Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Biên bản sinh hoạt chuyên môn tháng 2...

Tài liệu Biên bản sinh hoạt chuyên môn tháng 2

.DOC
5
183
135

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT BẮC HÀ TRƯỜNG : PTDTBT TH Nậm Khánh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHỐI Tổ Khối: 4 + 5 Chuyên đề: “Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh” I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: Thời gian : Vào hồi 7 giờ ngày 28 tháng 02 năm 2015. Địa điểm : Tại trường: PTDTBTTiểu học Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. II. THÀNH PHẦN THAM DỰ: Thành phần: 1. Đ/c: Nguyễn Thị Bích Thúy - Tổ trưởng tổ khối . 2. Đ/c: Phạm Văn Võ - Thư ký. 3. Các đồng chí GV trong tổ khối: 07/07 đồng chí. III. NỘI DUNG: Sinh hoạt chuyên đề: “Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh ” A. Buổi sáng: 1. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Thúy thông qua chương trình của buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ. 2. Tham gia trực tiếp dự giờ 2 lớp 4 + 5 thực hiện dự án VNEN. * Từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 30 phút. Dự giờ lớp 5A môn Tiếng Việt, bài 25C:Chúng mình cùng sáng tạo(tiết 2) (Giáo viên: Tòng Văn Lợi ). * Từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút: Dự giờ lớp 4A môn Tiếng Việt, bài 26A: Dũng cảm chống thiên tai( tiết 1) ; (Giáo viên : Phạm Văn Võ). * Từ 9 giờ 30 phút đến 10 giờ: Giải lao. Dự giờ lớp 5A môn Tiếng Việt, bài 26A: Nhớ ơn thầy cô ( tiết 1)(Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Thúy). * Từ 10 giờ đến 11 giờ : B. Buổi chiều: * Từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ. Các Đ/C Giáo viên thảo luận về“Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh ”. 1. Chia sẻ giờ dạy: - Ý kiến của Đ/C Tuyến : * Tâm đắc : * Với chuyên đề“Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh” là rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Qua ba tiết dự giờ hôm nay điều mà tôi tâm đắc nhất là: - Học sinh có được kĩ năng tạo môi trường hợp tác; như ở HĐ nhóm của cả ba bài dạy hôm nay. Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên. - Học sinh có kĩ năng giao tiếp, tương tác học sinh với học sinh. Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác. Biết ngắt lời một cách hợp lí. * Băn khoăn : - Trong một tiết học chưa có sự báo cáo luân phiên hay điều hành của nhóm nên để cho các em báo cáo, chia sẻ luân phiên ở mỗi HĐ. * Giải pháp: + Giáo viên hướng cho tất cả các em biết cách điều hành nhóm linh hoạt hơn. + Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối. + Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục. - Ý kiến của Đ/C Thúy : * Tâm đắc : + Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh : Vì nhóm trưởng chủ động điều hành hoạt động nhóm theo lô gô, hướng dẫn các bạn thực hiện yêu cầu của hoạt động, cùng bạn phát hiện ra kiến thức mới nên ngay từ đầu năm học, giáo viên hướng dẫn và rèn luyện cho từng học sinh kĩ năng học các nhân, kĩ năng điều hành các hoạt động, kĩ năng đặt câu hỏi, trả lời, nhận xét, tuyên dương, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn. Tạo cơ hội để mọi học sinh đều được làm nhóm trưởng. * Băn khoăn : + Khi các nhóm hoạt động, làm việc theo nhóm nhưng vẫn con còn có một số em không tự giác hoạt động, còn chưa tự tin, điều hành nhóm chưa có hiệu quả. Giáo viên chưa bao quát hết được từng thành viên trong các nhóm thực hiện “Ở HĐTH 2 - Bài 25C. * Giải pháp: + Kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kĩ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học. + Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Đây là kĩ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây trạnh lòng nhau .Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn… Để đạt được mục đích nêu trên. + Giáo viên có cái nhìn cụ thể hơn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh, cuốn hút các em vào vòng tư duy, phát huy tính tích cực, tự giác, tự học của học sinh trong học tập, rèn luyện…, góp phần nâng cao chất lượng học tâp của các em. - Ý kiến của Đ/C Lợi: * Tâm đắc : + Nhóm trưởng biết phân công trách nhiệm trong nhóm: Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất. + Ở HĐCB 4, 5; Bài 26A: Trưởng nhóm: quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động; Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất; Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm; Người theo dõi về thời gian. Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau mỗi lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc tổ quy định. Nghĩa là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên. Giao nhiệm vụ cho nhóm: Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu. * Băn khoăn : + Hoạt động cơ bản 1; Bài 26A: Kết quả chưa cao, các nhóm thảo luận chưa sôi nổi, chưa tự tin. * Giải pháp: + Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc của học sinh. + Sau mỗi hoạt động học sinh tự biết đánh giá mình trước nhóm, rất tự tin. Biết đánh giá bạn trong nhóm, đánh giá giữa các nhóm. - Ý kiến của Đ/C Võ : * Tâm đắc : + Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động và tạo được một môi trường xã hội thuận lợi để trẻ hình thành tính cách đồng thời phát triển kĩ năng sống của mình. + Nhằm rèn luyện và phát triển “năng lực hợp tác” cho học sinh - một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu hiện nay. + Học sinh có ý thức tự giác làm việc trong nhóm, các nhóm trưởng biết điều hành các thành viên trong nhóm làm việc nhiệt tình, sôi nổi. Chủ động điều hành tự học, tự quản tốt. * Băn khoăn : + Chưa vận dụng liên hệ thực tế vào cuộc sống, trong gia đình. * Giải pháp: + Nhằm phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho mọi đối tượng học sinh: Kết luận của nhóm sau khi đã thống nhất là sản phẩm của nhóm, đó là quá trình trao đổi, trình bày ý kiến của từng thành viên trong nhóm. Khi mà mỗi thành viên trong nhóm đều phải đưa ra ý kiến thì đó chính là các em đã nói với nhau, nghe lẫn nhau và đáp lại lời của bạn hay nói cụ thể là việc thảo luận nhóm này đã làm cho tất cả học sinh đều phải đưa ra được chính ý kiến của mình. Điều này đã góp phần rèn luyện cho học sinh ngôn ngữ nói, cách giao tiếp, cách diễn đạt một vấn đề. * Từ 15 giờ đến 15 giờ 30 phút: Giải lao. * Từ 15 giờ 30 phút đến 16 giờ: 2. Kết luâ ân của người chủ trì. a. Hướng khắc phục: + Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh : Thời lượng dành cho học sinh hoạt động nhóm phải thích đáng để thực hiện hoàn chỉnh các bước: làm việc độc lập, thảo luận trong nhóm, trình bày kết quả và thảo luận chung. - Cần nắm được các nhược điểm của kĩ năng điều hành nhóm để trong khi chuẩn bị hoặc tổ chức thực hiện có biện pháp khắc phục. Ví dụ: lớp ồn thường ảnh hưởng lớp bên cạnh nên nhớ đóng bớt cửa, nhắc nhở trao đổi vừa đủ nghe, phát huy vai trò nhóm trưởng để điều chỉnh trong nhóm. Hoặc một số em hay “quậy”, tranh bạn nói hết, còn một số em chỉ im lặng không tham gia ý kiến thì giáo viên nên chọn em hay nói làm nhóm trưởng mà trong nhóm đó ít có bạn thân của em, còn em ít nói sẽ làm việc với nhóm bạn thân để em mạnh dạn, hòa nhập tốt hơn. - Nếu tổ chức không tốt, không đặt ra những yêu cầu rõ ràng đối với mỗi học sinh trong hoạt động nhóm thì sẽ tạo điều kiện cho một số học sinh ỷ lại, không tích cực tham gia nhiệm vụ của nhóm. -Học sinh có thể mất trật tự khi sự phân công trách nhiệm trong nhóm không rõ ràng, để mạnh ai nấy làm thì hiệu quả sẽ thấp hoặc nếu học sinh chỉ biết phần việc của nhóm mình thì cuối tiết học kiến thức của bài trở thành một vài mảnh chắp vá trong đầu học sinh. + Rèn kĩ năng điều hành nhóm cho học sinh : Qua các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm, mỗi giáo viên trong nhà trường đều có thêm một lần rút ra cho mình được những bài học kinh nghiệm bổ ích về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN. Và điều đó cũng nói lên rằng, muốn vận dụng kĩ năng điều hành nhóm thành công thì người giáo viên phải chịu khó trau dồi nghiệp vụ bởi vì nghề dạy học ở tiểu học tưởng như đơn giản, dễ dàng, ai cũng có thể dạy được nếu như mỗi chúng ta có trình độ học vấn nhất định. Nhưng kì thực, đây là một nghề đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và tinh tế, một nghề vừa có tính khoa học cao vừa có tính nghệ thuật.Đồng thời giúp giáo viên có cái nhìn cụ thể hơn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh, cuốn hút các em đến trường, phát huy tính tích cực, tự giác, tự học của học sinh trong học tập, rèn luyện… Có thể thấy, mô hình VNEN đã và đang đem lại những tín hiệu tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tổ khối 4-5. * Từ 16 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút: b. Triển khai kế hoạch thực hiện trong tháng tới. - Khắc phục một số vấn đề đã đưa ra ở phần còn băn khoăn. - Thực hiện các phần được xây dựng ở phần giải pháp. - Đăng kí tên bài dạy tháng 3. - Thi đua giảng dạy lập thành tích chào mừng ngày Thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Nâng cao chất lượng mũi nhọn. * Biên bản kết thúc lúc 16h 30 phút cùng ngày. Thư ký Phạm Văn Võ Chủ trì Nguyễn Thị Bích Thúy XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan