Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhân sự trường trung học cơ sở...

Tài liệu Quản lý nhân sự trường trung học cơ sở

.PDF
23
1
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----š›&š›----- TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường trung học tại tỉnh Long An năm 2021 Tên tiểu luận: QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH ĐẠI, HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN Học viên: NGUYỄN THANH PHONG Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An Long An, tháng 11/2021 1 MỤC LỤC Nội dung 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận Trang 4 1.1. Lý do pháp lý 4 1.2. Lý do về lý luận 4 1.3. Lý do thực tiễn 5 2. Phân tích tình hình thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên tại, cán bộ viên chức tại trường trung học 6 cơ sở Vĩnh Đại 2.1. Giới thiệu khái quát về trường THCS Vĩnh Đại 6 2.2. Thực trạng việc quản lý công tác đào tao, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn tại trường THCS Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long 8 An 2.2.1. Hiệu trưởng lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường 2.2.2. Hiệu trưởng xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường 2.2.3. Hiệu trưởng lựa chon các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ 2.2.4 Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ 2.2.5 Hiệu trưởng đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ 8 9 9 9 12 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tại trường THCS 12 Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An 2.3.1 Điểm mạnh 12 2 2.3.2 Điểm yếu 13 2.3.3 Thời cơ 13 2.3.4 Thách thức 13 2.4. Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của đơn vị về chủ đề này. Có thể nêu những tình huống giáo dục tiêu biểu ở nhà trường/kinh nghiệm giải quyết các tình huống này; Phân tích nguyên 14 nhân thành công, chưa thành công. 3. Kế hoạch hành động thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên cán bộ viên chức tại trường THCS Vĩnh 16 Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, năm học 2021-2022 4. Kết luận và kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 21 Phiếu đăng ký tiểu luận 22 Phiếu nhận xét kết quả nghiên cứu thực tế 23 3 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1. Lý do pháp lý - Căn cứ vào văn kiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc khoá XIII của Đảng ngày 1/2/2021. Trong phần định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 có nêu “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”; - Căn cứ vào Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có nêu nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng “Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật”. 1.2. Lý do về lý luận - Quản lý nhân sự là những tác động phù hợp quy luật của người quản lý đến các khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu về nhân sự đã đề ra. Trong thực tế, hoạt động của nhà trường muốn thành công, mang lại hiệu quả đều liên quan đến quá trình quản lý nhân sự. Nói cách khác, mục tiêu phát triển của tổ chức nào cũng hướng đến việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức đó; - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “cán bộ là nguồn gốc của mọi việc” con người là một trong những nguồn lực rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị trong sự nghiệp giáo dục. Quản lí nhân sự là công việc rất quan trọng của người quản lí và nó là điều vô cùng khó khăn. Bởi lẽ, mỗi người có những cá tính khác nhau, trình độ khác nhau, vị trí trong cơ quan khác nhau và khác nhau cả trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, trong công tác nhân sự thì người Hiệu trưởng cần có cách xử lí nhẹ nhàng và phải đảm bảo nguyên tắc “hợp tình hợp lí”. Một trong những chức năng quan trọng của người lãnh đạo đó chính là quản lí nhân sự, lực lượng nhân sự của một đơn vị tích cực hay lười biếng, tài năng hay yếu kém thì đó là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của nhà lãnh đó. Vì vậy, quản lí nhân sự cần được nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu, muốn vậy thì nhà lãnh đạo cần phải biết dùng người hay “dụng nhân như dụng mộc” và quan trọng nhất đòi hỏi ở nhà lãnh đạo phải “có tâm và có tầm”; - Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu về con người đã phát biểu rằng con người là đối tượng khó quản lí nhưng lại là nhân tố quyết định cho sự thành bại của tổ chức nói chung và của nhà trường nói riêng. Vì vậy, là một Hiệu trưởng hay một nhà lãnh đạo cần xem trọng công tác quản lí nhân sự, vì nó là tiêu chí đánh giá “cái tầm” của Hiệu trưởng hay nhà lãnh đạo đó. Hiện nay, xã hội ngày càng hiện 4 đại thì với vai trò là một Hiệu trưởng phải xây dựng một tổ chức tiến bộ để phù hợp với sự phát triển của thời đại, nhân tố quan trọng để tổ chức tiến bộ đó chính là “con người” là một Hiệu trưởng cần phất huy tối đa năng lực của mình và đặc biệt phải biết “chọn đúng người và giao đúng việc”. 1.3. Lý do thực tiễn - Trường trung học cơ sở Vĩnh Đại nằm trên địa bàn xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An; đây là trường có số học sinh và số giáo viên nhiều thứ hai của huyện Tân Hưng sau trường trung học cơ sở thị Trấn. Trường có đội ngũ giáo viên khá đồng đều về tuổi với 75% giáo viên độ tuổi từ 27 đến 33 tuổi và đây là tuổi đẹp thích hợp cho phát triển nhà trường, gần 90% giáo viên có bằng đại học sư phạm, đa phần các giáo viên thành thạo về công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về mặt nhân sự thì cũng có không ít khó khăn, còn hai giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm, nhiều giáo viên có tay nghề còn yếu, nhiều giáo viên khi thao giảng dự giờ ít lắng nghe các góp ý của đồng nghiệp; - Sau nhiều năm công tác thì những hạn chế vừa kể trên đã ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, số học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện khá nhiều nhưng tỉ lệ đạt giải tương đối thấp, số đạt giải cấp huyện nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh ít khi có giải cấp tỉnh. Hằng năm, trường có thành lập đội tuyển giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện cấp tỉnh nhưng tỉ lệ đạt giải thấp, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do các giáo viên có tay nghề chuyên môn còn hạn chế, giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định có hai giáo viên, giáo viên ít tiếp thu góp ý từ đồng nghiệp. Từ đó, tôi nhận thấy tính cấp thiết và tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhân sự trường Trung học cơ sở Vĩnh Đại, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” để viết bài tiểu luận. Do thời gian học ngắn và hình thức học online nên còn nhiều khó khăn. Vì vậy, nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công tác “đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường”; - Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trong nhà trường là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho đội ngũ theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển; là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên để họ có thể đảm nhiệm được một công việc nhất định. Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên còn là các hoạt động nhằm chuẩn bị và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của nhà trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu dựa trên những căn cứ về định hướng phát triển của nhà trường. 5 2. Phân tích tình hình thực tế về công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên tại, cán bộ viên chức tại trường trung học cơ sở Vĩnh Đại 2.1. Giới thiệu khái quát về trường THCS Vĩnh Đại Quá trình thành lập và phát triển Trường trung học cơ sở Vĩnh Đại; Trường THCS Vĩnh Đại được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Vĩnh Đại theo Quyết định số 259/2002/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Hưng. Trường đóng trên địa bàn ấp Vĩnh Bửu xã Vĩnh Đại là một xã vùng sâu của Huyện Tân Hưng. Khi mới thành lập trường có diện tích 6600 m2 được xây dựng 11 phòng trong đó: 6 phòng học dạy văn hóa, 1 phòng tin học, 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị, 1 văn phòng dùng chung cho cán bộ quản lí và giáo viên. 1 phòng hội trường. Hiện nay trường có 22 phòng gồm 08 phòng học, 07 phòng bộ môn, 03 phòng phục vụ cho học tập, 05 phòng hành chính quản trị. Trường được xây dựng riêng biệt, có hàng rào, cổng trường, biển trường. Tổng diện tích 14.690 m2, bình quân 66,17 m2/học sinh. Có sân chơi sạch sẽ diện tích 1600 m2 tạo điều kiện cho học sinh sinh hoạt vui chơi. Khu phòng học có 08 phòng, phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, diện tích mỗi phòng 48m2. Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng đúng quy cách phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Phòng Y tế: có diện tích 24 m2 đảm bảo cho việc sơ cấp cứu học sinh, có trang bị giường, tủ thuốc theo đúng danh mục quy định.Phòng bộ môn được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ thực hành của học sinh theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo gồm: Phòng thực hành lý, hóa,sinh, công nghệ, Phòng ngoại ngữ, công nghệ, Mỹ thuật, âm nhạc, Tin học…. Được bố trí hợp lý có khu vệ sinh riêng cho CBGV-NV gồm 05 phòng và khu vệ sinh cho học sinh HS nam, nữ: gồm 6 phòng luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Trường được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia và đạt kiểm định chất lượng mức độ 3 năm 2015 và được tái công nhận năm 2021; Trường có 1 Hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng, 12 giáo viên thực dạy, 1 tổng phụ trách đội, 1 chuyên trách phổ cập, 1 thư viện – thiết bị, 1 kế toán, 1 bảo vệ; - Trường nằm trên tỉnh lộ 819 ( kênh 79) cách trung tâm Thị trấn Tân Hưng 18km theo hướng tây bắc, cách trung tâm thành phố Tân An 79km theo hướng đông nam. Xã Vĩnh Đại là một xã thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An hoạt động kinh tế chủ yếu trồng cây lương thực, đời sống nhân dân tương đối ổn định, thu nhập bình quân khá cao. Tuy nhiên, xã là một bộ phận của vùng Đồng Tháp Mười nên người dân mới khai thác lãnh thổ gần đây, một bộ phận người dân từ nới khác 6 đến lập nghiệp, đối với nhân sự của trường có đến 50% là giáo viên từ các tỉnh khác đến công tác, 35% là giáo viên các huyện vùng dưới của tỉnh Long An; - Trong những năm qua Trường trung học cơ sở Vĩnh Đại không ngừng phấn đấu và đã đạt một số kết quả khả quan, Với tinh thần quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, tập thể đơn vị đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết năm học 2015-2016 đến nay. Nhà trường đã có nhiều giải pháp phối hợp với cha mẹ học sinh, ban ngành đoàn thể địa phương, hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh, thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học. Luôn duy trì học sinh bỏ học ở mức dưới 1% đặc biệt năm học 2020-2021 không có học sinh bỏ học; - Thành tích đặt được từ năm 2015-2016 đến nay: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NỘI DUNG Năm học 20152016 bỏ 0,8% Học sinh học Hạnh kiểm trung bình trở lên Học lực trung bình trở lên Tốt nghiệp THCS Giáo viên giỏi cấp trường Giáo viên giỏi cấp cơ sở GVCN giỏi cấp trường GVCN giỏi cấp cơ sở Học sinh giỏi huyện-tỉnh KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Năm Năm Năm Năm học học học học 20162017- 201820192017 2018 2019 2020 0,8% 0,6% 0,6% 0,5% Năm học 2020-2021 0,0% 98% 95% 99% 94% 99% 98% 90% 93% 91% 99% 95% 99% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 50% 65% 50% 50% 50% 60% 15% 00% 17% 00% 25% 00% 25% 30% 25% 20% 30% 30% 00% 12% 00% 15% 00% 10% 2 học sinh 6 học sinh 6 học sinh 8 học sinh 7 học sinh Không tổ chức * Danh hiệu thi đua của đơn vị: Năm học Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua, cơ quan ban 7 hành quyết định 2015 - 2016 Tập thể LĐTT Số 1157/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND Huyện Tân Hưng 2016 - 2017 Tập thể LĐXS Số 2915/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của UBND Tỉnh Long An 2017 - 2018 Tập thể LĐXS Số 3945/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2018 của UBND Tỉnh Long An. 2018 - 2019 Tập thể LĐXS Số 4180/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND Tỉnh Long An.. Tập thể LĐXS Số 3581/QĐ-UBND ngày 1 tháng 10 năm 2020 của UBND Tỉnh Long An.. Cờ thi đua tỉnh Số 3582/QĐ-UBND ngày 1 tháng 10 năm 2020 của UBND Tỉnh Long An.. 2019 - 2020 2020 - 2021 Tập thể LĐXS Chờ quyết định của UBND tỉnh 2.2 Thực trạng việc quản lý công tác đào tao, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn tại trường THCS Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An 2.2.1 Hiệu trưởng lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường - Đầu năm học 2021 – 2022, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học và triển khai đến toàn thể giáo viên để thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà trường theo nguyên tắt: đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của nghề nghiệp, ngạch viên chức, tiêu chuẩn về chức danh lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị và quan trọng nó phải khả thi và thực tế; - Mục đích rất quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nãy đó là: bồi dưỡng giáo viên để giảng dạy theo chương trình phổ thông 2018 và tham gia học tập lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp theo quy định; Tuy nhiên, để xây dựng được bản kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ thì Hiệu trưởng cần: Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của ngành, dự kiến các chỉ tiêu đào tạo, chuẩn bị các nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ; - Chính vì có sự chỉ đạo rõ ràng của việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi 8 dưỡng và phát triển đội ngũ nên việc thực hiện sẽ trở nên dễ dàng. 2.2.2 Hiệu trưởng xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường - Xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cần phân biệt rõ: cán bộ quản lí, cốt cán, kế cận; Đội ngũ giáo viên; đội ngũ nhân viên hành chính – phục vụ; - Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: nhu cầu và mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ gắn liền với mục tiêu phát triển của nhà trường, Hiệu trưởng phải có tầm nhìn tương lai của đơn vị xem xét với đội ngũ hiện tại có thể ứng được mục tiêu của nhà trường trong bao lâu để định hướng phát triển đội ngũ. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phân tích tình hình đội ngũ một cách cụ thể để biết được những hạn chế của đội ngũ để xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng; - Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng: về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức chuyên môn; kỹ năng nghề nghiệp. 2.2.3 Hiệu trưởng lựa chon các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ - Căn cứ vào đặc điểm của đội ngũ tại đơn vị Hiệu trưởng chọn các hình thức đào tạo, bồi dưỡng như sau: đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn công việc, huấn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển khả năng quản lý; - Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ gồm những phương pháp sau: đào tạo, bồi dưỡng trong công việc và ngoài công việc. 2.2.4 Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ - Sau khi Hiệu trưởng lập kế hoạch, lựa chọn nội dung và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ thì hiệu trưởng cần chỉ đạo để thực hiện kế hoạch: Stt Họ và tên Năm sinh Trình độ Đối tượng Năm đào Chức vụ vào tạo, ngành bồi dưỡng 1 Nguyễn Văn A 1962 Đại học Hiệu trưởng 1982 2 Phạm Trường B 1989 Đại học Phó. HT 2012 9 CBQL Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng Phát triển khả năng quản lý 3 4 Nguyễn Thanh C Nguyễn Thanh D 5 Nguyễn Đăng H 6 Nguyễn Thị G 7 8 9 Phan Thị Y 1989 1977 1982 1990 1989 Đỗ Đình N 1991 Đoàn Thị M 1989 Đại học Cao đẳng Cao đẳng Đại học Đại học Đại học Đại học TKT GV GV GV GV TKT GV CBQL Phó. HT Phát triển khả năng quản lý Giáo viên Kiến thức chuyên môn Nâng cao trình độ Giáo viên Kiến thức chuyên môn Nâng cao trình độ CBQL TKT Phát triển khả năng quản lý 2013 Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc 2014 Giáo viên Cốt cán Kỹ năng nghề nghiệp Nâng cao trình độ Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Hướng dẫn thực hiện công việc Phát triển 2012 2004 2006 2012 2012 10 Đào Quốc K 1991 Đại học TPTGV 2013 Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp 11 Nguyễn 1987 Đại học CTCĐ- 2012 CBQL TKT 10 Văn S 12 13 14 15 16 17 Võ Trần T Đỗ Thị Q Nguyễn Cường P Nguyễn Ngọc B Phan Hồng H Phạm Văn P GV 1993 1996 1989 1986 1989 1983 Đại học Đại học Đại học Đại học Đại học Đại học GV GV GV GV GV KT 18 Nguyễn Thị S 1989 Đại học 19 Võ Văn H 1969 Bảo vệ - phục vụ TV-TB khả năng quản lý 2015 2020 2012 2009 2012 2006 2011 Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Giáo viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Nhân viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc Nhân viên Kỹ năng nghề nghiệp Hướng dẫn thực hiện công việc - Trên đây là kế hoạch chỉ đạo công tác đào tào, bồi dưỡng và phát triển nhân sự của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Vĩnh Đại. 11 2.2.5 Hiệu trưởng đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ - Hiệu trưởng cùng với Phó hiệu trưởng xem xét kết quả thu được và rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động đào tạo và khi đánh giá tập trung các vấn đề sau: mục tiêu đề ra, khả năng tiếp thu của đội ngũ, nội dung và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, phản ứng của đội ngũ khi sau khi đào tạo, bồi dưỡng; - Sử dụng các mức độ đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ đảm bảo 4 khía cạnh: Phản ứng của người tham gia đào tạo, bồi dưỡng, những kiến thức kỹ năng học được, ứng dụng vào công việc, lợi ích của nhà trường. Đội ngũ tích cực tham gia thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Kết qủa đánh giá đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ năm 2020-2021 Mức Khía cạnh đánh giá Vấn đề quan tâm Công cụ độ Phản ứng của người tham Bản câu hỏi khảo 1 Yêu thích gia đào tạo, bồi dưỡng sát Những kiến thức kỹ năng Giải quyết tình 2 80% học được huống 3 Ứng dụng vào công việc 85% Thang đo kết quả Nâng cao chất Tương quan công lượng giảng dạy, sức, chi phí bỏ ra 4 Lợi ích của nhà trường thành tích của nhà với kết quả đạt trường tăng lên, có được nguồn lực tương lai 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tại trường THCS Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. 2.3.1 Điểm mạnh - Hiệu trưởng nhà trường là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn quản lí và lý luận chính trị, có mối quan hệ tốt với các phòng ban cấp huyện và chính quyền địa phương; - Hiệu trưởng thường xuyên tham mưu với Phòng GD&ĐT về việc tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Thông tư 03/2021/TTBGDĐT tham gia các lớp học để nâng cao trình độ; - Hiệu trưởng nhà trường rất tận tụy trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ dám làm và được tập thể giáo viên nhà trường hết sức kính trọng; - Tập thể giáo viên trẻ nhiệt huyết trong công việc, tích cực tham gia học tập nghiên cứu rèn luyện công tác chuyên môn, hơn 90% giáo viên trường đạt chuẩn trình độ đào tạo; 12 - Công đoàn thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triên chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức nhà trường; - Nhiều giáo viên đăng ký học lớp cao học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Cán bộ, giáo viên nhà trường có sự đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống; - Nhà trường có đầy đủ hệ thống các phòng chức năng, phòng học, đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy và học của nhà trường; - Nhà trường có hệ thống camera lắm tất cả các phòng học có trang bị hình ảnh và âm thanh. 2.3.2 Điểm yếu - Nhiều giáo viên sau khi thao giảng dự giờ ít nghe ý kiến đóng góp, xây dựng của đồng nghiệp trong đơn vị; - Có hai giáo viên trình độ cao đẳng nhưng lại chưa tự giác tham gia học các lớp đại học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về quy định chuẩn trình độ giáo viên theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT; - Nhiều giáo viên bận công việc gia đình nên ít có thời gian nghiên cứu chuyên môn; - Kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ của nhà trường còn nhiều khó khăn; - Đa số giáo viên còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo viên lớn tuổi thì thụ động trong công tác chuyên môn. 2.3.3 Thời cơ - Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường, thường xuyên trao đổi giải quyết những khó khăn của đơn vị; - Phòng GD&ĐT Tân Hưng thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ để nhà trường có căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trong đơn vị; - Các ban ngành đoàn thể địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh rất quan tâm hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục học sinh như: vận động học sinh ra lớp, hỗ trợ khen thưởng, cấp học bổng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn…để các em được đến lớp và yên tâm học tập; - Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương luôn ổn định, lực lượng công an xã giúp đỡ trường rất nhiều trong việc đảm bảo trật tự nhất là những dịp nhà trường tổ chức các phong trào chào mừng những ngày lễ lớn. 2.3.4 Thách thức - Phòng GD&ĐT chưa tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào 13 tạo để tham gia học tập và nâng cao trình độ chuyên môn; - Đa số cha mẹ học sinh đều có hoàn cảnh khó khăn nên ít quan tâm đến việc học của con em, thậm chí một số phụ huynh còn yêu cầu học sinh nghỉ học để phụ giúp gia đình; - Trường đóng trên địa bàn nông thôn nên việc tham gia học các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế do khó khăn về đường giao thông. 2.4. Kinh nghiệm thực tế/những việc đã làm của đơn vị về chủ đề này. Có thể nêu những tình huống giáo dục tiêu biểu ở nhà trường/kinh nghiệm giải quyết các tình huống này; Phân tích nguyên nhân thành công, chưa thành công. - Đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm học mới, chỉ đạo phó hiệu trưởng xây dựbng kế hoạch chuyên môn trường, đồng thời căn cứ điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học và tình hình thực tế tại đơn vị Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm tổ trưởng và tổ phó. Bên cạnh đó, dựa vào lực lượng giáo viên có năng lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ; - Hiệu trưởng tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo về quy hoạch cán bộ quản lý làm lực lượng kế thừa cho đơn vị; tham mưu công tác đào tạo giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ theo quy định; - Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của trường, tổ trong đó dự giờ thao giảng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm mục đích nâng cao tay nghề giáo viên; - Hiệu trưởng trực tiếp tham gia dự giờ và rút kinh nghiệm tiết dạy giáo viên hoặc gián tiếp thông qua hệ thống camera của đơn vị để dự giờ trực tuyến giáo viên từ đó đánh giá tay nghề giáo viên; - Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp nhân viên kế toán về các nội dung liên quan về công tác kế toán; - Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp nhân viên thư viện thiết bị về công tác quản lý thư viện thiết bị theo quy định; - Trong công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tại đơn vị, Hiệu trưởng đã giải quyết thành công một số tình huống thực tế như: - Tình huống 1: Trong đơn vị có hai giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ theo quy định nhưng hai giáo viên này tư tưởng không đổi mới và bận nhiều công việc gia đình nên không đồng ý đi học lớp đại học. Hiệu trưởng mời hai giáo viên lên trao đổi về vấn đề học để nâng cao trình đồ nhưng hai giáo viên này vẫn không đồng ý đi học và lấy lí do gia đình rồi công việc. Hiệu trưởng cho thời gian để hai giáo viên này suy nghĩ về vấn đề đi học. Sau đó, Hiệu trưởng tham mưu trực tiếp 14 Phòng giáo dục và đào tạo và gửi danh sách 2 giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ, Phòng giáo dục đã đồng ý lập danh sách và tham mưu Uỷ ban huyện, Uỷ ban huyện sau đó thống nhất quyết định danh sách mà Phòng giáo dục tham mưu. Sau khi hết thời gian để hai giáo viên suy nghĩ thì Hiệu trưởng mời hai giáo viên lên trao đổi, lúc đầu hai giáo viên vẫn chưa đưa ra quyết định, Hiệu trưởng phân tích cho hai giáo viên như sau: Theo quy định tạị Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì quy định chuẩn trình độ đào tạo, trong trường hợp giáo viên còn dưới 7 năm về hưu thì không cần học nhưng hai giáo viên chưa đáp ứng điều kiện này, Phòng giáo dục sẽ tạo điều kiện học tập trung, kinh phí đi học sẽ được hỗ trợ, nhà trường sắp xếp để vừa công tác và vừa học nghe đến đây hai giáo viên thay đổi “cơ mặt” và vui vẻ đồng ý. Hiện nay do tình hình dịch bệnh nên hai giáo viên vẫn chưa học nhưng đã có danh sách; - Tình huống 2: Trong đơn vị có 3 giáo viên sinh học, ngoại ngữ và ngữ văn thường dạy học còn nhiều hạn chế về phương pháp dạy học, 2 trong 3 giáo viên này khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện không đạt. 3 giáo viên này khi thảo giảng tại đơn vị thường có thái độ không lắng nghe những đóng góp của đồng nghiệp. Sau khi nghe báo cáo của Tổ trưởng chuyên môn và Phó hiệu trưởng thì Hiệu trưởng nắm được tình hình và xử lý như sau: trong giờ thao giảng tổ thì Hiệu trưởng dự giờ trực tiếp từ camera, trong quá trình dự giờ thì Hiệu trưởng đã nắm tình hình nhưng không tham gia đóng góp khi dự giờ xong. Ngày hôm sau, Hiệu trưởng mời giáo viên lên trao đổi về các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, theo nguyên tắt 3 khen 1 chê, Hiệu trưởng chỉ ra những điểm tích cực trong việc đổi mới các phương pháp và kỹ thuật dạy học, sau khi nghe Hiệu trưởng phân tích thì hai giáo viên vui vẻ đồng ý sẽ thay đổi và trong năm học đó (2019-2020) 1 trong 3 giáo viên đó đã đạt giải 3 về đổi mới phương pháp dạy học, 2 giáo viên còn lại cũng đạt giáo viên dạy giỏi cấp trung học cơ sở; - Trong những năm qua trường chú trọng hơn vào công tác nhân sự và đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ của đơn vị. Giáo viên thay đổi tư tưởng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nếu không có dịch bệnh thì trường đã có 90% giáo viên có chuẩn trình độ và 2 giáo viên tham gia học đại học để đảm bảo đủ chuẩn trình độ đào tạo. Nhiều giáo viên đã tích cực hơn trong đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học, tay nghề giáo viên được nâng cao, đa dạng các phương pháp dạy học trong toàn thể giáo viên, chất lượng học sinh nâng lên, số học sinh giỏi cũng nâng lên, tạo được uy tín và thành tích cho đơn vị điển hình là trường đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An tặng cờ thi đua năm học 2019-2020, thành tích đó là công lao của thầy và trò trường trung học cơ Vĩnh Đại. Sau khi nhận cờ thì Hiệu trưởng đã không ngừng nhắc đến sự cố gắng phấn 15 đấu của toàn thể giáo viên thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm; - Thực tế cho thấy rằng muốn phát triển đội ngũ trong đơn vị thì công tác đào tạo, bồi dưỡng là rất quan trọng. Thông qua 2 tình huống trên muốn thành công về công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo các nguyên tắc: + Đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, bởi lẽ khi làm con người ai cũng quyền lợi cho bản thân “có thực mới vực được đạo”; + Đảm bảo uy tín của giáo viên được nâng lên sau khi có nhiều thành tích trong hội thi; + Đảm bảo nhu cầu an toàn cho giáo viên yên tâm công tác vì đã được nằm trong danh sách được tham gia học lớp đại học để nâng cao trình độ và đảm bảo yêu cầu theo quy định; + Đảm bảo nhu cầu thể hiện bản thân cho giáo viên khi giáo viên được nâng tầm uy tín, nâng cao trình độ; - Tóm lại, Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cần phải đúng người, đúng việc, đáp ứng theo thang nhu cầu của Maslow. 3. Kế hoạch hành động thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên cán bộ viên chức tại trường THCS Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, năm học 2021-2022. Người/ Điều kiện Dự kiến Tên công đơn vị thực hiện những Mục đích/kết Biện pháp việc/Nội thực (Kinh phí, Cách thực hiện khó quả cần đạt khắc phục dung hiện/ thời khăn, rủi phối hợp gian…) ro - Hiệu trưởng thống kê danh - Phòng sách giáo viên - Bản kế hoạch Hiệu trưởng 1. Lập kế cần đào tạo, bồi - Bản kế - Hiệu trưởng - Giúp Hiệu - Kinh phí: hoạch đào Hiệu dưỡng hoạch nghiên cứu trưởng xác định in bản kế tạo, bỗi trưởng - Mời giáo viên còn sai thật kỹ bản các công việc cần hoạch dưỡng trao đổi về công sót kế hoạch làm - Thời gian: tác đào tạo, bồi 8/2021 dưỡng 2. Xác định các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng - Xác định nguồn nhân lực cho công Hiệu tác quản lí của trưởng đơn vị - Xây dựng đội - Phòng Hiệu trưởng - Kinh phí: in các thông tư liên quan 16 - Hiệu trưởng xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng - Sắp xếp thời - Xác định nguồn nhân lực chưa - Phân tích các khía cạnh để chọn nguồn nhân lực hợp lí ngũ chất lượng cho đơn vị 3. Xác định nội dung đào tạo bồi dưỡng - Xác định đúng nguồn nhân lực cho vị trí cần đào tạo. - Xác định đúng giáo viên cần bồi dưỡng - Thời gian: đầu tháng 9/2021 Hiệu trưởng - Phòng Hiệu trưởng - Kinh phí: in danh sách đào tạo, bồi dưỡng - Thời gian: giữa tháng 9/2021 4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ - Huy động nguồn trưởng lực để thực hiện chuyên kế hoạch môn, giáo viên có chuyên môn tốt, nguồn nhân lực - Phòng Hiệu trưởng - Kinh phí: Photo các bản kế hoạch - Thời gian: cuối tháng 9/2021 5. Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng - Phân công, hướng dẫn giáo viên hỗ trợ - Danh sách tham - Phòng Hiệu trưởng, các phòng học, Phòng giáo dục, Hiệu trưởng, 17 gian trao đổi với chính xác nguồn nhân lực - Hiệu trưởng tham mưu Phòng giáo dục để gửi danh sách nguồn nhân lực và giáo viên học đại học - Hiệu trưởng mời nguồn nhân lực, giáo viên cần học đại học, giáo viên cần bồi dưỡng chuyên môn để trao đổi - Giáo viên không đồng ý tham gia đào tạo bồi dưỡng - Giáo viên không đồng ý bồi dưỡng giáo viên - Hiệu trưởng có tay sắp xếp thời nghề yếu gian trao đổi với - Phòng các bộ phận liên giáo dục quan để bồi chưa xin dưỡng giáo viên được chủ có tay nghề yếu trương mở lớp đào tạo cán bộ quản lý và lớp đại học - Hiệu trưởng - Giáo chỉ đạo, phân viên thực công các lực hiện lượng trong nhà không - Hiệu trưởng phân tích ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng - Hiệu trưởng phân tích, giải thích để giáo viên thực hiện - Tiếp tục tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo về chủ chương đào tạo - Nhắc nhở trong giáo viên thực hiện nghiêm gia lớp học 6. Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng 7. Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có chuyên môn tốt phòng bộ môn, các trường mở lớp đào tạo Kinh phí: trích từ ngân sách của huyện khi cử giáo viên đi học Thời gian: trong tháng 10 trường hỗ trợ đúng theo - Gửi bản kế hướng hoạch cho giáo dẫn viên tham gia học tập - Gửi quyết định tham gia các lớp đào tạo - Hiệu trưởng chỉ đạo các giáo viên thực hiện nghiêm túc - Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên hỗ trợ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Hiệu phân công trưởng, - Các báo - Hiệu trưởng - Kết quả thực phó hiệu cáo của lực xem báo cáo và hiện đào tạo, bồi trưởng, lượng hỗ trợ trao đổi trực tiếp dưỡng so với mục Tổ - Kinh phí: với giáo viên tiêu ban đầu đề ra trưởng in bản báo được hỗ trợ - Động viên, đôn chuyên cáo - Hiệu trưởng đốc, nhắc nhở môn, giáo - Thời gian: theo dõi quá giáo viên thực viên có hết tháng trình học tập của hiện chuyên 12/2021 giáo viên học môn tốt bồi dưỡng cán bộ quản lý và học đại học - Hiệu trưởng động viên, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện Hiệu - Kinh phí: - Hiệu trưởng - Bản đánh giá chi trưởng, in bản đánh tổng hợp các tiết quá trình thực Phó hiệu giá chi tiết báo cáo thực hiện đào tạo, bồi trưởng, - Thời gian: hiện của các bộ dưỡng Tổ cuối năm phận hỗ trợ 18 túc - Theo dõi việc thực hiện của giáo viên - Báo cáo chưa chính xác - Mời các giáo viên lên trao đổi để thống nhất chung. - Giáo viên không thống nhất với - Hiệu trưởng phân tích chi tiết bản đánh giá trưởng học chuyên môn, giáo viên có chuyên môn tốt, giáo viên được hỗ trợ - Hiệu trưởng bản đánh nhận định và giá triển khai với các giáo viên được hỗ trợ - Giáo viên tham gia học tập báo cáo lại kết quả học tập 19 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường THCS là một công việc rất quan trọng. Đây là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường đến các nguồn lực để định hướng phát triển chuyên môn, nguồn nhân lực và đội ngũ kế cận trong tương lai của nhà trường; Việc quản lý tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trong nhà trường THCS là cơ sở quan trọng để hiệu trưởng có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, định hướng đội ngũ phù hợp hoạt động và góp phần vào việc nâng cao chất lượng nhân sự của trường; Hiệu trưởng phải phát huy hết vai trò của mình trong công tác tham mưu cấp trên, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để từ đó đề ra kế hoạch hành động phù hợp và khả thi nhất, đồng thời không quên công tác kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả trong giai đoạn sau; Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức tại trường THCS Vĩnh Đại, tiểu luận “Quản lý nhân sự trường Trung học cơ sở Vĩnh Đại, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An năm học 2021 – 2022” đã thể hiện rõ những kết luận vừa nêu. 4.2. Kiến nghị Từ những nội dung đã trình bày trong tiểu luận, để công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, cán bộ viên chức trường THCS Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đạt hiệu quả cao, tôi có một số kiến nghị như sau: Đối với Sở GD&ĐT Long An: thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý; Đối với Phòng GD&ĐT Tân Hưng cần tham mưu với Uỷ ban huyện Tân hưng hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưởng cán bộ quản lý để bổ sung cho lực lượng cán bộ quản lý mà trong khoảng đến năm 2025 lực lượng này sẽ về hưu rất nhiều; Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn! Long An, ngày 20 tháng 11 năm 2021 Người viết 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất