Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn lịch sử 15 đề thi thử đại học môn lịch sử 2016 có đáp án...

Tài liệu 15 đề thi thử đại học môn lịch sử 2016 có đáp án

.PDF
89
2818
116

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN BÌNH --------------(Đề thi gồm 01 trang) KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Đề thi môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 ( 3,0 điểm). Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 dưới hình thức một niên biểu. Anh (chị) hãy rút ra kết luận về vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó? Câu 2 (2,0 điểm ). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta lâm vào tình thế hiểm nghèo được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Anh (chị) phân tích hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để làm sáng tỏ nhận định đó. Câu 3 (2,0 điểm). Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao? Câu 4 (3,0 điểm). Trình bày sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976). Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phải tăng cường những hoạt động gì nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh? - - - - -Hết- - - - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh…………………………………..SBD:……………………. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BÌNH --------------- ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút A. HƯỚNG DẪN CHUNG: I. Phần tự luận: 1. Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất giữa các giáo viên cùng chấm bài kiểm tra. II. Điểm toàn bài: Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân. B. ĐÁP ÁN: TỰ LUẬN (10 điểm) Nội dung Câu Câu 1 (3,0 điểm) Điểm * Niên biểu hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 STT Thời gian Nội dung sự kiện 1 07/1920 Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. 2 12/1920 Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (ĐH Tua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản,tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp 3 1921- 1923 2,0đ Người hoạt động tại Pháp: Thành lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa ở 0,25 0,25 0,25 Pari (1921), ra báo “Người cùng khổ”,viết bài cho báo Nhân đạo,Đời sống công nhân,đặc biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”,... 4 1923- 1924 Người hoạt động tại Liên Xô:Nguyễn Ái Quốc đi dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10-1923), và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924),... 0,25 0,5 5 06/1925 Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu Trung Quốc. Người cho xuất bản cáo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội (21/06/1925) và cho xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh (1927) 6 07/1925 Người cùng với một số nàh cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 7 Từ 06/01/1930 Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc. * Kết luận về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1920 - 1930: - Người đã xác định con đường cứu nước mới, mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX. - Người có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời (về tư tưởng, chính trị và tổ chức) và trực tiếp sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng. - Người đã đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt nam thông qua chính 0,25 0,25 1,0đ 0,5 0,25 cương, sách lược vắn tắt - cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng... Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta lâm vào tình thế hiểm Câu 2 (2,0 điểm) 0,25 2,0 nghèo được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Anh (chị) phân tích hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để làm sáng tỏ nhận định đó. * Thuận lợi: 0,75 - Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành,... - Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ. - Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất. * Khó khăn: - Giặc ngoại xâm và bọn nội phản: Phía Bắc có quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách muốn cướp chính quyền cách mạng. Phía 0,5 Nam có quân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã trở lại xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật, bọn Tờrốtkít,… Tất cả cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm. - Sự non yếu của chính quyền mới thành lập và những tàn dư của chế độ cũ để 0,5 lại trên tất cả các mặt: nạn đói đe dọa, nạn dốt (hơn 90% dân số mù chữ), tài chính của nhà nước trống rỗng,…. Tất cả những mối đe dọa trên đẩy nước ta vào tình thế “ngàn cân theo sợi 0,25 tóc”. Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 Câu III - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của (2,0 lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá điểm) trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao? 2,0 đ Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ. Nội dung Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ (1961 - 1965) (1965 - 1968). 0,25 Âm mưu cơ bản Dùng người Việt đánh Dùng người Mĩ và đồng người Việt... minh đánh người Việt... Vai trò của Mĩ Cố vấn quân sự, cung cấp Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la... vũ khí, đô la, trực tiếp tham chiến... Vai trò của lực Làm nòng cốt ... lượng Sài Gòn Quốc định sách Phối hợp chiến đấu bình Dồn dân lập ấp chiến Phản công “tìm diệt” và lược... “bình định”... Đối với miền Bắc 0,25 Phá hoại bằng tình báo, Dùng không quân và hải gián điệp, phong tỏa... quân đánh phá... 0,25 0,25 0,25 Nhận xét: so với Chiến tranh đặc biết, Chiến tranh cục bộ là bước leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam (Mĩ trực tiếp xâm lược, mở rộng chiến tranh từ miền Nam ra miền Bắc)... Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược Chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất. Toàn diện vì Mĩ đánh ta cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế. Mở rộng vì không chỉ đánh ta ở miền Nam, rồi mở rộng ra miền Bắc mà ra cả Đông Dương rồi thế giới. Thâm độc vì không chỉ dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương mà còn cô lập ta với đồng minh của ta là Liên Xô, Trung Quốc. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung Câu 4 (3,0 chính của Hiệp ước Bali (1976) a. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 1,0đ điểm). - Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. 0,25 - Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. 0,25 - Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. 0,25 - Trong bối cảnh đó, ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin. 0,25 b. Nội dung chính của Hiệp ước Bali 1,0đ - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 0,25 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,25 - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. 0,25 - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0,25 - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. c. Những hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh 1,0 đ Thí sinh có thể đề cập đến nhiều hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh song cần phải nêu được những hoạt động cơ bản sau: - Cần tăng cường hợp tác giữa các thành viên để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới. 0,5 - Các thành viên cần phải tăng cường sự đoàn kết để đối mặt với những thách thức về chủ quyền, biên giới, biển đảo,… nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0,5 ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHẦN 3: Phần tự chọn (khoa học xã hội) Số câu: 40 câu hỏi Thời gian làm bài: 55 phút 1. Nhóm nước nào sau đây tham gia vào liên kết vùng Maxơ – Rainơ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Italy – Đức – Pháp B: Bỉ – Đức – Hà Lan C: Pháp – Đức – Thụy sĩ D: Bỉ – Hà Lan – Pháp 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội theo huyết thống và theo vùng lãnh thổ B: Quản lý xã hội theo vùng lãnh thổ C: Quản lý xã hội bằng quy tắc đạo đức D: Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật 3. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát:Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Như nhau B: Ngang nhau C: Bằng nhau D: Có thể khác 4. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác–san” B: Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ C: Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc D: Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa 5.Giải pháp nào sau đây KHÔNG được lựa chọn để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đầu tư cải tạo đất, nhập ngoại một số giống cây công nghiệp mới B: Đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu C: Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp D: Quy hoạch mở rộng diện tích cây công nghiệp 6. Sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm đó của toàn thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Xe gắn máy B: Tàu biển C: Vải, sợi D: Ô tô 7. Yếu tố nào quyết định giá cả của hàng hóa? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị của hàng hóa B: Trọng lượng của hàng hóa C: Giá trị sử dụng của hàng hóa D: Hình thức của hàng hóa 8. Đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa khu vực phía Nam nước ta phân bố ở độ cao nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: 1000 m và 1100 m đến 2650 m B: 900 m và 1000 m đến 2600 m C: 800 m và 900 m đến 2550 m D: 700 m và 800 m đến 2500 m 9. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, hai chính sách: Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Hoa Kỳ có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện trong yếu tố nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội Sài Gòn là xương sống của Đông Dương hóa chiến tranh B: Hoa Kỳ quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương C: Quân đội Sài Gòn sang xâm chiếm Campuchia D: Quân đội Sài Gòn chiến đấu ở Lào 10. Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Có quân đội bách chiến bách thắng B: Được quốc tế ủng hộ C: Có các nhà quân sự thiên tài D: Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc 11. Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhật Bản B: Trung Quốc C: Ấn Độ D: Thái Lan 12. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Cán bộ, công chức nhà nước B: Tất cả mọi công dân C: Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước D: Tất cả mọi người 13. Liên hợp quốc được thành lập sau phiên họp của đại biểu 50 nước từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Luân Đôn (Anh) B: Niu-Ooc (Hoa Kỳ) C: Xan Phranxico (Hoa Kỳ) D: Paris (Pháp) 14. Nhóm sản phẩm nông – công nghiệp nào của Trung Quốc KHÔNG đứng ở vị trí hàng đầu thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Thịt bò – Điện B: Lương thực – Than C: Thịt lợn – Xi măng D: Bông – Thép 15. Từ năm 2000 đến nay, khu vực II trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta KHÔNG được chuyển biến theo hướng nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm B: Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác C: Tăng tỉ trọng sản xuất sản phẩm cao cấp D: Giảm sản xuất các mặt hàng chất lượng trung bình 16. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất Feralít có màu đỏ vàng? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Phong hóa mạnh các loại đá mẹ B: Rửa trôi mạnh các chất Bazơ C: Tích tụ mạnh các chất Fe 2O 3 và Al 2O 3 D: Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người 17. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Năm 1986 B: Năm 1995 C: Năm 1975 D: Năm 1979 18. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Việt Nam không thể nhân nhượng được nữa B: Lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã mạnh hơn thực dân Pháp C: Việt Nam được các nước xã hội chủ nghĩa chi viện D: Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur B: Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc C: Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po D: Tháng 8 năm 1976, tại Manila 20. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta, nhóm ngành nào có sự chuyển dịch chậm nhất? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhóm ngành khu vực I và II B: Nhóm ngành khu vực III C: Nhóm ngành khu vực I D: Nhóm ngành khu vực II 21. Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ít đổ máu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Được quốc tế ủng hộ B: Lực lượng cách mạng Việt Nam chưa mạnh C: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam đã thua trận, đầu hàng Đồng minh D: Cách mạng diễn ra bằng phương pháp hòa bình 22. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam. Quốc gia nào dưới đây KHÔNG có quân đội đóng ở Việt Nam vào năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Pháp B: Trung Quốc C: Hoa Kỳ D: Anh 23. Sông nào lớn nhất ở đồng bằng Đông Âu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Enitxây B: Ôbi C: Lêna D: Vônga 24. Chiến thắng Biên giới năm 1950 của Nhân dân Việt Nam chứng tỏ rằng: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội nhân dân Việt Nam đã đông hơn quân Pháp B: Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản C: Lực lượng kháng chiến đã mạnh hơn đội quân viễn chinh của thực dân Pháp D: Sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 25. Sườn Đông Trường Sơn ở Trung Bộ mưa nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 là do nguyên nhân nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Ảnh hưởng của gió mùa và tín phong B: Ảnh hưởng của hiệu ứng phơn và gió phơn C: Có nhiều sườn chắn gió D: Ảnh hưởng của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới 26. Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa B: Giá trị và giá cả sản xuất C: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa D: Giá trị và giá trị trao đổi 27. Sản phẩm công nghiệp nào của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới năm 2004? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Khí đốt B: Than đá C: Điện D: Dầu thô 28. Năm 1979, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuộc chiến tranh đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến tranh lạnh đã kết thúc B: Quốc phòng Trung Quốc đã phát triển hùng mạnh C: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ D: Sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Dương trước đó đã thất bại 29. UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông B: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông C: Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển D: Hiến chương Liên hiệp quốc 30. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuân thủ pháp luật B: Sử dụng pháp luật C: Thi hành pháp luật D: Áp dụng pháp luật 31. Biện pháp nào sau đây KHÔNG PHẢI là biện pháp cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đào kênh dẫn nước từ Sông Hậu về tưới cho vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau B: Chia ruộng thành nhiều ô nhỏ để cải tạo C: Mở rộng diện tích quảng canh và độc canh lúa D: Các hoạt động kinh tế hợp lý, có cơ sở khoa học của con người 32. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội B: Bảo vệ các giai cấp C: Quản lý công dân D: Bảo vệ các công dân 33. Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quan hệ xã hội B: Quan hệ đạo đức C: Quan hệ kinh tế D: Quan hệ chính trị 34. Sự gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta trong những năm qua KHÔNG dẫn đến kết quả nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng nhu cầu chỗ làm việc B: Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh C: Sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế - xã hội D: Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non 35. Cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Các ngành công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm B: Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động dư thừa C: Công nghiệp năng lượng điện D: Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí 36. Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nguyên tắc bỏ phiếu kín B: Nguyên tắc trực tiếp C: Nguyên tắc bình đẳng D: Nguyên tắc phổ thong 37. Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) diễn ra khắp ba miền Trung - Nam - Bắc Việt Nam. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào này? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tư sản B: Sĩ phu yêu nước C: Nông dân D: Công nhân 38. Nhóm các tỉnh nào ở nước ta trồng lúa và nuôi cá tra, cá basa nhiều nhất cả nước? Chọn 1 câu trả lời đúng A: An Giang – Kiên Giang B: Tiền Giang – Hậu Giang C: Hậu Giang – Kiên Giang D: Tiền Giang – An Giang 39. Kháng chiến lâu dài là đặc điểm chung của hai cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Tuy nhiên, có những chiến dịch quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh địch với khí thế thần tốc, táo bạo. Chiến dịch đó thuộc sự kiện nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 B: Chiến dịch tiến công năm 1968 C: Chiến dịch Biên giới năm 1950 D: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 40. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân B: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư C: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D: Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ NGUYỄN QUANG DIÊU Ngày thi: 13/1/2016 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 ( 2.0 điểm) Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Điều kiện nào đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? Câu 2: (3.0 điểm) Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó. Câu 3: (2.0 điểm) Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ có gì khác nhau giữa 2 giai đoạn 1954-1960 với giai đoạn 1961-1965? Câu 4: (3.0 điểm) Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước? HẾT 1 HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QG LẦN 2 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 12 - NĂM HỌC 2015-2016 Câu 1 (2.0 điểm) Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Điều kiện nào đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? Nội dung Điểm Điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Điều kiện nào 2.0 đã quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? * Điều kiện 1.5 - Khách quan: Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 0.25 Bọn Nhật ở Đông Dương và chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang. Điều 0.25 kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. - Chủ quan: Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng, Đảng và mặt trận Việt 0.25 Minh sẵn sàng phát động Tổng khởi nghĩa - Ngày 13/08/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc, ban bố: “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong 0.25 cả nước. - Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền 0.25 trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. - Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban 0.25 dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca. * Điều kiện quyết định: 0.5 Trong những điều kiện trên, điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định 0.25 Vì nếu không có sự chuẩn bị chu đáo của Đảng, thì cho dù điều kiện khách quan 0.25 có thuận lợi, cũng không thể nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa được. Sự lãnh đạo của 2 Đảng giữ vai trò quan trọng nhất Câu 2: (3.0 điểm) Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó. Nội dung Điểm 1. Tìm ra con đường cứu nước năm 1920 1.0 - Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7/1920 tại thủ đô Pari, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được tư tưởng cách mạng của Lê-nin qua Sơ thảo Luận cương “Về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Tháng 12/1920 tại Đại hội lần 0.5 thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên Lí giải: - Việc phát hiện ra con đường cứu nước mới “ Muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản.” là đóng góp to lớn đầu 0.25 tiên trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. - Con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã kết thúc thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng nước ta và mở ra thời kỳ cách mạng Việt 0.25 Nam gắn liền với mọi hoạt động của phong trào cách mạng thế giới. 2. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. 1.0 Ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Quảng Châu triệu tập Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu 0.5 tiên của Đảng, tất cả những nội dung trong cương lĩnh trở thành đường lối cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm nay. Lí giải: - Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp được 3 nhân tố: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam 0.25 trong thời đại mới. - Sự kiện thành lập Đảng là bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ 0.25 3 đây cách mạng Việt Nam được sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 3. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. 1.0 Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra từ ngày 14/8 đến ngày 28/8. khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi trên cả nước. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường 0.5 Ba Đình (Hà Nội) Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lí giải: - Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đã phá tan xích xiềng nô lệ của thực dân Pháp, Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân Chủ Cộng 0.25 Hòa do nhân dân lao động làm chủ. - Việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành mục tiêu cứu nước mà Người đã tự đặt ra cho mình vào năm 1911 và cũng là 0.25 đóng góp lớn nhất của Người trong 50 năm đầu thế kỷ XX, cũng như trong lịch sử dân tộc Câu 3: (2.0 điểm) Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ có gì khác nhau giữa 2 giai đoạn 19541960 với giai đoạn 1961-1965? Nội dung Điểm Giai đọan 1954-1960 Giai đoạn 1961-1965 + Mĩ tìm cách hất cẳng Pháp độc chiếm + Mĩ chuyển sang chiến lược miền Nam. Dựng nên tập đoàn tay sai Ngô “Chiến tranh đặc biệt”để đàn áp Đình Diệm, biến chính quyền này thành phong trào cách mạng Việt Nam, công cụ để thực hiện âm mưu chia cắt lâu âm mưu cơ bản là “dùng người dài đất nước ta. (0.25) Việt đánh người Việt”, sử dụng lực - Âm mưu: 0.75 lượng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, tiếp tục biến 4 miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự... (0.5) - Thủ đoạn: + Ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên cầm đầu + Mĩ đề ra “kế hoạch Xtalây chính quyền tay sai ở Sài Gòn. Sử dụng các Taylo” với nội dung chủ yếu là thủ đoạn để tàn sát cách mạng miền Nam: bình định miền Nam trong vòng 18 thi hành các chính sách “Tố cộng”, “Diệt tháng và kế hoạch Giôn xơn- cộng”, đặt những người cộng sản ra khỏi Macnamara bình định miền Nam vòng pháp luật, rồi thi hành “Luật 10/59”, lê trong vòng 2 năm. (0.25) máy chém khắp miền Nam, thực hiện cái gọi + Mĩ tăng cường viện trợ quân sự là “Thà bắn lằm còn hơn bỏ sót”... (0.5) cho Diệm, tăng nhanh lực lượng 1.0 quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận:, “thiết xa vận”... (0.25) Như vậy, so với giai đoạn 1954 – 1960 thì trong giai đoạn 1961 – 1965, Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn tinh vi hơn. Một mặt, Mĩ tăng cường phát triển lực lượng 0.25 quân Nguỵ, song mặt khác lại tăng cường hệ thống cố vấn, vũ khó và phương tiện chiến tranh của Mĩ để chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam Câu 4: (3.0 điểm) Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước? a) Biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt: 2.5 - Từ năm 1989 đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Thế “hai cực” Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu 0.5 Á mất đi, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi. - Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp: 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan