Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động tổ chức lễ hội tại trường mầm non...

Tài liệu Quản lý hoạt động tổ chức lễ hội tại trường mầm non

.PDF
23
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ 8, QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC LỄ HỘI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ 8, QUẬN 3 NĂM HỌC 2021-2022 Người thực hiện: BÙI LÊ THU Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tuổi thơ 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý khóa K27. Xin cảm ơn sâu sắc đến các quý thầy cô trường trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thiết thực bổ ích và quý báu trong công tác quản lý. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, đánh giá từ quý thầy cô để đề tài tiểu luận của tôi được hoàn thiện và tốt hơn. Kính chúc quý thầy cô luôn khỏe mạnh, tràn đầy nhiệt huyết với nghề. Xin chân thành cảm ơn! Quận 3,ngày 8 tháng 9 năm 2021 Người viết Bùi Lê Thu MỤC LỤC Các đề mục Trang 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1 1.1. Lý do pháp lý 1 1.2. Lý do về lý luận 2 1.3. Lý do thực tiễn 3 2. Phân tích tình hình thực tế 4 2.1. Khái quát về trường Mầm non Tuổi thơ 8 4 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chức chuyên đề 5 ở trường Mầm non Tuổi thơ 8 2.2.1. Những mặt thực hiện tốt: 5 9 2.2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế: 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 9 để đổi mới/ nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức chuyên đề tại trường Mầm non Tuổi thơ 8 2.3.1. Điểm mạnh 9 2.3.2. Điểm yếu 10 2.3.3. Thời cơ 10 2.3.4. Thách thức 11 2.4. Kinh nghiệm thực tế 11 3. Kế hoạch hành động 12 4. Kết luận và kiến nghị 18 Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu 18 Những kiến nghị với cơ quan quản lý giáo dục cấp 19 trên, với cơ sở giáo dục và các đơn vị liên quan TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 1 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý Chị thị số 40/2008/CT/BGD và ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học, các cơ sở tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phải phù hợp với lứa tuổi + Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh có kỹ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện bảo vệ sức khỏe, chung sống hòa bình…Để khắc phục những hạn chế cần tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp qua các hoạt động. Có nghĩa là trong mọi tất cả hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên mầm non luôn phải tổ chức nhiều lễ hội để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự tin, mạnh dạn nhiều hơn Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định một trong những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ là “ Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỹ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ ( Tết Trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi), hoạt động tổ chức lệ hội có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất. Đó chính là nội dung giáo dục thẵm mỹ cho trẻ Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng tại Chương II, Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường Căn cứ Kế hoạch số 51/KH-TT8 ngày 15 tháng 10 năm 2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của trường Mầm non Tuổi thơ 8 có nội dung “ Thực hiện đầy đủ các chương trình lễ hội trong năm, phải tạo được không khí vui tươi, thể hiện được đặc điểm, đặc trưng ý nghĩa của ngày hội đến với trẻ và tuyên truyền đến với tất cả cha mẹ học sinh ” 2 1.2. Lý do về lý luận Có rất nhiều ngành nghiên cứu về quản lý do đó, có nhiều khái niệm về quản lý khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định. Nói một cách khái quát hơn: Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dự kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, đánh giá… nhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất để đảm bảo mục tiêu đề ra. Quản lý là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động tổ chức lễ hội là một trong những nội dung sinh hoạt cơ bản của đơn vị, là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hôi tại những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống, đem lại niềm vui sướng cho trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Việc tổ chức hoạt động chuyên đề lễ hội, tùy vào điều kiện cụ thể của trường sẽ lựa chọn các ngày tổ chức lễ hội để tổ chức long trọng nhằm tạo ra cảnh quang vui tươi, phấn khởi, làm cho trẻ háo hức, vui sướng, tham gia một cách hứng thú. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động lễ hội tại đơn vị trường sẽ giúp để giáo viên trao dồi kiến thức, tham gia, học tập kinh nghiệm cho việc tổ chức hoạt động lễ hội được tốt hơn, có ý nghĩa hơn với trẻ Để tổ chức hoạt động lễ hội đạt được mục đích, yêu cầu thì đòi hỏi người quản lý phải có nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong cách tổ chức từ đó giúp cho trẻ có được sự vui tươi, phấn khởi và hiểu được ý nghĩa khi tham gia lễ hội tại trường Nhưng không phải lúc nào nhà trường cũng tổ chức hoạt động lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp mà tùy vào tình hình cụ thể, điều kiện tại trường mầm non theo chỉ đạo của Sở giáo dục, Phòng giáo dục. Bên cạnh đó cần chú trọng vào các nội dung mới trong năm học như lấy trẻ làm trung tâm, cố gắng nỗ lực đẩy mạnh, phát huy nội dung tổ chức tốt các ngày lễ, ngày hội và đạt kết quả giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống, giáo dục truyền thống, đem lại niềm vui sướng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ…Hoặc bồi dưỡng các nội dung , kỹ năng mà giáo viên còn yếu, chưa nắm vững như dẫn dắt chương trình, sắp xếp nội dung chương trình hợp 3 lý, tổ chức hướng dẫn trẻ cùng tham gia hoạt động biểu diễn văn nghệ, ứng dụng công nghệ vào hoạt động lễ hội … Với hoạt động tổ chức hoạt động lễ hội, giáo viên được đóng góp xây dựng những kinh nghiệm qua việc tổ chức các hoạt động lễ hội của mình. Từ nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm các hoạt động lễ hội của đơn vị giúp giáo viên đúc kết vấn đề để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình tồ chức hoạt động lễ hội tại đơn vị. Hoạt động lễ hội cũng chính là bài học kinh nghiệm quý báu được nhân rộng ra cho toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường cũng như các đơn vị trường học khác. Quản lý hoạt động tổ chức hoạt động lễ hội tại đơn vị còn giúp cho Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát được năng lực của đội ngũ giáo viên, kỹ năng làm việc nhóm trong trường, từ đó Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả công tác cho đội ngũ. 1.3. Lý do thực tiễn Yêu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi người giáo viên luôn phải cập nhật kiến thức kịp thời, không ngừng học tập để trao dồi vốn hiểu biết cho bản thân. Hiện nay, ở trường Mầm non Tuổi thơ 8 đa số giáo viên trình độ đạt chuẩn. Hằng năm, Hiệu trưởng đặt chỉ tiêu giáo viên chưa đạt chuẩn học nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho công tác. Giáo viên luôn phải đổi mới tư duy cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động tại đơn vị để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có trình độ, khả năng hướng dẫn, tạo bầu không khí lễ hội được vui tươi, trang trọng, có giáo viên mạnh về mặt này nhưng lại hạn chế về mặt khác. Ví dụ như giáo viên A mạnh về hoạt động tổ chức sự kiện nhưng lại hạn chế về hoạt động hướng dẫn trẻ biểu diễn văn nghệ múa hát, có giáo viên khéo léo trong việc trang trí phong màn sân khấu nhưng có giáo viện lại hạn chế khâu ứng dụng công nghệ vào việc chép, cắt nhạc … Việc học tập để nâng cao trình độ tổ chức hoạt động lệ hội chưa được đầu tư đúng mức và đạt được kết quả cao do đa số giáo viên là nữ không có nhiều thời gian để chú tâm vào việc học, bồi dưỡng hay nghiên cứu nhiều hình thức, phương pháp tổ chức sao cho thật sự hấp dẫn, sáng tạo với trẻ vì bị chi phối nhiều cho gia đình, ít được tham gia thực hành cũng như trải nghiệm thực tế. 4 Có giáo viên không muốn tiếp nhận cái mới, ngại thay đổi nên chọn theo phương pháp truyền thống, muốn an toàn và không muốn phải vất vả nên phần lớn các chương trình hoạt động lễ hội lặp lại không đầu tư nhiều vào việc thay đổi hình thức như: rối, đóng kịch, làm xiếc, ảo thuật, kể chuyện. đọc thơ, hát…, các tiết mục văn nghệ có thể kết hợp giữa phụ huynh và trẻ, giáo viên và trẻ, Ban giám hiệu với trẻ…mà phần lớn là múa của trẻ các lớp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội trong năm học chưa thực sự phản ánh hết khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện . Tổ nhóm giáo viên được chọn tổ chức hoạt động lễ hội phải họp, thống nhất, bàn bạc cách phối hợp, tổ chức phải gửi kế hoạch và được Ban giám hiệu xây dựng hoàn chỉnh sau đó mới triển khai. Trường Mầm non Tuổi thơ 8 trong những năm qua, hoạt động tổ chức lễ hội tại đơn vị đánh giá tốt. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở thực tiễn tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động tổ chức hoạt động lễ hội tại trường Mầm non Tuổi thơ 8, Quận 3 năm học 2021-2022” làm tiểu luận cuối khóa. 2. Phân tích tình hình thực tế 2.1. Khái quát về trường Mầm non Tuổi thơ 8 Trường được thành lập năm 1988, cơ sở hạ tầng theo kết cấu của trường dòng, nằm trên phần đất của nhà thờ, nhà thờ cho mượn cơ sở để làm trường mầm non. Trường tọa lạc tại số 295 đường Hai Bà Trưng Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, ngay trung tâm thành phố nhưng phần lớn trẻ học tại đây là con của người lao động phổ thông nên còn khó khăn trong việc phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ. Diện tích sử dụng là 1926, 29m2. Trường gồm 06 phòng học, 01 phòng Ban giám hiệu, 1 phòng bếp và 05 phòng chức năng (thư viện, âm nhạc, thể dục, phòng bé làm nội trợ, phòng đa năng). Các phòng có đủ diện tích, đạt chuẩn, thoáng mát, đảm bảo ánh sáng, được trang bị đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu của bậc học mầm non. Từ năm 2015 đến nay trường đạt chuẩn mức độ I. Năm 2020-2021 trường đã tiến hành tái kiểm định chất lượng ở mức độ I. Tuy nhiên, do là của trường dòng nên nhà trường không thể xây mới, chỉ cải tạo một phần hạ tầng để phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non. 5 Trường có tổng cộng 110 trẻ gồm 2 lớp nhà trẻ, 1 lớp mầm, 1 lớp chồi, 1 lớp lá. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 21 (1 Hiệu trưởng, 2 Phó hiệu trưởng, 10 giáo viên, 8 nhân viên). 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chức chuyên đề ở trường Mầm non Tuổi thơ 8 2.2.1. Những mặt thực hiện tốt: Ban giám hiệu có sự quan tâm nhưng chưa sâu sát đội ngũ, nắm bắt kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển khai đến đội ngũ giáo viên hiểu và thực hiện các hoạt động lễ hội trong năm học tại đơn vị. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức lễ hội năm học rõ ràng, cụ thể, phân công nhiệm vụ tổ chức lễ hội đến Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn dựa trên kế hoạch của Phòng giáo dục. Hiệu trưởng phân công giáo viên học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động lễ hội: lớp hướng dẫn làm người dẫn chương trình, hoạt náo viên..do Liên đoàn lao động Quận 3 tổ chức Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng bồi dưỡng nghiệp vụ, các kỹ năng, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động lễ hội cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên được tập huấn, trãi nghiệm và thực hiện công tác tổ chức lễ hội tại đơn vị, cử giáo viên được tham gia các lớp tập huấn xây dựng hoạt động tổ chức lễ hội ở trường mầm non. Dự kiến thực hiên tổ chức các hoạt động lễ hội theo tháng và người thực hiện chuyên đề phụ trách hoạt động lễ hội phải cụ thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm, tổ, cá nhân thực hiện, báo cáo, đưa kế hoạch thực hiện. Sau khi giáo viên dự các hoạt động lễ hội tại đơn vị sẽ họp tổ chuyên môn rút ra nhận xét, kinh nghiệm, mặt tốt, mặt hạn chế để khắc phục cho những lệ hội sau. Khuyến khích động viên tất cả giáo viên cùng tham gia, ai có năng lực riêng về mảng nào sẽ phát huy tối đa, ai hạn chế kỹ năng nào thì cần phải học hỏi, tập làm. Tránh tình trạng người làm được làm quá nhiều, người không làm được thì không làm. Hiệu trưởng đưa ra tiêu chí tất cả cùng làm, tất cả cùng xây dựng để hoạt động tổ chức lễ hội đạt được kết quả tốt nhất cho tập thể cũng như cho trẻ. Tất cả hoạt động của nhà trường được đổi mới trong đó có cả các hoạt động tổ chức lễ hội cho trẻ như sau: 6 Kế hoạch và nội dung được xây dựng cụ thể trong năm gồm có 09 lễ hội (tổ chức ngày hội đưa trẻ đến trường; Bé vui trung thu; Nhớ ơn cô giáo; Em yêu chú bộ đội; Bé vui đón ông Noel; Ngày tết quê em; Ngày 8/3; Giỗ tổ Vua Hùng ; Lễ ra trường và Quốc tế thiếu nhi 1/6) Mỗi nội dung lễ hội được xây dựng theo từng chủ đề của tháng, trong đó có 04 lễ hội được tổ chức tập trung dưới hình thức giáo dục luyện kỹ năng sống hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ ( Ngày 8/3; Nhớ ơn cô giáo( 20/11), Ngày tết quê em; Quốc tế thiếu nhi ( 1.6)) Các hình thức tổ chức lễ hội thường có 2 phần đó là phần lễ và phần hội và được chuẩn bị như sau: Ví dụ: + Tháng 9: tổ chức hoạt động lẽ hội “Ngày hội bé đến trường” với ý nghĩa là ngày hội đón bé đến trường, trường tổ chức với hình thức vui tươi, long trọng giúp trẻ yêu thích đi học và mong muốn được đến trường chơi cùng bạn cùng cô giáo. 1/Chuẩn bị: - Tổ phụ trách: tổ nhà trẻ chịu trách nhiệm chính - Thiết kế trang trí phong màn: cô Vân lớp 25-36 tháng tuổi - Người dẫn chương trình: cô Thu lớp 25-36 tháng - Nhạc –âm thanh : cô Thảo lớp 18-24 tháng - Phụ trách chính chương trình: cô Xuân lớp 18-24 tháng - Mỗi lớp mẫu giáo 1 tiết mục văn nghệ - 1 tiết mục nhịp điệu- trẻ nhóm nhịp điệu - 1 tiết mục của giáo viên: cô Duyên phụ trách 2/Phần lễ: - Tổ chức hoạt động biểu diễn các tiết mục văn nghệ của các lớp Xem xiếc, ảo thuật Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng năm học Đại diện Phòng giáo dục, Ủy ban nhân dân gửi lời chúc mừng tới tập thể cho năm học mới 3/ Phần hội: 7 Phân công mỗi lớp phụ trách tổ chức hoạt động vui chơi thông qua một số trò chơi dân gian ( chuẩn bị đồ chơiquản trẻ chơi- tổ chức cho trẻ chơi) - Tổ chức khu vực ẩm thực nhẹ cho trẻ như bánh, kẹo, nước trái cây, sữa…( bộ phận cấp dưỡng- văn phòng phụ trách) - Phát quà cho trẻ đến trường bằng nhiều hình thức như chú hề tặng bong bóng ( bộ phận bảo vệ phụ trách) Hoạt động lễ hội: Tết trung thu là ngày dành riêng cho các bé thiều nhi và được tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Thông qua buổi lễ Tết Trung thu giáo viên có thể lồng kiến thức, giáo dục trẻ về cội nguồn, truyền thống như hoạt động rước đèn, bày mâm cỗ, phá cỗ, làm lồng đèn, múa hát dân gian… + Tháng 11: Lễ hội “ Nhớ ơn cô giáo” giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, lòng yêu mến của trẻ với cô giáo thông qua các hoạt động trong học tập như làm thiệp, múa hát, vẽ tranh, đọc thơ, sáng tạo làm các vật phẩm tặng cô giáo để tỏ lòng kính trọng thầy cô + Tháng 12: Lễ hội “Em yêu chú bộ đội” là ngày hội nhằm tôn vinh công ơn của các chú bộ đội đã hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ bình yên vùng trời quê hương Lễ hội “Vui đón ông Noel” là ngày hội các bé thiếu nhi được tận hưởng không khí ấm áp của mùa đông, đem lại tình yêu thương, giáo dục trẻ biết chia sẻ, quan tâm đến mọi người + Tháng 2: Lễ hội “Ngày tết quê em” là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tổ chức lễ hội cho trẻ đón xuân, đón tết năm mới, với tâm trạng vui tươi, giới thiệu cho trẻ những phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết: chúc tết bố mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè, sum họp, mừng tuổi, tổ chức các trò chơi dân gian, thời tiết mùa xuân cây cối đâm hoa nẩy lộc, không khí trong lành, vui vẻ, mỗi dân tộc có một tập quán đón tết khác nhau nhằm giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống +Tháng 3: Lễ hội “Ngày 8/3” tạo được quang cảnh chào mừng hào hứng, phấn khởi và các hoạt động thiết thực để trẻ nhận biết ngày 8/3 là ngày vui của phụ nữ trong đó có bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái..Thông qua việc tổ chức hoạt động lễ hội giúp trẻ biết tôn trọng, yêu thương, biết ơn và tình cảm đối với những người phụ nữ xung quanh mình từ các hoạt động như: làm thiệp, gói hoa, làm hoa giấy, gói quà, làm bánh… + Tháng 4: Lễ hội “Giỗ tổ Vua Hùng” lễ hội nhằm giáo dục trẻ hướng về cội nguồn, hướng về dân tộc và được tổ chức với hình - - 8 thức phong phú mới lạ như kịch, ca múa hát, dâng hương.. hay các hoạt động khác như gói bánh trưng, làm bánh dày, một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, có thể thay đổi chủ đề cho chơi theo từng vùng miền…nhằm tri ân Vua Hùng + Tháng 5: Lễ hội “Mừng ngày sinh nhật Bác 19/5” tổ chức lễ kỷ niệm với hình thức sinh động, những tiết mục văn nghệ có nội dung thiết thực, giới thiệu về quê hương Bác, giáo dục trẻ lòng biết ơn và lòng kính yêu Bác Hồ Lễ hội “Lễ ra trường và Quốc tế thiếu nhi” là ngày hội đoàn kết các bạn thiếu nhi từ khắp mọi nơi trên thế giới, cùng với đó là kết hợp tổ chức cho các bé mẫu giáo lớn làm lễ ra trường với hình thức trang trọng nhưng không kém vui tươi, hình thức tổ chức nhẹ nhàng, thoải mái tạo ấn tượng tốt cho các bé ra trường và thể hiện được lòng tri ân đối với thầy cô giáo và ba mẹ + Tổ chức sinh nhật của các bé hàng tháng: nhà trường cùng phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức sinh nhật cho các bé trong tháng với hình thức vui tươi, mới lạ, hấp dẫn tạo sự hứng thú để trẻ tham gia nhiệt tình thông qua các hình thức như: làm thiệp, nói lời chúc tốt đẹp, làm bánh, trang trí món ăn, gói quà, tổ chức tiệc ẩm thực buffer…. Đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT vẫn còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng năng lực của giáo viên. Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chức lễ hội theo từng tháng ( kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội của Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên, dự giờ hoạt động lễ hội…). Từ đó góp ý, trao đổi, rút kinh nghiệm những gì giáo viên còn thiếu sót hoặc những ý tưởng hay cần học hỏi để giáo viên thực hiên tốt hơn cho những hoạt động sau. Thành lập Uỷ ban kiểm tra gồm: Hiệu trường, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn để kiểm tra việc thực hiện hoạt động tổ chức lễ hội của trường. Xây dựng tiêu chí đánh giá kiểm tra theo từng nội dung của hoạt động lễ hội: Tiêu chí đánh giá như sự phối hợp nhịp nhàng, sáng tạo trong hoạt động lễ hội, có tác dụng giáo dục và đem ý nghĩa cho trẻ trong hoạt động lễ hội… Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất cho Phòng giáo dục theo quy định. 9 Bổ sung các tiêu chí mà giáo viên chưa đạt để tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. 2.2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế: Chưa thực hiện tốt việc tổ chức sắp xếp, phân công giáo viên phụ trách các nhóm, lớp theo sở trường và khả năng của giáo viên giúp cho giáo viên không bị áp lực khi tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ. Còn hạn chế trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, thay đổi theo từng chủ đề cần thiết để phục vụ cho hoạt động tổ chức lễ hội. Chưa có sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh vì thế hiệu trưởng cần phải lập kế hoạch tổ chức lễ hội với sự tham gia, đóng góp của cha mẹ học sinh nhằm thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục học đường Vấn đề khen thưởng cho giáo viên thực hiên tốt các hoạt động tổ chức hoạt động lễ hội trong năm học chưa thật sự quan tâm nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên. 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới/ nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức chuyên đề tại trường Mầm non Tuổi thơ 8 2.3.1. Điểm mạnh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có trình độ chuyên môn cao. Hiệu trưởng luôn nắm bắt kịp thời các văn bản chỉ đạo và triển khai nhanh chóng đến đội ngũ. Hiệu trưởng luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất , động viên tinh thần cho giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động lễ hội. Hiệu trưởng xem xét, góp ý chỉnh sửa chương trình để việc tổ chức lễ hội được tiến hành một cách thuận lợi tốt nhất Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn như bồi dưỡng, hướng dẫn, xây dựng các hoạt động củng cố… Đa số đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm trong công tác tổ chức lễ hội tại đơn vị. Giáo viên là người thực hiện tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ được hiểu ý nghĩa của ngày lễ thông qua đó giáo dục trẻ hướng về cội nguồn, phát triển nhân cách toàn diện, giúp trẻ hoạt động tích cực, kích thích trẻ hứng thú, thích khám phá, trãi nghiệm khi được tham gia các hoạt động lễ hội. 10 Trẻ thích được tham gia vào các hoạt động, được trải nghiệm các lĩnh vực một cách tự nhiên. 2.3.2. Điểm yếu +Về phía Ban giám hiệu: Hiệu trưởng có lập kế hoạch hoạt động tổ chức chuyên đề năm học nhưng không triển khai cụ thể trong cuộc họp hoặc không triển khai cho tổ chuyên môn nắm kế hoạch, đến tháng tổ chức hoạt động lễ hội mới triển khai kế hoạch tháng đó nhưng không nói rõ mục đích tổ chức hoạt động lễ hội Hiệu trưởng có quan tâm nhưng chưa sâu sát thực tế nhiều để nắm được tình hình của đơn vị nhất là đội ngũ giáo viên. Hiệu phó chưa phối hợp nhịp nhàng giữa khâu bán trú và khâu chuyên môn để buổi lễ thêm phần trang trọng Kinh phí tổ chức lễ hội còn gặp nhiều hạn chế, có ý tưởng tổ chức nhưng thiếu kinh phí hoạt động Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức chuyên đề nhưng chưa triển khai rõ ràng đến đội ngũ nhà trường. Khi họp hội đồng sư phạm hàng tháng Hiệu trường mới đưa kế hoạch tổ chức chuyên đề của tháng đó nhưng không nói rõ mục đích thực hiện chuyên đề để làm gì? +Về phía giáo viên: Hình thức tổ chức các hoạt động lễ hội còn bị trùng lắp ý tưởng Vẫn còn một số giáo viên không thích sáng tạo, không thích đầu tư, không muốn tiếp nhận cái mới, làm cho có, không thấy được sự mới mẻ, sáng tạo vào hoạt động tổ chức lễ hội Đa số giáo viên chưa có sự phối hợp nhịp nhàng ở các bộ phận, mạnh ai nấy làm, không thống nhất ý tưởng, có sự trùng lắp giữa các hoạt động lễ hội vì thế không tạo được sự phấn khời, hứng thú ở trẻ +Về phía trẻ Phần lớn trẻ không được tham gia nhiệt tình, các bé có năng khiếu, mạnh dạn thì cô giáo tập trung vào và cho tập văn nghệ thường xuyên, còn các bé chậm, nhút nhát thì cứ vẫn là khán giả ngồi xem Vì hình thức tổ chức có phần trùng lắp nên trẻ nhàm chán, không hứng thú tham gia vào một số hoạt động 2.3.3. Thời cơ Trong những năm gần đây trường Mầm Non Tuổi thơ 8 luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD, UBND Quận 3 11 về việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động lễ hội tại đơn vị Phòng giáo dục tổ chức bồi dưỡng một số hoạt động lễ hội cho các giáo viên ở các đơn vị học tập kinh nghiệm. Với sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh đã ủng hộ kinh phí, hỗ trợ thu gom nguyên vật liệu mở như cờ, băng rôn, bong bóng, bánh, sữa … để nhà trường mua sắm trang thiết bị, làm đồ dùng đồ chơi góp phần cho việc thực hiện hoạt động lễ hội được tốt hơn. 2.3.4. Thách thức Còn một số cha mẹ học sinh chưa thực sự hợp tác trong việc tổ chức hoạt động lễ hội, phần lớn các hoạt động lễ hội đều mời cha mẹ trẻ cùng tham gia nhưng số lượng tham gia không nhiều. hay thái độ tham gia không nghiêm túc nên đã làm chất lượng của buổi lễ hội kém phần trang trọng Một số giáo viên còn hạn chế về việc tập văn nghệ, hướng dẫn chương trình.. nên khi tổ chức hoạt động lễ hội tại đơn vị còn lúng túng, chưa biết cách xử lý tình huống. 2.4. Kinh nghiệm thực tế Để lập kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội tại trường Hiệu trưởng dựa trên kế hoạch của Phòng giáo dục và dựa trên tình hình thực tiễn của đơn vị để dự thảo ra bản kế hoạch chung. Sau khi bản dự thảo kế hoạch xong, Hiệu trưởng họp chỉ đạo Phó hiệu trưởng chuyên môn, Phó hiệu trưởng chăm sóc lập ra kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện hoạt động lễ hội trong năm học theo tháng, tuần. Trong cuộc họp hội đồng sư phạm đầu năm học, Ban giám hiệu chỉ nêu một số hoạt động lễ hội trọng tâm trong năm học giúp giáo viên chưa nắm bắt được hết tất cả các hoạt động lễ hội phải thực hiện trong năm để lên kế hoạch cho nhóm, lớp. Trong cuộc họp hội đồng của tháng tiếp theo, Phó hiệu trưởng sẽ là người thông báo kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội của tháng đó và phân công tổ khối phụ trách, sắp xếp giáo viên chịu trách nhiệm từng bộ phận, từng khâu cụ thể có thời gian quy định ngày giờ tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động lễ hội Sau mỗi hoạt động lễ hội hàng tháng giáo viên tập trung thảo luận, rút kinh nghiệm của lễ hội đó. Khi đưa ra ý kiến đóng góp, nhận xét giáo viên phải nói lên được ưu điểm, khuyết điểm của hoạt động đó, mục tiêu đưa ra và nội dung, kết quả đạt được có phù hợp với mục tiêu không?...tìm ra mấu chốt của vấn đề và nêu biện pháp khắc phục hoạt động tổ chức lễ hội 12 Một số giáo viên nhận xét, đánh giá còn mang tính cảm tính, chủ quan mà quên rằng điều cuối cùng của việc đánh giá sẽ mang lại điều gì cho bản thân, cho trẻ. Sau khi thảo luận, Phó hiệu trưởng rút ra kết luận và đánh gia đưa vào thi đua cuối kỳ Vào cuộc họp giao ban thứ hai hàng tuần, Phó hiệu trưởng trình biên bản hoạt động tổ chức lễ hội và nội dung thảo luận cho Hiệu trưởng xem xét, nhìn nhận vấn đề và thảo luận. 3. Kế hoạch hành động Tên công việc Kết Người thực quả hiện/ cần đạt Người phối hợp 1. Xây dựng kế hoạch tổng thể về tổ chức hoạt động lễ hội. -Có được một bản kế hoạch khoa học hợp lí giúp nhà trường thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động lễ hội Phó Hiệu trưởng chuyên môn và tổ trưởng các khối Thời gian Điều kiện thực hiện Tiến hành thực hiện Dự kiến rủi ro/ Biện pháp khắc phục 1/8  7/8/ 2021 -Phòng phó HT - Điều tra thực tiễn -Quên lưu văn bản, mất các văn bản chỉ đạo. ; máy tính; máy in. - Nghiên cứu kế các kế hoạch của Sở GD và Phòng GD&ĐT -Viết dự thảo -Lấy ý kiến, tổ chức thảo luận ý kiến. -Hoàn -Biện pháp: Mượn các trường khác văn bản. Tìm văn bản từ cổng thông tin GD của Quận 13 thiện bản kế hoạch. -Trình phê duyệt -Triển khai thực hiện kế hoạch. 2. Tập huấn cho giáo viên về tổ chức ngày lễ, ngày hội -Giáo viên nắm rõ các ngày lễ ngày hội và cách tổ chức hoạt động lễ hội Phó Hiệu trưởng chuyên môn và tổ trưởng các khối 8/8/20 21 đến 14 tháng 8/ 2021 - Tại trường - Nghiên cứu kỹ - Máy chiếu. về tổ chức - Tài liệu về ngày lễ, tổ chức hoạt ngày hội động lễ hội. - Phân công Gv cốt cán phụ trách triển khai các PP - Tiến hành tổ chức bồi dưỡng - Có những Gv vắng mặt/Giao tổ trưởng tập huấn lại Không đưa ra được ý kiến các nhân, nhiều ý kiến khác nhau. -Biện pháp: Yêu cầu 14 - Giáo viên đóng góp ý kiến. - Tổng hợp các ý kiến. Ra văn bản 3 . Tổ chức ngày hội đến trường để giáo viên tham gia và học tập rút kinh nghiệm - Giúp PHT/Tổ cho CM, GV GV trao đổi học tập về tổ chức ngày lệ, ngày hội -Rút ra được kinh nghiệ m áp dụng cho phù hợp với từng độ tuổi, tình Ngày 5/9/20 21 -Tại trường, âm thanh, trang phục Tivi, máy tính. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề, kế hoạch soạn chương trình lệ hội - Trình bày các tiết mục văn nghệ của các tổ khối - Họp CM phân công cụ thể GV - Chi phí cho thực chuyên đề hiện tổ 500.000đ. chức lễ, GV hỗ trợ, quản trẻ…. -Tổ chức thực hiện lễ hội. -Thảo luận, tổ viên đưa ra bản đóng góp tập huấn , Phó hiệu trưởng cho biểu quyết thống nhất ý kiến Trời mưa biện pháp khắc phục di dời điểm tổ chức vào phòng âm nhc5Trình tự sắp xếp buổi lễ chưa khoa học, hợp lý -Giáo viên chưa hiểu nội dung và trình tự của buổi 15 thực tế của lớp. góp ý kiến để làm rõ vấn đề. -Rút ra các ý kiến phù hợp 4. Mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các lễ hội -Nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động. - Giúp giáo viên HT/PHT, TTCM, GV, CMHS các nhà hảo tâm. - Từ tháng 8/2021 5/2022 Trong và ngoài lớp học. lễ -Biện pháp: Phó hiệu trưởng triển khai lại cho giáo viên. PHT triển khai lại cho gv cách tổ chức lễ hội một cách khoa học và hợp lý -Dự trù Kinh phí kinh phí. còn hạn chế. - Lập - Danh KH Tận dụng nguyên mục đồ - Phân vật liệu dùng đồ chơi công thiên theo TT công nhiên có 02/2010/TT- việc cụ sẳn ở địa BGDĐT. thể cho phương từng và -Kinh phí thành nguyên được cấp và viên vật liệu vận động hỗ trong đã qua sữ trợ. nhà dụng. trường. Vận động tài trợ 16 đạt hiểu quả cao hơn trong việc tổ chức hoạt động lễ hội 5. Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ vào việc tổ chức ngày lễ ngày hội - Nêu được tầm quan trọng của hoạt động lễ hội đối với trẻ - Vận động phụ huynh cùng tham gia hoạt động lễ hội tại trường -Phó hiệu trưởng -Giáo viên -CMHS - Từ - Thông báo tháng vận động 8/2021 phụ huynh tham gia lễ đến hội và hỗ trợ tháng 5/2022 đầu tư mua sắm trang thiết bị Tuyên truyền vận động PH - PH không tham gia đầy đủ Phối hợp cha mẹ học sinh mua sắm, sữa chữa, làm mới ĐDĐC. - Biện pháp: Chụp hình, Tuyên truyền các hoạt động lễ hội cho bé tại trường cho phụ huynh xem thông qua bản tin lớp, trường, trang web trường 17 6. Chỉ đạo giáo viên tổ chức lễ hội ở lớp - Giúp giáo viên nắm bắt được tiến trình thực hiện tổ chức lễ hội, phát huy điểm mạnh, khăc phục hạn chế khi thực hiện 7. Sơ kết, - Thấy tổng kết, rút được kinh nghiệm mặt tốt để phát huy, mặt chưa tốt để khắc phục. -Hiệu trưởng, -Phó hiệu trưởng giáo dục Từ tháng 8/2021 5/2022 -Giáo viên -Tổ trưởng chuyên môn – Giáo Viên -Phó hiệu trưởng giáo dục -Dự giờ. -Quan sát các hoạt động. -Họp rút kinh nghiệm -Giáo viên chưa hiểu nội dung, Giáo viên thiếu hợp tác. -Biện pháp: Phó hiệu trưởng triển khai lại cho giáo viên Giải thích, động viên -Phó hiệu trưởng giáo dục - Sơ kết. -Giáo viên hàng quí -Tổng kết cuối năm. - Phòng họp, hình ảnh buổi lễ. -Viết báo cáo tổng kết -Thông qua báo cáo -Thảo luận -Tuyên dươngđộng viên - GV không thống nhất ý kiến. Báo cáo chưa đầy đủ/ -BP: HT rút kinh nghiệm và tổng kết. Bổ sung theo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất