Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào dạy học bài 13 chính sách giáo dục và đào tạo,...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào dạy học bài 13 chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa môn giáo dục công dân 11 ở trường trung học phổ thông

.DOC
34
214
123

Mô tả:

-1...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC BÀI 13: "CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học, cán bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình. Cũng như các môn học khoa học và xã hội và nhân văn khác ở trường Trung học phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc dạy học. Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của mình, bộ môn Giáo dục công dân, hơn các môn học khác, cần phải quán triệt sâu sắc sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vô cùng rộng lớn, vì thế không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được. Ngay cả trong việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu cho học sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu của Người. Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông. Việc quán triệt tư ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -2...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm tưởng Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dục chính trị chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểu biết khoa học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ, công thức, không chú trọng đúng mức. Do đó không có tác dụng thực tế. Vì vậy, đề tài này tôi dựa trên cơ sở của những tác phẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những nội dung được tuyên truyền trên thông tin đại chúng. Cùng với khả năng của bản thân và thực tế trong việc dạy học Giáo dục công dân. Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13: "Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa" môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VÂN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1- Cơ sở lý luận: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII và Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng”. Vì vậy tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin, là vũ khí tinh thần, là nguồn cổ vũ và sự soi sáng cho nhân dân ta trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -3...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong nội dung bộ môn bộ môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông góp phần thực hiện Điều 2, chương I, Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ phải đảm bảo bồi dưỡng cho học sinh một cách toàn diện về mặt giáo dưỡng (tri thức), giáo dục (tư tưởng, phẩm chất, đạo đức), phát triển (năng lực tư duy và hành động). Để tạo ra những con người như vậy, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phải đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ của đất nước, giữ được bản sắc con người Việt Nam, phù hợp với con người thời đại. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong giáo dục, các môn học đều phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, riêng môn Giáo dục công dân việc này càng đặc biệt quan trọng vì nội dung của bộ môn rất gần với tư tưởng Hồ Chí Minh. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -4...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh trở thành tấm gương sáng, cái đích mà học sinh phải đạt đến. Hình tượng của Người trở nên gần gủi, thân thương đối với mỗi học sinh, không phải là điều gì cách biệt, xa xôi, không phải là cái gì “thần bí”. Học sinh cần học tập và hành động theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần tích cực vào việc thực hiện lý tưởng mà Người đã nêu ra. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hưởng ứng cuộc vận động mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tích cực tham gia. Ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông, là lứa tuổi đầu thanh niên, giàu nhiệt huyết, thích tìm tòi, sáng tạo, thích thử sức, được thể nghiệm những điều mới lạ, trong khi chưa đủ kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết của các em chưa nhiều, đặt biệt là hiểu biết về đời sống xã hội nên dễ lôi kéo sa vào những hành vi nguy cơ. Do đó việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đến với học sinh Phổ thông trung học là rất cần thiết nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện: có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mĩ,.... Tình trạng này càng trở nên quan trọng khi chúng ta biết rằng, ở trường phổ thông chưa thể tiến hành dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh như bậc Cao đẳng và Đại học. Trong khi đó, chỉ có khoảng 20% học sinh sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học là lên tiếp Cao đẳng và Đại học. Đa số còn lại trở thành những người lao động. Do đó, nếu thế hệ trẻ này được trang bị tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ và Đảng ta lựa chọn. Trong thực tiễn giảng dạy Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, việc nêu sự kiện thực tế vào bài giảng là điều hết sức cần thiết, vì nội dung của bộ môn có nhiều tri thức trừu tượng, khái quát. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy đã tách rời giữa lí luận và thực tiễn, học sinh chỉ học thuộc lòng lí thuyết mà không biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -5...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông nhằm khắc phục tình trạng trên; bởi vì, bản thân trong mỗi tư tưởng của Bác đã là sự kết hợp giữa lí luận và thực tế, được thể hiện trong các bài nói, bài viết. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông là hiện thực hoá chủ nghĩa Mác - Lênin dưới dạng cụ thể hoá cho phù hợp với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc đã được Bác tiếp thu và vận dụng sáng tạo theo phong cách riêng của người. Sẽ là sai lầm nếu đồng nhất tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do đó, trong quá trình dạy và học Giáo dục công dân, nhiều khi giáo viên chỉ trích dẫn các câu của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin mà không chú trọng khai thác, sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy Giáo dục công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI 13: "CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ" MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách khoa học - công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu; văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Ba chính sách này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau nhằm xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học giúp học sinh hiểu đúng vị trí và tầm quan trọng của những vấn đề trên theo hướng chính trị chung của sự nghiệp xây dựng CNXH cũng như trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -6...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm Cấu trúc của bài gồm ba phần thống nhất theo một lôgich chặt chẽ, mỗi phần tương ứng với một vấn đề. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng vấn đề cụ thể như sau: 1. Chính sách giáo dục và đào tạo: Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: Trước khi trình bày nhiệm vụ, giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong sự phát triển nguồn lực con người. - Về vai trò và mục đích của giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”. Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi: ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -7...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu. Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những người công dân tốt cho nước nhà”. “Ở những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà” “...ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. Làm sao cho chúng ta kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em” → Sử dụng các đoạn trích trên làm rõ: Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. Từ nhận thức đúng đắn và cách mạng về giáo dục mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển . - Nhiệm vụ của giáo dục được Bác Hồ chỉ rõ: “Thanh toán mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân dân sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” Vì vậy sau cách mạng tháng Tám thành công nhà nước ta rất coi trọng vấn đề nâng cao dân trí cho nhân dân và đạt được kết quả đáng kể, Bác nói: ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -8...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm “Thời thuộc Pháp, hơn 85% nhân dân ta không biết đọc, biết viết. Ngày nay ở miền Bắc, nạn mù chữ đã căn bản xoá xong”. → Sử dụng các đoạn trích trên để minh hoạ cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo: Trước hết phải nâng cao dân trí. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì như Bác Hồ chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. “Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo những con người mới và cán bộ mới...” “...phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật”. → Sử dụng các đoạn trích trên để minh hoạ cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo: Đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu cấp bách của nước ta hiện nay. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, muốn hoà nhập được với xu thế phát triển của thế giới, cần phải có nhiều nhân tài , nhiều chuyên gia giỏi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” cho cán bộ. Bởi, theo Người, “có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người”. → Sử dụng đoạn trích trên để giảng dạy nhiệm vụ : Bồi dưỡng nhân tài. b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo: Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: “Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam -9...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong cuộc sống, trong việc làm... Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu. Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Người dạy: “Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá”. Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”. Người nhấn mạnh: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. “Cần phát triển kiểu học, kiểu dạy.....Cần nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nhà trường, thực hiện tốt phương châm nhà trường gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành”. “Về học tập và giảng dạy, phải thực hiện tốt phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, cần chú ý tổ chức cho thích hợp với từng lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh. Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ. Chương trình dạy hiện nay còn có nhiều chổ quá nhiều, quá nặng. Về học tập, tránh lối học như vẹt. Ngoài ra cần chú ý tránh nói tiếng nước ngoài quá nhiều”. → Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về phương hướng cơ bản phát triển giáo dục và đào tạo: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, cơ cấu tổ chức , cơ chế quản lí, chính sách đúng đắn; Xã hội hoá giáo dục....Trên cơ sở tư tưởng của Bác giáo dục cho học sinh có cái nhìn đúng đắn về giáo dục hiện nay, đồng thời giúp các em có phương pháp học tập tốt, có hiệu quả. "Từ tiểu học, trung học cho đến đại học là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên" “Học không bao giờ cùng ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 10 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm Học mãi để tiến bộ mãi Càng tiến bộ càng thấy phải học thêm”. → Sử dụng đoạn trích trên làm rõ phương hướng: Mở rộng quy mô giáo dục. Giáo dục bao gồm sự rèn luyện từ mầm non. tiểu học đến đại học, trên đại học và học nghề. Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến của thế giới đáp ứng yêu cầu phát triển nền giáo dục của nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn, Bác đã nhận định: “Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn đối với chúng tôi. Đúng là trước hết, chúng tôi phải dựa vào sức mình, song chúng tôi còn được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước khác”..... Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính... 2. Chính sách khoa học và công nghệ: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lĩnh vực khoa học và công nghệ . Người cho rằng khoa học và kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Người không ngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật để phục vụ cho nước nhà. Có thể khẳng định, hiểu và đánh giá đúng về vai trò, sức mạnh của khoa học và công nghệ và biết cách phát huy tối đa sức mạnh đó trong sự nghiệp cách mạng chính là cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1954. Người khẳng định: “Khoa học là tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, và đấu tranh giữa con người với tự nhiên”. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 11 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm → Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy về khái niệm “khoa học” a. Vai trò và nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta...Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường ...Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà” Nền văn minh công nghiệp ngày nay cần đến con người có trình độ học vấn cao và chuyên môn hoá sâu để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bác Hồ khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”. → Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về vai trò của khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Từ nhận thức đúng đắn về khoa học và công nghệ mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ được Bác Hồ chỉ rõ: Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (18/5/1963) trong bài phát biểu của Bác Hồ, có nhấn mạnh: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều,...” Người cho rằng: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 12 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. “Chỉ có liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp, không rời xa sức tiết kiệm và ăn khớp với vốn liếng và sức hậu bị của ta - thì công nghệ mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nó, là lãnh đạo và cải tạo kinh tế của quốc dân”. → Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra; cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng và nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ. b.Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ cũng được Bác đề cặp đến. Bác nói: “...các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình, truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các cô, các chú”. “Trước hết, chúng ta hãy nhắc lại Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, phần nói về khoa học - kỹ thuật. Nghị quyết nói: " Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học kỹ thuật một cách có trọng điểm, có từng bước vững chắc, nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng. Ra sức đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật và xây dựng cơ sở khoa học cần thiết, kết hợp với phổ biến rộng rãi hiểu biết khoa học - kỹ thuật trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật”. Trong bài nói tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6, ngày 19-71960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò nền tảng, tầm quan trọng lớn của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 13 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm nước nông nghiệp...Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra” Về mối quan hệ qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp, Người nhấn mạnh: “Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho công nghiệp hóa nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta với 80% dân số là nông dân, vấn đề mấu chốt là phải giải quyết tốt vấn đề lương thực, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân để làm nền tảng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. → Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy : Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay. 3. Chính sách văn hoá: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng. - Khi định nghĩa “văn hoá” là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động của mình. Chúng ta dựa vào tài liệu Hồ Chí Minh: “Để sống còn, loài người phải sản xuất mới có ăn, có mặc” “Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử”. “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ có người lao động. Xây dựng nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ người lao động...” → Giáo viên sử dụng các tư liệu trên để dẫn chứng về giá trị vật chất của văn hoá. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 14 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm “... Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, phải góp tài, góp sức để cải tiến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẽ vang”. → Sử dụng tư liệu trên làm sáng tỏ giá trị tinh thần của văn hoá là do con người sáng tạo nên bằng lao động của mình. Trên cơ sở đó giáo dục học sinh biết quí trọng và bảo vệ các thành tựu văn hoá. a. Vị trí và nhiệm vụ của văn hóa. - Văn hoá có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Bác từng khẳng định: “Văn hoá, giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá” → Sử dụng tư liệu trên để làm cho nội dung bài giảng về vị trí của văn hoá được sâu hơn. - Việc tiếp thu văn hoá xã hội chủ nghĩa cũng trãi qua cuộc đấu tranh, như Bác chỉ rõ: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc, và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 15 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời đại mới. → Sử dụng hai đoạn trích trên để làm rõ nhiệm vụ của văn hoá: + Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. b. Phương hướng cơ bản xây dựng nền văn hoá. Bác chỉ rõ: “Cải tạo tư tưởng không phải là khó, nếu quyết tâm là được. Muốn cải tạo tư tưởng thì phải nắm lấy vũ khí của chủ nghĩa Mác - Lênin mà trong xã hội cũ không thể có được...” “Phải dạy lý luận Mác - Lênin cho mọi người. Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích. Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông, học để áp dụng, để làm việc, làm mà không có lí luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng”. → Sử dụng tư liệu trên làm rõ biện pháp hàng đầu để xây dựng văn hoá là cần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. “Về văn hoá miền núi có nhiều tiến bộ nhiều. Đồng bào Thái, đồng bào Mèo, đồng bào Tày, đồng bào Nùng đã có chữ viết của mình”. → Sử dụng tư liệu trên làm rõ phương hướng : Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của tất cả các dân tộc anh em trong nước. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 16 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm “Trong khi xây dựng cái mới, chúng ta phải phát triển những đức tính tốt đẹp của tổ tiên ta và học tập những gương tốt của nhân dân các nước anh em”.. “Hiện nay nhân ta hoan nghênh các đoàn văn công Trung Quốc. Triều Tiên, Anbani. Đoàn văn công ta thì được nhân dân Ba Lan, Liên Xô và Trung Quốc hoan nghênh. Đó là bước đầu tốt đẹp của sự trao đổi văn hoá giữa nước ta và các nước bạn”. → Sử dụng tư liệu trên khi giảng phương hướng: Tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. “Quần chúng có biết sáng tác không? Vấn đề ấy cũng phải dứt khoát. Quần chúng là người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa”. → Sử dụng tư liệu trên khi giảng phương hướng : Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân. Với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp học sinh quyết tâm học tập và noi theo tư tưởng văn hóa của Người để từng bước xây dựng được nền văn hóa tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 17 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm IV. CÁCH TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1. Cách tiến hành: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn Giáo dục công dân có hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng của việc đổi mới phương pháp bộ môn hiện nay. Để đạt được kết quả tốt phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức dạy học bộ môn, có thể tiến hành như sau: - Trong dạy học bộ môn, tuỳ theo điều kiện cụ thể, trình độ học sinh, giáo viên chọn một hoặc một số câu phù hợp nhất với nội dung bài học, chứ không ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 18 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm nhất thiết phải trình bày tất cả các câu sưu tầm được, nhằm đảm bảo thời gian và tính vừa sức của học sinh. Ví dụ: Khi dạy về vị trí của giáo dục và đào tạo, giáo viên chọn câu: " Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những người công dân tốt cho nước nhà" Câu trên khẳng định: Giáo dục và đào tạo có vị trí vô cùng quan trọng, nhằm xây dựng con người lao động mới cho xã hội. Phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. - Khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn, giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rõ, gắn gọn xuất xứ tài liệu, mối quan hệ giữa câu trích và nội dung bài học. Ví dụ: Khi dạy nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo, giáo viên trích dẫn câu nói của Bác: " Thanh toán mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân đân sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh " + Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết câu nói trên của Bác ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu nói của Bác đã nêu lên nhiệm vụ gì của giáo dục và đào tạo? Việc thực hiện nhiệm vụ đó hiện nay đạt kết quả như thế nào? + Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét và hướng các em rút ra các điểm liên quan đến bài học. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu về tư tưởng của Bác để vận dụng vào bài học, làm bài tập và chuẩn bị báo cáo trong các tiết sinh hoạt ngoại khoá... ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 19 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm Như vậy, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong bộ môn Giáo dục công dân được có thể tiến hành trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. 2. Kết quả nghiên cứu: Đa số Giáo viên và Học sinh đều nhận thức đúng đắn, thấy được vai trò, ý nghĩa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và phương pháp học tập mới. Kết quả thu được rất khả quan, hầu hết các em biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ở hầu hết các khâu của quá trình dạy học bộ môn: trình bày kiến thức mới; làm bài tập, sinh hoạt ngoại khoá. Cụ thể tiến hành khảo sát ở lớp 11A1, 11A4, 11C2 năm học 2010 - 2011 đạt được kết quả như sau: - Lớp 11A1 (52 học sinh) Điểm 9-10 SL 5 TL 9,6% Điểm 7-8 SL 29 TL 55,8% Điểm 5-6 SL 16 TL 30,8% Điểm dưới 5 SL 2 TL 3,8% - Lớp 11A4 (52 học sinh) Điểm 9-10 SL 7 TL 13,3% Điểm 7-8 SL 25 TL 48,1% Điểm 5-6 SL 15 TL 28,1% Điểm dưới 5 SL 5 TL 9,5% - Lớp 11C2 (53 học sinh) Điểm 9-10 SL TL Điểm 7-8 SL TL Điểm 5-6 SL TL Điểm dưới 5 SL TL ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam - 20 ...................................................................................................................................................... .......... Sáng kiến kinh nghiệm 10 18,9% 29 54,7% 13 24,5% 1 1,9% V. KẾT LUẬN: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em. Qua đó trang bị cho các em những tri thức khoa học, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn, hiểu rõ vị trí và hành động của cá nhân mình đối với gia đình, tập thể, dân tộc, nhân loại và với chính bản thân. Hơn thế, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn bộ môn Giáo dục công dân không chỉ cung cấp cho các em những tri thức lí luận mà còn giúp cho các em hình thành phương pháp tư duy, hành động hàng ngày, phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển của thời đại, của dân tộc. Đồng thời khắc phục cách nhìn chưa đúng của các em đối với bộ môn. Trên cơ sở đó, giúp các em thấm nhuần tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam ................................................................................................................................................................................... ............. GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam KỳQuảng Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất