Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch covid 19 tại việ...

Tài liệu Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch covid 19 tại việt nam

.PDF
99
1
76

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NUỚC -----------***------------ NGUYỄN THỊ THANH QUẾ MSSV: 1853801014137 BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2018 - 2022 Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHAN NGUYỄN PHƯƠNG THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NUỚC -----------***------------ NGUYỄN THỊ THANH QUẾ MSSV: 1853801014137 BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2018 - 2022 Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHAN NGUYỄN PHƯƠNG THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo. Khóa luận này đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Quế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Tên viết tắt 1 Covid-19 2 3 4 5 WHO LHQ ASEAN EU 6 UPR 7 Quyết định số 07/2020/QĐTTg 8 Quyết định số 447/QĐ-TTg 9 Quyết định số 173/QĐ-TTg 10 Công văn số 45/TANDTCPC 11 Công văn số 925/STPPBGDPL 12 Chỉ thị 15/CT-TTg 13 Chỉ thị 16/CT-TTg Tên đầy đủ Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona Tổ chức y tế Thế giới Liên Hợp Quốc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Liên minh Châu Âu Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát còn được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/04/2020 về việc công bố dịch Covid-19 Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/03/2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Công văn số 925/STP-PBGDPL của Sở Tư pháp TP. Hà Nội ngày 05/4/2020 quy định chi tiết mức phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống Covid19 Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid -19 Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 củaThủ tướng Chính phủ ban hành về tiếp tục thực Chỉ thị 19/CT-TTg hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày Quyết định số 4689/QĐ 6/10/2021 về việc ban hành chẩn đoán và BYT điều trị Covid-19 Quyết định 3900/QĐ-UBND ngày 16/11/2021 về Quy định tạm thời các biện Quyết định 3900/QĐ-UBND pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn Công văn 2994/UBND-ĐT ngày 07/9/2021 về tiếp tục tăng cường biện pháp Công văn 2994/UBND-ĐT kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội Quyết định 170/QĐ -TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Quyết định 170/QĐ-TTg bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày Nghị quyết số 406/NQ19/10/2021 về một số giải pháp hỗ trợ UBTVQH15 doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày Nghị định số 92/2021/NĐ27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị CP quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày Nghị định số 57/2020/NĐ25/5/2020 của Chính phủ điều chỉnh thuế CP xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nghị quyết 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Nghị quyết hội về giảm 30% mức thuế bảo vệ môi 1148/2020/UBTVQH14 trường đối với nhiên liệu bay trong cả năm 2021 Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 quy định mức thu một số khoản Thông tư số 112/2020/TTphí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn BTC cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày Thông tư số 47/2021/TT24/6/2021 quy định mức thu một số khoản BTC phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn 25 Thông tư 12/2021/TT-BTC 26 Thông tư số 40/2021/TTBTC 27 Nghị định 15/2022/NĐ-CP 28 Công văn số 2601/VPCPKGVX 29 Nghị định số 117/2020/NĐCP cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Thông tư 12/2021/TT-BTC ngày 8/02/2021 quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/04/2020, về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN VÀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN ................................................................................................................................. 7 1.1. Khái quát về quyền con người, quyền công dân .................................................. 7 1.1.1. Khái niệm quyền con người, quyền công dân ................................................ 10 1.1.1.1. Khái niệm quyền con người ........................................................................ 10 1.1.1.2. Khái niệm quyền công dân ......................................................................... 12 1.1.2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân ................................ 15 1.1.3. Các nhóm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013 ............................................................................................................................ 17 1.2. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân ............................................. 19 1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người, quyền công dân ................................. 20 1.2.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân ...................................... 22 1.2.3. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ...................... 25 1.2.4. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh dịch Covid-19...................................................................................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM, NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ............................................ 37 2.1. Thực trạng của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam ......................................................................... 37 2.1.1. Những kết quả đạt được của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam ................................................. 40 2.1.2. Những hạn chế của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam .................................................................. 49 2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế về vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam ........................... 67 2.2. Đề xuất hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam ............... 72 2.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật ....................................................................... 72 2.2.2. Các giải pháp khác .......................................................................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 79 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 80 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc. Ngày nay, quyền con người, quyền công dân được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của xã hội không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế và bản sắc văn hóa. Về lý luận cũng như thực tế, quyền con người, quyền công dân là những quyền không thể thiếu để cá nhân có thể tồn tại và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định1. Chính vì những giá trị ấy mà Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực để hoàn thiện cũng như nhất quán đường lối, chủ trương, chính sách về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt, trong tiến trình phát triển của đất nước, Việt Nam đã xác định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời con người cũng chính là chủ thể của chiến lược phát triển2. Đây là sự kết tinh của quá trình nhận thức cũng là thành quả của công cuộc đấu tranh, hi sinh xương máu của rất nhiều thế hệ người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế, Nhà nước ta đã xây dựng những chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm đạt được thành tựu nhất định. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã và đang nổ lực phấn đấu thì việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân được xem là mục tiêu cơ bản, trước nhất, vì thế Nhà nước ta luôn coi trọng việc hoạch định chính sách, pháp luật về bảo đảm các giá trị quyền con người, quyền công dân. Ngày 11/3 (tối 11/3 theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu3. Truyền thông quốc tế dẫn lời phát biểu trong buổi họp báo tại Geneva của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ WHO đã chính thức coi sự bùng phát của dịch bệnh Covid -19 hiện nay là “đại dịch toàn cầu”4. Covid-19 đã bùng phát tại Trung Quốc hồi tháng 12/2019, tính tới tối 11/3 (theo giờ Việt Nam), dịch đã xuất hiện tại 121 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tới nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 4.389 người, khiến 122.289 người mắc Nguyễn Hà Giang (2022), “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, Xem thêm tại: https://truongchinhtrihatinh.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/bao-dam-quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-gopphan-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-cua-nhan-dan-do-nhan-dan-va-vi-nhandan-478.html, truy cập ngày 21/6/2022. 2 Lương Thanh Cường (2015), “Cơ quan hành chính Nhà nước với việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, Tạp chí Quản Nhà nước, Số 239, tr.50. 3 Báo điện tử Chính phủ (2020), “WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu”, Xem thêm tại: https://baochinhphu.vn/who-tuyen-bo-covid-19-la-dai-dich-toan-cau-102269461.htm, truy cập ngày 21/6/2022. 4 Theo WHO, đại dịch toàn cầu là một căn bệnh bùng phát và lây lan trên phạm vi toàn thế giới. 1 2 bệnh, song cũng có trên 67.000 người được điều trị thành công và khỏi bệnh. Do đó, theo WHO thì Covid-19 vượt lên trên cả các dịch bệnh gây chết người như Ebola ở Congo, Zika năm 2016, và Ebola năm 2014 ở Tây Phi. Những dịch bệnh này đều được xem là trường hợp khẩn cấp quốc tế. Chính vì thế, WHO đề nghị các Chính phủ phải khẩn trương, nhanh chóng ngăn chặn virut này. Covid-19 đã làm chậm tiến trình của những kế hoạch, khiến cho những thách thức vốn dĩ đã rất khó khăn trở nên khó khăn hơn, cụ thể như: nó làm hạn chế khả năng tổ chức các cuộc đàm phán để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, khiến cho những xung đột trở nên không có hồi kết. Vì thế, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã cho rằng: “Covid-19 đã củng cố hai chân lý cơ bản về quyền con người. Thứ nhất, vi phạm nhân quyền gây hại cho tất cả chúng ta. Thứ hai, quyền con người là phổ biến và bảo vệ tất cả chúng ta”5. Cũng liên quan đến vấn đề trên, ngay trong ngày khai mạc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho rằng bình đẳng về tiếp cận đối với vaccine phòng Covid-19 là vấn đề quyền con người cấp bách, phải được bảo đảm, yêu cầu Chính phủ các nước, các công ty dược phẩm và các đối tác cần có trách nhiệm hỗ trợ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm sớm đạt được mục tiêu tiêm vaccine cho 70% người dân trên toàn thế giới. Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi các nước khi ban hành các chính sách xã hội cần dựa trên mục tiêu đảm bảo quyền và cơ hội cho tất cả mọi người; tập trung vào xóa đói, giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em; ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung quan tâm đến các khía cạnh quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-196. Có thể thấy rằng, Covid-19 là dịch bệnh rất nguy hiểm nhưng nó nguy hiểm hơn nếu tất cả các quốc gia chỉ lo chống dịch mà quên đi việc bảo vệ, bảo đảm các giá trị tốt đẹp của quyền con người, quyền công dân. Vậy nên, trong bối cảnh nào đi nữa thì vấn đề bảo đảm các giá trị quyền con người, quyền công dân cũng đều quan trọng, đặc biệt bối cảnh dịch bệnh hết sức nguy hiểm, tính mạng, sức khỏe con người đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” thì việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân càng phải tăng cường. Chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân. 2. Tình hình nghiên cứu António Guterres (2020), “Thế giới đối mặt với đại dịch vi phạm nhân quyền sau sự kiện Covid-19”, Xem thêm tại: https://www.theguardian.com/global-development/2021/feb/22/world-faces-pandemic-human-rights-abusescovid-19-antonio-guterres, truy cập ngày 21/6/2022. 6 Báo điện tử Chính Phủ (2022), “Liên Hợp Quốc kêu gọi quan tâm đến các khía cạnh quyền con người trong dịch Covid - 19”, Xem thêm tại: https://baochinhphu.vn/lhq-keu-goi-quan-tam-den-cac-khia-canh-quyen-con-nguoitrong-dich-covid-19-102220301180444579.htm, truy cập ngày 21/6/2022. 5 3 Đề tài “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” là đề tài mới, chưa được nghiên cứu. Qua tìm hiểu thì tác giả nhận thấy có một số bài viết của các tác giả khác có liên quan đến đề tài như: Về sách, giáo trình: Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân (2011), Tư tưởng về quyền con người, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội; Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Mai Hồng Qùy (2014), Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh. Mai Hồng Qùy (2014), Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh; Chu Phương Uyên (2015), Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam, Hồ Chí Minh; Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Lại Thị Thanh Bình (2020), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội; Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2014), Quyền con người trong Hiến pháp 2013 – Quan điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Gudmundur Alfredsson, Asbjorn Eide (2011), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 – Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Lao động – xã hội; Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người, Nxb. Lao động, Hà Nội; Nguyễn Tất Viễn (2020), Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Cao Đức Thái (2010), Giáo dục quyền con người – một vấn đề lý luận và thực tiễn bức thiết, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Về khóa luận tốt nghiệp: Phạm Thị Cẩm Ngọc (2021), Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh7; Trương Chiến Lũy (2002), Vấn đề nhân quyền trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Luận văn cử nhân, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này đã cho thấy những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đại dịch. Từ đó, đề xuất hoàn thiện những quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 7 4 Về đề tài nghiên cứu khoa học: Phan Nhật Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Thu Trang (2014), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Về bài viết đăng trên tạp chí: Trần Linh Huân (2020), Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (số 07); Cao Vũ Minh (2021), Lý, tình trong vụ tiêu hủy 13 chú chó ở Cà Mau, Tạp chí Pháp luật và đời sống; Nguyễn Đăng Dung, Bùi Tiến Đạt (2011), Cải cách chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (193); Nguyễn Cảnh Dương (2015), Quyền con người trong Hiến pháp 2013 – những thay đổi để phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí quản lý nhà nước – số 234(7/2015); Đào Thị Tùng (2017), Bảo đảm quyền con người trong văn kiện Đại học XVII của Đảng, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 256; Lê Mai Thanh (2015), Nghĩa vụ quốc tế và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12; Nguyễn Thanh Tuấn (2019), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Quản lý nhà nước. Từ những công trình nghiên cứu trên, cho thấy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân được rất nhiều tác giả nghiên cứu, dưới nhiều góc nhìn đa dạng và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Tuy mỗi công trình có cách tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau nhưng hầu hết đều hướng tới sự hoàn thiện của pháp luật nhằm bảo vệ, bảo đảm các giá trị quyền con người, quyền của công dân. 3. Phương pháp nghiên cứu Để sáng làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu thì trong quá trình nghiên cứu tác giả có sử dụng phương pháp quan điểm lịch sử cụ thể, phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lê nin, kết hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề quyền con người, quyền công dân, ngoài ra tác giả còn sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm trình bày, phân tích một cách chi tiết, cụ thể vấn đề, sau đó bằng phương pháp tổng hợp thì sẽ kết luận lại vấn đề và đưa ra kiến nghị phù hợp. Từ đó, giúp người đọc dễ hiểu hơn. Phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu, nhằm tìm ra sự giống và khác nhau để từ đó thể hiện quan điểm cũng như chốt lại vấn đề. 4. Mục tiêu nghiên cứu 5 Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả muốn làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền con người, quyền công dân, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh dịch Covid-19. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 được xem là phép thử cho những nỗ lực và cố gắng trong vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở các quốc gia. Vì thế, thông qua phần thực trạng tại Việt Nam (kết quả đạt được và hạn chế) thì tác giả sẽ đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật cũng như đóng góp thêm giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi là bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Có nghĩa là tác giả chỉ tập trung phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân tại nước ta trong đợt dịch vừa rồi, từ đó đề xuất để hoàn thiện hơn vấn đề này. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân là một vấn đề mang tính khái quát và đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, với mong muốn hoàn thiện quy định pháp luật nhằm hướng tới mục tiêu chung. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, bảo đảm quyền con người, quyền công dân không phải là một vấn đề bất biến theo thời gian. Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều biến động thì vấn đề bảo đảm quyền cũng sẽ có sự linh hoạt, thích ứng. Vì thế, tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu đề tài này từ góc độ lý luận đến thực tiễn, nhằm xem xét sự phù hợp, sự không phù hợp của những chính sách, đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Từ đó, đề xuất để góp phần hoàn thiện vấn đề này. Mặt khác, kết quả của việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần tăng thêm tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu nghiên cứu về vấn đề này hoặc xa hơn là sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc góp ý kiến hoàn thiện pháp luật nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Nhà nước luôn hướng đến. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục thì nội dung đề tài gồm có hai chương: 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân Chương 2: Thực trạng vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt nam, nguyên nhân và hướng hoàn thiện 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN VÀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN 1.1. Khái quát về quyền con người, quyền công dân Quan niệm vấn đề quyền con người, dù quan niệm nó có thể khác nhau qua những thời kì lịch sử, nhưng vấn đề này đã xuất hiện trong thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại thông qua hai Bộ luật đó là bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1700 trước công nguyên) dưới tên gọi là quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu tài sản8. Và Bộ luật Manu (khoảng 200 trước công nguyên) về quyền được bảo vệ của trẻ em, phụ nữ; quyền tài sản9. Cho thấy, từ những năm trước công nguyên thì vấn đề quyền con người đã được ghi nhận một cách sơ khai và đã được bảo vệ từ rất sớm. Đây vừa thể hiện tư tưởng tiến bộ vừa là một dẫn chứng điển hình của nguyên tắc pháp quyền. Tiếp bước thời kì trước về vấn đề nhân quyền, ngay sau khi tuyên bố độc lập khỏi thuộc địa Anh thì Mỹ đã thông qua Tuyên ngôn độc lập năm 1776 và đạo luật nhân quyền. Trong đó, bản Tuyên ngôn mang ảnh hưởng của triết học khai sáng và của Cách mạng Anh năm 1688. Nội dung của nó phản ảnh rõ nét tư tưởng của John Locke (triết gia người Anh ở thế kỷ XVI), với ông thì có ba quyền cơ bản không được tước đoạt ở con người đó là quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Nhiều ý tưởng khác của ông cũng đã được Jefferson đưa vào bản Tuyên ngôn, cụ thể như sự bình đẳng, hạn chế quyền lực Nhà nước, quyền được thay đổi chính quyền khi nó không còn phù hợp10. Và đến năm 1789 thì Pháp cũng đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp. Tại lời nói đầu của Tuyên ngôn này đã khẳng định “Sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người là nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh chung, của tệ hủ bại các Chính phủ”. Có thể thấy, bản Tuyên ngôn đã khẳng định sự thiêng liêng, vô giá của quyền con người. Cũng vấn đề trên, ngay tại phần mở đầu Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 đã ghi nhận “tôn trọng và tuân thủ những giá trị quyền con người toàn cầu và các quyền tự do cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Điều này một lần nữa xác định “quyền con người” đã được ghi nhận và thừa nhận rộng rãi, từ đó nêu lên trách nhiệm phải tuân thủ, phải tôn trọng các giá trị quyền con người, mặt khác còn thể hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử khi đảm bảo các quyền này. Bên cạnh đó, tại hai điều khoản đầu tiên của Tuyên ngôn đã ghi nhận: “Mọi người đều Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân (2011), Tư tưởng về quyền con người, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, tr.47, 49, 59. 9 Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân (2011), Tư tưởng về quyền con người, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, tr. 59. 10 Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội– Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân (2011), Tư tưởng về quyền con người, Nxb.Lao động – xã hội, Hà Nội, tr.114. 8 8 bình đẳng bởi vì họ có bản chất phẩm giá của con người”. Cho thấy tư tưởng về quyền con người của những năm về sau đã có sự kế thừa tư tưởng của những năm trước đó, ở chỗ họ cho rằng sự bình đẳng này xuất phát từ “phẩm giá con người”. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Tư tưởng về quyền con người bắt nguồn từ hai học thuyết lớn, đó là: học thuyết pháp quyền tự nhiên và học thuyết các quyền pháp lý. Với học thuyết “pháp quyền tự nhiên”, tiêu biểu là các tác giả như Zeno (333 – 264 TCN), Thomas Hobbes (1588 – 1679)... Thì quyền con người được sử dụng với ý nghĩa là những đặc quyền tự nhiên, cái vốn có của con người, cái vốn có mà trời đất đã sinh cho con người11. Từ chỗ xác định bản chất của quyền con người là quyền tự nhiên, các học giả theo trường phái “pháp quyền tự nhiên” đã cho rằng: “Quyền tự nhiên của con người là được sử dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc sống của chính mình, và do đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lý”12. Kết hợp hai ý trên của học thuyết, quyền con người được hiểu là những đặc quyền tự nhiên, vốn có và vì lẽ đó nên con người được sử dụng quyền lực, được dùng mọi cách để bảo vệ cho quyền của họ, không ai có thể chi phối, tác động hay tước bỏ đi quyền này. Học thuyết này có điểm hay ở chỗ là đề cao quyền con người bằng cách cho rằng quyền này là trời đất, tạo hóa đã ban cho chính mỗi con người nên quyền này không ai được chi phối hay tác động. Lý thuyết này làm cho quyền con người được tôn trọng một cách tự nhiên nhất mà không cần khuôn khổ pháp lý cho nó hay đặt ra trách nhiệm phải tôn trọng, đề cao quyền này. Nó cũng giống như những vị vua thời kì trước - họ được xem là “con trời”, nên việc họ là vua được xem là một điều tất nhiên, không ai chối cãi được. Cũng cần phải hiểu rằng “quyền tự nhiên” này muốn phát huy giá trị thì cần phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng với xã hội, chỉ khi sống trong cộng đồng thì mới có sự tác động, gắn kết giữa những thành viên với nhau. Từ đó mới đặt ra quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi con người trong cộng đồng. Chứ chỉ một cá nhân sống biệt lập ở ngoài xã hội, ngoài cộng đồng thì họ sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ với ai và có lẽ lúc này “quyền con người” mãi mãi là một thứ gì đó trừu tượng và ngoài tầm mong đợi của họ. Do đó, để học thuyết này mang lại giá trị thực sự thì quyền tự nhiên này cần đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, để lúc này con người được sống đúng với bản chất của họ13. Tuy nhiên, trái với quan điểm của học thuyết về quyền tự nhiên thì học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights) hình thành ở thế kỷ XVII – XVIII tiêu biểu là các tác Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.58. Mai Hồng Qùy (2014), Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh, tr.14. 13 Trong tác phẩm Luận cương về Phoi ơ bắc, Các Mác đã cho rằng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó thì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Và xã hội hiện nay chính là xã hội của con người, của nhân dân và xã hội đó được tạo ra từ các mối quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Do đó, học thuyết pháp quyền tự nhiên chỉ thực sự có giá trị khi đặt con người trong mối quan hệ xã hội. 11 12 9 giả như Edmund Burke (1729 – 1797), Jeremy Bentham (1748 – 1832)… thì họ cho rằng quyền con người không phải là những gì bẩm sinh vốn có mang tính tự nhiên của con người. Mà học thuyết này cho rằng quyền con người phải do Nhà nước quy định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi người phải tuân theo14. Có thể thấy, với những nhà nghiên cứu theo học thuyết các quyền pháp lý thì họ không xem quyền con người là một cái bẩm sinh vốn có, bởi vì nếu thừa nhận bẩm sinh vốn có thì rất khó đặt ra cơ chế bảo vệ những quyền này, mà khi không có cơ chế thì sẽ không thể đặt ra chế tài khi bị xâm phạm quyền. Và nếu coi quyền này là quyền tự nhiên, không cần đặt ra cơ chế bảo vệ thì chỉ khi mọi người sống trong xã hội mà mọi thứ bình đẳng với nhau, ai cũng được an toàn, ấm no, hạnh phúc thì khi đó quyền này sẽ được coi là quyền tự nhiên mà không cần phải do Nhà nước quy định và pháp điển hóa để bắt buộc mọi người phải tuân theo nữa. Nhưng học thuyết này lại được hình thành từ những năm của thế kỷ XVIII, đây là lúc mà xã hội còn nhiều biến động, do đó để bảo vệ những quyền này thì cần đặt trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Tóm lại, hai học thuyết này có sự khác nhau về quan điểm, cụ thể là học thuyết về quyền tự nhiên cho rằng quyền con người là quyền tự nhiên, bẩm sinh, vốn có của con người, trong khi đó học thuyết về các quyền pháp lý, cho rằng quyền con người không là quyền tự nhiên, bẩm sinh vốn có mà nó do Nhà nước quy định, pháp điển hóa. Sự khác biệt này hoàn toàn có thể, bởi hai học thuyết này được nghiên cứu trong hai khoản thời gian khác nhau nên sẽ bị chi phối bởi quan điểm lịch sử cụ thể khác nhau15. Nhưng tựu chung lại là cả hai học thuyết đều ghi nhận quyền con người, đều thể hiện quan điểm để bảo vệ quyền này. Do đó, không thể kết luận học thuyết nào hợp lý và học thuyết nào chưa hợp lý mà phải kết hợp những điểm hợp lý của hai học thuyết lại để đưa ra một kết luận mang tính tối ưu hơn. Vì thế, theo tác giả, quyền con người là quyền tự nhiên, là cái vốn có của mỗi con người nhưng quyền này đồng thời cũng nên chịu sự chi phối từ những yếu tố khác chẳng hạn như pháp luật để từ đó phát huy đúng giá trị của nó. Mai Hồng Qùy (2014), Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh, tr.19. 15 Quan điểm lịch sử cụ thể được hiểu là: “Khi xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ lịch sử căn bản, xem sự vật, hiện tượng đó đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào; đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào” – V.I.Lê Nin. Do đó, đối với từng thời điểm lịch sử khác nhau thì với cùng một vấn đề cách tiếp cận và kết quả sẽ có sự khác nhau. 14 10 1.1.1. Khái niệm quyền con người, quyền công dân 1.1.1.1. Khái niệm quyền con người Nhân quyền (hay quyền con người – human rights) là một phạm trù đa diện16, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau17. Chính vì đây là một phạm trù đa diện nên khái niệm này được tiếp cận với nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Do đó, để làm rõ khái niệm quyền con người thì tác giả sẽ làm rõ khái niệm “quyền” và “con người”. Theo đó, con người được Hồ Chí Minh quan niệm là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và các mối quan hệ xã hội18. Nên Người đã cho rằng con người là có tính xã hội, là con người xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội. Còn “con người” theo Chủ nghĩa Mác Lê nin được hiểu là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội”19. Điểm chung giữa hai quan niệm trên là đều cho rằng con người mang đặc tính của xã hội, đây là điểm chung mà không ai có thể phủ nhận khi nghiên cứu về con người. Về “quyền”, đây là thuật ngữ có nội hàm rất đa dạng, phức tạp được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo tác giả Hoàng Phê, “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi hoặc những điều do địa vị hay chức vụ mà được làm20. Với quan điểm của tác giả Hoàng Phê thì quyền là cái phải được “ban phát”, bởi lẽ theo ông, quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi thì đó mới là quyền nhưng nếu pháp luật hoặc xã hội không công nhận cho thì đồng nghĩa là người đó không có quyền. Có thể thấy, quan điểm này ở một khía cạnh nào đó, không được toàn diện. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng quyền có thể có trong trường hợp nhờ có địa vị hay chức vụ mang lại, quan điểm này lại làm cho người đọc hiểu rằng nếu một người mà họ là thường dân - họ không mang trên mình một chức vụ, địa vị hoặc họ không được công nhận từ pháp luật hoặc xã hội, khi đó họ không có quyền. Và quyền mà tác giả Hoàng Phê nhắc đến do địa vị hoặc chức vụ mang lại mà được làm thì theo tác giả nếu dùng từ “quyền” để diễn đạt thì đã đủ để phản ánh hay chưa, hay thay vào đó nên dùng “thẩm quyền” cho phù hợp hơn. Phạm trù đa diện được hiểu bởi hai thuật ngữ “phạm trù” và “đa diện”. Trong đó, phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định, còn đa diện được hiểu là nhiều mặt. 17 Chu Phương Uyên (2015), Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam, Hồ Chí Minh, tr.22. 18 Bộ Giáo dục đào tạo (2015), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.241. 19 Nguyễn Viết Thông (2015), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.169, 170. 20 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr.85. 16 11 Theo Thomas Hobbes – nhà triết học người Anh nổi tiếng thì quyền bao gồm việc tự do để hành động hay không hành động. Và với ông thì “tự do” được hiểu là sự vắng mặt của những trở ngại bên ngoài, những trở ngại đó thường tước đi một phần sức mạnh của con người để làm điều ta muốn làm, nhưng không thể ngăn cản ta sử dụng sức mạnh còn lại của mình theo sự sai khiến của lý trí và sự suy xét của chính bản thân mình21. Quan điểm này vừa thể hiện quyền là một cái gì đó rất tự nhiên giống như quan điểm của học thuyết quyền tự nhiên, vừa đề cao khả năng của con người trước những trở ngại. Từ đó, có thể thấy rằng quyền là những gì được phép làm. Do đó, theo tác giả, quyền con người được hiểu một cách đơn thuần nhất là những gì con người được làm trong một xã hội với sự tác động qua lại của các mối quan hệ. Về khái niệm quyền con người, theo Từ điển Luật Black’s Law Dictionary, “quyền con người” được hiểu là “những quyền tự do, quyền miễn trừ và lợi ích mà theo những giá trị hiện đại, đặc biệt ở phạm vi quốc tế, tất cả mọi người đều có khả năng đòi hỏi những quyền đó trong xã hội mà họ đang sống”22. Quan niệm này coi quyền con người là phạm trù khái quát vì nó được tạo bởi quyền tự do, quyền miễn trừ và lợi ích của chính con người. Tuy nhiên, ở cụm từ “đặc biệt ở phạm vi quốc tế, tất cả mọi người đều có khả năng đòi hỏi những quyền đó trong xã hội mà họ đang sống” có thể hiểu là những quyền này phải được ghi nhận trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế, con người mới có quyền “đòi hỏi những quyền đó” của chính họ. Vô hình chung thì quan niệm này lại chỉ ra rằng quyền con người bao gồm những quyền pháp luật quy định. Bên cạnh đó, pháp luật được hiểu là sinh ra để điều chỉnh, để bảo vệ con người trong xã hội tức là pháp luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải con người sinh ra vì pháp luật. Cho nên, khuyết điểm lớn nhất của quan điểm này là chỉ đặt quyền con người trong phạm vi của pháp luật mà chưa có sự gắn kết với yếu tố tự nhiên. Theo tác giả Allina Kaczorowska cho rằng quyền con người là những quyền vốn có (inherent) ở tất cả mọi người, không những quyền này là vốn có, chúng còn bất khả nhượng, phổ biến, không thể phân chia, liên hệ với nhau và được áp dụng bình đẳng cho mọi người23. Quan niệm trên đang xem xét quyền con người với tư cách là quyền tự nhiên, cụ thể là quan điểm của tác giả này có phần giống với quan điểm của học thuyết về quyền tự nhiên, xem quyền con người là những quyền vốn có ở tất cả mọi người. Quan điểm này chưa có sự kết hợp giữa hai yếu tố là yếu tố tự nhiên và yếu tố pháp luật mà chỉ mới hàm chứa yếu tố tự nhiên, như vậy, nó chưa mang lại sự toàn diện cho khái niệm này. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, quan niệm trên đã khẳng định quyền con người được áp dụng bình đẳng với mọi người, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt về quyền con người. Theo tác giả Trần Ngọc Đường: “quyền con Trích Thomas Hobbes (1652), “Leviathan (Thủy quái)”. Bryan A Garner, Black’s Law Dictionary, Thompson West, tr.758. 23 Allina Kaczorowska (2010), Public International Law, Routledge, tr.499. 21 22 12 người vừa khẳng định cơ sở tự nhiên và giá trị nhân loại của quyền, đồng thời cũng thừa nhận thuộc tính xã hội – chính trị và lịch sử cụ thể của quyền con người thuộc một quốc gia, một dân tộc”24. Theo giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của Đại học quốc gia Hà Nội, quyền con người còn là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa ước pháp lý quốc tế”25. Hai quan điểm trên đã có sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố pháp luật, tuy nhiên ở quan điểm thứ hai “quyền con người được ghi nhận và bảo vệ” thì lại làm cho người đọc hiểu là những nhu cầu, những lợi ích tự nhiên mà nếu không được ghi nhận thì sẽ không được gọi là quyền con người. Từ những quan điểm được các nhà nghiên cứu trình bày thì quyền con người là thuật ngữ có các cách hiểu khác nhau, mỗi người đều có cách tiếp cận, hướng lý giải riêng tạo nên sự đa dạng trong cách định nghĩa quyền con người, tuy nhiên giữa họ đều điểm chung như sau: Thứ nhất, quyền con người là quyền tự nhiên, quyền vốn có mỗi con người và nó được xem là giá trị tự nhiên của mỗi một con người. Thứ hai, quyền con người thường được ghi nhận bằng hình thức pháp lý nhất định (pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế). Thứ ba, quyền con người là một khái niệm tổng quát, trong đó chứa đựng nhiều quyền cụ thể, độc lập với nhau và tựu chung lại tạo thành “quyền con người”. Thứ tư, quyền con người là quyền của mỗi cá nhân từ đó hiểu là tất cả mọi người đều được hưởng quyền này như nhau, không có sự phân biệt đối xử, để quyền này được tồn tại đúng nghĩa thì giữa các cá nhân phải chịu sự chi phối từ cộng đồng và xã hội, bởi lẽ một cá nhân không thể sống tách biệt, nó cũng như quan điểm “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”26. 1.1.1.2. Khái niệm quyền công dân Về khái niệm “công dân” (citizen), theo Từ điển Merriam-Webster online thì công dân là một khái niệm xuất hiện từ thế kỷ XIV, có nghĩa là “một cá nhân (hợp pháp) thuộc về một quốc gia và có các quyền và sự bảo vệ của quốc gia đó”27. Theo Từ điển Cambridge online, công dân “là thành viên của một quốc gia cụ thể và có các quyền bởi Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.12 – 25. 25 Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2009), “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.42. 26 Phạm Văn Sinh, Phạm Quang Phan (2015), “Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.172. 27 Xem thêm tại: http://www.merriam-webster.com/dictionary/citizen, truy cập ngày 21/6/2022. 24
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan