Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự việt nam

.PDF
59
78
68

Mô tả:

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam Ngô Thanh Sơn Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: GS.TSKH Lê Văn Cảm Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Những vấn đề lý luận về Biện pháp bắt buộc chữa bệnh (BPBBCB) theo luật hình sự Việt Nam: làm rõ khái niệm BPBBCB, nội dung của các quy định có liên quan đến BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam, cơ sở lý luận về vấn đề này của Bộ luật hình sự Việt Nam. Trình bày thực tiễn áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: nghiên cứu hoạt động áp dụng BPBBCB trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; cụ thể là kỹ năng cá biệt hoá quy định về “Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, khả năng áp dụng biện pháp này của các cơ quan tư pháp hình sự và tác dụng của việc áp dụng biện pháp này đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, cụ thể nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Keywords. Bắt buộc chữa bệnh; Biện pháp tư pháp; Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu đề ra và được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lập pháp nói chung và lập pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng đó là chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, trừng trị, giáo dục, cảm hoá người phạm tội, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội trong đó giáo dục, phòng ngừa tội phạm là chủ yếu. Việc nghiên cứu để đưa ra các cơ chế pháp lý vừa nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm một cách hữu hiệu, vừa đảm bảo các quyền và tự do của con người và của công dân trên thực tế bằng các biện pháp cưỡng chế của hệ thống tư pháp hình sự không chỉ là những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động lập pháp, mà còn là hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý nước ta. Bởi lẽ, với chức năng của mình các biện pháp cưỡng chế của hệ thống tư pháp hình sự có liên quan thiết thực hàng ngày đến một số quyền cơ bản của công dân - đến các giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung đã nêu trong một xã hội có tính nhân bản cao [43, tr.3], đồng thời dựa vào đó cho phép đánh giá mức độ dân chủ và pháp chế trong bất kỳ một quốc gia nào. Trong số các biện pháp cưỡng chế ấy của hệ thống tư pháp hình sự thì biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh sau đây gọi là biện pháp bắt buộc chữa bệnh (BPBBCB) trong Bộ luật hình sự có chức năng rất quan trọng. Với tư cách là chế định độc lập, BPBBCB đã được các nhà làm luật nước ta ghi nhận tại Điều 43, 44 của Bộ luật hình sự 1999. Việc quy định BPBBCB trong pháp luật hình sự thể hiện phương châm đúng đắn trong việc thực hiện chính sách hình sự nước ta đó là sử dụng tối đa, đồng bộ mọi biện pháp để tác động đến việc giáo dục người phạm tội, hình phạt không phải là phương tiện, công cụ duy nhất trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tất cả các biện pháp cưỡng chế hình sự cũng đều nhằm mục đích giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả của sự tác động hình sự đối với tội phạm. Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua đã cho thấy, vì các lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành nói chung và chế định BPBBCB nói riêng đã bộc lộ những nhược điểm nhất định trong việc thực hiện chức năng của mình. Do đó, hiện nay để đảm bảo cho sự vận hành đồng bộ của hệ thống tư pháp hình sự nhằm đạt được hiệu quả cao trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, việc tiếp tục nghiên cứu một cách đồng bộ và có hệ thống chế định này là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh các bài viết nghiên cứu có liên quan đến BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam là không nhiều và còn thiếu tính đồng bộ, trong đó đa số chỉ đề cập một cách khái quát hoặc chỉ phân tích một vài khía cạnh của vấn đề, các cơ quan chức năng dường như bỏ quên công tác tổng hợp, thống kê tình hình áp dụng BPBBCB. Mặt khác, trong quá trình thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài, khi tác giả liên hệ với các cơ quan chức năng để được tiếp cận và thu thập số liệu thì nhận được trả lời: i) Tòa án, Viện kiểm sát: đây là các số liệu không nằm trong chỉ tiêu thống kê của ngành nên không thể có để cung cấp; ii) Phân viện giám định pháp y tâm thần phía nam (Biên Hòa - Đồng Nai): đây là các số liệu hạn chế cung cấp (Phân viện chỉ cung cấp cho các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu) còn đối với cá nhân như tác giả thì không được cung cấp. Chính vì những lí do đó mà tác giả đã gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là trong việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tìm thấy một tài liệu hay ấn phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu cũng như học giả Việt Nam về vấn đề "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam". Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam có liên quan đến BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam chỉ là những nghiên cứu dưới góc độ diễn giải, bình luận một cách khái quát đối với BPBBCB trong công trình nghiên cứu chung về các biện pháp tư pháp theo luật hình sự Việt Nam như: “Thực trạng quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp. Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất” [52] hoặc chỉ nhắc lại các quy định của pháp luật đối với chế định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam như: “Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người” [24]. Hay chỉ phân tích một vài khía cạnh về biện pháp này, chẳng hạn “Bàn về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” [41] hay “Về bắt buộc chữa bệnh và những thiếu xót cần khắc phục” [18]. Việc nghiên cứu BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam một cách tổng thể dưới gốc độ quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng biện pháp này của các cơ quan tố tụng trong những năm gần đây trên một địa bàn cụ thể - địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được thực hiện thông qua các công trình nghiên cứu nói trên. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo được một số quy định của Luật hình sự của một số nước có liên quan đến quy định về BPBBCB như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức.Vì vậy, có thể khẳng định đề tài “Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam” là có tính mới và khoa học của một công trình luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu Để đem đến một cái nhìn tổng quan về nội dung, vai trò và ý nghĩa của quy định về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" tác giả sẽ nghiên cứu theo cách tiếp cận của phương pháp so sánh những quy định có liên quan đến BPBBCB với các chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự khác; BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 là đối tượng nghiên cứu chính của tác giả, những quy định của một vài nước cũng sẽ được tác giả nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo và minh họa. Một cách chi tiết hoá, trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ba nội dung: (i) Những vấn đề lý luận về BPBBCB theo luật hình sự Việt Nam: Với nội dung này, tác giả tập trung làm rõ khái niệm BPBBCB, nội dung của các quy định có liên quan đến BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam, cơ sở lý luận về vấn đề này của Bộ luật hình sự Việt Nam. (ii) Thực tiễn áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: Trong nội dung này, tác giả hướng tới việc nghiên cứu hoạt động áp dụng BPBBCB trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; cụ thể là kỹ năng cá biệt hoá quy định về “Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, khả năng áp dụng biện pháp này của các cơ quan tư pháp hình sự và tác dụng của việc áp dụng biện pháp này đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. (iii) Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: Trong nội dung này, tác giả hướng tới việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Qua việc làm rõ những nội dung trên, tác giả mong muốn hoạt động nghiên cứu của mình sẽ góp phần làm rõ quy định có liên quan đến BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Đồng thời luận văn này cũng trình bày một số quy định có liên quan đến BPBBCB của một vài nước, điều này sẽ giúp cho chúng ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm của các quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự hiện hành và học hỏi kinh nghiệm của các nước từ đó giúp cho hoạt động áp dụng BPBBCB đạt hiệu quả mong muốn. 4. Phạm vi nghiên cứu Ở một luận văn Thạc sĩ Luật, đề tài này sẽ nghiên cứu vấn đề về BPBBCB theo quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Nghĩa là đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về BPBBCB. Trong giới hạn của đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về BPBBCB và thực tiễn áp dụng biện pháp này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được nội dung và mục đích của việc nghiên cứu đề tài sử dụng chủ yếu hai phương pháp là: phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh. a. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để diễn giải nội hàm của khái niệm BPBBCB và để làm rõ các quy định có liên quan của pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình trình bày những nội dung này. Phương pháp phân tích sẽ được sử dụng kết hợp cùng với phương pháp tổng hợp nhằm giúp cho từng nội dung được trình bày trở nên logic và có căn cứ. Tác giả sẽ tổng hợp và phân tích các thông tin từ các nguồn khác nhau bao gồm các văn bản pháp quy, các tài liệu chuyên ngành như các bài nghiên cứu, sách, báo chuyên ngành,... b. Phương pháp so sánh: Với mục đích nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến BPBBCB với một số chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự vài khác, cũng như trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng trình bày một số quy định có liên quan đến BPBBCB của một vài nước, phương pháp so sánh là phương pháp thích hợp để thực hiện mục tiêu trên. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài BPBBCB đóng vai trò rất quan trọng trong đó có liên quan đến việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của người bị áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong quá trình đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Song những quy định này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức trong thực tiễn khoa học pháp lý tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" là một nhu cầu bức thiết và mang tính thực tiễn cao hiện nay. Luận văn này đề cập việc nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối toàn diện về quy định "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" thông qua việc làm rõ khái niệm BPBBCB, điều kiện cần và đủ để áp dụng biện pháp này và so sánh các căn cứ để áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu cách thức vận dụng biện pháp này trong thực tiễn trên phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để minh chứng cho tính hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Với vai trò là biện pháp cưỡng chế trong pháp luật hình sự, việc nghiên cứu các quy định về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam " sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn vì nó đưa ra các căn cứ pháp lý cho việc áp dụng BPBBCB trong quá trình đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ được bố cục thành ba phần gồm Lời nói đầu, phần nội dung gồm ba chương và Kết luận. Cụ thể như sau: Mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh. Kết luận Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) (2012), Bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2. Bộ luật hình sự năm 1985. 3. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 5. Bộ luật hình sự năm 1985. 6. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 7. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 8. Bộ luật hình sự Tây Ban Nha, Bộ tư pháp dịch. 9. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 10. Bộ luật hình sự Thụy Điển, Bộ tư pháp dịch 11. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Pháp năm 1994 12. Bộ luật hình sự Đức, Bộ tư pháp dịch. 13. Bộ luật hình sự, ngày 20/12/1972 của chính phủ Việt Nam Cộng hòa 14. Bộ tư pháp (Viện khoa học pháp lý) (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội 15. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học - Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 16. Lê Văn Cảm (2010), “Những vấn đề chung về bảo bệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, Sách chuyên khảo Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (TS. Võ Thị Kim Oanh chủ biên), Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 17. Lê Văn Cảm (Lê Cảm) (2012), Sách chuyên khảo Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 18. Đỗ Văn Chỉnh (1999), “Về bắt buộc chữa bệnh và những thiếu xót cần khắc phục”, Tạp chí TAND, (03), tr.2 19. Nguyễn Đăng Đức (2001), Tâm thần học tư pháp, Trung tâm sức khỏe tâm thần, Tp. Hồ Chí Minh 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. 21. Học viện quân y (2007), Giáo trình Tâm thần học và Tâm lý học y học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 22. Phạm Hồng Hải (2000), “Các biện pháp tư pháp trong BLHS năm 1999 và vấn đề hoàn thiện LTTHS về trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp đó”, Tạp chí luật học, (05), tr.19 23. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội 24. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2012), “Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người”, Tạp chí khoa học pháp lý, (3), tr.29. 25. Trần Minh Hưởng (2007), Sách tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội 26. Trần Minh Hưởng (2009), Sách hệ thống pháp luật hình sự - tập 1: Bình luận khoa học BLHS (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009), thực hiện từ 01/01/2010, Nxb Lao động, Hà Nội 27. Luật giám định tư pháp năm 2012 28. Luật thi hành án hình sự năm 2010 29. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 30. Nguyễn Đức Mai, Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 và chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 của Bộ chính trị. 32. Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính Phủ quy định việc thi hành Biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 33. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 34. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 phần chung, Nxb Tp. Hồ Chí Minh 35. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 36. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về loại trừ trách nhiệm hình sự (bình luận chuyên sâu có viện dẫn các vụ án đã xét xử), Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 37. Đinh Văn Quế (2010), Tìm hiểu Tội phạm và hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Phương đông 38. Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/09/1997 của Bộ nội vụ - Bộ y tế - Bộ quốc phòng - Bộ tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 39. Trịnh Quốc Toản (2003), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự Hà Lan”, Tạp chí kiểm sát, (5), tr 48-52. 40. Nguyễn Minh Tuấn (2004), Các rối loạn tâm thần chuẩn đoán và điều trị, Nxb Y học, Hà Nội 41. Phan Hồng Thủy (2002), “Bàn về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”, Tạp chí Kiểm sát, (04), tr.34 42. Lương Hữu Thông (2005), Sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần thường gặp, Nxb Lao động, Hà Nội 43. Nguyễn Duy Thuân (1999), Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 44. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về phần chung của Bộ Luật hình sự luật hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 45. Trường Đại học luật Hà Nội (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 46. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 48. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội 49. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2008) Khoa luật Dân sự, Tập bài giảng "Những vấn đề chung về Luật dân sự" 50. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2008) Khoa luật hình sự, Tập bài giảng "Những vấn đề chung về Luật hình sự và tội phạm" 51. Trần Quang Tiệp (2011), Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 52. Trương Quang Vinh (2010), “Thực trạng qui định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp. Thực tiễn áp dụng và một số đề xuất”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (02),tr.67 53. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (chủ biên) (2006), Sách chuyên khảo Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội 54. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2006), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 55. http://tintuc.timnhanh.com.vn/phap_luat/phap_dinh/20080618/35A7B896/ 56. http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2009/02/3ba0b747/ 57. http://www.nguoiduatin.vn/nhieu-vu-an-dang-so-boi-nguoi-tam-than-gay-raa29863.html VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan