Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh hivaids ở việt nam...

Tài liệu Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh hivaids ở việt nam

.DOCX
86
47
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ LUYỆN BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bô hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Thái ô HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN VŨ THỊ LUYỆN MỤC LỤC Trang phụ bia Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữviết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS .......8 1 Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ......................................................................................................8 .1 Khái quát về HIV/AIDS.................................................................................8 Sự 1.1.1 bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật..........................................14 Các 1.1.2 bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS...........................16 1.1.3 Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối 1.2 cảnh HIV/AIDS và các quyền con ngƣời của phụ nữ có HIV/AIDS ..........27 Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối 1.2.1 cảnh HIV/AIDS............................................................................................27 Các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS .........................................37 1.2.2 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM .... 49 2 .1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ............................................................49 Thành tựu của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong 2.1.1 bối cảnh HIV/AIDS......................................................................................50 Hạn chế của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong 2.1.2 bối cảnh HIV/AIDS......................................................................................60 Thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh 2.2 2.2.1 HIV/AIDS ở Việt Nam ...............................................................................62 2.2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 Thành tựu trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam ................................................................................62 Hạn chế trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam ................................................................................69 Giải pháp bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam ...............................................................................72 Giải pháp về pháp luật trong việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam ............................................72 Giải pháp thực tiễn trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS............................................................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................80 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS: Aquired ImmunoDeficiency Syndrome CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ HIV: Human Immunodeficiency Virus ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ILO: Tổ chức lao động quốc tế PLTMC: Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con UDHR: Tuyên ngôn nhân quyền UNAIDS: Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS WHO: Tổ chức y tế thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài HIV là một loại vi rút gây suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể người, làm cho cơ thể không có khả năng chống chọi với các bệnh tật khác, giai đoạn cuối cùng của HIV là AIDS và dẫn đến tử vong. Khác với các bệnh dịch khác, HIV có khả năng lây nhiễm và hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mặt khác nguồn gốc lây nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy, do quan hệ tình dục và do mẹ truyền sang con khi mang thai. Chính vì những lý do dịch tễ học nêu trên mà dẫn đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Mỹ vào năm 1980, sau đó lây lan nhanh chóng và được coi là một đại dịch mang tính toàn cầu. Theo thống kê của UNAIDS và WHO cho đến gần đây trên thế giới có hơn 33,4 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS và hơn 30 triệu người chết vì HIV/AIDS, ước tính khoảng 16 triệu trẻ em bị mồ côi vì AIDS và hơn 7.000 ca nhiễm HIV mới mỗi ngày chủ yếu xảy ra ở những người sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và mới có khoảng gần một nửa những người sống với HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân [57]. Trong số 33,4 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới có 17,5 triệu là phụ nữ [44,6]. Trong suốt những năm đầu thập kỷ 1980 sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có HIV/AIDS và người thân của họ diễn ra khá phổ biến trên thế giới. Các biện pháp như giam giữ, cách ly người nhiễm HIV/AIDS khỏi cộng đồng với mục đích ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch đã tỏ ra không hiệu quả, bởi số lượng người nhiễm HIV ngày càng tăng trên thế giới, mặt khác làm tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS và như vậy là vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của những người nhiễm HIV/AIDS. Cũng giống như những căn bệnh khác, người nhiễm HIV có nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, được chăm sóc y tế, được đảm bảo an ninh cá nhân, giáo dục, lao động để sống một cuộc sống có nhân phẩm, nhưng những nhu cầu thiết yếu này luôn bị vi phạm bởi các chủ thể khác trong xã hội. 1 Cùng với sự phát triển của y học thì con người nhận thức rõ hơn về cơ chế lây truyền HIV/AIDS và sự đấu tranh bền bỉ của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quyền con người đã tạo sự chuyển biến lớn trong cách đối xử với những người có HIV/AIDS. Dần dần, quan điểm cho rằng việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử, thừa nhận và bảo đảm các quyền, tự do cơ bản của người có HIV/AIDS là một yếu tố cốt yếu để phòng ngừa sự lây lan của đại dịch mặt khác, góp phần bảo đảm quyền con người của những người nhiễm HIV/AIDS. Thực tế cho thấy sự kỳ thị, phân biệt đối xử đã đẩy những người có HIV/AIDS vào "bóng tối" từ đó làm tăng nguy cơ với cộng đồng do họ tìm cách che dấu tình trạng của bản thân, thậm trí có người còn tìm cách trả thù cộng đồng. Trong bối cảnh HIV/AIDS, phụ nữ là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do phụ nữ là đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV và phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt do tình trạng nhiễm HIV của bản thân như bị phân biệt đối xử, không được đảm bảo các nhu cầu về học tập, làm việc, chăm sóc sức khỏe, an ninh cá nhân  điều này là đi ngược lại với những giá trị về quyền con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người như: Tuyên ngôn nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) Điều 1 Tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền", Điều 2 tiếp tục ghi nhận: "Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị khác". Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV được hưởng đầy đủ các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và trách nhiệm của nhà nước, của các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền đó, được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và bảo đảm thực thi trên thực tế. Kinh nghiệm quốc tế trong quá trình phòng, chống lây nhiễm HIV đã chỉ ra 2 rằng, việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Mặc dù vậy, trên thực tế quyền con người của những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS vẫn bị vi phạm nghiêm trọng bởi nhiều chủ thể trong xã hội. Đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm hơn nữa quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này. Việt Nam, với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc, thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, do đó hệ thống pháp luật quốc gia không ngừng được hoàn thiện để ghi nhận và thực thi các quyền con người đã được thừa nhận, trong đó có quyền của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về quyền của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS dưới góc độ quyền con người còn chưa phổ biến. Do vậy tác giả đã chọn đề tài "Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam" là đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mục đích trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, tìm hiểu thực trạng ở Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ và qua đó đề xuất các biện pháp về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn nhằm bảo đảm tốt hơn nữa các quyền con người của phụ nữ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS đến đời sống của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng HIV/AIDS thường được tiếp cận dưới góc độ là một vấn đề y học, vấn đề xã hội nhằm các mục tiêu y tế công. Một cách tiếp cận mới là phòng chống HIV/AIDS dựa trên quyền con người, theo đó Chương trình hỗn hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS và Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người đã thông qua "Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người" năm 2001 nhằm hỗ trợ các quốc gia xác lập một cách ứng xử với HIV/AIDS mang tính tích cực và dựa trên quyền, điều mà sẽ tạo hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lây truyền và ảnh hưởng của đại dịch trong khi vẫn đảm bảo được sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. 3 Có thể nói ở Việt Nam hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về quyền con người của người nhiễm HIV/AIDS còn chưa phổ biến, đặc biệt là quyền của phụ nữ. Các bài nghiên cứu chủ yếu mới dừng lại ở việc đưa ra thực trạng cũng như những khó khăn mà phụ nữ gặp phải trước đại dịch HIV/AIDS như bài "Phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trước đại dịch HIV/AIDS" hay bài "Phụ nữ và HIV/AIDS - đương đầu với khủng hoảng" của tác giả Trần Tiến Đức đăng trên tạp chí Lao động và xã hội số 271 năm 2005 hay cuốn "Sức khỏe sinh sản và tình dục đối với phụ nữ sống chung với HIV/AIDS" do tác giả Lê Anh Tuấn chủ biên. Các bài viết này mới chỉ phân tích ở khía cạnh các vấn đề xã hội mà phụ nữ có HIV/AIDS gặp phải chứ chưa phân tích vấn đề phụ nữ có HIV/AIDS dưới góc độ quyền con người. Hay các bài viết về phòng ngừa lây nhiễm HIV đối với phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam như bài "Ngăn ngừa nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới"của tác giả Nguyễn Trần Hiển trên tạp chí Lao động xã hội số 271 năm 2005, bài "Vấn đề nhiễm HIV/AIDS trong các gia đình" của tác giả Khuất Thu Hồng đăng trên tạp chí Lao động xã hội số 289 năm 2006. Đặc biệt bài viết "Quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS" của tác giả Hoàng Mai Hương và Chu Thị Thúy Hằng đăng trên tạp chí Khoa học về phụ nữ số 3 năm 2006 đã đề cập đến quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, tuy nhiên bài viết chưa đi sâu phân tích các quyền cụ thể và cơ sở của việc bảo đảm các quyền này và cũng chưa đề cập đến các giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. Gần đây Viện nghiên cứu quyền con người đã phát hành ấn phẩm "HIV/AIDS và quyền con người" trong đó một phần cuốn sách đã phân tích cơ sở pháp luật, chính trị, đạo đức của việc bảo đảm quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS và đảm bảo quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương trong bối cảnh HIV/AIDS trong đó có đối tượng là phụ nữ. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu phân tích toàn diện các quyền của phụ nữ có HIV/AIDS trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Với mục đích trên cơ sở nghiên cứu các cam kết quốc tế, các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người và quy định của pháp luật Việt Nam để thấy 4 được các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS được ghi nhận và bảo đảm thực thi, vì vậy tài liệu này là một tài liệu tham khảo quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: Nghiên cứu một cách tổng quát các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người và trong các quy định của pháp luật Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp mang tính pháp lý để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người của phụ nữ và đưa ra các giải pháp thực tiễn để thực thi có hiệu quả hơn nữa các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục đích trên của luận văn, tác giả đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu khái quát về HIV/AIDS và các tác động xã hội của HIV/AIDS. Phân tích các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS Phân tích các bảo đảm về chính trị, về kinh tế và bảo đảm bằng pháp luật đối với phụ nữ có HIV/AIDS. Phân tích rõ cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS.s Đánh giá thực trạng của việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp pháp luật và biện pháp thực tiễn về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. 5 5. Những nét mới của luận văn Phân tích các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS, phân tích những bảo đảm về chính trị, bảo đảm về pháp luật và bảo đảm về kinh tế trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS, qua đó đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế đồng thời đánh giá thực trạng của việc đảm bảo các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp pháp lý cũng như những giải pháp thực tiễn để bảo đảm tốt hơn nữa các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. 6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp những tri thức cơ bản về cơ sở bảo đảm các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS trên các lĩnh vực chính trị, pháp luật và kinh tế đồng thời làm rõ các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, qua đó đưa ra những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế trong việc bảo đảm thực thi các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS. Trên cơ sở phân tích những hạn chế của pháp luật Việt Nam, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của các hoạt động thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp thực tiễn nhằm thực thi tốt hơn nữa các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS. Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật về quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS để tìm hiểu, vận dụng để xây dựng quy định và thực thi các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS. 6 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 02 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS: Chương này tác giả trình bày khái quát về HIV/AIDS. Nội dung của sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, phân tích các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS theo quy định của pháp luật quốc tế và đưa ra những bảo đảm đối với phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS đó là những bảo đảm về chính trị, bảo đảm bằng pháp luật và bảo đảm về kinh tế. Chương 2: Thực trạng và giải pháp bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. Chương này tác giả đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam và thực trạng bảo đảm thực tế các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS và đưa ra các giải pháp pháp lý và giải pháp thực tiễn nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS 1.1 Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con ngƣời của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS 1.1.1 Khái quát về HIV/AIDS HIV (viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị "vô hiệu hóa" và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho người có HIV... và dẫn đến tử vong. AIDS (viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Aquired ImmunoDeficiency Syndrome) - là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Thời gian từ khi nhiễm HIV cho đến khi thành AIDS dài hay ngắn tùy thuộc vào sức chống đỡ bệnh tật và hành vi của từng người. Trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi thành AIDS kéo dài từ 5-7 năm, nhưng có nhiều trường hợp có thể kéo dài đến hàng chục năm nếu người nhiễm HIV biết cách giữ gìn sức khỏe và không có hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV. Nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ có thể làm lây truyền HIV từ người này sang người khác. Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa nghiên cứu và sản xuất được vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị triệt để HIV/AIDS. 8 Trên thực tế HIV chỉ có thể lây truyền qua ba con đường đó là: - Đường máu; - Đường tình dục - Đường truyền từ mẹ sang con; Phụ nữ dễ bị tổn thương với lây nhiễm HIV hơn so với nam giới, cụ thể: Về m ặt s i n h h ọ c : P h ụ n ữ c ó n g u y c ơ n h i ễ m H I V c a o h ơ n n a m g i ớ i d o đ ặ c đ i ể m đ ặ c t h ù v ề s i n h họ c . P h ụ n ữ có n g u y c ơ n h i ễ m H I V d o q u a n h ệ t ì n h d ụ c c ao g ấ p 2 đ ế n 4 l ầ n s o v ới n a m g i ớ i d o d i ệ n t í ch c ơ t h ể t i ế p x ú c v ớ i v i r út H I V c ao hơn nam giới. Về y học: Khi có thai, hệ thống miễn dịch trong cơ thể phụ nữ bị giảm sút, sức đề kháng đối với bệnh tật giảm vì vậy vi rút HIV dễ dàng xâm nhập hơn. Mặt khác, phụ nữ thường phải truyền máu vì bị giảm sút hồng cầu hay do những bất trắc trong sinh nở làm tăng khả năng nhiễm HIV cao hơn nhiều so với nam giới. Về k i n h t ế : P h ụ nữ t hư ờ n g ph ụ th u ộ c v à o na m g i ớ i v ề mặ t ki n h tế . H ơ n 2/3 phụ nữ trên thế giới mù chữ và 70% sống trong đói nghèo [29,41], vì vậy họ khó có cơ hội thực hiện quyền tự chủ, dẫn đến họ khó có thể chủ động về địa đ i ể m c ũ n g n h ư c á c h th ứ c q u a n h ệ t ìn h d ụ c a n t o à n . D o đ ó n g u y c ơ p h ơ i n h i ễ m H I V l à k h ó tr á n h k h ỏ i . Về xã hôi:ô Nam giới thường có nhiều quyền lực hơn nữ giới trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ thường không có nhiều quyền quyết định đến những việc có liên quan đến cơ thể của họ như đàn ông. Thông thường, đàn ông cảm thấy mình có quyền lực đối với phụ nữ, đặc biệt là với vợ và bạn tình của mình. Vì vậy, một người phụ nữ khi có quan hệ tình cảm với một người đàn ông thì người đàn ông có thể kiểm soát việc khi nào họ quan hệ tình dục và có sử dụng biện pháp bảo vệ hay không. Người phụ nữ thường cảm thấy mình không có quyền để nói "không" với quan hệ tình dục hoặc yêu cầu bạn tình của mình sử dụng biện pháp bảo vệ. Mặt khác, đàn ông thường có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV từ chồng hoặc bạn tình đối với phụ nữ. Hơn nữa, ở Việt Nam, những chuẩn mực xã hội lâu đời không 9 khuyến khích thảo luận cởi mở về tình dục, điều này hạn chế cơ hội của phụ nữ để có được tình dục an toàn. HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Như vậy, chúng ta có thể sống, làm việc, học tập... chung với người nhiễm HIV. Ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1980 tại Mỹ, sau đó đã lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê của UNAIDS cho đến gần đây trên thế giới có hơn 33,4 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS và hơn 30 triệu người chết vì HIV/AIDS, ước tính khoảng 16 triệu trẻ em bị mồ côi vì AIDS và hơn 7.000 ca nhiễm HIV mới mỗi ngày chủ yếu xảy ra ở những người sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và mới có khoảng gần một nửa những người sống với HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân [57]. Trong số 33,4 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới có 17,5 triệu là phụ nữ [44,6]. Tại khu vực châu Á, từ lâu dịch HIV/AIDS vẫn tập trung chủ yếu trong các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao như người tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm và khách hàng của họ và nam tình dục đồng giới. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS tại nhiều khu vực của châu Á đang dần lan sang các nhóm có nguy cơ lây nhiễm thấp như thông qua sự lây nhiễm HIV sang bạn tình của những người thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Năm 2008, tại Châu Á có 4,7 triệu người sống với HIV/AIDS, ước tính khoảng 35% trong số đó là phụ nữ trong khi đó tỷ lệ phụ nữ có HIV/AIDS năm 2000 chiếm khoảng 19% [44,6]. Bằng chứng thực tiễn từ nhiều quốc gia châu Á cũng chỉ ra rằng hầu hết số phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS không phải do hành vi tình dục của bản thân họ mà do chồng hoặc bạn tình của họ đã tham gia vào các hành vi không an toàn. Ước tính có đến hơn 90% số phụ nữ sống với HIV/AIDS bị lây nhiễm từ chồng hoặc bạn tình nam của họ [44,6]. Tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS hiện đang tập trung ở các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao như người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nam tình dục đồng giới. Theo thống kê, đến cuối năm 2011, cả nước có 197.335 người nhiễm HIV đang còn sống, đã có 52.325 người chết do HIV/AIDS, dịch HIV/AIDS đã xuất 10 hiện ở 100% tỉnh, thành phố [22]. Năm 2007, số nam giới trong độ tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) nhiễm HIV/AIDS cao gấp 3 lần so với phụ nữ và nam giới vẫn chiếm đa số các ca nhiễm mới [44]. Nhưng theo ước tính của Bộ Y tế, khoảng cách này giảm xuống còn 2,6% vào năm 2012 [44]. Như vậy, HIV/AIDS đang là hiểm họa hàng đầu về việc gây ra chết chóc, đói nghèo, lạc hậu ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều thế hệ ở nhiều quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, Chị thỉ 54 ngày 30/11/2005, của Ban Bí thư đã nhận định "Cho đến nay ở nước ta HIV/AIDS xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố và có xu hướng ngày càng lan rộng. Ngoài các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, HIV/AIDS đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, trật tự, an toàn xã hội, đến sự phát triển của đất nước, tương lai của giống nòi". Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài. Khác với nhiều căn bệnh khác HIV/AIDS là một vấn đề y học - xã hội. Về mặt dịch tễ học, khác với nhiều bệnh lây truyền, mãn tính khác HIV/AIDS là bệnh mãn tính, thời gian ủ bệnh kéo dài, gây tử vong, hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con. Những đặc điểm dịch tễ học nói trên cùng với sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với những người có HIV/AIDS và những người thân của họ làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của những người có HIV/AIDS và những người thân của họ. Ở Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thái độ ban đầu của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS và các gia đình là tiêu cực. Khi bị phát hiện là nhiễm HIV/AIDS, những người bị bệnh bị từ bỏ, cách ly, ngay cả người thân trong gia đình cũng không cho họ cùng ăn, thậm chí còn nhốt họ và cách ly để tránh lây nhiễm. Cộng đồng từ chối làm việc với những người có HIV/AIDS và những thành viên gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS. Theo một số nghiên cứu, ảnh hưởng của HIV/AIDS tác động như nhiều làn sóng kế tiếp nhau: 11 Giai đoạn đầu: Người mạnh khỏe trở thành người mang virut HIV. Đặc điểm của giai đoạn này là thời gian ủ bệnh kéo dài, khó nhận biết và có thể lây truyền sang người khác. Do đặc điểm của giai đoạn này, nhiều người không biết tình trạng có HIV của bản thân do vậy họ vẫn tiếp tục có những hành vi vô tình làm lây truyền HIV sang cho người khác như: quan hệ tình dục với vợ hoặc bạn tình của mình. Giai đoạn hai: Người mang virut chuyển thành người bệnh, đồng thời xuất hiện nhiều bệnh lây nhiễm khác do hệ miễn dịch bị tàn phá. Giai đoạn này tác động đến nhiều mặt của đời sống người có HIV, gia đình họ và toàn xã hội. Đối với người có HIV họ phải sống trong sự lo sợ do cái chết đã được báo trước đồng thời họ phải đối mặt với nhiều bệnh tật do hệ miễn dịch của cơ thể bị tàn phá đồng thời họ phải chịu sự xa lánh, kỳ thị của người thân, của cộng đồng. Đối với gia đình người có HIV kinh tế gia đình giảm sút do thu nhập của những thành viên có HIV bị mất hoặc giảm đi mặt khác phải tăng thêm chi phí cho việc chăm sóc, thuốc điều trị cho người có HIV. Đồng thời họ cũng phải gánh chịu sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng. Đối với xã hội, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do năng suất lao động xã hội giảm, những chi phí cho y tế, cho phòng ngừa, ngăn chặn HIV cũng tăng lên, kèm theo đó là những vấn đề về đói nghèo, thất học, mồ côi cũng là những gánh nặng cho xã hội. Giai đoạn ba: Người có HIV chuyển sang giai đoạn AIDS - là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm và kết quả là người bệnh sẽ tử vong. Giống như giai đoạn trước, người bệnh, gia đình họ và xã hội đều bị tác động to lớn về nhiều mặt. Giai đoạn bốn: Là những hậu quả sau cái chết của người có AIDS. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người thân của người chết vì AIDS, cũng như gây ra các vấn đề xã hội như trẻ em mồ côi, đói nghèo, thất học, góa bụa Về mặt xã hôi:ô Cho rằng HIV/AIDS là một căn bệnh do suy đồi đạo đức, lối sống, gắn liền với các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, ngoại tình và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS. Những người có HIV/AIDS theo một số nghiên cứu được chia làm ba thế hệ: 12 Thế hệ thứ nhất: Đó là những người bị lây nhiễm do tiêm chích ma túy và mại dâm không an toàn. Thế hệ thứ hai: Là những người bị lây nhiễm từ người thân của thế hệ thứ nhất (vợ, chồng). Thế hệ thứ ba: Bao gồm con cái của những người có HIV/AIDS và những người bị lây nhiễm bởi nhiều lý do khác như rủi ro nghề nghiệp hoặc phơi nhiễm. Thế hệ thứ hai và thứ ba đang có xu hướng mở rộng. Hai thế hệ này hoàn toàn không liên quan đến ma túy, mại dâm, không vi phạm pháp luật xong họ vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn những người có HIV/AIDS thuộc tầng lớp nghèo, thiếu hiểu biết, thiếu điều kiện tự bảo vệ mình dẫn đến họ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như không có điều kiện để được chăm sóc sức khỏe, thất nghiệp, đói nghèo Thế hệ thứ hai bị nhiễm HIV/AIDS trong hoàn cảnh sinh hoạt gia đình bình thường, hoàn toàn lành mạnh. Do thời gian ủ bệnh kéo dài, do không có điều kiện xét nghiệm, do bất bình đẳng về giới đã vô tình nhiễm HIV từ người thân của mình. Nhóm thế hệ lây nhiễm này đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối với phụ nữ. Như vậy, những người có HIV/AIDS rất đa dạng về nhóm xã hội, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh lây nhiễm. Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu bao trùm dẫn đến sự lây nhiễm là do trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và nhận thức chung của xã hội còn thấp. Những quan niệm về HIV/AIDS gắn liền với tệ nạn xã hội, những người có HIV/AIDS là những người thoái hóa về đạo đức, lối sống đã không còn phù hợp. Khi dịch HIV mới xuất hiện trên thế giới, do sự hiểu biết hạn chế về HIV/AIDS nên biện pháp cô lập, tách biệt người có HIV/AIDS với cộng đồng đã được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và nhận thức của con người về HIV/AIDS thì biện pháp cô lập người có HIV/AIDS trở nên bất cập trước diễn biến của đại dịch. Bởi số lượng người nhiễm HIV/AIDS vẫn tăng lên mặt khác làm tăng gánh nặng cho nhà nước và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của người có HIV/AIDS. 13 Dưới góc đô ôquyền con người: HIV/AIDS dẫn đến hậu quả tiêu cực to lớn. Đó là hình thành một nhóm xã hội dễ bị tổn thương với số lượng ngày càng tăng gồm những người có HIV/AIDS và những người sống chung với họ. Nhiều quyền của nhóm ngư ời s ống chung v ới HIV/AIDS b ị vi ph ạm nghiê m tr ọ ng đ ặc bi ệt là quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được giáo dục, chăm sóc sức khỏe, quyền được làm việc, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người di cư Như vậy, những người nhiễm HIV/AIDS rất đa dạng về nhóm xã hội, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh lây nhiễm. Nhưng xuất phát từ những đặc điểm về dịch tễ học của căn bệnh này mà cộng đồng thậm chí người thân của người có HIV/AIDS xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử với họ dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người của những người có HIV/AIDS và phụ nữ là đối tượng phải chịu hậu quả nặng nề nhất. 1.1.2 Sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật Bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người, quyền công dân và cũng là nguyên tắc chung của mỗi quốc gia trong quá trình lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là quyền của mỗi người được xác lập tư cách công dân trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Trước hết, bình đẳng trước pháp luật được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách là một con người buộc phải có và cần phải có. Trong xã hội, sẽ không thể có tự do nếu không có sự bình đẳng thật sự giữa các thành v i ê n t r o n g x ã h ội . B ản c h ấ t c ủ a s ự b ìn h đ ẳn g l à c ô n g n h ậ n c ác g i á t r ị n h ư n ha u c ủ a cá c t h à n h v i ên x ã h ộ i tr o n g t ấ t c ả c á c l ĩ nh v ự c : d â n s ự , c hí n h t r ị , k in h t ế , vă n hóa và xã hội. Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền... Điều 2 UDHR quy định, mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự domà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới 14 tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Điều 52 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Điều 63 Hiến pháp qui định: "công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình." Thứ hai, bình đẳng trước pháp luật là một giá trị của xã hội loài người. Dưới góc độ pháp lý, quyền con người trong đó có quyền bình đẳng trước pháp luật là một quan hệ pháp luật mà mỗi bên tham gia quan hệ đó đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý. Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nó phải được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Điều 6 UDHR quy định, mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là con người trước pháp luật ở mọi nơi. Quy định này được tái khẳng định nguyên văn trong Điều 16 ICCPR. Thứ ba, quyền bình đẳng trước pháp luật có nội dung là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Như trên đã nói, con người sinh ra có sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội. Tuy nhiên, đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bình đẳng làm thước đo, tiêu chuẩn để lấp đầy khoảng cách không bình đẳng đó bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau. Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử còn có khía cạnh khác đó là quyền được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Thứ tư, quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng: Quyền con người luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại từ nhiều phía. Đó có thể là các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội cũng có thể từ phía công quyền. Khi những quyền đó bị xâm hại, dưới góc độ bình đẳng trước pháp luật, con người đều có quyền được pháp luật bảo vệ như nhau với các quyền pháp lý nhất định. Bảo vệ quyền bình đẳng này cũng là cơ 15 sở để bảo vệ các quyền khác của con người. Quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng là nhu cầu đòi hỏi cần có phương tiện, công cụ pháp lý từ phía nhà nước. Về khía cạnh này, Điều 7 UDHR quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào Điều 8 UDHR cụ thể hóa một khía cạnh quy định ở Điều 7 khi nêu rằng, mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định. Điều 26 ICCPR tái khẳng định hai quy định kể trên của UDHR, đồng thời nêu rõ, về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác. Như vậy, trách nhiệm của nhà nước trong vấn đề này là ghi nhận trong pháp luật các quyền một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử và tạo ra cơ chế bảo vệ quyền khi nó bị xâm phạm. Nội dung của quyền bình đẳng trong bảo vệ quyền đòi hỏi mọi hành vi vi phạm phạm đều phải bị xử lý như nhau trước pháp luật. Như vậy, sự bình đẳng của công dân trước pháp luật, là một quyền cơ bản của con người và cũng là cơ sở, nguyên tắc chung của mỗi quốc gia trong việc ghi nhận, thực thi và bảo vệ quyền của mỗi công dân quốc gia mình. Đặc biệt, trong bối cảnh HIV/AIDS, quyền này của công dân phải được nhà nước thi hành triệt để bởi quyền này dễ bị vi phạm nghiêm trọng nhất và trong trường hợp bị vi phạm sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các quyền con người khác của người có HIV/AIDS. 1.1.3 Các bảo đảm quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS Mặc dù các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS là quyền tự nhiên, vốn có nhưng các quyền đó luôn đứng trước nguy cơ bị vi phạm bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội, vì vậy cần có các biện pháp để bảo đảm cho việc ghi nhận và thực thi các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS tránh bị vi phạm bởi các chủ thể khác trong xã hội và tạo điều kiện cho nhóm đối 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan