Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo chuyên môn về hợp đồng vay tài sản (1)...

Tài liệu Báo cáo chuyên môn về hợp đồng vay tài sản (1)

.DOCX
38
428
145

Mô tả:

báo cáo chuyên đề chuyên môn ngành luật cao học - hợp đòng cho vay tài sản
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................3 PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHUYÊN ĐỀ..........................4 1. Giới thiệu chung về nội dung của báo cáo............................................4 1.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................4 a. Mục đích nghiên cứu..............................................................................4 b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...................................................................4 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................4 a. Đối tượng nghiên cứu............................................................................4 b. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................5 2. Kết cấu của báo cáo..............................................................................5 PHẦN II: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN................................6 1. Thời gian thu thập.................................................................................6 2. Phương pháp thu thập...........................................................................6 MỤC I: Những vấn đề lý luận và pháp lý về hợp đồng vay tài sản 6 3. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản........................6 3.1. Khái niệm tài sản................................................................................6 3.2. Khái niệm hợp đồng vay tài sản.........................................................6 3.3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản.......................................7 4. Ý nghĩa hợp đồng vay tài sản................................................................9 5. Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản....................................................9 5.1. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản......................................................9 5.2. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản.................................................11 5.3. Hình thức của hợp đồng vay tài sản.................................................12 5.4 Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản........14 5.5. Lãi suất và lãi trong hợp đồng vay tài sản........................................15 5.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên.......................................................15 5.7. Họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ)...........................................16 MỤC II: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về HĐVTS tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang............................17 6. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng cho vay tài sản có đối tượng là vàng và ngoại tệ......................................................................................17 0 6.1. Đối tượng cho vay là vàng...............................................................17 6.2. Đối tượng cho vay là ngoại tệ...........................................................18 7. Giải quyết tranh chấp về hình thức của hợp đồng vay tài sản............19 8. Giải quyết tranh chấp liên quan đến lãi suất.......................................21 9. Giải quyết tranh chấp đến việc trả tiền lãi trong trường hợp trả tiền vay trước thời hạn ghi trong HĐVTS........................................................22 10. Giải quyết về vi phạm lãi suất cho vay.............................................23 11. Một số về biện pháp bảo đảm hợp đồng vay tài sản.........................25 12. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp về HĐVTS.......................25 PHẦN III: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN....................................26 1. Nhận xét về việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.........................................................................................................26 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐVTS.....................................................................................................26 2.1. Cần quy định rõ những tài sản nào không được cho bên vay hoặc hạn chế cho vay......................................................................................26 2.2. Về hình thức của hợp đồng vay tài sản............................................27 2.3. Về lãi suất.........................................................................................27 2.4. Về nghĩa vụ của bên cho vay (Điều 465 BLDS 2015).......................27 2.5. Về sử dụng tài sản vay.....................................................................28 2.6. Về hụi, họ, biêu, phường..................................................................28 3. Kết luận...............................................................................................28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................29 1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Giang; các thầy giáo cô giáo tại Viện Đại học Mở Hà Nội, các thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh động viên và quan tâm em trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2018 Sinh Viên Nguyễn Văn Ban 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự BLHS: Bộ luật Hình sự HĐVTS: Hợp đồng vay tài sản TCTD: Tổ chức tín dụng 3 PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHUYÊN ĐỀ 1. Giới thiệu chung về nội dung của báo cáo Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Hoạt động vay tài sản là việc một người thỏa thuận để cho người khác được quyền sử dụng số tài sản của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở tin tưởng hay tín nhiệm của mình đối với người đó. Hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã tác động không nhỏ đến nhua cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất cũng như các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản phát triển rất sôi động. Các vấn đề pháp lý về Hợp đồng vay tài sản (HĐVTS) đã được hình thành khá lâu trong lịch sử lập pháp Việt Nam nhưng cho đến khi có sự ra đời lần lượt của Bộ luật Dân sự 1995, 2005 và 2015 mới tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của hợp đồng vay tài sản. Qua quá trình thực thi, cùng với sự biến đổi không ngừng của đời sống xã hội, các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vay tài sản đã cho thấy còn nhiều kẽ hở. Điều đó phần nào làm tăng thêm các tranh chấp và đã bị một số đối tượng lợi dụng những quy định còn thiếu chặt chẽ của pháp luật để cho vay nặng lãi, làm mất đi mục đích thiết thực của hợp đồng vay tài sản. Với mong muốn được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực hiện áp dụng các quy định về HĐVTS, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về HĐVTS, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng vay tài sản tại địa phương” để làm báo cáo chuyên đề chuyên môn của mình. 4 1.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Mặc dù mang đầy đủ đặc trưng của hợp đồng dân sự những HĐVTS vẫn mang những đặc điểm riêng biệt. Khi giải quyết tranh chấp về HĐVTS tại Tòa án đã phát huy vai trò to lớn nhưng cũng không tránh khỏi những vướng mắc. Trong phạm vi báo cáo chuyên môn, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích: - Nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về HĐVTS; - Nghiên cứu quá trình áp dụng hợp đồng này vào thực tiễn (cụ thể tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) từ đó rút ra hướng hoàn thiện. b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Phân tích, làm rõ một số vấn đề cơ bản về HĐVTS: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa. - Phân tích các quy định hiện hành về: chủ thể, đối tượng,… trong HĐVTS. - Phân tích, đánh giá việc áp dụng quy định pháp luật về HĐVTS vào thực tế, những vướng mắc, bất cập. - Đề xuất ý kiến hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐVTS. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Các quy định hiện hành về HĐVTS. - Thực trạng thi hành và áp dụng các quy định của pháp luật về HĐVTS. b. Phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định về việc áp dụng pháp luật HĐVTS của BLDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan trong quá trình giải quyết các vụ việc tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 2. Kết cấu của báo cáo 5 Báo cáo thực tập chuyên môn có kết cấu như sau: - Phần I: Giới thiệu khái quát về chuyên đề; - Phần II: Quá trình thu thập thông tin; - Phần III: Nhận xét, kiến nghị và hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp của tòa án nhân dân về hợp đồng vay tài sản; - Phần danh mục tài liệu tham khảo. 6 PHẦN II: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN 1. Thời gian thu thập Sau thời gian học tập tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Giang, với mong muốn được củng cố kiến thức của mình, nên chính vì vậy tôi đã chọn Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang để thực tập, từ đó làm báo cáo chuyên đề chuyên môn của mình. 2. Phương pháp thu thập Báo cáo được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp phân tích, nghiên cứu lịch sử, so sánh tổng hợp kiến thức từ lý luận và thực tiễn, các tài liệu tham khảo để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. MỤC I: Những vấn đề lý luận và pháp lý về hợp đồng vay tài sản 3. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản 3.1. Khái niệm tài sản Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Việc nhận thức đúng đắn về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý. Qua thực tiễn tìm hiểu cho thấy trong khoa học pháp lý hiện nay không có khái niệm 7 thống nhất về tài sản, cũng như các tiêu chí chung để xác định một loại đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không. Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản như sau: Khái niệm tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 đã mở rộng hơn Bộ luật Dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, theo đó, khong chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về tài sản: (1) sử dụng cách thức liệt kê các phân loại tài sản mà không đưa ra một phạm vi cụ thể của tài sản; (2) coi tài sản là đối tượng của quyền sở hữu; và (3) tài sản được phân thành bốn loại lớn là bất động sản hữu hình và động sản hữu hình, bất động sản vô hình và động sản vô hình. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi khách nhau, nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người. Vì vậy, nó được nhận thức không mấy khác nhau ở các hệ thống pháp luật bởi con người rất nhạy bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình. Xét một cách chung nhất, tài sản có thể được hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị nằm trong sự chiếm hữu của một chủ thể, một khái niệm rộng và không có giới hạn, luôn được bồi đắp thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra. 3.2. Khái niệm hợp đồng vay tài sản Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể tránh những rủi ro hoặc khó khăn tạm thời về kinh tế đòi hỏi phải vay mượn tiền hay tài sản của người khác. Do đó, hợp đồng vay tài sản là một trong những phương tiện hữu ích nhất để thỏa mãn những nhu cầu đó. Mặc dù, Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ngân hàng với mức lãi suất phù hợp, các hộ nông dân nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn của Nhà nước để phát triển được sản xuất, kinh doanh, nhưng xuất phát từ truyền thống “tương thân tương ai”, “lá lánh đùm lá rách” của dân tộc thì việc vay mượn của nhau trong nhân dân là việc làm phổ biến, có ý nghĩa và cần được khuyến khích. 8 Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản làm sở hữu. Hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 471 BLDS 2005 cũng như Điều 463 BLDS 2015 đều quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Khái niệm này, cũng đã thể hiện được bản chất đặc trưng của hợp đồng đó là yếu tố thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, đây là yếu tố cốt lõi tạo nên nội dung của hợp đồng. Hợp đồng có được xác lập hay không là do sự thỏa thuận của các bên, tức là phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nhất định. Vì vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại của hợp đồng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó không được vi phạm điều cấm cùa pháp luật và trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, thỏa thuận chỉ có thể phát sinh hiệu lực ràng buộc với các bên nếu tuân thủ các yêu cầu pháp luật quy định như: điều kiện về chủ thể, điều kiện về nội dung và mục đích và sự tự nguyện. Tự nguyện xác lập hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định có hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình mà không chịu sự bất kỳ sự chi phối hay tác động nào từ người khác. Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu giao kết bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa, hay nói cách khác là không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. Như vậy, nếu các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự “tự do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích chủ thể khác. 3.3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản Bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự thì hợp đồng vay tài sản cũng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này chính là cơ sở để giúp ta phân biệt hợp đồng vay tài sản với các loại hợp đồng dân sự thông dụng khác: Thứ nhất, Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu Bên vay có quyền sở hữu đối với tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản. Đây là điểm khác biệt với hợp đồng mượn tài sản. 9 Sau khi nhận tài sản, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng, nhưng khi hết hạn của hợp đồng vay tài sản, bên vay phải có nghĩa vụ trả cho bên cho vay tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay hoặc số tiền đã vay. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vay phải sử dụng tài sản vay đúng mục đích. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. Có quan điểm của nhà nghiên cứu cho rằng hợp đồng vay tài sản “là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản một cách tạm thời”. Bên vay đang từ thế chủ động chuyển sang thế bị động đối với tài sản. Thứ hai, Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không đền bù Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù. Nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù. Thứ ba, Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp đồng được chia thành hai loại: hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế. Hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên chủ thể thỏa thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát sinh. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết. Còn hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế? Điều này phụ thuộc vào việc hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào: khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng hay khi bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay. Về nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, bởi điều 401 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 10 1. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên, đây là một quy định mở, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận rằng hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên cho vay đã giao tài sản cho bên vay, khi đó hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế. Như vậy, không thể khẳng định hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế. Thứ tư, Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ Cơ sở xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ, hay nói cách khác, mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này quyền dân sự của bên này đối lập tương úng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Còn hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào. Như đã phân tích ở trên, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thời điểm giao kết, thì đây là hợp đồng song vụ. Quyền của bên vay tương ứng với nghĩa vụ của bên cho vay và ngược lại. Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi nếu là hợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản là thời điểm bên vay chuyển giao tài sản cho bên vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. 4. Ý nghĩa hợp đồng vay tài sản Vay tài sản là nhu cầu thiết yếu và diễn ra khá phổ biến trong nhân dân. Do đó, hợp đồng vay tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Thông qua các quên hệ vay, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân, tổ chức kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, tạo tình đoàn kết, niềm tin cho nhân dân vào chế độ xã hội tốt đẹp. 11 Không những thế, hợp đồng vay tài sản còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội, thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Trong xã hội bóc lột, quan hệ vay tài sản là một trong những phương tiện để bóc lột nhân dân lao động, điển hình là hình thức cho vay nặng lãi, nó làm cho người đi vay không còn điều kiện trả nợ, lâm vào cảnh khốn cùng phải bán nhà cửa, ruộng vường thậm chí là bán con cái hoặc bán mình để trả nợ. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay thì hợp đồng vay tài sản đã trở thành phương diện pháp lý để thực hiện quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức nhằm góp pần vào việc lưu thông hàng hóa, giải quyết phần nào khó khăn trước mắt trong cuộc sống hằng ngày, củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ai trong nhân dân. Sự ra đời của BLDS 2015 đã tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia quan hệ vay tài sản. Theo đó, hợp đồng vay tài sản được thực hiện dựa trên cơ sở của sự thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận ấn định mức lãi suất nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật đã góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi. Với những ý nghĩa quan trọng như vậy, hợp đồng vay tài sản đã góp phần thiết thực vào việc xây dựng đời sống ấm no, giúp người dân ai cũng có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với Nhà nước thì quản lý, lưu thông được tiền vốn, ổn định giá cả, thức đẩy nên kinh tế đất nước phát triển ngày một giàu mạnh. 5. Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản 5.1. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ thể của HĐVTS có thể là: - Cá nhân: Đây là chủ thể phổ biến nhất ở nước ta. Trong đời sống hằng ngày, quan hệ vay mượn thể hiện tình cảm, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện lợi ích của các bên và nó rất gần gũi trong đời sống của nhân dân. Tuy vậy, không phải mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau mà khả năng đó phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân. Theo quy định tại Điều 19 BLDS 2015 có quy định về Năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Cá nhân ở mỗi độ tuổi khác nhau có khả 12 năng nhận thức hành vi khác nhau thì có khả năng tham gia xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự khác nhau. Theo pháp luật dân sự hiện hành thì người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 20, 21, 22, 24 BLDS 2015). Những người này có toàn quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, miễn sao không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. (khoản 3, 4 Điều 21 BLDS 2015). Đối với những người chưa đủ 6 tuổi hay những người bị mất năng lực hành vi dân sự, thì giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 21 và Điều 22 BLDS 2015). - Hệ thống ngân hàng Trong điều kiện kinh tế phát triển ổn định và nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng lớn thì hệ thống ngân hàng trở thành chủ thể tương đối quan trọng trong hợp đồng vay tài sản. Với tư cách là trung tâm kinh doanh tiền tệ nên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng vay tài sản, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Theo quy định của Nhà nước thì Ngân hàng có quyền cho các tổ chức, cá nhân vay để hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất nhất định, đồng thời được phép sử dụng đồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân để kinh doanh. Khi ngân hàng là bên cho vay, bên vay chỉ phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khi thời hạn cho vay đã hết, tuy nhiên thì bên vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, thêm vào đó là trong hợp đồng phải thể hiện rõ mục đích đi vay và hợp đồng luôn có thời hạn. Khi ngân hàng là bên vay, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào mà không cần phải đợi đến khi hết hạn cho vay, cho ngân hàng vay thì không cần các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, khi ngân 13 hàng là bên vay thì tùy từng trường hợp mà có thể hoặc không có thời hạn. Trong hợp đồng vay không cần phải thể hiện rõ mục đích vay. - Pháp nhân Hợp đồng giao kết hợp đồng vay tài sản của pháp nhân đều phải thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, có 2 dạng đại diện đó là đại diện theo pháp luật (Điều 136, Điều 137 BLDS 2015) và đại diện theo ủy quyền (Điều 135, 138 BLDS 2015), hành vi người đại diện thực hiện phải phù hợp với mục đích hoạt động của cá nhân. Pháp nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng vay tài sản thông qua người đại diện là cá nhân, bởi vậy phải xét năng lực hành vi dân sự của cá nhân đại diện đó. - Hộ gia đình, tổ hợp tác Theo quy định của pháp luật dân sự tại khoản 1 Điều 101 BLDS 2015 có quy định về việc Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, theo đó thì khi hộ gia đình và tổ hợp tác tham gia vào quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện, thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định Luật Đất đai (khoản 2 Điều 101 BLDS 2015). Như vậy, ta thấy rằng mọi chủ thể của các quan hệ giao dịch dân sự (cá nhân, pháp nhân, nhà nước) đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng vay tài sản. 5.2. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản Đối tượng của hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. 14 Trước đây, BLDS 1995 (Điều 467) quy định đối tượng của HĐVTS là một khoản tiền hoặc vật. Còn BLDS 2005 (Điều 471) và BLDS 2015 (Điều 463) quy định đối tượng HĐVTS là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản bao gồm: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”. Như vậy, pháp luật dân sự hiện hành quy định đối tượng của HĐVTS không chỉ là tiền hoặc vật mà còn có thể là giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, điểm mới về tài sản mà BLDS 2015 so với BLDS 2005 đó là: BLDS 2015 đã bổ sung thêm về tài sản, theo đó tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Quy định mới về đối tượng của HĐVTS trong BLDS 2015 theo hướng bao quát hơn, đúng như tên gọi của loại hợp đồng này. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không phải mọi tài sản đều có thể trở thành đối tượng của HĐVTS mà chỉ những tài sản có tính chất tiêu hao, có thể hoàn trả bằng “tài sản cùng loại” thì mới có thể là đối tượng của HĐVTS. Theo đó, quyền tài sản hay vật đặc định không thể là đối tượng của HĐVTS. Trên thực tế thì đối tượng của HĐVTS thường là tiền vì tiền là vật trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và tiện lợi cho việc thanh toán khi trả nợ. Song có một vấn đề đặt ra là nếu là ngoại tệ thì có được xem là đối tượng có HĐVTS không? Theo khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”. Như vậy, ngoại tệ là tài sản thuộc loại bị hạn chế lưu thông, chỉ những chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật mới được phép xác lập giao dịch đối với nó. Cá nhân, tổ chức không được tự do mua bán, thanh toán, cho vay với nhau bằng ngoại tệ. Tuy vậy, xét một cách chung nhất thì ngoại tệ cũng có thể là đối tượng của HĐVTS. Một vật để trở thành đối tượng của HĐVTS thì vật đó: phải là vật cùng loại, tồn tại hiện hữu hoặc có thể hình thành trong tương lai; phải lưu thông được; và đặc biệt là phải thuộc sở hữu của bên cho vay (vì người vay sẽ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản vay). 5.3. Hình thức của hợp đồng vay tài sản 15 Trên cơ sở những nguyên tắc của luật dân sự, BLDS 2015 không quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản. BLDS 2015 tiếp tục thừa nhận hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Có thể hiểu, tinh thần chủ đạo này là nhằm bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; thiện chí, trung thực; chịu trách nhiệm dân sự; tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ thể có thể giao kết hợp đồng, các cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp) có thể vay vốn, tận dụng nguồn vốn nhàn dỗi để phát triển các thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Hình thức của hợp đồng dân sự nói chung và HĐVTS nói riêng là phương thức thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong tố tụng dân sự, là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự khi có vi phạm hợp đồng xảy ra Hình thức bằng lời nói Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần gặp mặt thỏa thuận bằng lời nói với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Hợp đồng giao kết thông qua điện thoại cũng có thể coi là hợp đồng được giao kết bằng lời nói. Hạn chế của hợp đồng giao kết bằng lời nói là ở chỗ: không có độ xác thực cao về mặt pháp lý, khi có tranh chấp, các bên thường khó có thể đưa ra chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thực tiễn, đối với hợp đồng vay tài sản, hình thức bằng lời nói thường được áp dụng trong trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn, các bên có mối quan hệ thân thích, thân quen với nhau và thường là các hợp đồng được giao kết giữa cá nhân với cá nhân. Hình thức viết (bằng văn bản) Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Hợp 16 đồng được xác lập dưới hình thức văn bản thường được áp dụng trong các trường hợp sau đây: +) Khi các bên tự lựa chọn để nâng cao độ xác thực về mặt pháp lý của hợp đồng, hợp đồng có giá trị lớn, hợp đồng mà các bên không thực hiện nghĩa vụ ngay tại thời điểm giao kết, hợp đồng mà các bên dự liệu sau khi thực hiện có thể phát sinh hậu quả pháp lý. +) Khi pháp luật quy định hợp đòng phải được lập thành văn bản. Một số hợp đồng có tính chất phức tập, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong một thời hạn hoặc hợp đồng có đối tượng là tài sản đặc biệt nên pháp luật quy định khi giao kết các bên phải lập dưới hình thức văn bản mới có giá trị pháp lý. Hình thức bằng văn bản thường được áp dụng trong trường hợp số tiền cho vay lớn, các bên có thỏa thuận lãi, có thỏa thuận biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: tín chấp, ký quỹ, các hợp đồng được giao kết có ít nhất một bên chủ thể là pháp nhân, tổ chức hoặc trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố, thế chấp, phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba. Đối với hợp đồng tín dụng thì hình thức bắt buộc phải bằng văn bản, nhưng quy định này cũng chỉ được ghi nhận ở văn bản dưới luật (bằng quyết định của Ngân hàng Nhà nước). Hợp đồng được giao kết thông qua các phương tiện, dữ liệu điện tử Hợp đồng dưới hình thức điện tử, các hợp đồng được ký kết từ đơn giản đến phức tạp như: có thể đặt mua vé máy bay, mua sách hay mua hàng hóa là đồ dùng sinh hoạt qua Internet rồi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ở Việt Nam, hợp đồng điện tử đã được chính thức công nhận giá trị pháp lý khi Luật Giao dịch điện tử được thông qua, có hiệu lực ngày 01/3/2016. Hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng đã chính thức thừa nhận chứng cứ là thông điệp, dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức điện tử khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Bởi vậy, hợp đồng theo hình thức này cũng được pháp luật thừa nhận trong một số trường hợp cụ thể. Hợp đồng chứng nhận, chứng thực 17 Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi mình được đảm bảo, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng. HĐVTS là một loại hợp đồng có nét đặc trưng riêng biệt, khác với các hợp đồng khác như: chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay một cách tuyệt đối nhưng chỉ trong một thời gian nhất định, tài sản thuộc loại Nhà nước có sự quản lý, điều tiết nhưng BLDS lại không quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng thì có đảm bảo cho nội dung các quy định nêu trên được thực hiện hay không. Vẫn biết mọi quy định có tính chất thông thoáng hơn của BLDS 2015 là đều nhằm đảm bảo cho “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” (khoản 2 Điều 3 BLDS 2015) nhưng chính việc BLDS không quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản sẽ làm cho nguyên tắc này không được bảo đảm thực hiện một cách triệt để. 5.4 Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản BLDS hiện nay chưa có quy định nào giải thích về thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. Tuy nhiên, có thể dựa vào quy định của pháp luật ngân hàng về hợp đồng cho vay tín dụng – một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong BLDS để hiểu rõ vấn đề này. Theo quy định tại Điều 3 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và được sửa đổi, bổ sung theo các Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002; 127/2005/QĐNHNN ngày 03/02/2005; 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN) thì: “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với ngân hàng” (Khoản 2), còn “Kỳ hạn trả nợ là khoảng không gian trong thời gian cho vay đã được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng” (Khoản 3). Theo cách định nghĩa trên thì thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ đều 18 là căn cứ xác định thời điểm để bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng giữa chúng cũng có những điểm khác nhau: - Thời hạn cho vay là một khoảng thời gian từ khi hợp đồng có hiệu lực đến hết hạn của hợp đồng, còn kỳ hạn trả nợ là thời điểm trả nợ một phần hoặc toàn bộ trong khoảng thời hạn hoặc kết thúc thời hạn. - Hết thời hạn cho vay, bên vay có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho bên cho vay, còn kỳ hạn vay có nghĩa vụ trả một phần hoặc toàn bộ tài sản vay. Thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lãi suất, đó là một trong những cơ sở để tính lãi suất, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và bên vay phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền chậm trả theo quy định của pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay còn có ý nghĩa quan trong việc xử lý tài sản bảo đảm nếu trong hợp đồng có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà khi hết hạn bên vay không trả nợ đúng thời hạn. Kỳ hạn trong HĐVTS là khoảng thời gian để bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn ở đây có thể là ngày, giờ, tháng, năm hay mùa, vụ, … Pháp luật không quy định kỳ hạn trả lãi mà do các bên thỏa thuận. Trong thực tế không hiếm trường hợp một bên phải thanh toán cho bên kia nợ gốc và lãi nhưng khi thanh toán thì chỉ thanh toán được một phần. Phần đã thanh toán được tính vào nợ gốc hay khoản lãi? Theo tài liệu tham khảo thì phần lớn các nước Châu Âu ưu tiên tính lãi trước. Ví dụ, việc thanh toán được tính trên lãi trước nợ gốc được ghi nhận ở Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Ở Việt Nam, quy định về vấn đề này không rõ nhưng thực tiễn xét xử lại theo hướng như các nước vừa nêu. Do đó, nếu bên vay trả cho bên cho vay một khoản tiền mà không xác định ý nghĩa của số tiền đó, thì số tiền đó được coi là để thanh toán tiền lãi chứ không được hiểu là thanh toán nợ gốc. 5.5. Lãi suất và lãi trong hợp đồng vay tài sản Tại Điều 468 BLDS 2015 đã có quy định một cách rất cụ thể về việc tính lãi suất trong HĐVTS. Theo đó, ở đây lãi suất được hiểu là tỉ lệ phần trăm số tài sản tăng thêm tính trên số tài sản vay do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Lãi suất được dùng để xác định số lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn mà bên vay phải trả cho bên cho vay. Trên thực tế, các Tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động huy động 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan