Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở việt na...

Tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở việt nam

.PDF
56
63
87

Mô tả:

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam Hà Thu Hương Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quyền con người; Trách nhiệm bồi thường nhà nước; Pháp luật Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay là tiến tới xây dựng một Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. “Quá trình Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua hành vi của đội ngũ công chức thì một điều tất yếu là có thể gây thiệt hại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào” [30, tr.1]. Vậy nếu Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước phải chịu TNBT thiệt hại. Pháp luật về TNBTCNN là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hình thành và phát triển cùng với sự đổi mới về nhận thức của Đảng ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Việt Nam hiện nay đã có một đạo luật riêng quy định về TNBTCNN, cụ thể là Luật TNBTCNN 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy, về mặt thực tiễn pháp lý, Việt Nam đã thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong các trường hợp cụ thể song về mặt thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế đã đầy đủ, bao quát, toàn diện và hiệu quả để bảo vệ quyền con người, quyền công dân hay chưa lại là câu hỏi lớn cần được giải đáp. Từ thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu có hệ thống về pháp luật nói chung về TNBTCNN tại một số quốc gia trên thế giới; tại các giai đoạn cụ thể của Việt Nam thông qua các bản Hiến pháp và tại quy định của đạo luật riêng về BTNN liên quan đến phạm vi bồi thường, đối tượng bồi thường, các loại thiệt hại được bồi thường và quyền yêu cầu của người bị thiệt hại, qua đó, nhận định được những mặt phù hợp và hạn chế của Luật; phát hiện những sai phạm chủ yếu dẫn đến phát sinh TNBTCNN; đồng thời, đánh giá pháp luật về TNBTCNN đã phù hợp với Nhà nước pháp quyền và phù hợp với các quy định của Luật quốc tế hay chưa là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do để học viên lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam”. Luận văn có thể sẽ là cơ sở để xác định TNBTCNN một cách toàn diện, đầy đủ, góp phần hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN, làm nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Trong đề tài này, học viên nghiên cứu chủ yếu dựa trên các nghiên cứu từ: - Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Lê Thái Phương (2006): “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”. Luận văn này chủ yếu nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản, nội dung và quá trình thực thi pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước. - Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Phạm Thị Thu Hương (2013): “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Hưng Yên”. Luận văn này chủ yếu tập chung đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quản lý hành chính, đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước có hiệu quả. - Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Hoàng Xuân Hoan (2013): “Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Luận văn này nghiên cứu sâu sắc về TNBTCNN tại một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, học viên còn nghiên cứu những báo cáo khoa học, bài nghiên cứu, các bài báo, các văn bản Luật có liên quan đến BTNN, … 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu các bản Hiến pháp có quy định về BTNN, pháp luật quốc tế về chế định BTNN, các văn bản Luật về BTNN tại một số quốc gia và đạo luật riêng về TNBTCNN ở Việt Nam, cụ thể là Luật TNBTCNN 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, mục đích của học viên là đưa ra được một cái nhìn toàn diện, có tính hệ thống và khoa học về các vấn đề pháp lý, thực tiễn liên quan đến quyền con người trong pháp luật về TNBTCNN tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những quan điểm, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN nhằm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân về BTNN ở nước ta trong thời gian tới. 3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những cấn đề đặt ra trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 4. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn “Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu, phân tích những cơ sở lý luận tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam để khẳng định rằng Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ quyền con người cho những thiệt hại mà Nhà nước đã gây ra. Từ đó, nêu lên thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường nhà nước trong yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường qua các ví dụ cụ thể, điển hình trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Đồng thời, Luận văn tập trung phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTCNN, chỉ ra được các sai phạm chính dẫn đến bồi thường nhà nước mà cơ quan nhà nước có thể gây ra để người dân có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Qua đó, đánh giá tính phù hợp của pháp luật hiện hành về TNBTCNN đối với Nhà nước pháp quyền và đối với pháp luật quốc tế. Sau cùng, Luận văn đưa ra quan điểm và kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam. 5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn TNBTCNN là một vấn đề mới, chỉ mới thực sự được biết đến kể từ khi Luật TNBTCNN năm 2010 ra đời, do đó, chưa có nhiều bài viết nghiên cứu vấn đề này. Luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn phát sinh, đánh giá được những hạn chế liên quan đến phạm vi bồi thường, đối tượng bồi thường, thiệt hại được bồi thường và khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với thủ tục giải quyết bồi thường của cơ quan có TNBT. Học viên nghiên cứu đề tài này với tham vọng Luận văn sẽ là cẩm nang để người dân cũng như các cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước nghiên cứu, vận dụng để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, quyền và lợi ích của Nhà nước. Đồng thời, Luận văn được hy vọng sẽ là một phương tiện, mà thông qua đó, có tính chất tuyên truyền, giáo dục tới các đối tượng trong xã hội đã, đang và sẽ có liên quan đến TNBTCNN. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong xây dựng, sửa đổi và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền con người trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam. Thêm vào đó, luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứ, giảng dạy môn luật nhân quyền và các môn học khác có liên quan ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam. References Tiếng Việt 1. Alfredo Santos (2007), Trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Liên bang Thụy Sỹ, Kỷ yếu Hội thảo “Pháp luật về bồi thường nhà nước”, Nhà Pháp luật Việt Pháp, Hà Nội. 2. Arnel Cezar (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm của Nhà nước của Philippine, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội. 3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự, Hà Nội. 4. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 53 - CT/TW ngày 21/3/2000 về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, Hà Nội. 5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2012), Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 9/5/2012 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (2007), Kỷ yếu hội thảo về pháp luật bồi thường nhà nước Việt Nam – Trung Quốc – Hàn Quốc, Dự án VIE 02/015, Hạ Long. 8. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về trách nhiệm bồi thường nhà nước, Hà Nội. 9. Bộ Tư Pháp (2008), Tờ trình số 161/TTr-BTP ngày 13/10/2008 của Bộ Tư pháp trình Chính phủ dự án Luật Bồi thường nhà nước, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLTBTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT-BTP-BQP ngày 15/12/2011 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, Hà Nội. 12. Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLTBTP-BTC-TTCP ngày 27/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư liên tịch số 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, Hà Nội. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo Quốc hội, Hà Nội. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2014), Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2014 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ, Hà Nội. Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng (2014), Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP ngày 14/2/2014 hướng dẫn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về BTNN trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự, Hà Nội. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội. Bộ Tư pháp (2014), “Nhận diện những vướng mắc, bất cập của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Bộ năm 2014, Hà Nội. Chính phủ (1997), Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội. Chính phủ (2010), Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN, Hà Nội. Christian A. Brendel (2006), Luật và chính sách về trách nhiệm nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức, trách nhiệm pháp lý của Nhà nước Đức đối với các hành vi trái luật, Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”, Văn phòng Quốc hội. Cục Bồi thường nhà nước (2013), Sách Chỉ dẫn áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Cục Bồi thường nhà nước (2013), Báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội. Cục Bồi thường nhà nước (2014), Báo cáo kết quả hội thảo khoa học cấp Bộ, nhận diện những vướng mắc, bất cập của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2013), Bình luận kết quả nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật Việt Nam trên cơ sở quốc ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Hà Nội. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1948), Công ước quốc tế về chống tra tấn và mọi hình thức đối xử hay trừng phạt thô bạo, vô nhân đạo hoặc hèn hạ năm 1948, New York. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948, Paris. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, New York. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền văn hóa, xã hội năm 1966, New York. Hoàng Xuân Hoan (2013), Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Phạm Thu Hương (2013), Thực hiện pháp luật về trách hiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Từ Ninh (2011), Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9). Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008), “Pháp luật về bồi thường nhà nước ở Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8). 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thái Phương (2008), “Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8). Lê Thái Phương (2013), “Kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (11). Quốc hội (1959), Hiến pháp Việt Nam năm 1959, Hà Nội. Quốc hội (1980), Hiến pháp Việt Nam năm 1980, Hà Nội. Quốc hội (1992), Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. Quốc hội (2013), Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Hà Nội. Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/9/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Hà Nội. Mai Anh Thông (2011), Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, “Số chuyên đề Pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Hà Nội. Nguyễn Thanh Tịnh (2003), Những vấn đề cơ bản về pháp luật BTNN của Hoa Kỳ, liên hệ với thực tiễn Việt Nam, “chuyên đề phụ vụ Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật”, Hà Nội. Nguyễn Thanh Tịnh (2012), Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Trường Đại học Quốc Gia (2010), Giáo trình Luật Nhân quyền quốc tế,, Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – xã hội. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Hà Nội. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR,1966), Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Vân (2008), “Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong pháp luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8). Viện khoa học pháp lý (2001), Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB từ điển bách khoa, Hà Nội. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTCBTP-BQP-BTC-BNNVPTNT ngày 02/11/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, Hà Nội. Cao Đăng Vinh (2008), “Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở Canada”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8). 61. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. Trang Web 62. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340715&cn_id=643453, Bảo đảm thực hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013 (28/3/2014), Báo điện tử Đảng Cộng sản. 63. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2014/26259/Bao-dam-va-thuchien-quyen-con-nguoi-o-Viet-Nam-trong.aspx, Bảo đảm và thực hiện quyền con người ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (13/3/2014), Tạp chí cộng sản. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan