Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Quản trị mạng Bài tập nhóm môn học internet và thương mại điện tử...

Tài liệu Bài tập nhóm môn học internet và thương mại điện tử

.DOCX
38
368
72

Mô tả:

Bài tập nhóm môn học internet và thương mại điện tử
Bài tập nhóm Môn học: Internet và thương mai điện tử Sinh viên thực hiện ( Lớp: CQ49/18.01) Page 1 CHƯƠNG I: INTERNET VÀ CÁC DỊCH VỤ Câu 1. Phân loại mạng máy tính và cho biết vai trò của nó đối với thương mại điện tử. 1.1. Khái niệm: Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn ( cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại…) để chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác là các bit nhị phân 0 và 1 1.2. Phân loại mạng máy tính: 1.2.1. Theo quy mô và khoảng cách địa lý: Trong cách phân loại này người ta chú ý đến đại lượng Đường kính mạng chỉ khoảng cách của hai máy tính xa nhất trong mạng. Dựa vào đại lượng này người ta có thể phân mạng thành các loại sau: Đường kính mạng Vị trí của các máy tính 1m Trong một mét vuông 10 m Trong 1 phòng 100 m Trong 1 tòa nhà 1 km Trong một khu vực 10 km Trong một thành phố Page 2 Loại mạng Mạng khu vực cá nhân Mạng cục bộ, gọi tắt là mạng LAN (Local Area Network) Mạng đô thị, gọi tắt là mạng MAN (Metropolitan Area Network) 100 km 1000 km 10000 km Trong một quốc gia Trong một châu lục Mạng diện rộng, gọi tắt là mạng WAN (Wide Area Network) Cả hành tinh * Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) - Khái niệm: Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một tòa nhà cao ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí … - Đặc điểm của mạng LAN:  Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng.  Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị.  Chi phí các thiết bị mạng tương đối rẻ.  Quản trị đơn giản. * Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) - Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN nối kết các mạng LAN lại với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang, cáp đồng, sóng, …) và các phương thức truyền thông khác nhau. - Đặc điểm của mạng MAN : Page 3  Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng, …  Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời công tác quản trị sẽ khó khăn hơn.  Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền. * Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) - Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc gia hay toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN nên thông thường, mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, WAN nối lại với nhau bằng các phương tiện như : vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện thoại, … - Đặc điểm của mạng WAN :  Băng thông thấp, dễ kết nối, thường chỉ phù hợp với các ứng dụng offline như e-mail, web, ftp, ..  Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn.  Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có tính toàn cầu nên thường là có tổ chức quốc tế đứng ra quản trị.  Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền. * Mạng toàn cầu GAN: là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. 1.2.2. Theo kiến trúc mạng * Mạng trục tuyến tính (Bus): Page 4 Tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver). Mô hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết Point to Multipoint hay Broadcast ( một điểm - nhiều điểm ). - Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp. - Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động. Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng đường thẳng là mạng Ethernet và G-net. * Mạng hình sao Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là Switch, router, hub hay máy chủ trung tâm. Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết Point to Point (một điểm - một điểm) - Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý. - Khuyết điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay). Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng hình sao là mạng STARLAN của AT&T và S-NET của Novell. * Mạng hình vòng (Ring) Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point to Point giữa các repeater. Page 5 Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng vòng tròn là mạng Tocken ring của IBM 1.2.3. Phân loại theo chức năng: * Mô hình ngang hàng (Peer to Peer) Mạng peer–to–peer là một ví dụ rất đơn giản của các mạng LAN. Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này chỉ phù hợp với các tổ chức nhỏ và không quan tâm đến vấn đề bảo mật. Các đặc điểm của mạng ngang hàng là mạng được biết đến như mạng nhóm làm việc và được sử dụng cho các mạng có ≤ 10 người sử dụng làm việc trên mạng đó; không đòi hỏi phải có người quản trị mạng - Ưu điểm: đơn giản cho việc cài đặt và chi phí tương đối rẻ. - Nhược điểm: Không quản trị tập trung, đặc biệt trong trường hợp có nhiều tài khoản cho một người sử dụng truy xuất vào các trạm làm việc khác nhau; việc bảo mật mạng có thể bị vi phạm với các người sử dụng có chung tên người dùng, mật khẩu truy xuất tới cùng tài nguyên; không thể sao chép dự phòng dữ liệu tập trung. Dữ liệu được lưu trữ rải rác trên từng trạm * Mô hình khách chủ (Client - Server) Máy chủ (Server ): là mạng liên quan đến việc xác định vai trò của các thực thể truyền thông trong mạng. Mạng này xác định thực thể nào có thể tạo ra các yêu cầu dịch vụ và thực thể nào có thể phục vụ các yêu cầu đó. Máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Máy khách (Client): là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp. Các máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi một số máy chủ đặc biệt gọi là domain controller. Trên domain có một master domain controller được gọi là PDC (Primary Domain Controller) và một BDC (Backup Domain Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp sự cố. 1.2.4. Phân loại mạng máy tính theo kỹ thuật truyền tin * Mạng quảng bá - Trong hệ thống mạng quảng bá chỉ tồn tại một kênh truyền được chia sẻ cho tất cả các máy tính. Page 6 - Khi một máy tính gởi tin, tất cả các máy tính còn lại sẽ nhận được tin đó. - Tại một thời điểm chỉ cho phép một máy tính được phép sử dụng đường truyền. * Mạng điểm nối điểm - Trong hệ thống mạng này, các máy tính được nối lại với nhau thành từng cặp. - Thông tin được gửi đi sẽ được truyền trực tiếp từ máy gửi đến máy nhận… - Hoặc được chuyển tiếp qua nhiều máy trung gian trước khi đến máy tính nhận 2.5. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch *Chuyển mạch kênh: khi 2 máy cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kênh cố định và được duy trì cho đến khi 1 trong 2 bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền theo đường cố định đó. Kỹ thuật chuyển mạch kênh được sử dụng trong các kết nối ATM (Asynchronous Transfer Mode) và Dial-up ISDN (Integrated Services Digital Networks).Ví dụ về mạng chuyển mạch kênh là mạng điện thoại - Ưu điểm: Kênh truyền được dành riêng trong suốt quá trình giao tiếp do đó tốc độ truyền dữ liệu được bảo đảm. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng thời gian thực như audio và video - Nhược điểm: Mất thời gian thiết lập kênh cố định, hiệu suất đường truyền không cao, vì có lúc trên kênh không có dữ liệu truyền của hai trạm kết nối, nhưng các trạm khác không được sử dụng kênh truyền này. * Chuyển mạch thông báo: Không giống chuyển mạch kênh, chuyển mạch thông báo không thiết lập liên kết dành riêng giữa hai trạm giao tiếp mà thay vào đó mỗi thông báo được xem như một khối độc lập bao gồm cả địa chỉ nguồn và địa chỉ đích. Mỗi thông báo sẽ được truyền qua các trạm trong mạng cho đến khi nó đến được địa chỉ đích, mỗi trạm trung gian sẽ nhận và lưu trữ thông báo cho đến khi trạm trung gian kế tiếp sẵn sàng để nhận thông báo sau đó nó chuyển tiếp thông báo đến trạm kế tiếp, chính vì lý do này mà mạng chuyển mạch thông báo còn có thể được gọi là mạng lưu và chuyển tiếp (Store and Forward Network). Một ví dụ điển hình về kỹ thuật này là dịch vụ thư điện tử (e-mail), nó được chuyển tiếp qua các trạm cho đến khi tới được đích cần đến. Page 7 - Ưu điểm: là cung cấp một sự quản lý hiệu quả hơn đối với sự lưu thông của mạng, bằng cách gán các thứ tự ưu tiên cho các thông báo và đảm bảo các thông báo có độ ưu tiên cao hơn sẽ được lưu chuyển thay vì bị trễ do quá trình lưu thông trên mạng; giảm sự tắc nghẽn trên mạng, các trạm trung gian có thể lưu giữ các thông báo cho đến khi kênh truyền rảnh mới gửi thông báo đi; tăng hiệu quả sử dụng kênh truyền, với kỹ thuật này các trạm có thể dùng chung kênh truyền. - Nhược điểm: là độ trễ do việc lưu trữ và chuyển tiếp thông báo là không phù hợp với các ứng dụng thời gian thực, Các trạm trung gian phải có dung lượng bộ nhớ rất lớn để lưu giữ các thông báo trước khi chuyển tiếp nó tới một trạm trung gian khác (kích thước của các thôn báo không bị hạn chế) * Chuyển mạch gói: Kỹ thuật này được đưa ra nhằm tận dụng các ưu điểm và khác phục những nhược điểm của hai kỹ thuật trên, đối với kỹ thuật này các thông báo được chia thành các gói tin (packet) có kích thước thay đổi, mỗi gói tin bao gồm dữ liệu, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và các thông tin về địa chỉ các trạm trung gian. Các gói tin riêng biệt không phải luôn luôn đi theo một con đường duy nhất, điều này được gọi là chọn đường độc lập (independent routing). Ưu điểm: là dải thông có thể được quản lý bằng cách chia nhỏ dữ liệu vào các đường khác nhau trong trường hợp kênh truyền bận; nếu một liên kết bị sự cố trong quá trình truyền thông thì các gói tin còn lại có thể được gửi đi theo các con đường khác; điểm khác nhau cơ bản giữa kỹ thuật chuyển mạch thông báo và kỹ thuật chuyển mạch gói là trong kỹ thuật chuyển mạch gói các gói tin được giới hạn về độ dài tối đa điều này cho phép các trạm chuyển mạch có thể lưu giữ các gói tin vào bộ nhớ trong mà không phải đưa ra bộ nhớ ngoài do đó giảm được thời gian truy nhập và tăng hiệu quả truyền tin. Nhược điểm: là khó khăn của phương pháp chuyển mạch gói cần giải quyết là tập hợp các gói tin tại nơi nhận để tạo lại thông báo ban đầu cũng như xử lý việc mất các gói tin. 1.3. VAI TRÒ ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: - Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó, thông qua đó các máy tính có thể trao đổi thông tin qua lại cho nhau Page 8 - Vai trò của mạng máy tính  Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích.  Một nhóm người cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung  dữ liệu của đề án, dùng chung tập tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng.  Dữ liệu được quản lý tập trung nên bảo mật an toàn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi, nhanh chóng, backup dữ liệu tốt hơn.  Sử dụng chung các thiết bị máy in, máy scaner, đĩa cứng và các thiết bị khác.  Người sử dụng và trao đổi thông tin với nhau dễ dàng thông qua dịch vụ thư điện tử (Email), dịch vụ Chat, dịch vụ truyền file (FTP), dịch vụ Web,...  Xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý giữa các máy tính trong hệ thống mạng muốn chia sẻ và trao đổi dữ liệu với nhau.  Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền (chi phí thấp mà chức năng lại mạnh).  Cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các chương trình tiện ích, vùng nhớ của một trung tâm máy tính khác đang rỗi để làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống.  An toàn cho dữ liệu và phần mềm vì nó quản lý quyền truy cập của các tài khoản người dùng (phụ thuộc vào các chuyên gia quản trị mạng). Vai trò quan trọng nhất của mạng máy tính đối với thương mại điện tử chính là đem lại sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi trong thương mại điện tử. Các giao dịch qua mạng máy tính(Internet) có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng. Câu 2. Cấu trúc của mạng internet Page 9 Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con. Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề cần giải quyết : - Vấn đề thứ nhất: Về mặt vật lý, hai mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có một thiết bị có thể kết nối với cả hai mạng này. Việc kết nối đơn thuần về vật lý chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau. - Vấn đề thứ hai: Thiết bị kết nối đựợc về mặt vật lý với hai mạng con phải hiểu đựợc cả hai giao thức truyền tin đmợc sử dụng trên hai mạng con này và các gói thông tin của hai mạng con sẽ đựợc gửi qua nhau thông qua thiết bị đó. Thiết bị này đựợc gọi là cổng nối Internet (Internet Gateway) hay Bộ định tuyến (Router). Hình minh họa: Hai mạng Net 1 và Net 2 kết nối thông qua Router R.  Khi kết nối mạng đã trã nên phức tạp hơn, các Router cần phải biết về sơ đồ kiến trúc của các mạng kết nối.  Ví dụ trong hình sau đây cho thấy nhiều mạng đmợc kết nối bằng 2 Router. Hình minh họa Mạng kết nối với nhau thông qua 2 router  Như vậy, Router R1 phải chuyển tất cả các gói thông tin đến một máy nằm ở mạng Net 2 hoặc Net 3. Với kích thước lớn như mạng Internet, việc các Router quyết định chuyển các gói thông tin cho các máy trong các mạng sẽ trở nên phức tạp hơn.  Để các Router có thể thực hiện đmợc công việc chuyển một số lớn các gói thông tin thuộc các mạng khác nhau, người ta đề ra quy tắc là: các Router Page 10 chuyển các gói thông tin dựa trên địa chỉ mạng nơi đến, chí không phải dựa trên địa chỉ của máy nhận. Như vậy, dựa trên địa chỉ mạng nên tổng số thông tin mà Router phải lưu giữ về sơ đồ kiến trúc mạng sẽ tuân theo số mạng trên Internet chí không phải là số máy trên Internet.  Trên Internet, tất cả các mạng đều có quyền bình đẳng cho dù chúng có tổ chức hay số lựợng máy có sự khác nhau. Bộ giao thức TCP/IP của Internet hoạt động tuân theo quan điểm sau: tất các các mạng con trong Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng như NSFNET Backbone hay một liên kết điểm-điểm giữa hai máy duy nhất đều đmợc coi nhm là một mạng. Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là có thể liên kết giữa các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau. Khái niệm "mạng" đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm giúp cho TCP/IP trở lên rất mạnh. Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet là một mạng thống nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. Hình sau kiến trúc của mô tả tổng thể Internet: (a) Mạng dưới con người sử Internet mắt dụng. Các máy với nhau qua một duy nhất được nối thông mạng Page 11 Page 12 (b) Kiến trúc tổng quát của Mạng internet Các Router cung cấp các kết nối giữa các mạng. Câu 3: Trình bày về IP và hệ thống tên miền 3.1. Địa chỉ IP: 3.1.1. Khái niệm: - Mỗi máy trên mạng TCP/IP hay còn gọi là trạm TCP/IP được nhận dạng bằng 1 địa chỉ IP logic. Mỗi trạm hay mỗi thiết bị mạng sử dụng TCP/IP để truyền thông cần có 1 địa chỉ IP duy nhất. - Địa chỉ IP cho biết vị trí của 1 hệ thống trong 1 mạng giống như địa chỉ xác định ngôi nhà trên 1 con đường nào đó. Tương tự như 1 khu dân cư. Địa chỉ IP phải là duy nhất trên toàn cầu và phải được viết dưới 1 định dạng chuẩn. 3.1.2.Phương pháp đánh địa chỉ IP: - Mỗi địa chỉ IP được chia thành 2 phần : Phần địa chỉ mạng (Net ID) và Phần địa chỉ trạm (Host ID). + Net ID: Dùng để nhận dạng những hệ thống trong cùng 1 khu vực vật lý còn được gọi là Phân Đoạn (Segment). Mọi hệ thống trong cùng 1 Phân Đoạn phải có cùng Địa Chỉ Mạng và Phần địa chỉ này phải là duy nhất trong số các mạng hiện Page 13 có. + Host ID: Dùng để nhận dạng 1 trạm làm việc, 1 máy chủ, 1 Router hoặc 1 trạm TCP/IP trong 1 phân đoạn. Phần địa chỉ trạm cũng phải là duy nhất trong 1 mạng - Giống địa chỉ bưu điện gồm 2 phần: MÃ BƯU ĐIỆN – SỐ NHÀ,TÊN ĐƯỜNG. Địa chỉ IP cũng gồm 2 phần: NET ID – HOST ID. + Phần đầu tiên, NET ID nhận dạng mạng mà máy tính nối tới, tất cả máy tính trong cùng mạng phải có cùng NET ID giống như mọi nhà trong cùng quận phải có cùng MÃ BƯU ĐIỆN. + Phần thứ hai, HOST ID xác định máy tính, router hoặc thiết bị mạng khác trong mạng. HOST ID phải là duy nhất trong 1 mạng giống như SỐ NHÀ,TÊN ĐƯỜNG phải là duy nhất trong 1 quận. Hai máy tính có thể có cùng HOST ID nếu NET ID của chúng khác nhau, giống như hai ĐƯỜNG có thể cùng tên nếu như chúng thuộc 2 quận khác nhau. - Sự kết hợp giữa NET ID và HOST ID phải cho phép nhận dạng duy nhất mỗi máy tính riêng biệt. - Các địa chỉ IP có chiều dài 32bit được chia thành 4 dãy. Mỗi dãy gồm 8bit (1Byte), mỗi Byte được phân cách = 1 dấu “.”, 1 Byte là 1 giá trị nằm trong khoảng từ 0-255. Cách biểu diễn như vậy gọi là “Kí hiệu thập phân dấu chấm” (Dotted-Decimal Notation) để cho mọi người sử dụng nhớ địa chỉ 1 cách dễ dàng. Ví dụ một địa chỉ IP của máy chủ web tại VDC là 203.162.0.8. 3.1.3. Lớp địa chỉ: - Có 5 lớp địa chỉ IP để tạo các mạng có kích thước khác nhau gồm: Lớp A, Lớp B, Lớp C, Lớp D, Lớp E. Trong đó, 3 lớp đầu là được dùng cho mục đích thông thường, còn hai lớp D và E được dành cho những mục địch đặc biệt và tương lai. - TCP/IP hỗ trợ gán địa chỉ lớp A, lớp B, lớp C cho các trạm. - Các lớp này có chiều dài phần NET ID và HOST ID khác nhau nên số lượng Mạng và số lượng Trạm trên mỗi mạng cũng khác nhau: + Lớp A: Được gán cho các Mạng có kích thước cực lớn. Trong lớp địa chỉ này Byte đầu tiên xác định NET ID, Bit cao nhất của Byte này luôn được đặt là 0. 3 Byte còn lại xác định Host ID. Do đó lớp A có thể cấp cho 126 Mạng với 16.777.214 Trạm trên mỗi Mạng. Page 14 31 0 30 0 24 23 Network ID Host ID Khuôn dạng địa chỉ IP lớp A + Lớp B: Được gán cho các Mạng có kích thước vừa và lớn. Trong lớp địa chỉ này 2 Byte đầu tiên xác định NET ID, 2 Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 0. 2 Byte còn lại xác định Host ID. Do đó lớp B có thể cấp cho 16.384 Mạng với 65.534 Trạm trên mỗi Mạng. 31 0 30 1 0 29 16 15 Network ID Host ID Khuôn dạng địa chỉ IP lớp B + Lớp C: Được gán cho các Mạng có kích thước nhỏ. Trong lớp địa chỉ này 3 Byte đầu tiên xác định NET ID, 3 Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 1 0. Byte cuối cùng xác định Host ID. Do đó lớp C có thể cấp cho 2.097.152 Mạng với 254 Trạm trên mỗi Mạng. 31 0 1 30 29 1 0 28 8 Network ID 7 Host ID Khuôn dạng địa chỉ IP lớp C + Lớp D: Các địa chỉ lớp này sử dụng cho Truyền Đa Hướng (Multicast). + Lớp E: Là lớp địa chỉ thực nghiệm, nó không được thiết kế cho mục đích sử dụng chung. Lớp E được dự phòng cho các ứng dụng tương lai. 3.2. Hệ thống tên miền 3.2.1. Định nghĩa tên miền: Ngày nay, mạng Internet được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Để có thể khai thác và sử dụng các dịch vụ và ứng dụng trên mạng Internet chúng ta cần phải xác định được vị trí của mỗi máy tính. Page 15 Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là thế hệ địa chỉ IPv4 có 32 bit chia thành 4 Octet, mỗi Octet có 8 bit, tương đương với 1 byte được đếm từ trái qua phải từ bit 1 đến bit 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm "." và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số Ví dụ một địa chỉ Internet: 203.119.8.101 Hiện nay một số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và sử dụng những ứng dụng và tính năng mới của IPv6, địa chỉ IPv6 gồm 128 bit dài gấp 4 lần so với độ dài của địa chỉ IPv4. Nói cách khác chính xác hơn là địa IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ, còn địa chỉ IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2128 địa chỉ. Địa chỉ dạng chữ số dài như vậy rất khó nhớ, dẫn đến việc sử dụng dịch vụ do một máy tính trên mạng cung cấp là rất khó, hệ thống DNS được sinh ra để gán cho mỗi địa chỉ IP dạng số một tên dạng chữ tương ứng, dễ nhớ. Các tên dạng chữ này được gọi là tên miền. Các tên miền này thường có ý nghĩa liên quan đến các dịch vụ được cung cấp. Ví dụ: Máy chủ Web Server của VNNIC có địa chỉ là 203.119.8.101, tên miền của nó là www.vnnic.vn Người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền này là truy cập được vào trang web của VNNIC. Tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (word by word) từ tiếng Anh (domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ bằng chữ này phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số. 3.2.2. Hệ thống tên miền (DNS – Domain name system): Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng của nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt, file này được trung tâm Page 16 thông tin mạng NIC ( Network Information Center ) ở Mỹ lưu giữ. Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miền. 3.3.3. Cấu trúc của hệ thống tên miền Hiện nay hệ thống tên miền trên thế giới được phân bố theo cấu trúc hình cây. tên miền cấp cao nhất là tên miền gốc (ROOT) được thể hiện bằng dấu ".". Dưới tên miền gốc có hai loại tên miền là: tên miền cấp cao dùng chung- gTLDs (generic Top Level Domains) và tên miền cấp cao quốc gia – ccTLD (country code Top Level Domains) như .vn, .jp, .kr, .… Page 17 Cấu trúc của hệ thống tên miền Hình trên các tên miền iTLD và usTLD thực chất thuộc nhóm gTLD (việc phân tách ra chỉ có ý nghĩa lịch sử). Tên miền cấp cao dùng chung hiện nay được tổ chức quốc tế ICANN (Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers) quản lý. - Cấấu trúc hệ thốấng tên miêền quốấc gia .VN: Tại Việt Nam, tên miền cấp quốc gia được ICANN phân bổ là ".VN" và nằm trong nhóm tên miền cấp cao quốc gia –ccTLD. Cấu trúc tên miền quốc gia Việt Nam ".VN" được quy định trong Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông : Page 18 1. Tên miền “.VN” là tên miền quốc gia cấp cao nhất dành cho Việt Nam. Các tên miền cấp dưới “.VN” đều có giá trị sử dụng như nhau để định danh địa chỉ Internet cho các máy chủ đăng ký tại Việt Nam. 2. Tên miền cấp 2 là tên miền dưới “.VN” bao gồm tên miền cấp 2 không phân theo lĩnh vực và tên miền cấp 2 dùng chung (gTLD) phân theo lĩnh vực như sau: a) COM.VN: Dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại. b) BIZ.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, tương đương với tên miền COM.VN. c) EDU.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. d) GOV.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương. đ) NET.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng. e) ORG.VN: Dành cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. f) INT.VN: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. g) AC.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu. h) PRO.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao. i) INFO.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, cung cấp thông tin. k) HEALTH.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dược, y tế. l) NAME.VN: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet. m) Những tên miền khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. 3. Các tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính là tên miền Internet được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính được viết theo tiếng Việt hoặc tiếng Việt không dấu. 4. Tên miền tiếng Việt a) Tên miền tiếng Việt nằm trong hệ thống tên miền quốc gia Việt Nam “.VN” trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Page 19 Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và các ký tự nằm trong bảng mã mở rộng của tiếng Việt theo tiêu chuẩn nói trên. b) Tên miền tiếng Việt gồm có tên miền cấp 2 và tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 theo địa giới hành chính viết theo tiếng Việt. Tên miền phải rõ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt, không viết tắt toàn bộ tên miền. Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. Mức trên cùng được gọi là ROOT và ký hiệu là “.”, Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền (mức ROOT) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền dưới mức cao nhất này. 3.3.4. Qui tắc đặt tên miền Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ với mục đich và phạm vi hoạt động của tổ chức sỡ hữu tên miền. Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. Tên miền được đặt bằng các ký tự (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-”. Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự. 3.3.5. Định nghĩa máy chủ tên miền (name server) Máy chủ tên miền (name server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu dùng cho việc chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP. Như cách phân cấp của hệ thống tên miền, tương ứng với mỗi cấp và mỗi loại tên miền có máy chủ tên miền phục vụ tên miền ở cấp đó và loại tên miền đó. Máy chủ tên miền ở mức ROOT sẽ chứa cơ sở dữ liệu quản lý tên miền ở mức top-level-domain. Ở mức quốc gia sẽ có máy chủ tên miền quản lý domain ở mức quốc gia. Hệ thống DNS định nghĩa hai kiểu máy chủ tên miền là máy chủ tên miền chính (primary name server) và máy chủ tên miền phụ (secondary name server). Primary name server là máy chủ tên miền lấy dữ liệu cho các zone của nó từ các file có sẵn trên máy. Secondary name server là máy chủ tên miền lấy dữ liệu cho các zone của nó từ một máy chủ tên miền primary khác. Khi máy chủ secondary khởi động nó sẽ kết nối Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan