Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn lịch sử 26 đề thi thử thpt quốc gia môn lịch sử có đáp án...

Tài liệu 26 đề thi thử thpt quốc gia môn lịch sử có đáp án

.PDF
143
10904
108

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam trong những năm 1919 - 1925. Câu 2 (3,0 điểm) Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng cách mạng trong những năm 1939 - 1945? Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay? Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc. Câu 3 (2,0 điểm) Phân tích bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay? Câu 4 (3,0 điểm) Biểu hiện sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Sự phát triển đó có tác động gì đến nước Mĩ và thế giới? -----------Hết-------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:………………………………;Số báo danh: ……………………………. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC (Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: LỊCH SỬ I. LƯU Ý CHUNG: Dưới đây là những kiến thức cơ bản, học sinh phải trình bày đầy đủ, chính xác mới đạt điểm tối đa, nếu học sinh trình bày sáng tạo, thuyết phục có thể cộng điểm khuyến khích nhưng không được vượt quá tổng số điểm của câu. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ Việt 2,0 Nam trong những năm 1919 - 1925. A Những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 - Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản diễn ra với những hoạt động: tẩy chay tư sản hoa kiều (1919); vận động người Việt Nam chỉ mua 0,25 hàng của người Việt Nam; chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn (1923); thành lập Đảng lập hiến (1923)… - Phong trào yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức diễn ra với những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, tổ chức Tâm tâm xã ở Trung Quốc…Phan Châu Chinh ở Pháp…; thành lập các tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt…) với nhiều hoạt động phong 0,5 phú sôi nổi mít tinh, biểu tình, bãi khóa…; lập ra các nhà xuất bản tiến bộ (Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư…); ra nhiều tờ báo tiến bộ (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê…); đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925); truy điệu để tang Phan Chu Trinh (1926)… - Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Tháng 7 - 1920, Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo...Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng 0,5 Xã hội Pháp họp ở Tua, Người đã bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc…lập ra Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ; viết bài cho nhiều báo…; Người dự Hội nghị quốc tế nông 0,25 dân (1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)…thành lập nhóm Cộng sản đoàn, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. - Phong trào công nhân diễn ra với sự ra đời của Công hội (1920), những cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương tư 0,5 nhân ở Bắc Kì (1922), bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8 - 1925)… 2 Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng cách mạng trong những năm 1939 - 1945? Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất 3,0 nước hiện nay? Phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của việc đoàn kết dân tộc. A Chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1939 - 1945 - Taị hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939: Để thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Đảng chủ trương thành lập mặt trận “Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương” (gọi tắt là Mặt trận phản đế Đông Dương) thay cho mặt trận dân chủ Đông Dương… - Tại hội nghị BCHTW Đảng tháng 5/1941: + Đầu năm 1941, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ. Đứng trước yêu cầu giải phóng dân tộc ngày càng cấp thiết, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 được 0,25 triệu tập, hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách 0,5 mạng là giải phóng dân tộc…Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thay tên các hội phản đế thành các hội Cứu quốc và giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở Lào, Campuchia. + Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng 0,25 nước Đông Dương. Đây là chủ trương sáng tạo nhằm phát huy sức mạnh tự lực mỗi nước Đông Dương, nâng cao hơn nữa ý thức đoàn kết và sức mạnh dân tộc. - Từ sau hội nghị BCHTW tháng 5 - 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng toàn diện 0,5 bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng đã tập hợp được lực lượng cách mạng hùng hậu: hầu khắp cả nước đều có tổ chức của Việt Minh, các lực lượng vũ trang được hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân... - Trong tháng Tám năm 1945, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, thời cơ cách mạng đã chín muồi. Để phát động lệnh tổng khởi nghĩa trên cả 0,5 nước, Đảng đã triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào - Sơn Dương Tuyên Quang (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945),…thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu. Nhờ đó, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, quyết tâm đứng lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi. b Chủ trương đó được kế thừa như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò thiết thực, đoàn kết nhân dân thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,… từng bước thực hiện thắng lợi sự 0,5 nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… c Phát biểu suy nghĩ về vai trò của việc đoàn kết dân tộc: Học sinh phát biểu suy nghĩ cá nhân, nhưng cần nêu được: đoàn kết là 0,5 cội nguồn tạo nên sức mạnh của dân tộc… 3 Phân tích bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề 2,0 biển, đảo hiện nay? a Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 - Đảng phải có đường lối cách mạng đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng cho phù 0,5 hợp. - Đảng phải tập hợp các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất (mặt trận Việt Minh) với nòng cốt là khối liên minh công nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa, cô lập kẻ thù và 0,5 đánh bại chúng. - Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng phải linh hoạt kết hợp nhiều hình thức đấu tranh: đấu trang chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa 0,25 từng phần, chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa. - Đảng luôn kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ chức, tư tưởng, chính trị, đủ năng lực và uy tín để lãnh đạo 0,25 cách mạng thành công. b Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay? Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân nhưng cần có lập luận lôgic, thuyết phục trên cơ sở tình hình thực tế vấn đề biển, đảo hiện nay. Gợi ý: Học sinh có thể tùy chọn một trong các bài học sau: - Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước: đấu tranh bằng 0,5 biện pháp hòa bình trên cơ sở luật biển Quốc tế, kiên quyết giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết với các nước trong khu vực, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế…. - Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở thực thực để đấu tranh bằng mọi biện pháp cần thiết… 4 Biểu hiện sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của 3,0 thế kỉ XX. Sự phát triển đó có tác động gì đến nước Mĩ và thế giới? a Trình bày sự phát triển kinh tế và khoa học kĩ thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. * Sự phát triển kinh tế - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ có bước phát triển mạnh mẽ: 0,25 + Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hàng năm là 6%. + Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( năm 1948 trên 56%). 0,25 + Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần tổng sản lượng 0,25 các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Giao thông vận tải: Mĩ có hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển. + Tài chính: chiếm ¾ dự trữ vàng thế giới…Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm nền kinh tế thế giới. - Như vậy, trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 0,25 0,25 0,25 * Sự phát triển khoa học kĩ thuật - Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai - Mĩ là nước đi đầu trong các lĩnh vực: chế tạo công cụ sản xuất mới, 0,25 vật liệu mới, năng lượng mới… 0,25 b Kinh tế và khoa học kĩ thuật tác động đến nước Mĩ và thế giới - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Mĩ; tạo cơ sở, tiềm lực để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. 0,5 - Thúc đẩy kinh tế và khoa học kĩ thuật toàn cầu phát triển 0,5 ---------------Hết------------- SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN BÌNH --------------(Đề thi gồm 01 trang) KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Đề thi môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 ( 3,0 điểm). Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 dưới hình thức một niên biểu. Anh (chị) hãy rút ra kết luận về vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó? Câu 2 (2,0 điểm ). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta lâm vào tình thế hiểm nghèo được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Anh (chị) phân tích hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để làm sáng tỏ nhận định đó. Câu 3 (2,0 điểm). Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao? Câu 4 (3,0 điểm). Trình bày sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976). Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phải tăng cường những hoạt động gì nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh? - - - - -Hết- - - - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh…………………………………..SBD:……………………. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH --------------- ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút A. HƯỚNG DẪN CHUNG: I. Phần tự luận: 1. Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất giữa các giáo viên cùng chấm bài kiểm tra. II. Điểm toàn bài: Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân. B. ĐÁP ÁN: TỰ LUẬN (10 điểm) Nội dung Câu Câu 1 (3,0 điểm) Điểm * Niên biểu hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 STT Thời gian Nội dung sự kiện 1 07/1920 Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. 2 12/1920 Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (ĐH Tua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản,tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp 3 1921- 1923 2,0đ Người hoạt động tại Pháp: Thành lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa ở 0,25 0,25 0,25 Pari (1921), ra báo “Người cùng khổ”,viết bài cho báo Nhân đạo,Đời sống công nhân,đặc biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”,... 4 1923- 1924 Người hoạt động tại Liên Xô:Nguyễn Ái Quốc đi dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10-1923), và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924),... 0,25 0,5 5 06/1925 Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu Trung Quốc. Người cho xuất bản cáo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội (21/06/1925) và cho xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh (1927) 6 07/1925 Người cùng với một số nàh cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 7 Từ 06/01/1930 Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc. * Kết luận về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1920 - 1930: - Người đã xác định con đường cứu nước mới, mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX. - Người có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời (về tư tưởng, chính trị và tổ chức) và trực tiếp sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng. - Người đã đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt nam thông qua chính 0,25 0,25 1,0đ 0,5 0,25 cương, sách lược vắn tắt - cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng... Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta lâm vào tình thế hiểm Câu 2 (2,0 điểm) 0,25 2,0 nghèo được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Anh (chị) phân tích hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để làm sáng tỏ nhận định đó. * Thuận lợi: 0,75 - Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành,... - Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ. - Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất. * Khó khăn: - Giặc ngoại xâm và bọn nội phản: Phía Bắc có quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách muốn cướp chính quyền cách mạng. Phía 0,5 Nam có quân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã trở lại xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật, bọn Tờrốtkít,… Tất cả cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm. - Sự non yếu của chính quyền mới thành lập và những tàn dư của chế độ cũ để 0,5 lại trên tất cả các mặt: nạn đói đe dọa, nạn dốt (hơn 90% dân số mù chữ), tài chính của nhà nước trống rỗng,…. Tất cả những mối đe dọa trên đẩy nước ta vào tình thế “ngàn cân theo sợi 0,25 tóc”. Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 Câu III - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của (2,0 lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá điểm) trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao? 2,0 đ Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ. Nội dung Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ (1961 - 1965) (1965 - 1968). 0,25 Âm mưu cơ bản Dùng người Việt đánh Dùng người Mĩ và đồng người Việt... minh đánh người Việt... Vai trò của Mĩ Cố vấn quân sự, cung cấp Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la... vũ khí, đô la, trực tiếp tham chiến... Vai trò của lực Làm nòng cốt ... lượng Sài Gòn Quốc định sách Phối hợp chiến đấu bình Dồn dân lập ấp chiến Phản công “tìm diệt” và lược... “bình định”... Đối với miền Bắc 0,25 Phá hoại bằng tình báo, Dùng không quân và hải gián điệp, phong tỏa... quân đánh phá... 0,25 0,25 0,25 Nhận xét: so với Chiến tranh đặc biết, Chiến tranh cục bộ là bước leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam (Mĩ trực tiếp xâm lược, mở rộng chiến tranh từ miền Nam ra miền Bắc)... Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược Chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất. Toàn diện vì Mĩ đánh ta cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế. Mở rộng vì không chỉ đánh ta ở miền Nam, rồi mở rộng ra miền Bắc mà ra cả Đông Dương rồi thế giới. Thâm độc vì không chỉ dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương mà còn cô lập ta với đồng minh của ta là Liên Xô, Trung Quốc. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung Câu 4 (3,0 chính của Hiệp ước Bali (1976) a. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 1,0đ điểm). - Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. 0,25 - Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. 0,25 - Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. 0,25 - Trong bối cảnh đó, ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin. 0,25 b. Nội dung chính của Hiệp ước Bali 1,0đ - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 0,25 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25 - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. 0,25 - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0,25 - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. c. Những hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh 1,0 đ Thí sinh có thể đề cập đến nhiều hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh song cần phải nêu được những hoạt động cơ bản sau: - Cần tăng cường hợp tác giữa các thành viên để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới. 0,5 - Các thành viên cần phải tăng cường sự đoàn kết để đối mặt với những thách thức về chủ quyền, biên giới, biển đảo,… nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0,5 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2NĂM 2015-2016 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn : LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1 (3,5 điểm) Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Câu 2 (3,5 điểm) Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và tác động của nó đối với các nước. Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1. ------------------- Hết------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên:……………………………………..; SBD…………………………………… SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC HDC KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn: LỊCH SỬ 12 (Đáp án có 02 trang) Đáp án Câu 1 Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Điểm 3,5 Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? * Các sự kiện: 0,5 - Đầu những năm 70 của thế kỉ XX xu thế hòa hoãn Đông- Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô- Mĩ. - Ngày 9-11-1972, hai nước Đức kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở quan hệ 0,5 giữa Đông Đức và Tây Đức, làm cho tình hình ở Tây Âu bớt căng thẳng. - Năm 1972 Xô- Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, kí hiệp ước ABM, SALT- 0,5 1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc. - Tháng 8- 1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã kí hiệp ước Hen-xin-ki khẳng 0,5 định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề lien quan tới hòa bình an ninh ở châu lục này. * Nguyên nhân: 0,5 - Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt. - Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mĩ. - Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trì trệ…Do đó Xô- Mỹ muốn thoát khỏi thế 0,5 0,5 đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. 2 Toàn cầu hóa là gỉ? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và 3,5 tác động của nó đối với các nước. - Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ… 0,5 - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế… 0,5 - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia… 0,5 - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa 0,5 học kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước… - Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vần đề kinh tế chung của 0,5 thế giới và khu vực… 3 - Tác động tích cực: 0,5 - Tác động tiêu cực: 0,5 Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp 3,0 trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1. - Giai cấp địa chủ phong kiến: Là giai cấp thống trị cũ đã đầu hàng, được đế quốc 0,5 nuôi dưỡng làm tay sai là chỗ dựa của Pháp, là kẻ thù là đối tượng của cách mạng. Tuy nhiên sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ...Đã phân hóa làm 3 bộ phận… - Giai cấp tư sản: Hình thành sau chiến tranh thế giới lần 1, trong quá trình phát triển 0,5 đã phân hóa làm hai bộ phận: +, Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với chủ nghĩa đế quốc nên đi với đế quốc phản bội quyền lợi dân tộc, là đối tượng của cách mạng +, Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn 0,5 Hữu Thu, Trương Văn Bền,…Có tinh thần yêu nước nhưng do lực lượng kinh tế nhỏ yếu, không kiên định, dễ thỏa hiệp - Giai cấp nông dân: Chiểm 90% dân số, là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật 0,5 chất nuôi sống xã hội. Nhưng họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa…Vì vậy họ căm thù đế quốc, phong kiến, giàu lòng yêu nước…Là động lực quan trọng của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, trước chiến 0,5 tranh thế giới lần 1 có 1o vạn Sau chiến tranh lên tới 22 vạn. Đây là giai cấp có đủ điều kiện nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Vì giai cấp công nhân ngoài 3 đăc điểm của công nhân thế giới họ còn có 5 đặc điểm riêng của công nhân Việt nam… - Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và do sự 0,5 phát triển của xã hội Việt Nam dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, mỗi giai cấp có địa vị chính trị khác nhau nên có thái độ cách mạng khác nhau ------------------HẾT-----------------Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết phải đầy đủ nội dung, chính xác, lôgíc, khoa học thì mới cho điểm tối đa SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẠC LIÊU NĂM HỌC 2015- 2016 ________________ Môn: Lịch sử Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy nêu vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Câu 2 (3 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1939-1945? Câu 3 (3 điểm) Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta? Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. Câu 4 (2,0 điểm) Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Anh (Chị) hãy nêu những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? Đáp án đề thi thử THPTQG môn Sử - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2016 Câu hỏi Ý chính cần đạt Điểm Câu 1 - NAQ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn 0,5 (2,0 điểm) cho dân tộc: Con đường cách mạng VS …… - NAQ truyền bá CN Mác- Lê nin về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ 0,75 chức cho sự ra của chính Đảng VS ở VN. - Thành lập Hội VN Cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Đảng. - 1930: Triệu tập HN hợp nhất 3 tổ chức cộng sản sáng lập ra ĐCS VN, soạn 0,75 thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vạch ra đường lối chiến lược sách lược cho cách mạng Việt Nam. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1930-1945? * Nội dung của Luận cương: 1.5 - Luận cương xác đinh những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa… - Hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau… - Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân - Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới * Hạn chế của Luận cương: 1,0 - Chưa nêu được mâu thuẫn của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà còn nặng đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất… - Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai * Quá trình khắc phục những hạn chế… 0,5 - Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kỳ 1939-1941 đó là, Hội nghị BCHTW lần thứ VI (11/1939) chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đến Hội nghị BCHTW lần thứ VIII (5/1941) đã hoàn chinh chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị VI… - Hạn chế về lực lượng cách mạng được thực hiện trong thời kỳ 1936-1939 đó là, thành lập Mặt trận thống nhất Phản đế Đông Dương để đoàn kết lực lượng yêu nước chống bọn phản động thuộc địa, tay sai và Mặt trận Việt Minh (1941)… Câu 3 (3,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược (1945 1954), chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công lớn nhất của 0,25 quân và dân ta a) Hoàn cảnh lịch sử : * Âm mưu của Pháp - Mĩ: Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava đã cho xây dựng Điện 0,25 Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm" nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của Kế hoạch Nava. * Chủ trương của ta: - Tháng 12/1953, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm 0,5 tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào, qua đó làm thất bại hoàn toàn Kế hoạch Nava. Ta huy động một lực lượng lớn nhân lực, phương tiện vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực phục vụ cho chiến dịch. b) Diễn biến chính của chiến dịch: chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954 qua ba đợt: - Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954: Quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam 0,5 và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch. - Đợt 2: Từ ngày 30//3 đến ngày 26/4/1954: Quân ta tấn công các cứ điểm 0,5 phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh như đồi E1, D1, C1, A1… - Đợt 3: Từ ngày 1 đến 7/5/1954: Quân ta mở cuộc tổng công kích, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Ban tham mưu và lực lượng địch, chiến dịch kết thúc toàn 0,5 thắng. c) Kết quả: Qua 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ 0,25 khí và phương tiện chiến tranh. d) Ý nghĩa: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết 0,25 định vào ý chí xâm lược của Thực dân Pháp. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Câu 4 (2,0 điểm) a) Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh 0,5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan