Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản của người có nghĩa vụ...

Tài liệu Biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản của người có nghĩa vụ

.PDF
135
1
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI PHONG TOẢ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI PHONG TOẢ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ GVHD: THS. PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Nguyễn Bảo Ngọc. Tất cả thông tin và tài liệu được sử dụng trong khóa luận này đều được tác giả ghi chú và trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 2022 Tác giả Nguyễn Ngọc Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT 1 BLTTDS năm 2004 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 2 BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 3 BLDS năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 3 BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời 4 Luật THADS năm 2008 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa sửa đổi, bổ sung năm 2014 đổi, bổ sung bởi Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. 5 Nghị quyết 02/2020/NQ- Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng HĐTP 9 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1........................................................................................................... 7 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHONG TOẢ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM ........................................................................................................... 7 1.1. Một số vấn đề chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. ........................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm của biện pháp khẩn cấp tạm thời ......................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời........................................... 8 1.2. Quy định pháp luật về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ 13 1.2.1. Khái niệm của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ .... 13 1.2.2. Ý nghĩa của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ ........ 16 1.2.3. Căn cứ áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ .. 18 1.2.4. Đối tượng áp dụng của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ ................................................................................................................... 21 1.2.5. Thẩm quyền; thủ tục áp dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ ........................................................................ 23 1.2.6. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ không đúng ..................................................................................... 28 1.3. Quy định của pháp luật nước ngoài về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ ............................................................................................. 33 1.3.1. Biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo Bộ luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga năm 2003 .......................................................... 34 1.3.2. Biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ ....................................................................................... 35 1.3.3. Biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1991 ...................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 40 CHƯƠNG 2......................................................................................................... 41 THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TOẢ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........................... 41 2.1. Về tài sản phong toả của người có nghĩa vụ .............................................. 41 2.1.1. Khi tài sản không thể phân chia và có giá trị lớn hơn nghĩa vụ .......... 41 2.1.2 Khi tài sản đang được thế chấp tại Ngân hàng ..................................... 44 2.1.3. Người yêu cầu áp dụng biện pháp phong toả tài của người có nghĩa vụ không cung cấp đầy đủ về nguồn gốc tài sản của người có nghĩa vụ. .......... 49 2.2. Về việc áp dụng nhiều lần biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ đối với cùng một tài sản ............................................................................... 54 2.3. Về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 63 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 66 PHỤ LỤC BẢN ÁN ............................................................................................ 69 1. Bản án số 64/2020/KDTM-ST ngày 29/9/2020 của Toà án nhân dân quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 70 2. Bản án số 24/2018/DS-ST ngày 28/08/2018 của Toà án nhân dân huyện B, Tỉnh Lâm Đồng về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. ....................................... 76 3. Bản án số 27/2018/DS-ST ngày 14/08/2018 của Toà án nhân dân huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. ................................ 83 4. Bản án số 32/2021/DS-PT ngày 24/3/2021 của Toà án nhân dân tỉnh An Giang về tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng........................... 90 5. Bản án số 08/2018/KDTM-ST ngày 17/10/2018 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Toà án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. ... 101 6. Bản án 376/2019/DS-PT ngày 24/10/2019 về tranh chấp dân sự - hợp đồng vay tài sản, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. ............................. 114 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của tất cả lĩnh vực trong đời sống, các quan hệ dân sự cũng vì thế mà được mở rộng hơn bao giờ hết. Các chủ thể xác lập mối quan hệ với nhau dựa trên sự thỏa thuận một cách tự nguyện, tự do về mặt ý chí để đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, không phải mối quan hệ nào cũng đi đến kết thúc tốt đẹp như thỏa thuận ban đầu, rất nhiều trường hợp trong quá trình thực hiện cam kết theo thỏa thuận, đôi bên đã xảy ra tranh chấp và không thể hòa giải được. Trong trường hợp đó, các bên thường có xu hướng tìm đến sự can thiệp của pháp luật mà đại diện đó chính là Toà án. Tuy nhiên, để giải quyết một vụ án dân sự các bên trong tranh chấp cần phải trải qua rất nhiều trình tự, thủ tục cũng như Toà án cũng phải cần thời gian xem xét các bằng chứng, chứng cứ để đưa ra kết luận khách quan nhất. Chính điều này vô tình tạo cho một bên trong tranh chấp, đặc biệt là bên có nghĩa vụ nhưng không có thiện chí thực hiện theo cam kết có thời gian để tìm cách trốn tránh nghĩa vụ bằng việc tẩu tán tài sản. Điều này không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bên còn lại trong vụ án, mà còn ảnh hưởng đến khả năng thi hành án trong giai đoạn sau này. Nhận thấy được nguy cơ đó, các nhà làm luật đã ghi nhận cơ chế các biện pháp khẩn cấp tạm thời, mà cụ thể là biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ như một cách thức để bảo đảm cho Toà án có thời gian để xem xét vụ án một cách khách quan nhất, ngăn chặn việc một bên tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ, quyền lợi của các bên từ đó được đảm bảo. Kể từ khi xuất hiện trong Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS năm 2004) được ban hành vào ngày 15 tháng 06 năm 2004, biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ đã tạo nên dấu ấn rõ nét khi trở thành một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời phổ biến được các bên đương sự cũng như Toà án sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết một tranh chấp dân sự. Điều này được chứng minh bằng việc đến Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) được 1 ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2015, dù nhiều quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc bãi bỏ do không phù hợp với thực tế, nhưng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ vẫn được quy định như một cách thức để bảo vệ quyền lợi cho các bên trong vụ án và đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế với sự biến chuyển không ngừng của các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ dân sự, trong quá trình áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ đã phát sinh nhiều thực trạng bất cập, ví dụ biện pháp này trong một số trường hợp còn tác động đến quyền lợi của bên thứ ba ví dụ là ngân hàng là một chủ thể của nền kinh tế thị trường, hay việc quy định bên yêu cầu áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ phải cung cấp bằng chứng, chứng cứ ngay khi nộp đơn yêu cầu đã tạo nên sự khó khăn cho một bên đương sự trong vụ án. Nhận thấy được bất cập đó, tác giả đã chọn đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn được nghiên cứu chuyên sâu, tác giả hy vọng rằng qua đề tài này sẽ cung cấp được góc nhìn khái quát, khách quan nhất về biện pháp phong toả tài sản của ngưởi có nghĩa vụ trong quy định của pháp luật hiện hành. Cũng như thông qua đó có thể nhìn thấy được những bất cập, vướng mắc còn tồn đọng trong thực tiễn và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” tác giả có tiến hành nghiên cứu một số công trình có liên quan như sau: - “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Nội dung giáo trình tập trung phân tích một cách tổng quát các vấn đề của biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có đề cập đến biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ. Bằng việc phân tích mang tính khái quát, giáo trình đã cung cấp những thông tin, kiến thức mang tính nền tảng tuy nhiên vẫn chưa đi sâu phân tích về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ. 2 - “Thực trạng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự”, Nguyễn Phương Anh (2015), Tạp chí Luật học số 08/2015. Bài viết này nghiên cứu quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS năm 2005, đề cập đến một số thực trạng khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Trong đó, tác giả của bài viết có sử dụng rất nhiều bản án trên thực tế để có thể làm sáng tỏ vấn đề bất cập cũng như qua đó đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bổ sung về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. - “Một số vấn đề về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Ngô Hoàng Oanh, Phạm Quỳnh Lan (2018), Tạp chí Nghề Luật số 05/2018. Bài viết về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong giới hạn của tạp chí đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành cũng như có nêu ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, trong khuôn khổ tạp chí, bài viết chỉ mới đề cập một cách tổng quan về quy định khái niệm và đặc điểm của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ mà chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu đầy đủ các quy định khác có liên quan của biện pháp. - “Biện pháp khẩn cấp tạm thời – Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ”, Lê Hồng Sơn (2020), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này không đi sâu vào việc phân tích các quy định của pháp luật về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, mà công trình này tập trung chuyên sâu nêu rõ những thực trạng khi áp dụng các quy định của pháp luật về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ vào trong thực tiễn. Không những vậy, công trình này còn có những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục những bất cập còn tồn tại trong thực tế. Mỗi công trình nghiên cứu đều có góc nhìn và cách phân tích vấn đề khác nhau, có công trình đi sâu vào nghiên cứu các quy định pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cụ thể là biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ, nhưng có công trình thì nghiên cứu nhiều hơn về những vướng mắc, bất cập khi áp 3 dụng quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ vào trong thực tiễn. Dựa trên việc tham khảo những công trình nghiên cứu đó, tác giả đã chọn đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ”. Với đề tài này, tác giả nghiên cứu biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ một cách tổng quan từ những vấn đề lý luận pháp luật cho đến phân tích chi tiết một số vướng mắc, bất cập trong thực tế khi áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ vào giải quyết vụ án dân sự, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” có hai mục đích chính: Thứ nhất, phân tích để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, căn cứ áp dụng, chủ thể có quyền yêu cầu, trách nhiệm khi áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ không đúng... Thứ hai, như đã nêu tại phần “Tính cấp thiết của đề tài”, các tranh chấp dân sự hiện nay diễn ra rất nhiều trên thực tiễn mà phần lớn đều xuất phát từ việc một bên không thực hiện cam kết theo thỏa thuận. Biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ được sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự, như một cách thức để tạm thời ngăn chặn việc bên có nghĩa vụ tẩu tán tài sản, bảo vệ kịp thời quyền lợi của bên có quyền. Chính vì điều đó mà khi áp dụng biện pháp này vào trong thực tế đã xuất hiện nên nhiều vướng mắc, bất cập. Do đó, thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng để đề xuất một vài kiến nghị mang tính xây dựng cụ thể để hoàn thiện biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài Về đối tượng nghiên cứu, tác giả tập trung vào nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ và thực tiễn áp dụng biện pháp này vào trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. 4 Về phạm vi nghiên cứu, với giới hạn của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định của BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bởi vì biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ là một trong số những biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự, do đó tác giả cũng tiến hành phân tích khái niệm, đặc điểm chung của các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời để mở rộng phạm vi nghiên cứu, tác giả còn tiến hành so sánh dựa trên việc tham khảo biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, phương pháp lịch sử, bởi vì biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ nói riêng và biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung không phải chỉ mới xuất hiện ở BLTTDS năm 2015 mà đã xuất hiện từ BLTTDS năm 2004. Do đó, việc sử dụng phương pháp lịch sử giúp tác giả nắm rõ bản chất, tinh thần của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ. Thứ hai, phương pháp phân tích là phương pháp được sử dụng xuyên suốt khóa luận. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung, biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ nói riêng cho đến các bất cập, vướng mắc khi áp dụng biện pháp vào trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Thứ ba, phương pháp tổng hợp là phương pháp được tác giả sử dụng khá nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận. Sau mỗi vấn đề được phân tích, mỗi đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, thực trạng thì phương pháp tổng hợp được sử dụng để người đọc có thể dễ tóm tắt, đúc kết lại được vấn đề. Thứ tư, phương pháp so sánh, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận cơ bản của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, tác giả sử dụng 5 phương pháp so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự giữa Việt Nam với Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ việc so sánh đó làm cơ sở cho sự định hướng để hoàn thiện pháp luật. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu gồm hai chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Chương 2. Thực tiễn áp dụng biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ và kiến nghị hoàn thiện. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHONG TOẢ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. 1.1.1. Khái niệm của biện pháp khẩn cấp tạm thời Quan hệ dân sự về bản chất là sự thỏa thuận thiện chí đôi bên cùng có lợi, mặc dù các bên đã thống nhất về ý chí, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ, tuy nhiên vì một số lí do khách quan hoặc chủ quan mà trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra tình trạng ít nhất một bên không còn thiện chí thực hiện theo những cam kết ban đầu dẫn đến xâm phạm đến quyền lợi của bên còn lại. Có rất nhiều cách thức để giải quyết tranh chấp như thương lượng, trọng tài, hòa giải hoặc khởi kiện. Trong khi đó, như đã đề cập, bản chất của quan hệ dân sự là đề cao tính thỏa thuận của các bên, nên khi xảy ra tranh chấp, để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, các bên trong quan hệ thường ưu tiên lựa chọn việc thương lượng để giải quyết tranh chấp. “Tuy nhiên, khi một bên đã không còn thiện chí thực hiện theo những thỏa thuận trong hợp đồng thì họ thường có xu hướng không tham gia vào quá trình thương lượng giải quyết tranh chấp hoặc không chấp nhận kết quả giải quyết tranh chấp”1. Do đó, trong số những phương thức giải quyết tranh chấp, khởi kiện ra Toà án sẽ được ưu tiên áp dụng hơn trong trường hợp các bên không tự mình giải quyết được. Nhận thấy trong quá trình giải quyết vụ án, một trong các bên đương sự có khả năng thực hiện những hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử, hiệu quả của hoạt động thi hành án nên quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS năm 2015 đã được hình thành như là một phương thức cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết vụ án. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2011), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thực tiễn xét xử tại toà án Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7. 1 7 Theo Từ điển Luật học, biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự được hiểu là “biện pháp Toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc đảm bảo việc thi hành án”2. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tác giả Phạm Duy Nghĩa thì “BPKCTT (Interim injunctive relief, Vorläufiger Rechtsschutz) được hiểu là một công đoạn tố tụng rút ngắn và đơn giản nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản tranh chấp hoặc các đảm bảo khác thiết yếu cho thi hành các nghĩa vụ, trong khi phiên tranh tụng chưa kết thúc”3. Như vậy biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể hiểu như sau: “Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tố tụng do Toà án áp dụng khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có đơn yêu cầu hoặc do Toà án chủ động áp dụng trong những trường hợp pháp luật cho phép để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án”4. Mặc dù không phải là khái niệm được quy định cụ thể trong BLTTDS năm 2015 tuy nhiên khái niệm này cũng đã chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. 1.1.2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời Ngay từ tên gọi của biện pháp đã cho thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời có hai đặc điểm chính nổi bật đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời. a. Tính khẩn cấp Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển Bách khoa, tr. 67. Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, tr. 77. 4 Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ biên), (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 292. 2 3 8 Trong từ điển tiếng Việt thì khẩn cấp có nghĩa là “cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ. Có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép chậm trễ”5. Qua định nghĩa trên có thể xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, nếu Toà án không ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành ngay quyết định đó thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án sẽ bị xâm phạm nghiêm trọng. Ngay trong điều luật cũng thể hiện rõ rệt tính khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời, cụ thể ở Khoản 1 Điều 139 BLTTDS năm 2015: “Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay”. Với tính khẩn cấp này thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dù được Thẩm phán hay Hội đồng xét xử ban hành, hay người bị áp dụng biện pháp không đồng ý thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn được cơ quan thi hành án dân sự thi hành ngay, nếu người bị áp dụng hoặc bên thứ ba có liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đồng ý thì có thể kháng cáo, kháng nghị chứ không được yêu cầu tạm ngưng việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, nói thêm về tính khẩn cấp, mặc dù hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể như thế nào là khẩn cấp nhưng có thể làm rõ tính khẩn cấp qua vụ việc sau: Nguyên đơn là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ THH (viết tắt là Công ty THH) khởi kiện công ty TNHH ATT. Theo đó, giữa nguyên đơn và bị đơn có xác lập hợp đồng số 01THH-AT, Công ty THH cũng đã bàn giao hàng hóa là Dầu Fo theo đúng như trong hợp đồng mà Công ty ATT yêu cầu. Tuy nhiên, đã quá hạn thanh toán nhưng Công ty ATT không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên Công ty THH khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty ATT thanh toán một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật với số tiền nợ gốc là: 147.807.726 đồng và tiền lãi quá hạn. Đồng thời để đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án cũng như thi hành án, nguyên đơn là Công ty THH còn nộp đơn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong toả tài khoản tại ngân hàng” đối với số tài khoản của Công 5 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 24/03/2022. 9 ty ATT. Do đó, theo yêu cầu của nguyên đơn, Toà án đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 04/2020/QĐ-BPKCTT ngày 15/06/2020 đối với số tài khoản của bị đơn cho đến khi được cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết6. Nhận xét. Qua vụ việc trên, có thể thấy, bởi vì bị đơn là Công ty ATT vi phạm nghĩa vụ thanh toán, đồng thời giả sử nếu bị đơn muốn trốn tránh nghĩa vụ thanh toán thì với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc tẩu tán tiền trong tài khoản hoàn toàn có thể diễn ra chỉ trong vài giây. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như cho quá trình giải quyết vụ án, nên Công ty THH đã ngay lập tức yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong toả tài khoản ngân hàng để phòng ngừa cũng như ngăn chặn trong trường hợp bị đơn thực hiện hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán. Vì vậy, tính khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích bảo vệ nhanh chóng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình khởi kiện cũng như đảm bảo hiệu quả của hoạt động tố tụng và thi hành án. b. Tính tạm thời Trong từ điển tiếng Việt thì tạm thời có nghĩa là “Chỉ có tính chất trong một thời gian ngắn trước mắt, không có tính chất lâu dài”7. Tính tạm thời cho thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không được áp dụng một cách lâu dài hay vĩnh viễn, nó chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian xác định. Bởi vì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thực tế có thể gây thiệt hại cho quyền, lợi ích của người bị áp dụng và người có liên quan đến việc áp dụng, đồng thời, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là biện pháp bảo đảm cho việc giải quyết vụ án và thi hành án, đây không là quyết định cuối cùng về kết quả giải quyết vụ án nên nếu căn cứ cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn trên thực tế thì biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị hủy bỏ, thay đổi theo yêu cầu của các chủ thể trong vụ án hoặc của Toà án. Căn cứ để Bản án số 64/2020/KDTM-ST ngày 29/9/2020 của Toà án nhân dân quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 7 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 24/03/2022. 6 10 thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 136, Điều 137 BLTTDS năm 2015. Có thể làm rõ tính tạm thời của biện pháp khẩn cấp tạm thời qua ví dụ sau: Ngày 01/01/2018, Bà Nguyễn Đỗ Đoan Tr có cho vợ chồng ông Th, bà N vay số tiền 1.265.000.000đ thời hạn vay đến 01/3/2018, lãi suất thỏa thuận 2,5%, tuy nhiên đến hạn thì vợ chồng ông Th, bà N không trả được nợ. Do đó bà Tr khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Th, bà N phải trả số nợ số tiền gốc là 1.015.000.000đ, đồng thời trong quá trình giải quyết vụ án, theo yêu cầu của nguyên đơn, Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2018/QĐ-BPKCTT ngày 20/03/2018 phong toả tài sản là thửa đất số 794, tờ bản đồ số 27 tại xã L, huyện B, tỉnh Lâm Đồng diện tích 686m2 của bà N. Tuy nhiên qua quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn đã đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nói trên. Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015 thì đây là một trong những căn cứ để Toà án hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời8. Nhận xét. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng, do đó khi có căn cứ để hủy bỏ, thay đổi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án sẽ ra ngay quyết định thay đổi, hủy bỏ. Như vụ việc vừa nêu, khi có căn cứ là nguyên đơn tự nguyện yêu cầu hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án ra ngay quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp để lợi ích của bị đơn không bị xâm phạm. Điều này chứng minh cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là quyết định mang tính chất giải quyết vụ án, mà chỉ mang tính chất ngắn hạn, có thể bị thay đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào. Ngoài hai đặc điểm nổi bật là tính khẩn cấp và tính tạm thời, biện pháp khẩn cấp tạm thời có hai đặc điểm không kém quan trọng là tính bảo đảm và tính cưỡng chế. c. Tính bảo đảm Bản án số 24/2018/DS-ST ngày 28/08/2018 của Toà án nhân dân huyện B, Tỉnh Lâm Đồng về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. 8 11 Bảo đảm có nghĩa là “Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Bảo đảm hoàn thành kế hoạch. Bảo đảm quyền dân chủ. Đời sống được bảo đảm”9. Tính bảo đảm thể hiện mục tiêu của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để bảo đảm kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm cho quá trình xét xử cũng như cho việc thi hành án sau này. Ví dụ: Bà Hà Thị Vân A có cho ông Nguyễn Văn H vay số tiền 400.000.000đ, hai bên có viết giấy tay để xác lập việc vay mượn. Quá hạn trả nợ mặc dù bà A đã đòi nhiều lần nhưng ông H không trả nên bà A đã khởi kiện ra Toà án buộc ông H phải thanh toán số tiền 400.000.000đ. Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án, do nhận thấy bị đơn là ông H có hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ nên nguyên đơn là bà A đã yêu cầu Toà án tiến hành áp dụng biện pháp “Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ. Dựa vào các chứng cứ nguyên đơn xuất trình và Toà án thu thập, Toà án nhân dân huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2018/QĐBPKCTT ngày 29 tháng 3 năm 2018 để bảo đảm việc thi hành án10. Nhận xét. Có thể thấy, trong quá trình giải quyết vụ án, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những giải pháp hiệu quả để bảo đảm kịp thời quyền lợi của nguyên đơn, như trong vụ việc trên khi có căn cứ chứng minh bị đơn đang tiến hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì việc Toà án áp dụng biện pháp “Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ” sẽ bảo đảm cho quyền lợi của nguyên đơn cũng như bảo toàn nguyên vẹn trạng thái của tài sản nhằm phục vụ cho quá trình thi hành án. d. Tính cưỡng chế Cưỡng chế có nghĩa là “dùng quyền lực nhà nước bắt phải tuân theo”11. “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 24/03/2022. Bản án số 27/2018/DS-ST ngày 14/08/2018 của Toà án nhân dân huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. 11 “Từ điển Việt- Soha tra từ”, http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/C%C6%B0%E1%BB%A1ng_ch%E1%BA%BF, truy cập ngày 24/03/2022. 9 10 12 Tính cưỡng chế trong biện pháp khẩn cấp tạm thời thể hiện ở việc những quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Toà án đưa ra đều mang tính bắt buộc đối với các bên đương sự, các bên tiến hành tố tụng và các chủ thể có liên quan. “Dù đương sự không đồng ý với quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án và có khiếu nại thì vẫn không được tạm hoãn thi hành”12. Những quyết định này mang quyền lực của Nhà nước, do đó cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp mang tính cưỡng chế thi hành đối với các chủ thể không tự nguyện thi hành như phạt tiền, đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự…và một số biện pháp cưỡng chế khác được quy định cụ thể trong Luật THADS năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. 1.2. Quy định pháp luật về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ 1.2.1. Khái niệm của biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ Biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ là một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật, được quy định cụ thể tại Khoản 11 Điều 114 BLTTDS năm 2015. Phong toả có nghĩa là “Bao vây một khu vực hay một nước nào đó để cô lập, cắt đứt giao thông liên lạc với bên ngoài. Phong toả đường biển. Kinh tế bị phong toả”13. Phong toả tài sản được xem là một cách thức bảo đảm cho tài sản không phải chịu sự tác động từ bất kì chủ thể nào. Theo từ điển Luật học, phong toả tài sản là “cấm chuyển dịch tài sản, hủy hoại tài sản khi đã xác định được loại, số lượng, đặc điểm, giá trị tài sản. Phong toả tài sản được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trong quá trình thi hành án dân sự”14. Nghĩa vụ có nghĩa là “Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác. Lao động là nghĩa vụ của mỗi người”15. Hay theo Điều 274 BLDS năm 2015 có quy định cụ thể “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, Võ Thị Cẩm Tú (2010), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8. 13 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 24/03/2022. 14 Bộ Tư Pháp, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa và NXB Tư pháp, tr. 621. 15 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 24/03/2022. 12 13 một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Trong vụ án dân sự, theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có nghĩa vụ thông thường là bị đơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu bị đơn có đơn phản tố, bên thứ ba có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì người có nghĩa vụ cũng có thể là nguyên đơn. Theo Điều 105 BLDS năm 2015, tài sản hợp pháp được pháp luật quy định bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có, và tài sản hình thành trong tương lai. Theo quy định của BLTTDS năm 2015, tài sản bị áp dụng biện pháp phong toả phải là tài sản có được một cách hợp pháp của người có nghĩa vụ. Liên quan đến khái niệm biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ, một số tác giả đã có quan điểm như sau: Tác giả Lê Hồng Sơn cho rằng phong toả tài sản của người có nghĩa vụ là “việc cô lập, cấm chuyển dịch quyền sở hữu về tài sản để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự”16. Hay phong toả tài sản của người có nghĩa vụ là “một biện pháp được thực hiện nhằm mục đích ngăn chặn khả năng thực hiện quyền định đoạt tài sản, bao gồm quyền bán, chuyển dịch hoặc bất kì hình thức giao dịch nào khác đối với tài sản”17 theo quan điểm của tác giả Ngô Hoàng Oanh và Phạm Quỳnh Lan. Như vậy, có thể rút ra khái niệm tổng quan về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp mà theo đó sẽ cô lập để bảo toàn nguyên vẹn trạng thái, giá trị của tài sản, ngăn chặn quyền định đoạt tài sản của các chủ thể liên quan đến vụ án, khi áp dụng biện pháp này, các chủ thể sẽ không được phép Lê Hồng Sơn (2020), Biện pháp khẩn cấp tạm thời – Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 06. 17 Ngô Hoàng Oanh, Phạm Quỳnh Lan (2018), “Một số vấn đề về biện pháp phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Tạp chí Nghề luật, số 05, tr. 62. 16 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan