Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự việt nam...

Tài liệu Biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự việt nam

.PDF
57
39
103

Mô tả:

Biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Hoàng Thị Diệp Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành:; Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Dũng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Biện pháp bảo lĩnh; Luật tố tụng hình sự; Pháp luật Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ các BPNC là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để đảm bảo thi hành án. Pháp luật TTHS Việt Nam quy định BPNC gồm có: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp mang tính cưỡng chế rất nghiêm khắc, có tính tước đoạt tự do của bị can, bị cáo. Thực tiễn tổng kết các BPNC ở nước ta trong những năm qua cho thấy các biện pháp, bắt tạm giữ, tạm giam được áp dụng phổ biến trong các vụ án hình sự . Theo phân tích của Vụ 4 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), năm 2013 các cơ quan chức năng bắt, tạm giữ về hình sự 39.175 trường hợp (tăng 0,76% so với năm 2012), đã giải quyết 38.109 trường hợp, trong đó, xử lý hình sự 36.861 người tương đương tỷ lệ 96,73% (tăng 0,73% so với cùng kỳ năm 2012). Tổng số người bị tạm giam năm 2012 là 95.304 người, nhưng năm 2013 còn 94.228 người (giảm 1,13%), trong đó xử lý hình sự 47.708 người với tỷ lệ là 50,53% (giảm 2,16% so với cùng kỳ năm 2012). Áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam là cần thiết, tuy nhiên, nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng lạm dụng việc tạm giữ, tạm giam không những làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, mà còn làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nước nếu như để lọt người phạm tội ngoài vòng pháp luật. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định [36]. Quy định này của Hiến pháp đã đảm bảo công dân không bị áp dụng BPNC một cách tùy tiện. Trong nhiều trường hợp, nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xét thấy không cần thiết phải áp dụng các biện pháp mạnh trên thì phải thay đổi ngay BPNC khác có tính ít nghiêm khắc hơn, như thế thể hiện sự tự tin trong nhận thức, dám nghĩ, dám làm của người THTT, vừa tạo dựng được niềm tin của nhân dân đối với chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, tinh thần của Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới ; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/04/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam đến năm 2010, đinh ̣ hướng đế n năm 2020; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp năm 2020 chỉ rõ nô ̣i dung “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đố i với một số loại tội phạm ; thu he ̣p đố i tượng người có thẩm quyề n quyế t đi ̣nh viê ̣c áp dụng các biê ̣n pháp tạm giam…”[5] lại càng thể hiện rõ hơn quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc hạn chế áp dụng các BPNC có tính nghiêm khắc nói chung và hạn chế, thay thế áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng, nhằm bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm gắn với việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm được xem là các biện pháp có tính ít nghiêm khắc và được các cơ quan THTT áp dụng để thay thế biện pháp tạm giữ, tạm giam khi các cơ quan này xét thấy không cần thiết phải tạm giữ, tạm giam nhưng vẫn cần thiết phải ngăn chặn, phòng ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội. Trong các biện pháp này thì bảo lĩnh là một biện pháp đảm bảo mục đích trên. Tuy được sử dụng để thay thế biện pháp tạm giam nhưng khi áp dụng biện pháp bảo lĩnh, các bị can, bị cáo không bị tước đoạt tự do, không bị hạn chế các quyền công dân miễn sao việc thực hiện các quyền này không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Mặc dù là một biện pháp ưu việt được quy định từ BLTTHS năm 1988, song thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong nhiều năm qua cho thấy, chế định bảo lĩnh ít được các cơ quan THTT sử dụng bởi còn thiế u nhiề u quy pha ̣m hướng dẫn cụ thể cầ n làm sáng tỏ xung quanh chế đinh ̣ này như : Căn cứ áp dụng vẫn còn mơ hồ, thiếu quy định cụ thể về tiêu chuẩn của cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh; Nhiều trường hợp người nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án nhưng chưa có biện pháp xử lý trách nhiệm của họ… Tình hình trên xảy ra là do nhiều ng uyên nhân, bao gồm yế u tố khách quan và y ếu tố chủ quan, vì vậy cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và làm sáng tỏ các vướng mắc còn tồn tại của biện pháp bảo lĩnh để từ đó làm rõ hơn về mặt khoa học pháp lý cũng như về mặt thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đáp ứng được yêu cầu , nhiệm vụ trong tình hình mới , hướng tới sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật TTHS Viê ̣t Nam. Vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Biê ̣n pháp bảo lin ̃ h trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam " – mô ̣t vấ n đề mang tiń h cấ p bách , thiế t thực không những về mă ̣t lý luâ ̣n mà cả về mặt thực tiễn trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay . 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các BPNC trong Luật TTHS giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc áp dụng đúng các BPNC có ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Vì thế, nhận thức đúng, áp dụng đúng các BPNC là cần thiết. Do đó đã có nhiều bài viết về các BPNC được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, những khía cạnh khác nhau. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ , có các đề tài của các tác giả : Nguyễn Văn Điệp, Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nô ̣i, 1996; Lê Thanh Bình, Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; v.v… Ở cấp độ luận án tiến sĩ, có các đề tài của một số tác giả: Nguyễn Văn Điệp, Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Trường Đại học Luật Hà Nô ̣i, 2005; Nguyễn Trọng Phúc, Chế định các biện pháp ngăn chặn theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2010; v.v… Bên ca ̣nh đó , về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau : PGS. TS Nguyễn Ngo ̣c Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam , Nxb Đa ̣i ho ̣c Quố c gia , Hà Nội ; Ths. Phạm Thanh Bình và TS .Nguyễn Vạn Nguyên có công trình Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam... đúng pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993; TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công trình Các biện pháp ngăn và những vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1995; Ths. Nguyễn Mai Bộ có công trình Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Phạm Thanh Bình, Một số vấn đề chung quanh việc tạm giữ, tạm giam, Nxb. Đồng Nai, 1997; v.v… Ngoài ra một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa ho ̣c có đề câ ̣p đế n các biê ̣n pháp ngăn chặn như : Ths.Phạm Thanh Bình, Bắt - Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 3/1998; Nguyễn Văn Dũng, Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và những bất cập, Tạp chí Dân ch ủ pháp luật, Số 12/2002; TS. Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát. VKSND tối cao, Số 7/2005; TS. Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề về biện pháp bảo lĩnh quy định trong BLTTHS năm 2003, Tạp chí Kiểm sát. VKSND tối cao, Số 15/2006; TS.Phạm Mạnh Hùng, Hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát. VKSND tối cao. Số 21/2007; Nguyễn Đình Bình, Một số ý kiến về việc hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát. VKSND tối cao. Số 5/2008; TS. Trịnh Tiến Việt, Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo liñ h và hư ớng sửa đổi, bổ sung, Tạp chí nghiên cứu lập p háp. Văn phòng Quố c hô ̣i , Số 02/2010; Nguyễn Ngọc Ánh, Một số vướng mắc bất cập khi áp dụng điều 92 BLTTHS, Tạp chí TAND. TAND tối cao, Số 8/2012; Phùng Văn Tài, Những vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 8/2012; Vũ Gia Lâm, Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 9/2012; v.v… Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu đề cập đến các BPNC có ý nghĩa là các biện pháp nói chung. Vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có một công trình nghiên cứu thật chuyện sâu về biện pháp bảo lĩnh. Để có nhận thức đúng hơn về biện pháp này trong mối liên hệ với các BPNC khác . Như vâ ̣y, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳ ng đinh ̣ viê ̣c nghiên cứu đề tài “Biê ̣n pháp bảo liñ h trong luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự Viê ̣t Nam” là đòi hỏi khách quan , cấ p thiế t , vừa có tiń h lý luâ ̣n , vừa có tiń h thực tiễn . 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lý luận về biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, phân tích các khía cạnh của BLTTHS Việt Nam hiện hành và BLTTHS của một số nước trên thế giới quy định về biện pháp bảo lĩnh, đồng thời nghiên cứu tình hình áp dụng biện pháp này trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mu ̣c đích nghiên cứu nêu trên , luâ ̣n văn có những nhi ệm vu ̣ chủ yế u sau: - Dựa trên cơ sở kế t quả tổ ng hơ ̣p các quan điể m của các tác giả trong nước về biện pháp ngăn chặn, luâ ̣n văn nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về biê ̣n pháp bảo liñ h. - Phân tích, đánh giá các quy định của BLTTHS hiê ̣n hành liên quan đến biê ̣n pháp bảo lĩnh trong Luật TTHS. - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp du ̣ng biê ̣n pháp ngăn chă ̣n bảo liñ h trong luâ ̣t TTHS ở nước ta. - Tìm ra những bất cập hạn chế để đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiê ̣n về pháp luật biê ̣n pháp bảo liñ h trong luâ ̣t TTHS Viê ̣t Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận về biê ̣n pháp bảo liñ h trong luâ ̣t TTHS Việt Nam. - Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quy định của một số nước trên thế giới và thực tiễn áp dụng để đưa ra những kiến nghị, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trên các vấn đề cơ bản sau: - Cơ sở lý luận về biê ̣n pháp bảo liñ h trong luâ ̣t TTHS Việt Nam - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đế n biê ̣n pháp bảo liñ h trong luâ ̣t TTHS Việt Nam. - Về thực trạng áp du ̣ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự hiê ̣n hành về biê ̣n pháp bảo lĩnh. - Các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự hiê ̣n hành về biê ̣n pháp bảo liñ h. 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật. Luâ ̣n văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật tố tụng hiǹ h sự của Nhà nước về các BPNC. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên c ứu cụ thể và đ ặc thù của khoa h ọc xã hội như phương pháp phân tích và t ổng hợp; phương pháp đố i chiế u ; phương pháp diễn dich ̣ ; phương pháp quy na ̣p ; phương pháp thố ng kê , điề u tra xã hội ho ̣c để tổ ng hơ ̣p các tri thức khoa ho ̣c và luâ ̣n chứng các vấ n đề tương ứng đươ ̣c nghiên cứu trong luâ ̣n văn . 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lý luận - Luận văn đã góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề lý luận về biê ̣n pháp bảo liñ h trong Luâ ̣t TTHS Viê ̣t Nam. - Luận văn đã tìm hiểu, phân tích các quy định của một số nước trên thế giới về biện pháp bảo lĩnh, để từ đó kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước nhằm tiếp tục phát triển các quy định của pháp luật trong nước về chế định này. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của BLTTHS và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực tiễn áp dụng biê ̣n pháp bảo liñ h trong Luâ ̣t TTHS Việt Nam, từ đó tìm ra được những hạn chế bất cập về biê ̣n pháp bảo liñ h trong luâ ̣t TTHS và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế. - Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam và tăng cường biê ̣n pháp bảo liñ h trong Luâ ̣t TTHS Viê ̣t Nam. - Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn còn ph ục vụ cho viê ̣c trang bi ̣những kiế n thức chuyên sâu cho các cán bô ̣ đang công tác ta ̣i các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyế t vu ̣ án hình s ự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương, như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về biê ̣n pháp bảo liñ h trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2: Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới. Chương 3: Thực trạng áp dụng biện pháp bảo lĩnh và các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng trong tố tụng hình sự. References 1. Phạm Ngọc Ánh (2012), “Một số vướng mắc bất cập khi áp dụng Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự”, Tòa án nhân dân, (8), tr. 21-22. 2. Lê Thanh Bình (2010), Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Đình Bình (2008), “Một số ý kiến về việc hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (5). Phạm Thanh Bình (1996), “Việc tạm giam để đảm bảo cho các hoạt động tố tụng khác”, Luật học, (4), tr. 51-54. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiế n lược cải cách tư pháp năm 2020, Hà Nội. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/04/2005 của Bộ Chính trị về Chiế n lược xây dựng và hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng pháp luật Viê ̣t Nam đế n năm 2010, đi ̣nh hướng đến năm 2020, Hà Nội. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSNDTC, TANDTC (2013), Thông tư liên tịch số 17 ngày 14/11/2013 hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Ngo ̣c Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam , Nxb Đa ̣i học Quốc gia, Hà Nội. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013 /NĐ-CP ngày 12/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. Trần Danh (2014), “Vụ “nhận hối lộ, cán bộ xã đi tù”: Bị cáo được giảm án”, http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/201405/vu-nhan-hoi-lo-can-bo-xa-di-tu-bi-caoduoc-giam-an-2315515/. Nguyễn Văn Dũng (2002), “Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và những bất cập”, Dân chủ và Pháp luật, (12), tr. 33-34. Bùi Kiên Điện (1999), “Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh”, Luật học, (1), tr. 38-42. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Đỗ Văn Đương (2012), “Căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tạm giam”, Kiểm sát, (19), tr. 43-47. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 01/2006 ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội. Phạm Mạnh Hùng (2007), “Hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Kiểm sát, (21), tr. 30-35. Đàm Huy (2012),“Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương”, http://www.tinmoi.vn/tam-giam-nha-bao-hoang-khuong-01704236.html. Gia Khánh (2013), “Tạm giam cả phụ nữ có con 11 tháng tuổi”, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131215/tam-giam-ca-phu-nu-co-con-11-thangtuoi.aspx. Quang Lâm (2012), “Kiến nghị trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương”, http://www.tinmoi.vn/kien-nghi-tra-tu-do-cho-nha-bao-hoang-khuong-01821534.html. Vũ Gia Lâm (2012), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn”, Luật học, (9). Đăng Linh (2014), “Chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp”, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Chong-tieu-cuc-trong-hoat-dong-tuphap/196454.vgp. Tâm Lụa (2014) “Một câu nói 5 năm tù”, http://m.tuoitre.vn/news/tt?id=604739. Tâm Lụa (2014), “Quá nhiều vấn đề trong bản án”, http://m.tuoitre.vn/ news/tt?id=604960. Đỗ Thị Hương Ly (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn tạm 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Hoài Nam (2007), “Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần được giải thích và hướng dẫn thực hiện”, Kiếm sát, (9), tr. 41-43. Thảo Nguyên (2013), “Tăng cường chống tham nhũng trong hoạt động tố tụng”, http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/tang-cuong-chong-tham-nhung-trong-hoatdong-to-tung_t492c1080n62827.html. Ngô Thị Nhị (2012), Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Tạ Tấn Phong (2003), “Biện pháp ngăn chặn phải phục vụ tốt cho công tác điều tra”, Tòa án nhân dân, (8). Nguyễn Trọng Phúc (2010), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Thanh Quang (2014), “Chống đối manh động, dắt nhau vào tù”, http://www.anninhthudo.vn/Ky-su-phap-dinh/Chong-doi-manh-dong-dat-nhau-vaotu/548545.antd. Công Quang (2012), “Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự với bị cáo Hoàng Khương”, http://dantri.com.vn/phap-luat/luat-su-de-nghi-mien-trach-nhiem-hinh-su-voibi-cao-hoang-khuong-638313.htm. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. Minh Sơn (2012), “Giết người vẫn được tại ngoại”, http://nld.com.vn/ phap-luat/gietnguoi-van-duoc-tai-ngoai.htm; Phùng Văn Tài (2012), “Những vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và kiến nghị sửa đổi, bổ sung”, Nhà nước và pháp luật, (8). Trần Quang Tiệp (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nôi, tr. 209. Trần Quang Tiệp (2005), “Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (7). Trần Quang Tiệp (2005), “Một số vấn đế lý luận về biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự”, Nhà nước và Pháp luật, (9), tr. 44-48. Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề về biện pháp bảo lĩnh quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Kiểm sát, (15), tr. 24-25, 28. Đàm Thị Trang (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Lại Văn Trình (2006), “Tăng cường bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn xét xử”, Tòa án nhân dân, (10). Vân Trường (2014), “Vụ án buôn lậu 336 kg vàng thành kinh doanh trái phép”, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/591132/vu-an-buon-lau-336kg-vang-thanhkinh-doanh-trai-phep.html#ad-image-0. Vân Trường (2013), “Truy tố 7 bị can trong vụ án buôn lậu 336 kg vàng”, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/583017/truy-to-7-bi-can-trong-vu-an-buonlau-336kg-vang.html. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga, http://tks.edu.vn/law/detail/1028_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Lien-Bang-Nga.html. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Nhật Bản, 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Nhat-Ban.html. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, http://tks.edu.vn/law/detail/1711_0_Luat-to-tung-hinh-su-cua-nuoc-Cong-hoa-Nhan-danTrung-Hoa.html. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức, http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Cong-hoa-lien-bangDuc.html. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Phạm Quốc Uy (2013), “Khó khăn trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội”. http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/780/Khokhan-khi-ap-dung-bien-phap-ngan-chan-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi-. Trịnh Tiến Việt (2006), “Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong BLTTHS năm 2003”, Tòa án nhân dân, (7), tr. 19-24. Trịnh Tiến Việt (2010), “Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo liñ h và hướng sửa đổi, bổ sung”, Nghiên cứu lập pháp, (2). Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, tr. 215, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Phạm Khắc Vực (2004), “Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam”, Khoa học pháp lý, (2). VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan