Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt ...

Tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam

.PDF
54
35
110

Mô tả:

Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam Ngô Thị Như Huế Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật dân sự; Quyền đòi nợ; Pháp luật Việt Nam; Tổ chức tín dụng; Bảo đảm tiền vay Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay của TCTD đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam là rất cần thiết, vì hoạt động này tiềm ẩn rủi ro cao và mang tính hệ thống. Làm dịch vụ trung gian tiền tệ, TCTD nhận tiền gửi của khách hàng sau đó cho khách hàng khác vay lại bằng chính nguồn tiền đó, hoạt động của TCTD chính vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế những rủi ro cho hoạt động của mình, trong quan hệ cho vay, bên cạnh việc kiểm tra, thẩm định, đánh giá bên vay, TCTD thường yêu cầu bên vay phải có biện pháp bảo đảm tiền vay. Trong đó, bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ là một trong những biện pháp bảo đảm được pháp luật công nhận, bảo hộ, được TCTD và bên vay lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm này hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi hay nói đúng hơn các TCTD không “hào hứng” lắm với việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định khá ít và có phần chung chung về quyền tài sản nói chung cũng như quyền đòi nợ nói riêng. Có thể điểm đến một số văn bản quy định quyền đòi nợ như sau: BLDS năm 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11); Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 16). Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn và do đó, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ chưa được sử dụng phổ biến. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu những vấn đề pháp lý và thực tiễn của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này để tạo thuận lợi cũng như thúc đẩy các giao dịch dân sự liên quan tới quyền đòi nợ, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài "Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Dưới góc độ luật học, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến pháp luật về quyền đòi nợ và bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ. Có một số bài trao đổi, nghiên cứu liên quan đến giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ được đăng tải trên một số trang web và tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng như: - Bài viết:"Giao dịch có đối tượng là quyền đòi nợ" của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Web Thông tin pháp luật dân sự ngày 12/11/2013; - Bài viết: “Quyền ưu tiên thanh toán của Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ” của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng, số 17, tháng 09/2012; - Bài viết: “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ” của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng, số 5 (301), năm 2013; - Bài viết: “Một số hạn chế của chế định thế chấp quyền đòi nợ theo quy định hiện hành” của ThS. Bùi Đức Giang đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng, số 21, tháng 11/2011. Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý liên quan đến nghiệp vụ cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng thế chấp quyền đòi nợ cũng được nhiều bài báo viết, báo điện tử đăng tải. Nhưng, các bài trao đổi, bài viết trên đây chỉ mới dừng lại ở việc phân tích quyền đòi nợ là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Qua quá trình tra cứu tài liệu cho thấy, hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu để tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD, từ đó thấy được những kết quả cũng như những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD như: khái niệm, đặc điểm quyền đòi nợ với tư cách là một tài sản bảo đảm; khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ; nội dung pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ. - Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam qua việc đưa ra những nhận định khái quát và cụ thể những mặt được, những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và thực tế áp dụng bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam. - Đưa ra định hướng và những kiến nghị, đề xuất, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam đặt trong mối quan hệ với pháp luật về quyền tài sản và các văn bản pháp lý chuyên ngành tài chính ngân hàng điều chỉnh hoạt động cho vay của TCTD. Từ đó, làm nổi bật các đặc trưng của bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD so với các biện pháp bảo đảm dân sự khác và so với các biện pháp bảo đảm tiền vay khác. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này, để phát hiện các tồn tại, bất cập và kiến nghị phương hướng khắc phục, hoàn thiện. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Với mục đích triển khai những nội dung cơ bản của luận văn, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh … để lý giải những vấn đề đặt ra. 6. Những đóng góp mới của đề tài Là công trình nghiên cứu pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật một cách cụ thể, luận văn có những đóng góp mới là: - Trình bày, phân tích một cách khoa học và có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD. - Nêu và phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi tại TCTD ở Việt Nam; - Luận văn kiến nghị, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại TCTD ở Việt Nam nhằm góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, mang tính khả thi. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Chương 3: Một số phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam. References 1. Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BTP ngày 26/02/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội. 6. Bùi Đức Giang (2011), “Một số hạn chế của chế định thế chấp quyền đòi nợ theo quy định hiện hành”, Tạp chí Ngân hàng, (21), tr. 09- 12. 7. Bùi Đức Giang (2012), “Quyền ưu tiên thanh toán của Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ”, Tạp chí Ngân hàng, (17), tr. 12- 15. 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 9. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 10. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 11. Chính phủ (2012), Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, Hà Nội. 12. Học Viện Tư Pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Hà Nội. 14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Hà Nội. 15. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (2008), Quy trình nhận tài sản bảo đảm của PG Bank, Hà Nội. 16. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DongAbank) (2010), Quy định nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại DongAbank, Hà Nội. 17. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) (2011), Quy định về bảo đảm tiền vay tại Techcombank, Hà Nội. 18. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) (2007), Quy định nghiệp vụ cho vay bằng cầm cố giấy tờ có giá của MB Bank, Hà Nội. 19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank) (2007), Quy định cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ, Hà Nội. 20. Nguyễn Ngọc Điện (1997), Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội. 22. Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm quyền tài sản trong luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr. 12- 15. 23. Ngô Thị Hà (2011), Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 24. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 26. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 28. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 30. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 31. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 32. Trần Bình Định (2006), Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội. 33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan