Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4, 5 ở tiểu_khóa luận tố...

Tài liệu Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4, 5 ở tiểu_khóa luận tốt nghiệp qlgdth

.DOC
72
1430
112

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiêp Phạm Thị Phương Chi LỜI CẢM ƠN Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4, 5 ở tiểu học là một đề tài có tính ứng dụng cao, đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề có tính thời sự trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học: mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từ cho học sinh. Được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ: Lê Bá Miên- giảng viên chính Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy. Trong quá trình triển khai đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 4,5 Trường Tiểu học Lưu Quý An (Thị Xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc), cùng các thầy cô giáo chuyên ngành Tiếng Việt trong khoa Giáo Dục Tiểu học, khoa văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Qua đây tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh Trường Tiểu học Lưu Quý An (Thị Xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc), Các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn bè trong nhóm đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các số liệu khảo sát, kết quả nghiên cứu là chính xác và trung thực. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2008 Người cam đoan Phạm Thị Phương Chi 2 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tiếng Việt, từ (hay ngữ cố định) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu. Sự sắp xếp các từ (hay ngữ cố định) theo một trật tự nhất định về ngữ pháp và ngữ nghĩa tạo thành câu. Biết đặt câu thì học sinh mới viết được đoạn văn và tiến tới làm một bài văn hoàn chỉnh. Học sinh học từ ở tất cả các môn. Mỗi môn có những kháI niệm khoa học riêng, thuật ngữ riêng. Nhưng, chúng đều rất nhỏ so với kho từ vựng của dân tộc. Những từ thông dụng thuộc về môn Tiếng Việt - môn học đặc trưng dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh. Các từ trong tiếng Việt không tồn tại độc lạp với nhau, mà chúng liên hệ với nhau nhờ các mối quan hệ tạo thành hệ thống. Trong đó, mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ (hay ngữ cố định) giữ vai trò quan trọng. Nhớ các từ theo chủ dề, theo trường nghĩa là cách nhớ nhanh, dễ dàng, chính xác và hiệu quả. Số lượng các từ thuộc cùng một trường nghĩa lại rất lớn, nên có thể khẳng định chỉ cần sử dụng hết những từ này, học sinh có thể giao tiếp( nói hoặc viết) đạt mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia làm nhiều phân môn: tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu. Mỗi môn có những đặc trưng riêng, Nhưng cùng một mục đích là dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt. Muốn nắm vững Tiếng Việt thì trước hết phải quan tâm đến việc dạy từ. Vì vậy, việc mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng. Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh chính là để nhằm mục đích đó. Bởi thực chất của bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa là tập hợp tất cả các từ (hay ngữ cố định) theo một tiêu chí về nghĩa nào đó, tạo thành một trường. Nó giống như một cuốn từ điển theo chủ đề (trong đó các từ không 3 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi được giải thích nghĩa), hoàn toàn khác so với những cuốn từ điển chữ cái thông thường. Với cuốn từ điển này học sinh sẽ dễ dàng trong việc nhớ từ cũng như sử dụng từ để nói, viết cho lưu loát, phù hợp. Vì sự hữu ích như vậy tôi quyết định chọn đề tài: Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4,5 ở tiểu học làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây là một hướng khai thác mới, có tính ứng dụng và thực hành cao. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. 2. Lịch sử vấn đề Việc mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học là một việc làm quan trọng và cần thiết. Vì thế đã có rất nhiều đề tài khoa học, nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này. Có hai trường hợp như sau: - Trường hợp một : Hầu hết việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thực trạng, từ đó rút ra nguyên nhân và biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học từ ngữ cho học sinh, như: + Mở rộng và tích lũy vốn từ ghép cho học sinh tiểu học. + Mở rộng và tích lũy vốn từ láy cho học sinh tiểu học. + Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học. - Trường hợp 2 : Việc nghiên cứu vấn đề dưới dạng lí luận, như: + Dạy từ ngữ theo hệ thống( Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1973. Tác giả: Phan Thiều) + Giảng dạy từ ngữ ở trường Phổ thông. NXBGD 1993. Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng. Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh Tiểu học bằng cách xây dựng bảng từ là việc làm hoàn toàn mới, một hướng nghiên cứu mới, chưa từng được đề cập đến trong bất kỳ công trình nào trước đây. 4 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi 3. Mục đích, yêu cầu 3.1.Mục đích Đề tài ngiên cứu nhằm mục đích sau: - Thông qua khảo sát thống kê để tìm hiểu khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ của học sinh lớp 4,5 Trên cơ sở một số chủ đề ngữ nghĩa. - Sau đó xây dựng bảng từ bao gồm các từ theo chủ đề ngữ nghĩa nhất định. - Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh sử dụng bảng từ một cách hiệu quả. 3.2. Yêu cầu Để đạt được mục đích trên, khi nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu cần: - Hiểu rõ và nắm vững lí thuyết về trường nghĩa. - Nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, các yêu cầu về số lượng từ mà học sinh cần biết trong mỗi chủ đề và thực tế giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. - Tiến hành điều tra, tập hợp, thống kê, phân loại các tài liệu về khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ của học sinh. - Có vốn từ ngữ phong phú đa dạng. - Có những hiểu biết nhất định về các vấn đề của cuộc sống. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ( hay ngữ cố định) trong tiếng Việt. Các từ (hay ngữ cố định) này phải có liên hệ với nhau về nghĩa (có chung một hoặc một vài nét nghĩa nào đó). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các chủ đề ngữ nghĩa lấy làm được lấy làm tiêu chí tập hợp từ được chọn ra trong số 20 chủ đề ngữ nghĩa của Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5. Bảng từ được xây dựng dựa trên 5 chủ đề ngữ nghĩa sau: - Thiên nhiên - Cái đẹp - Dũng cảm - Trẻ em - Bảo vệ môi trường Các từ ngữ được đưa vào trong bảng đều dựa trên cơ sở Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5 và thực tế tâm sinh lí học sinh lớp 4,5, không tập hợp từ một cách tràn lan, tùy tiện. Việc khảo sát khả năng mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từ của học sinh được tiến hành trên học sinh ở hai khối lớp 4, 5 của trường Tiểu học Lưu Quý An( Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc). 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp thông kê Quá trình tiến hành như sau: - Đọc tư liệu lí thuyết về trường nghĩa qua các giáo trình, tài liệu - Nghiên cứu Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5 - Tiến hành khảo sát khả năng mở rộng, tích lũy và tích cực hóa vốn từ của học sinh - Xử lí số liệu - Xây dựng bảng từ 6 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi - Đề xuất một số biện pháp để học sinh sử dụng bảng từ có hiệu quả NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận 1. CƠ SỞ TÂM LÍ Sự phát triển tâm lí của học sinh Tiểu học được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (lớp 1,2,3) và giai đoạn 2 (lớp 4, 5). Bước sang giai đoạn 2, học sinh đã có ý thức nhất định trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. Trí nhớ có sự chi phối mạnh của ý thức. Loại trí nhớ có chủ định nổi lên và chiếm ưu thế. Tư duy phát triển, thao tác hoạt động trí óc được phát huy. Tư duy trừu tượng được hình thành bên cạnh tư duy cụ thể và ngày càng chiếm ưu thế. Học sinh tiếp thu từ trên cơ sở hiều nghĩa của từ đó. Các thao tác tư duy: phân tích, suy luận, phán đoán, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… đều phát triền và có sự liên kết với nhau. Do vậy học sinh hiểu được sự thay đổi nghĩa của từ trong các trường hợp khác nhau có thể là khác nhau (từ nhiều nghĩa), hay nghĩa của tiếng trong những từ khác nhau cũng có thể khác nhau. Đặc biêt, ở giai đoạn này, học sinh không chỉ có nhu cầu tìm hiểu từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, mà còn có nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân, quy luật của các sự vật hiện tượng. Từ đó sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định dựa trên một tiêu chí nào đó. Như vậy, việc dạy từ cho học sinh trên cơ sở các trường nghĩa là rất phù hợp với tâm lý học sinh. Xây dựng bảng từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho 7 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi học sinh lớp 4, 5 ở tiểu học khi mà học sinh đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ nghĩa, về cả hình thức lẫn nội dung của từ đảm bảo cho tinh ứng dụng của đề tài đạt hiệu quả cao. 2. CƠ SỞ NGÔN NGỮ Hệ thống là một thể thông nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ với nhau. Tiếng Việt chính là một hệ thống. Nói cách khác, từ vựng là một tập hợp tất cả các từ, ngữ cố định trong một ngôn ngữ theo một hệ thống nhất định. Giữa các từ có không ít những sự đồng nhất về hình thức và ý nghĩa. Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ tiến hành phân lập toàn bộ từ vựng của Tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng. Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng của Tiếng Việt không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn ngẫu nhiên. Khó có thể nói được giữa hai từ : “thiên thể” và “quần áo” có quan hệ gì về ngữ nghĩa. Tuy nhiên, những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt các từ (đúng ra là ý nghĩa của các từ ) vào những hệ thông con thích hợp, mỗi tiểu hệ thống ý nghĩa là một trường nghĩa. Nhờ đó, chúng ta có thể phân lập một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường. Theo F.De.Sausure trong “giá trị ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng quan hệ chung nhất của ngôn là : Quan hệ ngang (tuyến tính, ngữ đoạn) và quan hệ dọc( trực tuyến, hệ hình). Theo hai dạng quan hệ này, có thể có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc. Trường nghĩa ngang là tập hợp các từ được kết hợp theo thứ tự trước sau. Giữa chúng lập nên mối quan hệ ngang được tiếng Việt chấp nhận. Do 8 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi vậy, có những cách kết hợp chỉ có trong ngôn ngữ này mà không được chập nhận ở ngôn ngữ khác. Ví dụ: Trong tiếng Việt: Hai phụ âm không được đi liền nhau. Về trật tự từ: tính từ đứng sau danh từ. Điều này hoàn toàn khác so với tiếng Anh. Trường nghĩa dọc được phân thành hai dạng tương ứng với hai ý nghĩa của từ: Trường biểu vật (được xác lập dựa trên ý nghĩa biểu vật của từ) và trường biểu niệm (được xác lập dựa trên ý nghĩa biểu niệm của từ). 2.1. Trường biểu vật Trường biểu vật là tập hợp những từ giống nhau về ý nghĩa biểu vật. Nói cách khác, đó là tập hợp tất cả các từ biểu thị các đối tượng, các trạng thái, các hoạt động, các tính chất,… thuộc cùng một phạm vi hiện thực. Trường biểu vật còn được gọi là tập hợp các từ theo chủ đề ngữ nghĩa, theo chủ điểm. Cách xác lập trường biểu vật: Đầu tiên ta chọn một danh từ có y nghĩa biểu vật khái quát làm tiêu chí tập hợp. Danh từ này có thể có những mức độ khái quát cụ thể khác nhau. Đó có thể là danh từ có tinh khái quát cao, gần như tên gọi của các phạm trù biểu vật như: người, động vật, thực vật,…cũng có thể là những danh từ có tác dụng hạn chế ý nghĩa biểu vật của từ, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp của từ như: mắt, nhà, học sinh,… Sau đó, tìm những từ có cùng ý nghĩa biểu vật với danh từ đó để tạo thành một trường. Ví dụ: Trường biểu vật: Nhà trường a. Con người trong nhà trường: học sinh, giáo viên, bảo vệ, y tá… b. Hoạt động trong nhà trường: dạy, học, nói, đi,… c. Các đồ dùng trong nhà trường: sách, vở, bảng, bút,… …………….. 9 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi 2.2 Trường biểu niệm Trường biểu niệm là tập hợp các từ có chung cấu trúc biểu niệm. Nói cách khác, đó là tập hợp tất cả các từ biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng được nói tới trong thực tế khách quan. Cách xác lập trường biểu niệm: Đầu tiên, ta lập cấu trúc biểu niệm (lấy một nghĩa của từ làm tiêu chí tập hợp). Sau đó, chọn các từ thỏa mãn cấu trúc biểu niệm ấy (chọn các từ có cùng nét nghĩa). Ví dụ: Trường biểu niệm: Hoạt động dời chỗ bằng chân: đi, chạy, lùi, tiến, bước, bê, lê, bật,… 2.3. Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa Ngoài mối quan hệ ngang và dọc, giữa các từ trong tiếng Việt còn có thể có quan hệ đồng nhất hay đối lập với nhau. Trên cơ sở mối quan hệ này, tiếng Việt có từ đồng nghĩa (gần nghĩa) và từ trái nghĩa. Quan hệ đồng nhất hay đối lập giữa các từ chỉ có thể xác lập trên cơ sở các từ trong cùng một trường. Nói cách khác, quan hệ này là một trong những mối quan hệ giữa các từ trong trường. Vì vậy, hiện tượng đồng nghĩa và hiện tượng trái nghĩa chỉ sảy ra khi các từ thuộc cùng một trường nghĩa. 2.3.1. Từ đồng nghĩa Đồng nghĩa là mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ có ít nhất một nét nghĩa chung nào đó. Theo sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1( trang 8): “ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau”. Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù… Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói Ví dụ: hổ, cọp,… 10 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn đúng. Ví dụ: - Ăn, xơi, chén,…( biểu thị thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến) - Mang, khiêng, vác,…( biểu thị những cách thức hành động khác nhau) 2.3.2. Từ trái nghĩa Trái nghĩa là một quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có sự đối lập nhau về nghĩa. Sự đối lập này tạo nên một nét nghĩa chung nào đó. Theo sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 (trang 39) : “Từ trái nghĩa là từ có nghĩa tráI ngược nhau. Ví dụ: cao - thấp; phải -trái; ngày- đêm;…” Tóm lại : các từ trong cùng một trường là một hệ thống ngữ nghĩa. Trong hệ thống ngữ nghĩa này lại hàm chứa những hệ thống ngữ nghĩa nhỏ hơn. Hai trường nghĩa: trường biểu vật và trường biểu niệm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phân chia này chẳng qua là dựa vào sự phân biệt hai thành phần ý nghĩa của từ: nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm.Vì thế, nó chỉ có tính tương đối . Việc dạy học theo chủ điểm cũng chính là dạy từ ngữ theo trường nghĩa, theo hệ thống ở tiểu học, trường biểu niệm được dạy lồng vào trường biểu vật. Nó thể hiện trong quá trình sắp xếp các từ của trường biểu vật. Có nghĩa là, muốn chia nhỏ trường biểu vật thì phải dựa vào ý nghĩa biểu niệm của từ. Điều này giúp Học sinh vừa nhớ được từ nhanh lại vừa nhớ chính xác nghĩa của từ. 3. Cơ sở giáo dục Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 đều được sắp xếp theo cấu trúc chủ điểm. Nội dung các bài tập đọc, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu đều hướng vào chủ diểm đó. Ở lớp 2,3 mỗi chủ điểm 11 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi học trong hai tuần và có tất cả mười lăm chủ điểm / lớp. Các chủ điểm này đều là những sự vật, những mối quan hệ gần gũi, quen thuộc với học sinh, trong đó học sinh là trung tâm. Lên lớp 4, 5 mỗi chủ điểm học trong ba tuần và có tất cả mười chủ điểm / lớp. Các chủ điểm này tập trung vào những phẩm chất của con người hoặc những vấn đề mà học sinh cần quan tâm với tư cách là một người công dân. Như vậy, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học đã quán triệt quan điểm dạy từ ngữ cho Học sinh trên cơ sở các trường nghĩa. Mỗi trường nghĩa chính là một chủ điểm. Trong phân môn luyện từ và câu, các bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm chiếm tỉ lệ lớn và là dạng bài chính xuyên suốt chương trình của phân môn từ lớp 2 đến lớp 5. Mỗi chủ điểm đều có một đến hai bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm đó. Ở cả lớp 4 và lớp 5 đều có mười bảy tiết luyện từ và câu: mở rộng vốn từ theo chủ đề được phân bố trong mười chủ điểm. Số lượng từ mà học sinh cần nắm vững theo mục tiêu dạy học tiểu học là rất lớn và tăng dần theo khối lớp. Ở lớp 4: Học sinh học thêm từ 500-550 từ mới. Ở lớp 5: Học sinh học thêm từ 600- 650 từ mới. Các từ này học sinh được học trong tất cả các môn, trong đó môn Tiếng Việt là chủ yếu. Cụ thể việc giảng dạy năm chủ đề ngữ nghĩa được chọn nghiên cứu trong đề tài như sau: - Chủ đề: Thiên nhiên + Chủ điểm : Con người với thiên nhiên - Tuần 7, 8, 9 (sách giáo khoa Tiếng Việt 5) + Tập đọc: Những người bạn tốt, Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, Kì diệu rừng xanh, Trước cổng trời, Cái gì quý nhất, Đất Cà Mau,… 12 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi + Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam, kể chuyện đã nghe, đã đọc về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên,… + Tập làm văn: Tả cảnh + Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên( 2 tiết) - Chủ đề: Cái đẹp + Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu - Tuần 22, 23, 24 (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4) + Tập đọc: Chợ tết, Hoa học trò, Đoàn thuyền đánh cá, Vẽ về cuộc sống an toàn, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,… + Kể chuyện: Con vịt xấu xí, kể chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp,… + Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp( 2 tiết) - Chủ đề: Dũng cảm + Chủ điểm: Những người quả cảm- Tuần 25, 26, 27 (Sách giáo khoa Tiếng Việt 4) + Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Thắng biển, Ga-vrot ngoài chiến lũy, … + Kể chuyện: Những chú bé không chết, kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng dũng cảm,… + Luyện từ và câu: Mở rộng vón từ: Dũng cảm (2 tiết) - Chủ đề: Trẻ em + Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai - Tuần 32, 33, 34 (Sách giáo khoa Tiếng Việt 5) + Tập đọc: Út Vịnh, Những cánh buồm, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Sang năm con lên bảy,… + Kể chuyện: Nhà vô địch, Kể chuyện đã nghe, đã đọc về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em,… 13 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi + Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Trẻ em, Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận - Chủ đề: Bảo vệ môi trường + Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh- Tuần 11, 12, 13 (Sách giáo khoa Tiếng Việt 5) + Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng, Mùa thảo quả, Người gác vườn tí hon, Trồng rừng ngập mặn,… + Kể chuyện: Người đi săn và con nai, kể chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bỏa vệ môi trường,… + Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường( 2 tiết) Như vậy, việc dạy từ ngữ trên cơ sở các trường nghĩa là nền tảng vững chắc để tập hợp từ tạo thành các bảng từ. Học sinh không chỉ nắm vững cách lập bảng, mà còn lập được bảng với số lượng từ lớn. Từ đó, các em có kỹ năng sử dụng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo khi nói cũng như khi viết. 14 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi CHƯƠNG 2: NỘI DUNG Bảng từ được xây dựng trên cơ sở các chủ đề ngữ nghĩa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, 5. Trong tổng số 20 chủ đề ngữ nghĩa đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 5 chủ đề ngữ nghĩa sau: - Thiên nhiên - Cái đẹp - Dũng cảm - Trẻ em - Bảo vệ môi trường Đối với mỗi chủ đề, cấu trúc đều gồm ba phần: * Khảo sát khả năng mở rộng và tích lũy vốn từ theo chủ đề ngữ nghĩa cho học sinh lớp 4, 5: Mục đích của việc làm này là tìm hiểu thực trạng vốn từ của học sinh, giải thích nguyên nhân của thực trạng, từ đó có định hướng xây dựng bảng từ phù hợp với trình độ và tâm lí học sinh Các dạng bài tập khảo sát khả năng mở rông và tích lũy vốn từ của học sinh: - Tìm từ ngữ theo chủ đề cho sẵn - Tìm từ ngữ theo chủ đề trong đoặn văn - Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn 15 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi - Sắp xếp từ ngữ thành tong nhóm theo yêu cầu - Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống * Bảng từ : Bảng từ chính là một tập hợp các từ ngữ theo một chủ đề ngữ nghĩa. Hay nói cách khác đó là một trường nghĩa. Trong bảng từ, các từ lại được sắp xếp thành tong nhóm dựa theo những tiêu chí phân chia nhất định. Các từ ngữ được lựa chọn đưa vào trong bảng trên cơ sở Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4, 5 và tình hình thực tế học sinh tiểu học, không tập hợp từ một cách tràn lan tùy tiện. * Sử dụng bảng từ : Ở nội dung này, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát khả năng tích cực hóa vốn từ ngữ của học sinh thông qua các dạng bài sau: - Đặt câu với từ cho sẵn - Viết đoạn văn theo yêu cầu Sau khi giải thích nguyên nhân của thực trạng, chúng tôi đưa ra một số phương hướng, biện pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh, chính xác từ và sử dụng bảng từ một cách tích cực, hiệu quả. Các yêu cầu khảo sát đều được thực hiện trên học sinh hai khối 4, 5 trường Tiểu học Lưu Quý An( Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc) Sau đây là nội dung chi tiết từng chủ đề ngữ nghĩa: 1. CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN 1.1. Khảo sát khẳ năng mở rộng và tích luỹ vốn từ theo chủ đề thiên nhiên của học sinh Yêu cầu đưa ra là: - Tìm các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên - Trong các từ ngữ sau: cha mẹ, nhà cửa, cây cối, tươi đẹp, đất, rừng, yêu quý, tổ quốc, bao la, lên thác xuống ghềnh( LTXG) Những từ ngữ nào nói về thiên nhiên? 16 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi Kết quả khảo sát như sau: a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. a1. Bảng kết quả khảo sát : Lớp 4( 60 bài) Số từ 4 từ 5 từ 6 từ 7 từ 8 từ 9 từ >9 từ Tổng số từ SL Đúng 2 3 2 5 13 12 23 375 Sai 0 0 0 0 0 0 0 0 Lớp 5( 60 bài) Số từ SL Đúng Sai 7 từ 8 từ 9 từ >9 từ 6 0 4 0 10 0 40 0 Tổng số từ 432 0 a2. Nhận xét và miêu tả: Các từ học sinh tìm được đều đúng 100%, nhưng có sự khác nhau về số lượng từ giữa lớp 4 và lớp 5. + Lớp 4: Học sinh tìm được ít nhất là 4 từ. + Lớp 5: Học sinh tìm được ít nhất là 7 từ. + Lớp 4: Số học sinh tìm được trên 9 từ là 23 học sinh/ 60 học sinh chiếm 38,3%. + Lớp 5: Số học sinh tìm được trên 9 từ là 40 học sinh/ 60 học sinh chiếm 66,7%. 17 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi Tổng số từ học sinh tìm được ở lớp 4 là 375 từ, vậy trung bình học sinh tìm được 6,2 từ/ bài. Tổng số từ học sinh tìm được ở lớp 5 là 432 từ, vậy trung bình học sinh tìm được 7,2 từ/ bài. Các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, học sinh tìm được nhiều nhất là: mây, gió, bão, mưa, đất, rừng, núi,… Có học sinh còn tìm được từ: vòi rồng, sóng thần,… a3. Học sinh tìm được đúng từ ngữ với số lượng lớn là do: + Học sinh hiểu rõ đề bài và nắm vững cách lám bài. + Chủ đề thiên nhiên là chủ đề quen thuộc, gần gũi với các em. + Vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh được tăng dần theo khối lớp.Các em đã tích luỹ được những kiến thức khá phong phú về cuộc sống xung quanh. + Học sinh lớp 5 đã được mở rộng vốn từ vế thiên nhiên. b. Trong các từ ngữ sau: Cha mẹ, nhà cửa, cây cối, tươi đẹp, đất, rừng, yêu quý, tổ quốc, bao la, lên thác xuống ghềnh( LTXG). Những từ ngữ nào nói về thiên nhiên? b.1.Bảng kết quả khảo sát: 18 Khoá luận tốt nghiệp Từ Lớp Lớp 4 ( 60 bài) Cây cối Tươi đẹp Đất Rừng Đúng 60 100% 40 67% 60 100% Thiếu 0 20 33% 0 SL Sai Lớp 5 (60 bài) Phạm Thị Phương Chi Cha mẹ 0 Nhà cửa 4 6.7% Yêu quý Tổ quốc Bao la LTXG 60 100% 42 70% 58 96.7% 0 18 30% 2 0.3% 0 0 5 8.3% Đúng 60 100% 52 87% 60 100% 60 100% 51 85% 60 100% Thiếu 0 8 13% 0 0 9 15% 0 Sai 0 3 5% 0 0 19 0 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Phương Chi b2. Nhận xét và miêu tả : - Các từ học sinh xác định đúng nhiều nhất là : cây cối, đất, rừng ( 100%). - Học sinh xác định thiếu chủ yếu tập trung vào hai từ : tươi đẹp, bao la. Nhưng số lượng xác định thiếu giảm dần theo khối lớp. + Với từ : “ tươi đẹp” Số học sinh xác định thiếu ở lớp 4 là : 20 học sinh/60 học sinh chiếm 33%. Số học sinh xác định thiếu ở lớp 5 là : 08 học sinh/60 học sinh chiếm 13%. + Với từ : “ bao la” Số học sinh xác định thiếu ở lớp 4 là : 18 học sinh/60 học sinh chiếm 30%. Số học sinh xác định thiếu ở lớp 5 là : 09 học sinh/60 học sinh chiếm 15%. - Học sinh xác định sai chủ yếu là ở hai từ : nhà cửa, tổ quốc. + Với từ : “ nhà cửa” Số học sinh xác định sai ở lớp 4 là : 04 học sinh/60 học sinh chiếm 6.7%. Số học sinh xác định sai ở lớp 5 là : 03 học sinh/60 học sinh chiếm 5.0%. + Với từ : “ tổ quốc”: Số học sinh xác định sai ở lớp 4 là : 05 học sinh/60 học sinh chiếm 8.3%. Số học sinh xác định sai ở lớp 5 là : 0 học sinh/60 học sinh chiếm 0%. - Lên lớp 5, số lượng học sinh xác định từ đúng và đủ tăng lên rõ rệt: + Lớp 4 : số lượng học sinh xác định đúng và đủ từ là : 35 học sinh/60 học sinh chiếm 58.3%. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất