Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian...

Tài liệu bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

.DOCX
10
442
113

Mô tả:

Luật Sở hữu Trí tuệ ra đời ngày 29/11/2005. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2006, được bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Từ khi ra đời tới nay, Luật sở hữu trí tuệ đã phần nào Điều chỉnh được các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn xã hội, những quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp vẫn chưa được pháp luật hiện hành quy định hoặc có quy định nhưng chưa rõ ràng, Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, vậy những hạn chế trong các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là gì? Bài viết này xin phân tích một số hạn chế đó, tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện những hạn chế đó.
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 ĐẶT VẤN ĐỀ Luật Sở hữu Trí tuệ ra đời ngày 29/11/2005. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2006, được bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Từ khi ra đời tới nay, Luật sở hữu trí tuệ đã phần nào Điều chỉnh được các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn xã hội, những quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp vẫn chưa được pháp luật hiện hành quy định hoặc có quy định nhưng chưa rõ ràng, Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, vậy những hạn chế trong các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là gì? Bài viết này xin phân tích một số hạn chế đó, tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện những hạn chế đó. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Những vấn đề lí luận về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. 1.1 Khái niệm. Khoản 1, Điều 23, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như sau: “1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.” 1.2. Hình thức thể hiện của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Khoản 1, điều 23 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các hình thức thể hiện của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: a) Truyện, thơ, câu đố;b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. Page 1 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 1.3. Những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học dân gian. Từ định nghĩa về tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, và hình thức thể hiện của chúng, ta có thể nhận thấy, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sản phẩm được tạo ra từ một cộng đồng, cộng đồng này có thể là một dân tộc, một nhóm dân cư cùng sống trong một địa phương nhất định, nó nảy sinh, tồn tại theo thời gian phản ánh những nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng, hay của địa phương. Do đó, ta có thể rút ra một số đặc điểm của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mà những đặc điểm này có thể ảnh hưởng tới cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với nó. Thứ nhất, Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân, như vậy nó ra đời dựa trên cở sở là sự “ sáng tạo” của tập thể, tính tập thể ở đây là cộng đồng, có thể là cộng đồng dân tộc, hoặc cộng đồng dân cư, cùng chung sống và sinh hoạt trên một vùng lãnh thổ nhất định, sự sáng tạo này có thể bắt nguồn từ một cá nhân hoặc một vài cá nhân nào đó, không được, không thể hoặc không cần xác định, ví dụ: Một điệu hát ru, một làn điệu dân ca, một điệu múa dân tộc… qua thời gian, nó được lưu truyền, nuôi dưỡng và thay đổi bởi các thành viên trong cộng đồng hay địa phương đó làm cho nó từ chỗ là sáng tạo của một cá nhân trở thành một sáng tạo của cả cộng đồng, có giá trị nhân văn sâu sắc. Thứ hai, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phản ánh khát vọng của cộng đồng, những khát vọng này này là những khát vọng chung của cả một dân tộc, một tập thể người… do đó, nó gắn chặt với các hoạt động thường ngày chủ yếu là trong sản xuất và sinh hoạt. Chẳng hạn: Những bài hát ru trẻ ngủ, những bài hát, điệu múa chào xuân, chào mùa vụ mới, hay những bức tranh phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày như tranh Đông hồ, chúng là sự thể hiện cuộc sống, tâm tư tình cảm, thông qua những biểu đạt đa yếu tố, kết hợp với nhau nhằm tạo một tổng thể hoàn chỉnh, diễn đạt khát vọng cộng đồng. Thứ ba, Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của cộng đồng đó. Điều này có vai trò quan trọng trong việc xác định, định hình đặc trưng văn hóa giữa cộng đồng này với cộng đồng khác trong một đất nước, mà rộng hơn là thể hiện đặc trưng văn hóa của một quốc gia, mỗi một tác phẩm, văn học nghệ thuật dân gian, đều mang những đặc trưng riêng của một cộng Page 2 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 đồng, một địa phương, một quốc gia mà ở nơi khác không có, Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, các làn điệu quan hộ Bắc Ninh, Múa Rối của Việt Nam…. Thứ tư, Mặc dù phần lớn các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vì mang tính cộng đồng sâu sắc, mặt khác phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc, nên thường khá nổi tiếng trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, được nhiều người biết đến, tuy nhiên, trong thực thế, các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì giá trị của nó được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác, thông thường là hình thức “truyền miệng”. Và vì thế nên mỗi cá nhân đều có quyền cải biên khác đi so với bản gốc, Thậm chí, cũng có nhưng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, bị thất truyền, người ta chỉ biết tới các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian này khi nó đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm phát hiện được thông qua quá trình tìm hiểu, tiếp xúc với các nghệ nhân hoặc người cao tuổi còn gìn giữ được những tác phẩm, nghệ thuật đó. Đây là những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thuộc đối tượng bảo hộ của pháp luật hiện hành. Từ những đặc trưng trên, pháp luật nước ta cũng ban hành những quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian, Tuy nhiên những quy định này vẫn còn những hạn chế nhất định, dưới đây xin tìm ra và phân tích những hạn chế đó: II. Những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. 2.1. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: 1.Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này. Điều 37 quy định: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại tại các Điều 37 đến Điều 42 của Luật này”. Điều 36 quy định: “Chủ sở hữu qyền tác giả là tổ chức cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của luật này”. Page 3 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại điều 13 như trên, thì chủ sở hữu quyền tác giả chỉ là “ cá nhân, tổ chức” có tác phẩm được bảo hộ. Tuy nhiên khi đối chiếu với quy định tại Điều 23, Luật Sở hữu trí tuệ, điều luật trực tiếp điều chỉnh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì trog điều luật không đưa ra chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức mà xuất hiện mộ số đối tượng là “ một nhóm” hoặc “ các cá nhân”, những đối tượng này nếu căn cứ theo điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì họ không thể là chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, bởi lẽ họ là “ một nhóm” hoặc “ các cá nhân” sáng tạo ra tác phẩm văn họ, nghệ thuật dân gian trên cở sở truyền thống và phản ánh khát vọng của cộng đồng. Thứ hai, Tại các Điều 13, 37 đến Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 không đề cập đến chủ sở hữu quyền tác giả là cộng đồng, nghệ nhân, người thực hành và người sưu tầm nghiên cứu, lưu giữ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Trong khi đó khi đối chiều với đặc điểm của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta thấy: +) Chúng là sản phẩm sáng tạo của cả cộng đồng, do đó không thể xác định một cách cụ thể chính xác ai là tác giả trực tiếp tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. +) Các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được lưu truyền bằng phương thức chủ yếu là “ truyền miệng”. trong đó có nhiều tác phẩm bị thất lạc, bị thất truyền đòi hỏi có người sưu tầm, nghiên cứu, và tìm lại, vậy có thể cho rằng những người đó là chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được không? Thứ ba, căn cứ theo quy định tại Điều 42, Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước, Theo đó Nhà nước được công nhận là chủ sở hữu của các tác phẩm quy định tại điểm a, b, c Điều 42 Luật sở hữu trí tuê, Tuy nhiên các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không nằm trong các quy định tại điều luật này. Có ý kiến cho rằng , tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các tác phẩm khuyết danh vì không xác định được ai là tác giả của nó, và vì thế chủ sở hữu quyền tác giả lúc này chính là Nhà nước, tuy nhiên không thể căn cứ vào điều đó, bởi lẽ: +) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có tác giả luôn là một cộng đồng nào đó, có nghĩa là nó vẫn có tác giả. +) Cộng đồng này luôn được xác định, họ có thể là một sắc tộc hoặc những người cùng chung sống với nhau trên một khu vực lãnh thổ nhất định. Page 4 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 +) Nếu bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian như một tác phẩm khuyết danh thì như vậy, nó chỉ được bảo hộ trong vòng 50 năm kể từ khi công bố. Như vậy sẽ xảy ra một vấn đề, thời gian bảo hộ được đặt ra với một tác phẩm có tính cố định, có nghĩa là về mặt nội dung không bị thay đối, trong khi đó đối với tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian thì nó không phải là tác phẩm cố định mà luôn được bổ sung, làm mới, thay đổi, sáng tạo sao cho phù hợp với từng cộng đồng, từng khu vực khác nhau. Thứ tư, căn cứ theo quy định tại Điều 43, Luật sở hữu trí tuệ, thì một chủ thể có thể là chủ sở hữu của tác phẩm là công chúng, tuy nhiên đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng không phải là “ tác phẩm thuộc về công chúng” bởi lẽ: +) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành trong cộng đồng do đó không thể xác định được chính xác thời điểm công bố tác phẩm. +) Không thể xác định được thời gian bảo hộ do đó khoong thể các định được khi nào thì hết thời hạn bảo hộ để từ đó gọi là “ tác phẩm thuộc về công chúng” *) Từ những phân tích ở trên ta thấy rằng việc xác định ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là không dễ dàng. Một là vì đặc tính của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian làm cho việc áp dụng các phương pháp xác định như những tác phẩm khác thì không phù hợp. Hai là nếu không biết được ai là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ thì sẽ không xác định được phạm vi quyền được bảo hộ cũng như thực hiện chúng và thời hạn bảo hộ. 2.2. Phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Như phân tích ở trên, ta thấy rằng vì không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do đó dẫn tới hệ quả đó là các quy định thiếu hoặc có nhưng chưa đầy đủ về phạm vi bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm. Theo đó: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ : “2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, Page 5 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 nghệ thuật dân gian”. Đây là điều luật duy nhất của pháp luật hiên hành đề cập tới nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, trong Ta thấy rằng: Điều luật chỉ quy định quyền nhân thân của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, còn quyền tài sản lại không được đề cập tới, có thể nói đây là hạn chế của luật hiện hành. Để bổ sung, những quy định trên của Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan Nghị Định này đã được Nghị Định Số: 85/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung : Theo đó, Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” và “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình”. Như vậy, thuật ngữ “sử dụng” trong Khoản 2 điều 20 Nghị định 100/2006/NĐCP quy định là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Như vậy những hành vi “ sử dụng “ vậy về bản chất là hành vi “ phi thương mại” tức là không tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đó, và nếu như vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ thì lại trái với quy định đó vì phi thương mại thì không phải trả thù lao. Thuộc về vấn đề quyền tài sản trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, Như đã phân tích ở trên, đối với bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, vấn đề quyền tài sản chưa được quy định cụ thể, do đó vấn đề đặt ra ở đây ta cần xác định việc có nên thu phí khi sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hay không, tuy nhiên ta thấy việc thi phí này là là cần thiết , bởi lẽ: Page 6 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 Thứ nhất, những tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là những tác phẩm đặc sắc, có giá trị nhân văn sâu sắc, từ nó đã đưa ra những lợi ích kinh tế lớn cho những người sủ dụng mà họ không phải trả một chút tiền sử dụng tác phẩm nào, không những như vậy, nhiều trường hợp khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị nghệ thuật của chính tác phẩm mà họ sử dụng họ không quan tâm đến nghệ thuật, dến giá trị dân tộc mà họ chỉ quan tâm đến viêc là sao khai thác được càng ngày càng nhiều hơn lợi nhuận thu được từ nó: Ví dụ: Lễ hội chợ tình Sa pa trở thành nơi mua vui của rất nhiều khách du lịch, nhã nhạc cung đình Huế trở. thành mộ loại hình giải trí phục vụ vô tội vạ cho khách du lịch ở mọi nơi, trong khách sạn, trên sông .. và nó dường như đã là hoa mòn giá trị nghệ thuật của chính những tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ấy. Thứ hai, khoản phí này không phải nhằm để bù đắp lại công sức sáng tạo ra tác phẩm mà phải được dùng để bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian. Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của các tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian, ta thấy vì tồn tại theo thời gian, mang tính “ dị bản”, tuy nhiên vì chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc mà chúng được các nghệ nhân, các nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và sưu tầm lại để không là mất đi, do đó việc thu phí sử dụng các tác phẩm này là cần thiết và coi như là một phần vật chất để bù đắp cho công sức mà họ đã bỏ ra để các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không bị thất truyền. Từ những phân tích trên, ta thấy pháp luật hiện hành cần phải hoàn thiện hơn trong việc quy định phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không những quyền nhân thân mà cần phải quy định thêm về quyền tài sản. 2.3 Mục đích bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Việc pháp luật quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học, nghệ thuật thông thường nói chung và tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng ngoài việc công nhận về nguồn gốc sáng tạo ra tác phẩm thì quan trong hơn cả là bảo đảm lợi ích xứng đáng cho tác giả và người sở hữu tác giả tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.do đó cần xác định rõ mục đích bảo hộ của nó,bởi lẽ: Hơn cả, đối với tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian. Ta thấy rằng: Page 7 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 +) Tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là cộng đồng dân cư theo sắc tộc hoặc theo một vùng lãnh thổ nhất định. Họ không phải một “ tổ chức, cá nhân” cụ thể, và luôn luôn thay đổi, vì đặc điểm của nó, do đó, việc xác định tác giả là ai? Và bù đắp vật chất công sức sáng tạo cho tác giả là không dễ dàng gì, và việc bù đắp cho họ như vậy có hợp lí hay không khi mà, về bản chất, mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chứa đựng tổng thể các giá trị văn hóa, là vốn quý của di sản văn hóa dân gian chung của toàn bộ dân tộc Việt Nam. +) Việc xác định mục đích của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là cơ sở để phân biệt sự “ bảo hộ “ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với “ bảo hộ” các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thông thường . Bảo hộ không có nghĩa là độc quyền sử dụng và cho phép sử dụng các tác phẩm của các tác giả như đối với các tác phẩm thông thường. Các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian sẽ được bảo hộ khi mọi Người dân Việt Nam được tiếp cận một cách dễ dàng tới nó, duy trì và làm mới nó để phản ánh giá trị văn hóa của cả cộng đồng. Tuy nhiên , trong quy định pháp luật Việt nam hiện hành, chưa có một quy định một cách cụ thể về vấn đề này, mục đích bảo hộ để làm gì? Có vai trò như thế nào? Chưa được quy định rõ mà chỉ bó hẹp trong một số điều luật cơ bản. III. Nguyên nhân của những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. 3.1.Nguyên nhân khách quan. Thứ nhất, vì đặc điểm của chính những tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở trên làm cho việc quy định cơ chế bảo hộ khó khăn, đặc biệt là quá trình giải quyết khi quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bị xâm phạm. Thứ hai, hình thức thể hiện của các tác phẩm văn học , nghệ thuật dân gian, đa dạng, trong một số loại hình nghệ thuật tồn tại dưới dạng khó định hình , do đó việc quy định các cơ chế bảo hộ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác về bản chất, chúng thường được thể hiện dưới dạng thông tin lưu truyền qua các thế hệ, hoặc được trao đổi giữa các cộng đồng nên nhiều tác phẩm quý giá thường bị chiếm đoạt khai thác trái phép nằm ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng, khi có tranh chấp xảy ra khó giải quyết. Page 8 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 Thứ ba, việc không xác định được chủ sở hữu đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dẫn tới việc không xác định được ai là người có quyền đối với các tác phẩm đó khi có hành vi xâm phạm xảy ra. 3.2. Nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất, do trình độ lập pháp chưa cao, những quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, liệt kê các trường hợp cụ thể, dễ dẫn tới không quy định hay có quy định như ng chưa đầy đủ về cơ chế bảo hộ. Thứ hai, chưa quy định chặt chẽ những vấn đề có liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, chỉ quy định về quyền nhân thân trong khi đó quyền tài sản chưa được quy định. Thứ ba, các văn bản pháp luật quy định mâu thuẫn, chồng chéo nhau, gây khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn. IV. Một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Thứ nhất, về vấn đề xác định chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, cần bổ sung các quy định tại Điều13, 37 đến Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thêm chủ sở hữu quyền tác giả là cộng đồng, nghệ nhân, người thực hành và người sưu tầm nghiên cứu, lưu giữ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Thứ hai, Xác định chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là cộng đồng đã sáng tạo ra và toàn thể công chúng và Nhà nước thông quan một cơ chế trao quyền, Có thể là Cục bản quyền tác giả văn học-nghệ thuật, sẽ là chủ đại diện của Toàn thể công chúng tác giả đối với tác phẩm Thứ ba, Phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cẩn phải được xem xét toàn diện hơn, xác lập các quyền tài sản và quyền nhân thân cho bảo hộ quyền tác giả phù hợp với mục đích bảo hộ và đặc điểm của tác phẩm văn hoc, nghệ thuật dân gian. Thứ tư, định Nghĩa lại định nghĩa “ sử dụng” tại Điểm 2, điều 20 Nghị Định 100/2006/NĐ-CP theo hướng sử dụng với nghĩa là hành vi thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Page 9 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ -LỚP N05- NHÓM 12 HỨA THỊ THANH HÒA -352544 Thứ năm, xác định mục đích của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không phải là độc quyền sử dụng, cho phép dử dụng tác phẩm mà mọi người đều được tiếp cận một cách dễ dàng để duy trì những nét đẹp văn hóa trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian , Tuy nhiên những hành vi sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đi được với giá trị văn hóa cần phải bị cấm, đồng thời việc không cần phải cấp phép không loại trừ khả năng người sử dụng phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính nhất đinh, đặc biệt với việc sử dụng vì mục đích thu lợi nhuận. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Từ khi ra đời tới nay pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở Việt Nam tuy mới hình thành song về cơ bản đã giải quyết được những mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn, và khá phù hợp với pháp luật quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn mọ số những hạn chế nhất định. Vì vậy, để xây dựng nhà Nước Việt Nam vững mạnh thì hoàn thiện các quy định về bảo hộ quyền tác giả với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là cần thiết, góp phần hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật. Những phân tích về một số hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp trong bài viết là ý kiến để hoàn thiện pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, qua đó nhằm bảo vệ , giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc. . Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan