Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật việt nam

.PDF
84
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG QUỐC HUY BẢO HỘ TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT BẢO HỘ TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: DƯƠNG QUỐC HUY KHÓA: 43 MSSV: 1853801012072 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN TRỌNG LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – NĂM 2022 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, khóa luận tốt nghiệp như một lời cảm ơn chân thành đối với cha mẹ và dòng họ, những người luôn là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho hành trình của con đến với đại học dễ dàng hơn. Tiếp theo, bản thân em muốn dành một lời cảm ơn chân thành cho quý thầy cô Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Để hoàn thành khóa luận này không thể không kể đến công lao, sự tận tâm của thầy cô trong giảng dạy và chỉ bảo. Các thầy cô như những người truyền những ngọn lửa đam mê cho bản thân em để có thể học tập và trở thành những người có ích cho xã hội. Thông qua đây em cũng muốn dành lời cảm ơn riêng đến thầy Nguyễn Trọng Luận, người thầy đã giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tiếp theo, em muốn dành lời cảm ơn trân trọng cho gia đình thứ hai của mình là gia đình “Cây me”. Tại đây, em cảm nhận được sự yêu thương và giúp đỡ của mọi người dành cho em trong suốt bốn năm đại học. Và cuối cùng, em muốn dành lời cảm ơn với những người bạn của mình. Cảm ơn bạn Hiền, Minh, Hạnh, Diệp, Duyên, Khuê,... đã cùng đồng hành với em trong hành trình cuối cùng này của thời sinh viên. Trân trọng! LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Trọng Luận, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2022 Tác giả Dương Quốc Huy DANH MỤC VIẾT TẮT SHTT Sở hữu trí tuệ Luật SHTT 2005 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 Nghị định số 105/2016/NĐ-CP Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ Nghị định số 22/2018/NĐ-CP Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ VCPMC Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 5. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ......................................... 7 7. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ ..............................................................8 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ....... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số .................................................10 1.2.1. Khái niệm tác phẩm âm nhạc ............................................................. 10 1.2.2. Khái niệm môi trường kỹ thuật số ......................................................12 1.2.3. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ......................................................................................... 14 1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ......................................................................................15 1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số .................................................17 1.4.1. Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số .......................................................................................................... 17 1.4.2. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ..................................................................................................... 23 1.4.3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ......................................................................................... 32 1.4.4. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. ................................................................................. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...........................................................42 2.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam ...................................................................... 42 2.1.1. Thực trạng về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam ..........................................42 2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam ..........................51 2.1.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ................................................54 2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam ..................................................................................................................... 60 2.2.1 Một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số ........................60 2.2.2 Một số kiến nghị đối với việc nâng cao hiệu quả vấn đề thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong một trường kỹ thuật số. .................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................69 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 71 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Craig Venter đã từng nói “Sở hữu trí tuệ là một khía cạnh then chốt để phát triển kinh tế”, không thể phủ nhận sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng và thụ hưởng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, thực thi pháp luật trong nước và hội nhập quốc tế; cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như đáp ứng các nghĩa vụ theo cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gần đây1. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hàng loạt các sản phẩm công nghệ ra đời đã giúp góp phần cho cuộc sống của con người được thuận lợi và tiện ích hơn. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều mặt trái như làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, thiên tai,... Hiện nay, đã và đang phổ biến là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng trong môi trường kỹ thuật số. Những hành vi xâm phạm không bị xử lý triệt để mà còn diễn ra khá phổ biến, điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho các nhà lập pháp. Chính vì thế, việc bảo hộ quyền tác giả trước các hành vi xâm phạm là điều cấp thiết và mang tính thời sự trong bối cảnh hiện nay, qua đó nhằm góp phần răn đe cũng như là nâng cao ý thức tôn trọng quyền tác giả. Hiện nay, bảo hộ tác phẩm âm nhạc là một trong thách thức. Bởi lẽ, hành vi diễn ra vô cùng đa dạng và phổ biến trên môi trường kỹ thuật số, đồng thời, với việc dễ dàng thực hiện các hành vi sao chép, cắt ghép đã dẫn đến thực trạng xâm phạm Tờ trình về việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 17/11/2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện. 1 1 quyền cũng từ đó tăng lên. Hơn nữa trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp thì các cơ quan nhà nước thực hiện các chính sách giãn cách xã hội, khiến cho nhu cầu giải trí trực tiếp bị ảnh hưởng vì thế các ứng dụng giải trí trực tuyến phát triển đồng thời cũng kéo theo các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Về cơ bản pháp luật về sở hữu trí tuệ đã có các chế tài tương ứng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các biện pháp bảo vệ tương ứng vẫn còn nhiều điểm bất cập và khó thực thi, qua đó, hành vi xâm phạm quyền trên môi trường kỹ thuật số lại khó khăn hơn. Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1068/QĐ-TTG phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, quyết định đã mở ra một sự phát triển có hệ thống quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là “nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ, giảm thiểu tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Để nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, chiến lược đặt ra chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai thực hiện, trong đó nổi bật là nhiệm vụ “đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt nâng cao hiệu quả xét xử và giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án”. Chính từ vai trò quan trọng của tác phẩm âm nhạc hiện nay pháp luật cần có những giải pháp ngăn chặn các hành vi xâm phạm cũng như bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Với mong muốn tìm ra những giải pháp thích hợp để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Công trình sẽ nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số. Công trình sẽ tập trung phân tích dưới cả hai góc độ là lý luận và thực tiễn để có một cái nhìn bao quát hơn về “bức tranh” bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số hiện nay. Thông qua đó tìm kiếm các giải pháp pháp lý để kiến nghị thay đổi nhằm hoàn hiện quy định pháp luật nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 Quyền tác giả là một trong ba trụ cột chính trong nhóm quyền sở hữu trí tuệ. Trong bảo hộ quyền tác giả lại có các đối tượng bảo hộ cụ thể như: Tác phẩm điện ảnh, kiến trúc, văn học,... Tuy nhiên, khóa luận chỉ tập trung đối tượng nghiên cứu là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đặc biệt là diễn ra trong môi trường kỹ thuật số. Phạm vi nghiên cứu trong đề tài Khóa luận được giới hạn, như sau: (i) Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam. (ii) Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung chủ yếu dựa trên những lý luận và thực tiễn về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Ngoài ra, công trình còn nghiên cứu một số quy định của pháp luật nước ngoài, nhằm tăng tính phong phú của đề tài và rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của từng chương, mục: Phương pháp lịch sử được chủ yếu sử dụng tại Chương 1 để làm rõ được quá trình hình thành lịch sử quyền tác giả trên thế giới, và đặc biệt là làm rõ quá trình hình thành và phát triển lịch sử quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số nói riêng tại Việt Nam. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt tại Chương 1 và Chương 2 để làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số, bên cạnh đó là một số quy định pháp luật của các nước như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc.... Từ đó, góp phần nhận diện được các vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và hơn hết là phân tích, tổng hợp những vấn đề thực tiễn đối với việc bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. Phương pháp so sánh được vận dụng chủ yếu đồng thời tại cả Chương 1 và Chương 2 để làm nổi bật những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam, các Điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới như Đức, Nhật Bản, Trung 3 Quốc,... nhằm tham khảo và xác định rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số 5. Tình hình nghiên cứu Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Huy Hoàng về “Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”. Công trình nghiên cứu chủ yếu thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền tác giả thông qua xét xử tại Tòa án Việt Nam, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Thuỳ Dương về “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc”. Công trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, phân tích các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và kinh nghiệm một số quốc gia để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Hồng Hải về “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam”. Trong công trình tác giả tập trung phân tích về các vấn đề lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số và phân tích những quy định hiện hành về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số và nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo vệ. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Trương Trần Thanh Thư “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam”. Công trình tập trung phân tích khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số và phân tích quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nêu ra những thực trạng bảo hộ quyền tác giả và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Nguyễn Diệu Ly về “Bảo hộ tác 4 phẩm âm nhạc trong điều kiện thực thi các Điều ước quốc tế đa phương tại Việt Nam”. Khoá luận tập trung ba nội dung chính: thứ nhất, tổng quan về bảo hộ tác phẩm âm nhạc, thứ hai, các Điều ước quốc tế đa phương và pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan trong vấn đề bảo hộ tác phẩm âm nhạc, cuối cùng là tập trung chỉ ra thực trạng bảo hộ tác phẩm âm nhạc và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Nguyễn Thị Đoan Hà về “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện”. Khóa luận tập trung chủ yếu vào hai nội dung chính là lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế và chỉ ra những thực trạng bảo hộ từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc. Công trình nghiên cứu của tác giả Asherry Magalla “What are the problems of protection of copyright on the internet? What are the legal remedies for solving the problem?”. Công trình nghiên cứu một cách tổng quát về quyền tác giả trên nền tảng không gian mạng, đưa ra một số khái niệm về quyền tác giả trên không gian mạng, và phân tích các biện pháp để bảo vệ quyền khi có hành vi xâm phạm. Tài liệu nghiên cứu của Viện thư ký công ty của Ấn Độ (Institute Of Company Secretaries Of India) về “Professional programme intellectual property rights law and practice”, tài liệu cung cấp một nền tảng cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ và những vấn đề mang tính thực hành quyền sở hữu trí tuệ, nội dung của bài viết tập trung rộng về các đối tượng trong quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu như: Sách “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ” của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2021), NXB Hồng Đức. Sách “Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ” (2013) của trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân. Sách “Quyền sở hữu trí tuệ” (2006) của tác giả Lê Nết, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình này tập trung phân tích những nội dung cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Cuốn sách cung cấp một nền tảng cơ bản lý luận về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. 5 Sách tình huống Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (2019), của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức. Cuốn sách “Quyền tác giả - Đường hội nhập không trải hoa hồng” của tác giả Nguyễn Văn Nam, NXB trẻ năm 2017. Các cuốn sách trên có những bình luận chuyên sâu hơn về quyền tác giả, đặc biệt là phân tích, bình luận từ các vụ việc thực tiễn nên nội dung đem lại khá sinh động và có tính thuyết phục cao. Hội thảo khoa học cấp trường của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức ngày 09/10/2021 với chủ đề “Sửa đổi bổ sung Luật sở hữu trí tuệ: những vấn đề lý luận và thực tiễn” trong đó có các bài viết chuyên sâu về sự bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và trong đó có quyền tác giả, có thể kể đến như: bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Quang và Trần Ngọc Tuấn “Góp ý sửa đổi dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ phần liên quan đến quyền tác giả”, hay bài viết của tác giả Đặng Lê Phương Uyên và Trần Yến Nhi “Quyền nhân thân của tác giả và vấn đề từ bỏ quyền nhân thân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”,... Các bài viết đã lý giải những bất cập trong các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành về quyền tác giả từ đó đã đề xuất những kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, sách tham khảo, hội thảo,... chuyên về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng còn có rất nhiều các bài viết phân tích, bình luận xung quanh về vấn đề này. Các công trình này cung cấp cho tác giả một lượng kiến thức nhất định làm cơ sở cho việc phân tích, bình luận, đánh giá về đề tài “Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam”. Một số quan điểm của các công trình cũng được tác giả học hỏi, tiếp thu để đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền tác giả. Tuy nhiên, những công trình chỉ đề cập một cách khái quát nhất về bảo hộ quyền tác giả, không trực tiếp đi sâu phân tích về đối tượng cụ thể trong quyền tác giả là tác phẩm âm nhạc. Hoặc có phân tích chuyên sâu về bảo hộ tác phẩm âm nhạc nhưng không phản ánh được môi trường kỹ thuật số hiện nay tác động như thế nào đối với việc bảo hộ tác phẩm âm nhạc.Ngoại lệ cho vấn đề này là đề tài khóa luận tốt nghiệp vào năm 2013 của tác giả Trương Trần Thanh Thư “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm 6 nhạc trong môi trường Kỹ thuật số tại Việt Nam”, công trình đã tiếp cận tổng quan về việc bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số, công trình cũng tiếp cận dưới hai góc độ là lý luận và thực tiễn và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Mặc dù công trình đã cung cấp một cách cơ bản về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số nhưng vẫn còn nhiều điểm công trình chưa nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng tính mới không còn, một số quy phạm pháp luật đã thay đổi từ khi tác giả nghiên cứu, nhận thấy được điều đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam” để tiếp tục nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu một cách cơ bản từ các vấn đề lý luận cho đến thực tiễn về bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. Từ đó cung cấp cái nhìn tổng thể về những bất cập đang tồn tại và đưa ra một số kiến nghị để hoàn hiện quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả. Qua đó, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp có liên quan góp phần nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay. Về mặt thực tiễn, những nội dung của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng như hiện nay Quốc hội đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hơn nữa, công trình còn có thể làm tài liệu tham khảo, giúp ích cho chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. 7. Bố cục của đề tài Đề tài “Bảo hộ tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam”, được chia làm hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số. Chương 2: Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số Lịch sử về quyền tác giả đã chỉ ra rằng ý niệm về quyền tác giả đã xuất hiện lần đầu tiên trong xã hội Hy Lạp. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên đã xuất hiện khái niệm về “bản thân cá nhân” (individual self), nó bao gồm lý tưởng cá nhân, hoài bão và sức sáng tạo. “Bản thân cá nhân” rất quan trọng trong bản quyền vì nó phân biệt sự sáng tạo do một cá nhân tạo ra với những người khác trong xã hội. Trong luật Talmudic của người Do Thái cổ đại có thể được tìm thấy sự công nhận quyền nhân thân của tác giả và quyền kinh tế hoặc tài sản của một tác giả2. Tuy nhiên đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, quyền tác giả ra đời mới thật sự được định hình một cách rõ rệt. Thông qua độc quyền về in ấn đã giúp cho các tác phẩm được sao chép một cách nhanh chóng mà không cần phải chép tay như trước. Từ đây những cuốn sách được in ra với số lượng lớn mà giá cả thấp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác giả tạo ra tác phẩm. Đứng trước những thách thức lớn này các quốc gia bắt buộc phải ban hành một Đạo luật nhằm bảo hộ quyền của tác giả. Đạo luật đầu tiên về quyền tác giả trên thế giới được các học giả đồng tình là Đạo luật của nữ hoàng Anne năm 1710 (Statute of Anne). Đạo luật có nội dung cơ bản là bảo hộ quyền lợi của tác giả trong thời hạn 14 năm và được phép gia hạn thêm 14 năm tiếp theo nếu tác giả của cuốn sách vẫn còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết. Đạo luật cũng yêu cầu nhà in phải ký quỹ bản sao của mọi cuốn sách được in trong chính thư viện. Đến năm 1911 thì đã được gọi là Đạo luật bản quyền hoàng gia và được áp dụng trên toàn lãnh thổ Anh3. Đạo luật Anne đã ảnh hưởng đến sự phát triển ban đầu của quyền tác giả ở Hoa Kỳ. Và cuối cùng, cùng với phán quyết của Donaldson V Beckett, đã thúc đẩy việc 2 Asherry Magalla (2015), What are the problems of protection of copyright on the internet? what are the legal remedies for solving the problem, The University of Iringa, tr.12-13. 3 Asherry Magalla (2015), tlđd (2), tr.26. 8 thông qua điều khoản Hiến pháp Hoa Kỳ đề cập đến quyền SHTT vào năm 17874, và đến thế kỷ XVIII đánh dấu sự ra đời của Luật Bản quyền Hoa Kỳ 1790. Sau đó, hai Bộ luật vào năm 1791 và 1793 đầu tiên của Pháp liên quan đến quyền sở hữu của tác giả đã đặt nền móng pháp lý cho quyền tác giả sau này ở Pháp5. Lịch sử quyền tác giả đánh dấu một cột mốc quan trọng vào năm 1886 khi Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật ra đời tại Thuỵ Sỹ, Công ước đã ghi nhận cho phép tác giả được hưởng quyền tác giả suốt đời và thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời, hiện nay Công ước đã có trên 160 quốc gia là thành viên. Tại Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử quyền tác giả đều dựa vào pháp luật thực định để tìm ra thời điểm bảo hộ quyền tác giả bắt đầu từ khi nào. Và quan điểm chung của các tác giả đều cho rằng quyền tác giả thật sự bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX thông qua bản Hiến pháp năm 1980. Theo đó, Hiến pháp cho phép công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và quyền lợi của tác giả được pháp luật bảo hộ. Hiện nay, khó có thể hình dung trước khi tiếp cận các quy định về quyền tác giả của phương Tây, Việt Nam có thể có bất kỳ một thực tiễn hoặc quy định nào về quyền tác giả. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy một “bức tranh” khác. Từ trước khi Pháp thiết lập chế độ thực dân ở Việt Nam thì đã tồn tại việc thừa nhận, chuyển nhượng các quyền đối với sáng tạo văn học, nghệ thuật tại nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Quan trọng hơn người dân biết vận dụng các quy định pháp luật thành văn, nhất là về tài sản và hợp đồng để điều chỉnh và các quyền đối tác phẩm văn học, nghệ thuật đó6. Tuy còn có nhiều quan điểm khác nhau về lịch sử quyền tác giả, nhưng nhìn chung vì điều kiện lịch sử nên sự phát triển của hệ thống pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam hình thành muộn hơn so với các nước trên thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) năm 1976 là bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật SHTT nói chung và quyền tác giả nói 4 Orit Fischman Afori (2012), The evolution of copyright law and inductive speculations as to its future, Research Gate, Vol.19 (2), tr.246. 5 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb. Hồng Đức, tr.61. 6 Trần Kiên (Chủ biên) (2020), Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam dưới thời Pháp thuộc di sản lập pháp và án lệ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.32. 9 riêng7. Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên ghi nhận bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam8, trên cơ sở đó thì Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 142/HĐBT với nhiều nội dung quan trọng về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng. Mặc dù lịch sử ra đời pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam muộn hơn so với các nước trên thế giới, tuy nhiên về cơ bản hiện nay khung pháp lý về bảo hộ đối với tác phẩm âm nhạc cũng đã hoàn thành và dần hoàn thiện, hơn hết là có những nội dung phù hợp với các công ước, hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Với xu hướng chung về hoàn thiện chế độ pháp lý cao nhất trong việc bảo hộ và thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thì Bộ luật Dân sự năm 1995 đã ghi nhận bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Bên cạnh đó để đáp ứng tiêu chuẩn khi tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng và đặc biệt là tham gia các công ước, hiệp định về bảo hộ quyền tác giả, nổi bật là các Hiệp định tự do thế hệ mới thì Luật SHTT cũng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tiếp theo vào năm 2019 nhằm phù hợp với xu thế chung về quyền tác giả. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số 1.2.1. Khái niệm tác phẩm âm nhạc Khoản 1 Điều 2 Công ước Berne đã đưa ra “Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài 7 Đỗ Huỳnh Yến Vy (2020), Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Hoa Kỳ, Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.12. 8 Điều 72 Hiến Pháp 1980 “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân. Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm”. 10 thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời,...”. Mặc dù Công ước đã đưa ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật trong đó chỉ ra các tác phẩm âm nhạc có lời hoặc không lời là đối tượng được bảo hộ, tuy nhiên, Công ước lại không nêu ra cụ thể thế nào là tác phẩm âm nhạc, mà để cho các quốc gia là thành viên quy định chi tiết bằng việc nội luật hoá các quy định của Công ước. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về tác phẩm âm nhạc. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã định nghĩa về “tác phẩm âm nhạc” như sau: “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ chứa các ký tự âm nhạc ngay cả khi không bao gồm lời hay bất kỳ hành động nào nhằm mục đích được hát, nói hay biểu diễn với âm nhạc thì được coi là tác phẩm âm nhạc”. “Tác phẩm âm nhạc” đã được mô tả như là “một tác phẩm âm thanh được sáng tạo một cách trừu tượng để có thể biểu diễn qua âm thanh ngay cả khi không có lời”. Còn theo định nghĩa về tác phẩm âm nhạc – “musical work” trong từ điển tiếng Anh thì có thể hiểu tác phẩm được coi là tác phẩm âm nhạc nếu chứa đựng nốt nhạc và lời hát (nếu có). Tác phẩm âm nhạc có thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là một phần hoặc toàn bộ bản nhạc hay đĩa nhạc ghi lại trong đĩa nhạc9. Còn theo pháp luật Việt Nam, tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT 2005) ghi nhận tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ trong đó có tác phẩm âm nhạc. Mặc dù Luật SHTT 2005 không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là một tác phẩm âm nhạc tuy nhiên tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm về tác phẩm âm nhạc để giải thích chi tiết Luật SHTT 2005, trong đó: “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phù thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”. Khái niệm trên đã bổ sung cụm từ “hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình” so với khái niệm được ghi nhận trong Điều 12 Nghị định 100/2006/NĐ-CP trước đây. Việc bổ sung này phù hợp hơn về thực tiễn khi các tác giả không thể hiện dưới dạng nốt hoặc các ký tự âm 9 Trần Thị Thuỳ Dương (2016), Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.6. 11 nhạc khác trong tác phẩm mà được thể hiện trên bản ghi âm, ghi hình thì vẫn được xem là một tác phẩm âm nhạc và hưởng được cơ chế bảo hộ tự động. Các yếu tố chính của một tác phẩm âm nhạc là cao độ, trường độ, nhịp điệu, âm điệu, âm sắc và kết cấu bản nhạc. Tác phẩm âm nhạc rất đa dạng về thể loại, như: nhạc giao hưởng, nhạc opera, nhạc pop, nhạc rock, nhạc dân ca, nhạc folk, nhạc dance, nhạc jazz, nhạc blues, nhạc hip hop,...10 Từ định nghĩa khái niệm tác phẩm âm nhạc cho chúng ta thấy rằng việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc không cần phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn mà tác phẩm âm nhạc chỉ cần thỏa mãn các điều kiện để bảo hộ theo quy định của pháp luật. Tóm lại, tác phẩm âm nhạc là một tài sản trí tuệ của con người được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Tác phẩm âm nhạc được hiểu là sản phẩm sáng tạo, được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời11. 1.2.2. Khái niệm môi trường kỹ thuật số Từ giữa thế kỷ XX đến thế kỷ XXI, cuộc cách mạng kỹ thuật số diễn ra mạnh mẽ, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số12. Thuật ngữ “kỹ thuật số” bắt nguồn từ “chữ số”, như trong thiết bị đếm. Các dịch vụ kỹ thuật số đại diện cho dữ liệu theo kiểu nhị phân (sử dụng hai cơ số “0” và “1”). Thay vì một đại lượng vật lý, tín hiệu kỹ thuật số là một dòng mã thông tin cho phép máy tính biên dịch một bản sao hoàn hảo của dòng mã gốc. Điều này có nghĩa là mã kỹ thuật số có thể được sao chép gần như vô hạn và không có bất kỳ sự suy giảm chất lượng nào. Trong bối cảnh âm nhạc, đĩa compact và các tệp bài hát định dạng MP3 là những ví dụ về âm nhạc kỹ thuật số”13. Môi trường kỹ thuật số xuất hiện tạo điều kiện cho nhiều tác phẩm bị xâm phạm quyền tác giả. Quyền tác giả nhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc 10 11 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2021), tlđd (5), tr.59-60. Nguyễn Thị Đoan Hà (2016), Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.8. 12 Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Trường Duy (2013), Giáo trình Kỹ thuật số, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.28. 13 Brian T.Yeh (2015), Copyright licensing in music distribution, reproduction, and public performance, Congressional Research Service, tr.9. 12 làm giàu và phong phú nền di sản văn hoá đất nước. Trên thực tế, để xác định được hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số là rất khó14. Hiện nay kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta như máy ảnh, máy chiếu, đầu máy kỹ thuật số DVD, VCD, USB, máy ảnh kỹ thuật số.... và ứng dụng quan trọng nhất, rộng lớn nhất đó là mạng internet. Việc chia sẻ các bản nhạc trong môi trường kỹ thuật số chủ yếu được thực hiện thông qua môi trường internet mà phổ biến nhất là chia sẻ thông qua mạng đồng đẳng15. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hoá (giao thức IP). Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. Internet cung cấp địa chỉ cơ sở hạ tầng để có thể hiện diện trực tuyến và cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể truy cập đến World Wide Web (WWW). Khi nhu cầu sử dụng Internet tăng lên, các web-site phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới, từ đó hình thành thế hệ của các Website 1,2,3,4... trong đó phương thức hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu trên internet phổ biến nhất đó là mạng đồng đẳng. Mạng đồng đẳng (tiếng anh “peer to peer network”- P2P), còn gọi là mạng ngang hàng, là mạng máy tính trong đó hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau, chia sẻ tập tin, tất cả các dạng âm thanh, hình ảnh và truy cập các thiết bị như máy in mà không cần phải qua máy chủ dành riêng. Sau khi cài phần mềm P2P người dùng có thể truy cập vào tất cả các tập tin dữ liệu ghi trong các máy tính nối mạng trên thế giới mà không cần thông qua máy chủ với điều kiện các máy này cũng cài phần mềm P2P. Cơ chế trao đổi này cho phép người truy cập internet có thể sao chép, trao đổi các nội dung có bản quyền như âm nhạc hay phim ảnh một cách miễn phí mà không cần sự cho phép của người có bản quyền đối với tác phẩm16. Do đó, họ có cơ hội để chia sẻ và tải các tập tin từ máy cá nhân của những người khác. Việc phân tán các “đối tượng” này làm cho việc kiểm duyệt trở nên khó 14 Đỗ Huỳnh Yến Vy (2020), tlđd (7), tr.16. 15 Trương Trần Thanh Thư (2013), Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.15. 16 Nguyễn Thị Tuyết, “Chia sẻ dữ liệu trong môi trường internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả”, Tạp chí Luật học, Số 1/2010, tr52. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan