Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 01

.PDF
55
307
108

Mô tả:

Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Luật hình sự Việt Nam Breaching regulations on loan provision in the operations of credit institutions NXB H. : Khoa Luật, 2013 Số trang 106tr. + Nguyễn Thị Hà Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình Sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: PGS – TS. Trịnh Quốc Toản Năm bảo vệ: 2013 Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tổ chức tín dụng Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, khi các tổ chức tín dụng đang trong thời kỳ cạnh tranh, mở rộng hoạt động trên các lĩnh vực tín dụng và tăng trưởng mạnh mẽ, tội phạm vi phạm về các quy định trong hoạt động tín dụng ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn. Tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trong các hoạt động tín dụng nói riêng đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội, chính sách kinh tế, tài chính của Đảng và Nhà nước ta. Thực tiễn cho thấy đã có nhiều bài báo, phương tiện thông tin đại chúng nêu nên các vụ việc về vi phạm hoạt động tín dụng đang diễn ra ngày càng phổ biến hiện nay không chỉ ở riêng mỗi quốc gia mà còn cả ở trên thế giới. Tội phạm ngày càng chuyên nghiệp và có tính chất quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế, chính trị xã hội ở các quốc gia và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng mà ở đó vi phạm chủ yếu là do các cán bộ tín dụng cố ý hoặc vô ý vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm này thì sẽ rất khó kiểm soát được hành vi của mình, nghĩa là rất dễ nảy sinh lòng tham và yêu cầu vụ lợi, vì lợi ích của bản thân mà vi phạm các quy định của pháp luật. Các cán bộ tín dụng đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động cho vay và dẫn đến hậu quả là vi phạm pháp luật hình sự. Hiện nay các hoạt động tín dụng đang diễn ra mạnh mẽ bởi sự biến động không ngừng của thị trường tín dụng do vậy pháp luật hiện hành chưa kịp thời để điều hỉnh các quan hệ này mặc dù đã có hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành như: Luật tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng, Bộ luật hình sự… Tuy nhiên, các văn bản này chủ yếu quy định về cách thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng mà chưa quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý cụ thể đối với từng hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng. Việc ban hành các quy định mới phù hợp để ngăn ngừa và điều chỉnh các vi phạm trong hoạt động cho vay là vấn đề cấp bách và cần được quan tâm trong tình hình tội phạm ngày càng tăng và phức tạp như hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng cho đến nay vẫn là mới chưa được nghiên cứu nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học. Chỉ có một số tài liệu nghiên cứu 1 về hành vi này như trong sách bình luận khoa học bộ luật hình Bộ Luật Hình Sự - Nxb Chính trị quốc gia, hay một số tài liệu nghiên cứu về các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực liên quan như: “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng” - Theo Luật sư Phan Văn Lãng - Tạp chí Ngân hàng (số 18/2009); “Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng” Luật sư Phan Văn Lãng- Nguồn: Tạp chí Ngân hàng tháng 12/2009. Trên thực tế chưa có công trình cụ thể nào đi sâu nghiên cứu quy định của Luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Luật hình sự Việt Nam”. Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ các quy định của Luật hình sự và đưa các giải pháp kiến nghị phù hợp về việc phòng chống, ngăn ngừa tội phạm xảy ra trong lĩnh vực tín dụng trong tình hình hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Mục đích của đề tài: trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và thực trạng tình hình của “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này. Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đặt ra cho mình các nhiệm vụ sau đây: + Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Luật hình sự Việt Nam”. + Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” hiện nay ở Việt Nam; + Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: quy định của pháp luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.” - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng dưới góc độ Luật hình sự.” 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Trong phạm vi của mình, đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. - Về mặt lý luận: đề tài góp phần hoàn thiện nội dung quy định của Điều 179 BLHS năm 1999, đồng thời nó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự. - Về mặt thực tiễn: những đề xuất giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các lực lượng tham gia phòng, chống loại tội phạm này trong cả nước và ở từng địa phương nói riêng. 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm nói chung, các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về quan điểm đấu tranh chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Các công ước quốc tế về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự và tội phạm học như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp liệt kê. Ngoài ra, còn một số phương pháp khác cũng được áp dụng như: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia...Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu. 2 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Luật hình sự Việt Nam Chương 2: Tội vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. References 1. Bộ Tư Pháp, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia phát hành. 2. Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên môi trường, Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP- BTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 3. Nguyễn Ngọc Chí / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) “Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp, tr76-83. 4. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 95/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ “về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng”. 5. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 6. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về “giao dịch bảo đảm” - Áp dụng từ 10-04-2012. 7. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. 8. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 qui định về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản. 9. Cộng Hòa Bungari, Luật các tổ chức tín dụng năm 2006, Điều 152a. 10. Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam, Cảnh báo xu hướng tín dụng “đen” Tạp chí Ngân hàng Online - Cập nhật ngày 05/01/2012. 11. Liên Bang Nga, Bộ Luật Hình sự năm 1996, Điều 176, Chương 22 về Tội phạm xâm phạm hoạt động kinh tế. 12. Luật sư Phan Văn Lãng, “Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng”. Tạp chí Ngân hàng tháng 12/2009, tr.33-37. 13. Luật sư Phan Văn Lãng, “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng” - Tạp chí Ngân hàng (số 18/2009), tr.31-35. 14. Luật sư Phan Văn Lãng, “Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước trong hoạt động ngân hàng”. Tạp chí ngân hàng online (Số 19/2009). 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. 16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. 3 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07 tháng 01 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 18. Trần Trọng Phong, “Một số giải pháp phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân” Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, Số 13 (310), tháng 7/2010, tr39-41. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1985. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1999. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam 2010. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Tạp chí ngân hàng số 24 tháng 12/2012 – Bài viết: “Một số khía cạnh pháp lý về tín dụng đen” – Th.S, LS Lương Khải Ân, tr 40-43. 26. ThS. Trịnh Quốc Toản, “về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Canada” Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, Số 03/2005, tr. 76 – 83. 27. Th.S Nguyễn Thùy Trang, “Rủi ro trong hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức”. Tạp chí ngân hàng (số 23 tháng 12/2012), tr 30-33. 28. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN “về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. 29. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNNvề việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ngày 31 tháng 12 năm 2001. 30. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chỉ thị 02/2006/CT-NHNN về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ngày 23 tháng 05 năm 2006. 31. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Nguyễn Văn Bình, “Đánh giá về ẩn số nợ xấu đến năm 2012. Tạp chí ngân hàng Số 12/2012, tr20-23. 32. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. 33. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn về việc áp dụng một số quy định tại Chương 14 “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999. 34. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, ngày 22 tháng 10 năm 2012. 35. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. 4 36. TS. Phạm Thị Giang Thu – Đại học Luật Hà Nội; ThS. Nguyễn Ngọc Lương - Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương, pháp luật, “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”. Tạp chí nghiên cứu lập pháp Văn phòng Quốc hội, Số 5/2011, tr. 53 56, 65. 37. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Nxb Bộ Công an phát hành. 5 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan