập quán trong trường hợp súc vật được thả rông theo tập quán nói riêng 1.1.1. Nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung Về nguyên tắc áp dụng tập quán nói chung đã được quy định từ rất sớm, Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Khi nào không có điều luật thi hành được, thì quan Thẩm phán xử theo theo tập quán phong tục và nếu không có phong tục thì xử theo lẽ phải và sự công bằng, cũng là châm chước tục riêng, thói quen và tình ý của người đương sự”6, Bộ Dân luật Trung Kỳ có quy định: “Khi nào không có điều luật dẫn dụng được, thời gian Thẩm phán sẽ xử theo phong tục, nếu phong tục cũng không có, thời xử theo lẽ phải và sự công bằng, mà xử theo tục riêng, cùng thói quen và tình ý của người đương sự”7, Bộ Dân luật Sài Gòn quy định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể vận dụng, Thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ, “Nét đẹp trong tập quán bồi thường của người Ê đê”, theo: http://baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/net-deptrong-tap-quan-ve-boi-thuong-cua-nguoi-ede-316572.html, truy cập ngày 19/3/2022. 6 Điều 4 Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931. 7 Điều 4 Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật 1931-1939. 5 9 nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự”8. Theo quy định của BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”9. Như vậy, nguyên tắc để Toà án áp dụng tập quán gồm hai tiêu chí: Thứ nhất, tập quán được áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định; thứ hai, tập quán được áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự10. 1.1.2. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong trường hợp súc vật được thả rông theo tập quán Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán, khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Như vậy, vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra tại Điều 603 BLDS năm 2015 chỉ được giải quyết theo tập quán và cũng phải đáp ứng đủ tiêu chí tập quán không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Theo quy định tại Điều 5 BLDS năm 2015 thì tập quán có thể được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định và tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Như vậy, quy định về việc bồi thường thiệt hại theo tập quán trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại tại Điều 603 BLDS năm 2015 không thống nhất với nguyên tắc chung của việc áp dụng tập quán quy định tại Điều 5 BLDS năm 2015. Tác giả xin nêu vụ án tranh chấp về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nga và bị đơn là ông Lê Phong Nhã với nội dung vụ án như sau: Vào ngày 05/01/2014, 05 con heo con mỗi con khoảng 12kg của bà Nga đi ăn dưới gầm cầu kênh Thầy Bảy thì bị con chó của ông Nhã cắn chết 01 con. Bà xác định lúc heo bị chó cắn chết thì giá tại địa phương một con bằng 1.000.000đ (một triệu đồng). Điều 9 Bộ Dân luật Việt Nam Cộng Hoà, Sài Gòn (1972). Khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015. 10 Nguyễn Hải An (2018), “Nhận diện tập quán để áp dụng trong công tác xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Toà án nhân dân số 11/2018. 8 9 10 Hội đồng xét xử nhận định: “Sự việc 05 con heo con của bà Nga đi ăn trên đất của ông Nhã thì bị chó của ông Nhã cắn bị thương 01 con là thực tế có xảy ra. Xét yêu cầu khởi kiện của bà Nga thì thấy rằng: Vị trí heo con của bà Nga bị chó nuôi của ông Nhã cắn chết là trên đất của ông Nhã. Bà Nga và ông Nhã xác định vật nuôi của hai bên được thả rông theo tập quán nên xảy ra sự việc chó cắn heo chết. Theo Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”, “4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Căn cứ điều luật viện dẫn trên, thấy rằng ông Nhã là chủ sở hữu súc vật (nuôi chó), vật nuôi trong nhà nhưng do lỗi quản lý của ông Nhã nên chó nuôi của ông Nhã cắn chết heo nuôi của bà Nga. Đối với bà Nga cũng là người sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con nhưng cũng không quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã, hậu quả bị chó của ông Nhã cắn chết, làm cho bà Nga bị thiệt hại 01 con heo trị giá 1.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà Nga và ông Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật nuôi của mình, đã gây thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định của pháp luật”11. Thông qua thực tiễn xét xử của Toà án đối với vụ án giữa ông Nhã, bà Nga, tác giả nhận thấy có điểm bất cập như sau: Toà án nhận định đây là trường hợp súc vật thả rông theo tập quán. Theo quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 quy định: “ Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Như vậy, nếu căn cứ theo điểm luật trên, Toà án phải áp dụng tập quán để giải quyết về vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra. Tuy nhiên, Toà án đã áp dụng quy định của BLDS năm 2005 đang có hiệu lực pháp luật tại thời điểm đó để giải quyết về tranh chấp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, cụ thể Toà án đã nhận định: “Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”, …thấy rằng ông Nhã là chủ sở hữu súc vật (nuôi chó), vật nuôi trong nhà nhưng do lỗi quản lý của ông Nhã nên chó nuôi của ông Nhã cắn Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 08/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, xem phụ lục số 01. 11 11 chết heo nuôi của bà Nga. Đối với bà Nga cũng là người sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con nhưng cũng không quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã, hậu quả bị chó của ông Nhã cắn chết, làm cho bà Nga bị thiệt hại 01 con heo trị giá 1.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà Nga và ông Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật nuôi của mình, đã gây thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định của pháp luật”. Như vậy, khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 quy định trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại phải thì phải áp dụng tập quán để giải quyết về bồi thường thiệt hại, tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy Toà án vẫn áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông thông thường để giải quyết khi có thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra mà không áp dụng tập quán để giải quyết. Điều này cho thấy nhận định của Toà án theo hướng trong trường hợp pháp luật có quy định điều chỉnh thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật mà không xem xét đến tập quán về vấn đề đó. Ngoài ra, cũng trong trường hợp này, nếu các bên có thoả thuận về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại thì Toà án có chấp nhận sự thoả thuận của các bên hay không? Theo quan điểm của tác giả, Toà án cần tôn trọng sự thoả thuận về việc bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại của các đương sự, điều này phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật dân sự theo hướng tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các bên tham gia giao dịch. Từ bất cập trên theo quy định của pháp luật, tác giả kiến nghị: cần xem xét trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại sẽ được xử lý tương tự như súc vật thả rông khác. Điều này tạo nên sự thống nhất trong nguyên tắc áp dụng tập quán theo quy định tại khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015, theo đó tập quán sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Trong trường hợp súc vật thả rông mà gây ra thiệt hại đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh nên không áp dụng tập quán trong trường hợp này. Theo đó: Tác giả kiến nghị bãi bỏ quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 về trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại hoặc sửa đổi khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 theo hướng: “Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. 1.2. Chủ thể bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại: 12 1.2.1. Chủ sở hữu súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại Trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại căn cứ theo khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 thì trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Thông qua vụ việc của ông Nhã, bà Nga được đề cập tại phần trên. Hội đồng xét xử nhận định: “Theo Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”, “4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Căn cứ điều luật viện dẫn trên, thấy rằng ông Nhã là chủ sở hữu súc vật (nuôi chó), vật nuôi trong nhà nhưng do lỗi quản lý của ông Nhã nên chó nuôi của ông Nhã cắn chết heo nuôi của bà Nga. Đối với bà Nga cũng là người sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con nhưng cũng không quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã, hậu quả bị chó của ông Nhã cắn chết, làm cho bà Nga bị thiệt hại 01 con heo trị giá 1.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà Nga và ông Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật nuôi của mình, đã gây thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định của pháp luật”12. Như vậy, trong trường hợp này, Toà nhận định ông Nhã là chủ sở hữu súc vật (nuôi chó) thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại. Do đó, ông Nhã có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nga bằng mức độ lỗi của mình. Việc thả rông súc vật là hành vi vi phạm quy định pháp luật về quản lý, bảo quản tài sản của chủ sở hữu (Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Do đó, quy định chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do gia súc mà mình thả rông gây ra là hợp lý. Theo luật tục của người Êđê về bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra dựa trên yếu tố lỗi của chủ sở hữu và trong một số trường hợp chủ sở hữu của gia súc cho dù không có lỗi cũng phải bồi thường, vì gia súc đó thuộc quyền sở hữu của mình. Đáng chú ý, luật tục Êđê có tính đến trường hợp riêng biệt mà chủ sở hữu gia súc được miễn bồi thường: “Trâu, bò mùa khô, chúng muốn đi đâu, chúng đi; chúng muốn đi lang thang đâu đó, chúng đi. Nếu chúng húc nhau đến chết cũng mặc, không phải đưa nhau ra xét xử, cứ đem chúng ra thui mà ăn”. Thiệt hại trên nằm ngoài sự kiểm soát của con người, coi là sự kiện bất khả kháng, người có gia súc Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 08/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, xem phụ lục số 01. 12 13 gây thiệt hại không phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu gia súc gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác, cho dù chủ sở hữu không có lỗi nhưng cũng phải bồi thường: “Nếu trâu, bò hung dữ báng chết một người thì chủ sở hữu của nó phải bồi thường; còn con vật bị giết thịt làm vật hiến sinh cúng cho người chết”. Nếu người bị báng chỉ bị thương thì chủ của gia súc phải bồi thường theo thiệt hại xác định được: “Nếu vết thương nhẹ, khoản bồi thường sẽ ít; nếu vết thương nặng, khoản bồi thường sẽ nhiều”13. Tác giả đồng quan điểm với các chuyên gia cho rằng luật tục Êđê quy định về chủ thể phải bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là phù hợp với những quy định của BLDS năm 2015. Cụ thể ở những điểm sau: trâu, bò trong mùa phải chăn giữ, nếu chúng hăng máu đấu nhau mà bị chết, bị què hay bị đui thì cũng không có chuyện gì phải đưa ra xét xử; nếu do lỗi của chủ sở hữu trâu bò, do thiếu sự quản lý, chăn dắt mà để trâu bò của mình gây thiệt hại cho trâu, bò của người khác thì phải bồi thường ngang giá với thiệt hại (Điều 223 luật tục Êđê); trâu, bò làm bị thương người khác thì chủ sở hữu của trâu, bò phải bồi thường và bồi thường các khoản thiệt hại khác về tài sản xác định được; gia súc phá hoại hoa màu của người khác, chủ sở hữu gia súc phải bồi thường. 1.2.2. Các chủ thể khác trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại a) Người quản lý súc vật hợp pháp: Theo quy định tại khoảng 4 Điều 603 BLDS năm 2015 thì trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thông qua vụ việc của ông Nhã, bà Nga nêu trên, vấn đề đặt ra là trong trường hợp con chó của ông Nhã tại thời điểm cắn chết heo con của bà Nga đang do người khác quản lý, sử dụng hợp pháp (Ví dụ ông Nhã vì đi công tác nhiều ngày và giao cho người nhà quản lý hộ) và súc vật đã được người này thả rông theo tập quán thì người đang quản lý con chó của ông Nhã có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS năm 2015 thì người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật. Từ bất cập trên, tác giả đưa ra kiến nghị theo hướng: Cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 nhằm hoàn thiện quy định này theo hướng xác định trách nhiệm bồi thường và bổ sung chủ thể phải chịu trách “Nét đẹp trong tập quán bồi thường của người Ê đê”, theo: http://baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/netdep-trong-tap-quan-ve-boi-thuong-cua-nguoi-ede-316572.html, truy cập ngày 19/3/2022. 13 14 nhiệm bồi thiệt hại cho người bị thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại bao gồm cả người chiếm hữu, sử dụng súc vật thả rông hợp pháp. b) Người thứ ba có lỗi trong việc làm súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại: Trong trường hợp người thứ ba có lỗi trong việc làm súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại thì việc xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ là chủ sở hữu súc vật theo quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 là không phù hợp. Nhận thấy điều luật còn một số điểm bất cập, cụ thể: Việc thả rông súc vật là hành vi vi phạm quy định pháp luật về quản lý, bảo quản tài sản của chủ sở hữu (Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội), nên chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do gia súc mà mình thả rông gây ra là hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo khoản 2 hay khoản 4 của BLDS năm 2015 thì sẽ thuyết phục hơn? Theo quan điểm của tác giả, nếu súc vật thả rông gây thiệt hại mà có sự tác động của người thứ ba thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần được xác định theo khoản 2 Điều 603 BLDS năm 2015. Theo đó, nếu người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại thì người thứ ba phải bồi thường. Việc chủ sở hữu thả rông súc vật thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nếu có căn cứ cho rằng người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Bởi vì trong trường hợp này chủ sở hữu có lỗi không quản lý tốt gia súc, còn người thứ ba có lỗi tác động làm gia súc gây thiệt hại. Do đó, phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. c) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại: Tương tự như trường hợp người thứ ba có lỗi trong việc làm súc vật thả rông theo tập quán gây ra thiệt hại, trường hợp người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại thì việc xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ là chủ sở hữu súc vật theo quy định tại khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 là không phù hợp. 15 Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 3 hay khoản 4 BLDS năm 2015 thì sẽ thuyết phục hơn? Hiện nay, pháp luật cũng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Theo quan điểm của tác giả, nếu súc vật thả rông bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì vấn đề bồi thường thiệt hại phải được xác định theo khoản 3 Điều 603 BLDS năm 2015. Theo đó, người chiếm hữu, sử dụng súc vật thả rông trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại. Nếu có căn cứ cho rằng người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại vì trong trường hợp này chủ sở hữu có lỗi không quản lý tốt gia súc để người khác chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật mà gây ra thiệt hại. Do đó, trong trường hợp này hai chủ thể này phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Từ những hạn chế trên của pháp luật, tác giả kiến nghị khoản 4 Điều 603 BLDS năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng bổ sung trường hợp: “Nếu có lỗi của người thứ ba hoặc của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì việc bồi thường được thực hiện theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan