Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch thực phẩm chức năng, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp...

Tài liệu Bài thu hoạch thực phẩm chức năng, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp

.PDF
37
1
119

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM  BÀI THU HOẠCH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Sinh viên: Luyện Thị Thanh Tâm Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Lớp: DHTP 14A MSSV: 18027161 Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 11 tháng 01 năm 2022 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: ĐĂNG KÝ VÀ THAM DỰ ..................................................................... 5 1.1. Xác nhận qua email đăng ký tham dự seminar.................................................... 5 1.2. Xác nhận qua màn hình của buổi seminar ........................................................... 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH...................................................................... 6 2.1. Ý nghĩa ..................................................................................................................... 6 2.2. Mục đích ................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP ....................................................... 7 3.1. Thông tin của công ty ............................................................................................... 7 3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty và các sản phẩm của công ty ................................ 8 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty ........................................................................ 8 3.2.2. Các sản phẩm của công ty ................................................................................. 8 CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................... 9 4.1. Vai trò của thực phẩm chức năng trong thời đại ngày nay....................................... 9 4.1.1. Sức khỏe và các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe........................................... 9 4.1.2. Tìm hiểu về thực phẩm chức năng ................................................................. 11 4.1.3. Vai trò của thực phẩm chức năng đối với sức khỏe ........................................ 12 4.2. Xu hướng tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng ........................................ 13 1 4.3. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm chức năng................................................................. 16 4.4. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng tại Nutrilite ........................................... 17 4.4.1. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm ................................................................. 17 4.4.2. Quy trình sản xuất - quy trình 9 bước từ hạt giống đến thành phẩm .............. 18 4.5. Giới thiệu về nhà máy Amway – Bình Dương và quy trình sản xuất viên nén ..... 23 4.6. Đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm .................................................................. 30 4.6.1. Các điều cần quan tâm trong quá trình đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm ................................................................................................................................... 30 4.6.2. Đăng ký giấy phép lưu hành cho từng loại sản phẩm ..................................... 31 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 36 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Email xác nhận đăng ký tham dự ....................................................................... 5 Hình 1. 2. Hình chụp màn hình của buổi seminar ............................................................... 5 Hình 3. 1. Giới thiệu về Công ty TNHH Amway Việt Nam ............................................... 7 Hình 3. 2. Một vài sản phẩm thực phẩm chức năng Nutrilite tại Amway........................... 8 Hình 4. 1. Khảo sát nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng ..................................... 13 Hình 4. 2. Nghiên cứu Xu hướng toàn cầu năm 2020 - Báo cáo Việt Nam ...................... 14 Hình 4. 3. Nghiên cứu về thị trường dành cho thực phẩm chức năng .............................. 15 Hình 4. 4. Nghiên cứu về mức độ chi trả của người dùng về thực phẩm chức năng ........ 15 Hình 4. 5. Nghiên cứu về sự tăng trưởng của người dùng và số lượng sản phẩm VDS ... 16 Hình 4. 6. Quy trình 9 bước từ hạt giống đến thành phẩm ................................................ 18 Hình 4. 7. So sánh dưỡng chất thực vật có trong rau quả giữa canh tác truyền thống và canh tác hữu cơ........................................................................................................................... 20 Hình 4. 8. So sánh hàm lượng dưỡng chất trong quả acerala cherry xanh và quả chín .... 21 Hình 4. 9. Quy trình công nghệ chiết xuất dưỡng chất thực vật tại Nutrilite .................... 22 Hình 4. 10. Kiểm tra chấn động (bên trái) và kiểm tra nhiệt độ (bên phải) tại Nutrilite... 23 Hình 4. 11. Quy trình nén viên .......................................................................................... 26 Hình 4. 12. Các phần trong một thiết bị nén ..................................................................... 26 Hình 4. 13. Phần kết nối ống nhập liệu với bồn lưu trữ bán thành phẩm của máy nén .... 27 Hình 4. 14. Phần điền bán thành phẩm vào khiên viên của máy nén ................................ 27 3 Hình 4. 15. Phần nén viên của máy nén ............................................................................ 28 Hình 4. 16. Máy kiểm tra kim loại .................................................................................... 29 Hình 4. 17. Các thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu khác như độ cứng, độ dày, độ mài mòn, khối lượng .................................................................................................................................. 30 Hình 4. 18. Triết lý Ikigai của người Nhật ........................................................................ 34 4 CHƯƠNG 1: 1.1. ĐĂNG KÝ VÀ THAM DỰ Xác nhận qua email đăng ký tham dự seminar Hình 1. 1. Email xác nhận đăng ký tham dự 1.2. Xác nhận qua màn hình của buổi seminar Hình 1. 2. Hình chụp màn hình của buổi seminar 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH 2.1. Ý nghĩa Giúp sinh viên tiếp cận gần hơn và tiếp thu được những kiến thức thực tế từ các doanh nghiệp. Sinh viên khai thác được nhiều bài học bổ ích đến từ doanh nghiệp, từ đó tạo tiền đề giúp cho sinh viên khi đi thực tập thực tế, đi làm dễ dàng tiếp cận môi trường làm việc. Sinh viên có cơ hội để gặp gỡ trực tiếp trao đổi, thảo luận với diễn giả từ đó rút ra được các bài học và tiếp thu được các kiến thức thực tế từ những người có kinh nghiệm. So sánh các lý thuyết học được từ trên nhà trường và những kiến thức ở trên thực tế. 2.2. Mục đích Buổi seminar này giúp sinh viên có thêm các thông tin về Công ty Amway Việt Nam, cũng như quy mô và các sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan, sơ bộ về thực phẩm chức năng. Diễn giả chị Nguyễn Thị Kim Hằng và anh Dương Hồng Hạnh trình bày về các nội dung về vai trò của thực phẩm chức năng trong ngày này, xu hướng phát triển và quy trình sản xuất thực phẩm chức năng thông qua câu chuyện sản xuất sản phẩm Nutrilite và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra còn hỗ trợ sinh viên có nhận thức đúng đắn, phù hợp về các xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng cũng như thị trường và xu thế của người tiêu dùng hiện nay khi lựa chọn các sản phẩm này. Tạo cơ hội cho các sinh viên gặp gỡ, học hỏi, trao đổi những thông tin cùng với diễn giả. Giúp sinh viên có những trải nghiệm mới mẻ về những kiến thức thực tế và diễn giả cũng chia sẻ, giải đáp thắc mắc về những phần mà sinh viên quan tâm. Đồng thời cũng góp phần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. 6 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 3.1. Thông tin của công ty Tên tổ chức: Công ty TNHH Amway Việt Nam Trụ sở chính: Tầng 21, Tòa nhà Flemington 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Thành phố. Hồ Chí Minh. Theo báo cáo trách nhiệm xã hội năm 2019 của Công ty TNHH Amway Việt Nam thông kê có: Công ty cũng thành lập 12 chi nhánh và trung tâm phân phối trên khắp Việt Nam, bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vinh, Đồng Nai, Cà Mau, Nha Trang và Bắc Giang và 3 trung tâm huấn luyện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Có 1 nhà máy sản xuất tại Bình Dương, hơn 300 nhân viên. Hình 3. 1. Giới thiệu về Công ty TNHH Amway Việt Nam 7 3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty và các sản phẩm của công ty 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty Amway Việt Nam là một trong những tên tuổi hàng đầu trong những lĩnh vực đa cấp. Danh mục sản phẩm thương hiệu Amway khá phong phú, bao gồm các lĩnh vực như dinh dưỡng, mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân, chất tẩy rửa, đồ gia dụng, … 3.2.2. Các sản phẩm của công ty Tại Amway sản xuất và kinh doanh đa dạng các sản phẩm. Amway có 7 dòng sản phẩm về lĩnh vực dĩnh dưỡng và sức khỏe Nutrilite™ bao gồm: Dinh dưỡng và sức khỏe, thực phẩm hỗ trợ chức năng, dinh dưỡng thiết yếu hằng ngày, sản phẩm hỗ trợ, hỗ trợ quản lý cân nặng, sản phẩm yêu thích và thực phẩm bổ sung hằng ngày. Hình 3. 2. Một vài sản phẩm thực phẩm chức năng Nutrilite tại Amway 8 Các dòng sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp Artistry™; dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân gồm: Glister, Satinique, G&H; dòng sản phẩm chăm sóc gia dụng Amway Home; và dòng sản phẩm dinh dưỡng thể thao với hàng triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày. CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG CHÍNH 4.1. Vai trò của thực phẩm chức năng trong thời đại ngày nay 4.1.1. Sức khỏe và các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe Sức khỏe là gì? Định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đầy đủ (toàn diện) về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật”. Định nghĩa của thực phẩm chức năng học (theory of functional food): “Sức khỏe là tình trạng lành lặn về cấu trúc và chức năng của các tế bào, tổ chức và cơ thể giữ vững cân bằng nội môi và thích nghi với sự thay đổi của môi trường”. Sức khỏe sung mãn là gì? “Sức khỏe sung mãn là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao nhất mà một đời người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình. Sức khỏe sung mãn là tình trạng không gặp phải: Chứng viêm khớp; Bệnh loãng xương; Cao huyết áp; Bệnh động mạch vành; Bệnh tiểu đường, béo phì, Đột quỵ; Chứng mất trí; Ung thư ....” Vì sao mà con người hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe? - Thay đổi phương thức làm việc: Khi con người thay đổi từ lao động chân tay sang lao động trí óc. Thay đổi môi trường làm việc đặc biệt là môi trường văn phòng. Mọi người ngồi làm việc trước máy tính. Điều này sẽ khiến con người ít vận động hơn, mắt dẽ bị mỏi hơn, …. 9 - Thay đổi về lối sống và lối sinh hoạt: Lối sống và sinh hoạt bây giờ khiến con người lười vận động hơn. Khi mà các thiết bị ngày càng hiện đại như máy giặc, máy rửa chén, TV khiến cho chúng ta thích nghi với lối sống yên tĩnh và ít vận động hơn so với ngày xưa. - Thay đổi về môi trường sống: Các biến đổi khí hậu, ô nhiễm về không khí, thực phẩm, … những vấn đề này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Thay đổi về phương thức tiêu dùng thực phẩm: Theo nhu cầu của xã hội ngày nay sẽ ưa chuộng các sản phẩm công nghiệp, nhanh, tiện lợi hơn, ít chế biến cầu kì. → Các lý do trên dẫn đến: - Khẩu phần ăn hằng ngày: Thiếu hụt vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học, chất chống oxi hóa, chất xơ. - Ít vận động thể lực (chiếm đến 70-80% dân số) - Căng thẳng khiến cơ thể sinh ra nhiều gốc tự do. Cơ thể không có khả năng sinh đủ các chất chống oxi hóa để chung hòa, hoặc khẩu phần ăn của chúng ta không không bổ sung đủ chất chống oxi hóa. Sẽ khiến tế bào bị tổn thương, các chức năng của các tế bào bị tổn thương này không còn hoạt động tốt như ban đầu. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh lý về sức khỏe. Yếu tố quyết định đến sức khỏe sung mãn - Cần có chế độ ăn uống và dinh dưỡng: + Chế độ ăn uống phù hợp với giai đoạn của cuộc đời + Chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe của mỗi người + Chế độ ăn uống tăng cường về chất lượng và hợp lý về số lượng + Bổ sung thực phẩm chức năng (Vitamin, khoáng, hợp chất sinh học…) - Vận động thân thể - Giải tỏa được căng thẳng 10 4.1.2. Tìm hiểu về thực phẩm chức năng Định nghĩa thực phẩm chức năng “Thực phẩm chức năng (Functional Food): là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật” Phân loại thực phẩm chức năng - Phân loại trên thị trường có 3 nhóm chính: + Thực phẩm tăng cường: Ví dụ như muối được bổ sung thêm iot, nước mắn được bổ sung thêm sắt, bánh bổ sung thêm vitamin/khoáng chất. + Thực phẩm bổ sung/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe + Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: Được thiết kế để giành cho những người có vấn đề về sức khỏe. - Phân loại theo lý thuyết: Gồm 6 cách phân loại - Phân loại chung về thực phẩm: + Thực phẩm bổ sung (Thực phẩm với công bố chức năng dinh dưỡng) + Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: (Thực phẩm với công bố về điều trị): Dùng cho phụ nữa có thai, trẻ sơ sinh, người già, người ốm. + Thực phẩm dùng cho sức khỏe đặc biệt: Thực phẩm công bố về sức khỏe. - Phân loại theo phương pháp chế biến + Bổ sung Vitamin: Nước trái cây, viên vitamin, … + Bổ sung khoáng chất: Viên khoáng, muối iot, … + Bổ sung hoạt chất sinh học: DHA, EPA … vào sữa + Bào chế từ dược thảo: Viên tảo, Linh chi, Sâm - Phân loại theo chức năng tác dụng + Hỗ trợ chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm huyết áp + Hỗ trợ giảm đái tháo đường, tăng cường sinh lực 11 + Bổ sung chất xơ, hỗ trợ thần kinh, … - Phân loại theo công bố + Công bố dinh dưỡng: Hàm lượng chất dinh dưỡng, so sánh dinh dưỡng, không bổ sung + Công bố sức khỏe: Chức năng dinh dưỡng, giảm nguy cơ bệnh tật, chức năng khác. - Phân loại dạng sản phẩm + Dạng thực phẩm – thuốc: Viên (nén, nhộng, sủi, …), nước, bột, trà rượu, cao, kẹo, dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt (cho người không ăn uống qua đường miệng) + Dạng thức ăn – thuốc: Cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng, canh thuốc, nước uống thuốc. - Phân loại theo phương thức quản lý + Thực phẩm chức năng đăng ký chứng nhận ở cục ATTP (TPBVSK) + Thực phẩm chức năng tự công bố (TPBS) + Thực phẩm chức năng được sử dụng cho mục đích đặc biệt cần có chỉ định, giám sát của cán bộ y tế. 4.1.3. Vai trò của thực phẩm chức năng đối với sức khỏe Các Dinh dưỡng đa lượng (Protein, Chất béo, Omega 3), Vi chất dinh dưỡng (Vitamin, muối khoáng), Hoạt chất sinh học (dưỡng chất thực vật), Phi chất dinh dưỡng (Chất xơ, Probiotic) phục vụ cho 3 mục đích sau: + Phục hồi cấu trúc, chức năng + Lặp lại cân bằng nội môi + Tăng khả năng thích nghi ➔ Từ đó sẽ giúp cơ thể chúng ta: + Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ +Tăng sức khỏe sung mãn + Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật 12 + Hỗ trợ làm đẹp + Hồ trợ phục hồi bệnh lý Từ các vai trò trên có thể nói rằng thực phẩm chức năng là “vaccin” dự phòng bệnh mãn tính không lây. 4.2. Xu hướng tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng COVID-19 đã làm tăng sự quan tâm của người tiêu dùng đối với việc dùng vitamin, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (đặc biệt là vitamin). Hình 4. 1. Khảo sát nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng Theo thông kê của khảo sát trên thì về thị trường thực phẩm chức năng ở trên thế giới hoặc nói riêng ở khu vực Thái Bình Dương hay Việt Nam thì sản phẩm thực phẩm chức năng được bán đang được tăng trưởng mạnh qua từng năm. Cụ thể ở ta thấy rằng ở năm 2020 – 2021 thì ở Việt Nam tăng trưởng 13%, còn ở trên thế giới tăng trưởng 7% hay ở Châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng 9%. Điều này cho thấy rằng ở tại Việt Nam tốc độ tăng trưởng hằng năm của thực phẩm chức năng có mức tăng trưởng này khá cao so với bình quân trên thới giới hay khu vực Thái Bình Dương. 13 Theo nguồn từ HFI - Nghiên cứu Xu hướng toàn cầu năm 2020 - Báo cáo Việt Nam. Trong những năm qua, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe (bệnh mãn tính, tâm thần, ngoại hình, …) Hình 4. 2. Nghiên cứu Xu hướng toàn cầu năm 2020 - Báo cáo Việt Nam Khảo sát cho thấy ở năm 2016, 2018, 2020 thì cho thấy rằng người Việt Nam quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe ngày càng cao và xu hướng này vẫn có thể phát triển nhiều hơn khi mà thế giới đang gặp phải vấn đề về dịch COVID – 19. Khoảng 30% dân số Việt Nam rất chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe và con số này cũng nói lên việc người Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Theo nguồn: Niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng: Một nghiên cứu về người tiêu dùng sống ở một số thành phố phía Bắc Việt Nam (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2021). Quy mô thị trường và chi tiêu cho VDS (Vitamin Dietary Supplement) đã tăng trưởng đều đặn kể từ năm 2016 và thậm chí tăng nhanh hơn cho đến năm 2025. Tăng trưởng quy mô thị trường và chi tiêu bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn nhiều so với Thế giới và Châu Á Thái Bình Dương. 14 Hình 4. 3. Nghiên cứu về thị trường dành cho thực phẩm chức năng Theo dữ liệu trên ở năm 2020 thì ở thị trường Việt Nam thì doanh số của việc bán Thực phẩm chức năng là 740 triệu đô và được dự báo đến năm 2025 thì doanh số sẽ tăng khoảng 1,214 triệu đô. Trung bình của TPCN tăng trưởng hằng năm trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng 10.4% và năm 2021 – 2025 là sẽ dự báo tăng trưởng 9.8%. Và các con số này cũng cho thấy rằng mức độ tăng trưởng bình quân của thị trường Việt Nam vẫn cao hơn khá nhiều so với thị trường trên thế giới và ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hình 4. 4. Nghiên cứu về mức độ chi trả của người dùng về thực phẩm chức năng Ta cũng thấy được sự chi trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng cũng đang tăng lên. Cụ thể đối với người tiêu dùng ở Việt Nam thì năm 2020 họ sẽ chi trả khoảng 7.6 đô la mỹ cho vitamin và thực phẩm chức năng trên hằng năm. Và theo dự báo ở năm 2025 thì sự chi trả cho việc mua thực phẩm chức năng sẽ tăng lên 12 đô la Mỹ/ trung bình đầu người/năm. Và mức độ tăng trưởng ở Việt Nam từ năm 2016 – 2020 là 9% /năm và dự báo 15 đến năm 2021 – 2025 là 9% /năm. Điều này cũng cho thấy mức độ tăng trưởng ở Việt Nam cũng đang cao hơn so với thế giới và ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Những con số trên cho thấy rằng xu hướng tăng trưởng về ngành thực phẩm chức năng trong tương lai vẫn đang còn rất lớn. Hình 4. 5. Nghiên cứu về sự tăng trưởng của người dùng và số lượng sản phẩm VDS Sự tăng trưởng về công ty mà đang kinh doanh trong ngành thực phẩm chức năng và người tiêu dùng cũng đang tăng trưởng rất nhiều. Cụ thể là ở năm 2000 thì có khoảng 500 ngàn người dùng và có khoảng 60 sản phẩm thực phẩm chức năng được cấp phép. Thì ở năm 2019 thì có khoảng 20 triệu người dùng (chiếm 21% dân số của Việt Nam) và khoảng hơn 30 ngàn sản phẩm được cấp giấy phép hằng năm. Điều này chứng tỏ rằng thực phẩm chức năng ở trên thị trường rất đa dạng và rất tiềm năng trong tương lai. Ngành này đang có xu hướng phát triển và mở rộng hơn. 4.3. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm chức năng + Thương hiệu: danh tiếng của nhà sản xuất, thế mạnh của công ty có. Ví dụ như về thương hiệu Nutrilte của công ty Amway sẽ có thế mạnh về các dưỡng chất thực vật, còn có những thương hiệu sẽ nghiên về chống lão hóa hay dinh dưỡng cho những người luyện tập thể thao, … + Nguồn gốc của sản phẩm + Công nghệ sản xuất 16 + Thông tin về sản phẩm + Ưu thế của sản phẩm: Tùy vào vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải sẽ đưa ra những tiêu chí để lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng cho mình. Ví dụ như là các sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin. 4.4. Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng tại Nutrilite Nutrilite là thương hiệu tiên phong trong việc khám phá vai trò dưỡng chất thực vật (phytonutrient). 4.4.1. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm Viện NH- Viện nghiên Cứu Sức khỏe Nutrite (Nutrilite Health Institute), trụ sở chính tại Buena Park, California, Hoa Kỳ là cơ quan dẫn đầu toàn cầu về khoa học dinh dưỡng dựa trên thực vật. Tập hợp hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà đào tạo tận tâm hỗ trợ NHI và thương hiệu NUTRILITE TM. Đây là những người có chuyên môn trong các lĩnh vực như nông học, sinh học, hóa học, kỹ thuật, khoa học thực phẩm và dinh dưỡng, khoa học dược phẩm. Sở hữu khoảng 100 phòng thí nghiệm toàn cầu. Có hơn 1.000 nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia nghiên cứu sản phẩm. Sở hữu hơn 150 bằng sáng chế cho những đột phá về sản phẩm, bao bì và công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe. Tiên phong trong những thực phẩm chức năng từ nguồn dưỡng chất thực vật, góp phần mang lại những sản phẩm bán chạy số một trên thế giới, được người dùng toàn cầu tin tưởng. 17 4.4.2. Quy trình sản xuất - quy trình 9 bước từ hạt giống đến thành phẩm Hình 4. 6. Quy trình 9 bước từ hạt giống đến thành phẩm Bước 1: Chọn giống thực vật - Phân tích chọn giống trong 1300 mẫu thực vật Đội ngũ Nutrilite nỗ lực phân tích dữ liệu từ hơn 1300 mẫu thực vật để xác định loài dựa vào việc phân tích DNA. Sau đó phân tích loại và hàm lượng dưỡng chất thực vật bằng phương pháp sắc ký. Khi đó sẽ ra được dữ liệu được gọi là dấu vân tay dưỡng chất thực vật. Tức là Nutrilite đã sở hữu 1300 dấu vân tay dưỡng chất thực vật để có thể xác định được loại dưỡng chất thực vật nào có phù hợp để đưa vào trong từng sản phẩm riêng biệt. Bước 2: Tuyển chọn hạt giống Tuyển chọn hạt giống tốt tạo nên cây trồng giàu dưỡng chất thực vật. Tại Nutrilite, mỗi năm có đến 1 triệu hạt giống bị loại bỏ do không đạt tiêu chuẩn đầu vào, số còn lại được gieo trồng thông qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt. Ở Nutrilite các nhà khoa học sẽ thực hiện chọn giống dựa vào hai tiêu chí là năng suất cây trồng phải tốt và hàm lượng dưỡng chất thực vật phải cao. 18 Đối với năng suất cây trồng thì giống được canh tác tại Nutrilite toàn bộ đều là hữu cơ nên giống cây phải thuần chủng, không biến đổi gen để đảm bảo chất lượng đồng bộ. Ngoài ra ở Nutrilite cũng sẽ kiểm soát các thông số khác như tỉ lệ nảy mần, giá trị dinh dưỡng, không bị nhiễm tạp chất. Bước 3: Chọn nông trại thích hợp Tìm kiếm nông trại với điều kiện khí hậu, thổ ngưỡng phù hợp để trồng nguyên liệu. Mỗi giống cây khác nhau sẽ được phát triển ở điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau. Dựa vào tính chất của từng cây trồng, các nhà nghiên cứu Nutrilite sẽ chọn các trang trại phù hợp nhằm tạo ra những cây trồng khỏe mạnh với hàm lượng dưỡng chất tối ưu. Tại Nutrilite đang sở hữu 3 nông trại được chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Với tổng diện tích lên đến 2400ha, nằm ở 3 quốc gia Mexico, Mỹ, Brazil. Với 3 nông trại này không thể cung ứng tất các nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm của Nutrilite. Chính vì thế mà Nutrilite cũng đang hợp tác thêm với các nông trại khác ở trên thế giới để cung ứng các nguyên liệu đặc biệt chỉ phù hợp với điều kiện thổ ngưỡng ở khu vực đó. Bước 4: Canh tác hữu cơ Canh tác hữu cơ sử dụng giun đất để làm tơi xốp, cải tạo, tăng dinh dưỡng cho đất. Đầu tiên, cho giun đất ăn các phế liệu hữu cơ từ quá trình thu hoạch, chế biến. Sau đó, các chất thải của giun đất giàu chất dinh dưỡng, giúp cải tạo đất. Cuối cùng là sẽ thu nhận chất thải của giun đất dưới dạng dịch lỏng và phun vào đất. Ngoài ra khi canh tác hữu cơ, việc quan tâm đó chính là không sử dụng thuốc hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu bọ, phân bón hóa học, hay chất kích thích tăng trưởng, ... Vì thế ở tại Nutrilite người nông dân áp dụng các phương thức tự nhiên đó là nhổ cỏ bằng tay để loại bỏ 99% cỏ mà không sử dụng đến thuốc diệt cỏ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan