Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận...

Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp

.PDF
99
1208
58

Mô tả:

LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xó hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở Nghệ An hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và Hội đồng nhân dân (HĐND) nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người yêu cầu các cơ quan nhà nước phải lấy dân làm gốc, nhân dân là người chủ đất nước, thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND. Người nhấn mạnh: "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương" [45, tr. 591]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, việc khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước là hướng tiếp cận mới chưa được đề cập. Đặc biệt, hướng tiếp cận này lại càng có ý nghĩa khi chúng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong tổ chức, hoạt động của HĐND để HĐND xứng đáng là thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ở địa phương. Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và ủy ban Hành chính (UBHC) (số 63/SL ngày 22-11-1945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho việc tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiết chế HĐND đã không ngừng được hoàn thiện, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong thực tế hoạt động của HĐND ở nhiều địa phương vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy một cách có hiệu quả vị trí, vai trò của mình. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong tổ chức, hoạt động của HĐND vẫn còn nhiều bất cập. Với những lý do đó, tác giả chọn vấn đề " Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xó hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở Nghệ An hiện nay " làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Một số vấn đề liên quan đến đề tài như: Tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới hệ thống chính trị; cải cách bộ máy nhà nước; Nhà nước pháp quyền đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. - Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Xuân Tế - Bùi Ngọc Sơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội thảo: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 1993. - Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội thảo: Các nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới, Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, Hà Nội, 1997. - Lê Minh Thông (Chủ biên), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. - Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức (đồng Chủ biên), Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - Bùi Xuân Đức, Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 12/2003. - Nguyễn Thị Hồi, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, 1/2004. - Nguyễn Hoàng Anh, Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 3/2003. - Chu Đức Thành, Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996... Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước hoặc tổ chức và hoạt động của HĐND. Song, chưa có đề tài nào nghiên cứu về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tổ chức, hoạt động của HĐND từ cách tiếp cận về bản chất dân chủ của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ về phương diện lý luận tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN và việc thực hiện tư tưởng đó trong tổ chức, hoạt động của HĐND, luận văn nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN trong đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND nhằm phát huy vai trò là thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ở địa phương. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN và thực tiễn vận dụng tư tưởng đó trong tổ chức, hoạt động của HĐND. - Phân tích thực trạng thực hiện dân chủ trong tổ chức, hoạt động của HĐND ở Nghệ An theo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện tổ chức, hoạt động của HĐND trên cơ sở vận dụng một cách triệt để, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước XHCN và vận dụng tư tưởng đó trong tổ chức, hoạt động của HĐND. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN và khảo sát việc vận dụng tư tưởng đó trong tổ chức, hoạt động của HĐND ở Nghệ An qua nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009 (tính đến tháng 7 năm 2005). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về dân chủ, về việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và kế thừa quan niệm của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài này. - Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN. - Qua phân tích thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN trong tổ chức, hoạt động của HĐND để khẳng định: HĐND - thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ở địa phương. - Từ thực trạng tổ chức, hoạt động của HĐND ở Nghệ An, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND bảo đảm phát huy bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thực hiện thành công mục đích và nhiệm vụ nói trên, đề tài sẽ góp phần nhận thức sâu hơn về bản chất của Nhà nước XHCN nói chung và HĐND nói riêng từ một cách tiếp cận mới, từ đó có những quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND để nó thật sự trở thành một thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước tại địa phương theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về nhà nước, pháp luật và cho những ai quan tâm tới việc nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và vận dụng trong tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân 1.1. tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Quan niệm về dân chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời tranh đấu đưa dân tộc Việt Nam từ dân tộc nô lệ thành dân tộc tự do, đưa người dân từ thân phận dân thuộc địa lên địa vị công dân làm chủ đất nước. Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, từ quan niệm cho đến sự thể hiện của chúng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội..., cũng như phương thức hiện thực hóa chúng trong thực tiễn. Cho dù xét theo cách tiếp cận nào thì quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ vẫn nổi lên nội dung chính trị, khi Người luôn nhấn mạnh tới vấn đề Nhà nước và mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Từ góc độ này có thể khái quát quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ trên các nội dung sau: - Dân là chủ Từ các tác phẩm và đặc biệt là hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh có thể khẳng định rằng: Toàn bộ cuộc đời cách mạng sôi nổi, kiên định của Người là cả một quá trình đấu tranh quên mình để khẳng định trong thực tế đời sống một nguyên lý mà Người sớm nhận biết đó là: Nhân dân là người chủ xã hội. Nhận thức này đã thôi thúc Người dấn thân vào con đường cách mạng, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản và trở thành người dẫn dắt cả dân tộc đi đến lý tưởng, mục tiêu cao cả là khẳng định trên thực tế địa vị là chủ của nhân dân đối với xã hội, đất nước: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [42, tr. 515]. - Dân làm chủ Nói "dân là chủ" là để khẳng định vị thế, tư cách xã hội của người dân. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa tư cách "là chủ" của dân với trạng thái "dân làm chủ" trên thực tế. Trong tư duy và trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến sự khác biệt, đến khoảng cách giữa tư cách "dân là chủ" với trạng thái "dân làm chủ". Bởi vì, trong lịch sử đã có nhiều cứ liệu chứng minh sự khác biệt về chất này, đó là làm chủ trên thực tế và làm chủ trên danh nghĩa. Từ "dân là chủ" đến "dân làm chủ" là cả một bước nhảy vọt về chất đầy khó khăn. Hồ Chí Minh đã có lần nói đến một thực tế như là một điều trăn trở khôn nguôi: Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. ở đây, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu yêu cầu: Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ. Đây là nguyên tắc thuộc bản chất của Nhà nước và thực chất của chế độ xã hội mới: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [40, tr. 56]. Điều đáng chú ý ở đây là Hồ Chí Minh thường dùng từ "hưởng" để chỉ một nội dung rất cơ bản của quyền dân chủ. Khi nói đến việc "nhân dân hưởng hạnh phúc tự do, ăn no, mặc ấm..." thì "hưởng" ở đây hoàn toàn không bao hàm nghĩa như là một thứ ân huệ do được ban tặng, mà đó là thành quả đấu tranh của nhân dân. Trong suốt cuộc đời đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, Người không ngừng giác ngộ cho dân chúng nhận thức về tư tưởng tự lực cánh sinh, "việc ta ta phải gắng lo...", "công nông mình cứu lấy mình", "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...". Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt "dân là chủ" và "dân làm chủ". Để "dân làm chủ" phải có những điều kiện, mà điều kiện tiên quyết có tính tiền đề là cuộc đấu tranh kiên dũng của nhân dân vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Giành được chính quyền, nhân dân giành lại được quyền là người chủ xã hội và cả quyền làm chủ xã hội, nhưng từ địa vị "là chủ" đến "quyền làm chủ" và làm chủ trên thực tế, cần phải có những điều kiện chặt chẽ kèm theo. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giành chính quyền, làm chủ chính quyền, xây dựng xã hội là sự nghiệp của toàn dân, của chính nhân dân, không ai làm thay được. Nhưng để tham gia cuộc đấu tranh và trong quá trình đấu tranh đó nhân dân phải được giác ngộ, tập hợp, đoàn kết lại thành sức mạnh: "Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra" [41, tr. 169]. Để thực hiện quyền làm chủ, nhân dân không những phải có quyền, mà điều quan trọng là phải có khả năng, năng lực làm chủ. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nói: "Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ" [46, tr. 86]. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mối quan tâm đó luôn ở bên Người trong cả chặng đường cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: "Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm" [42, tr. 423] phải được xem như là một lời di chúc của Người. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta đã làm chủ nước nhà và đã thực hành quyền làm chủ trên thực tế. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh hiểu hơn ai hết thực trạng làm chủ của dân, cho nên, Người thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng cho sức mạnh làm chủ của nhân dân. Cho dù việc bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng năng lực làm chủ của dân có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng đó không phải là một tình trạng không thể vượt qua. Có thể thấy, Hồ Chí Minh luôn tâm niệm về sự cần thiết bồi dưỡng sức dân thực hiện quyền làm chủ bằng cả một quốc sách được triển khai trên quy mô rộng lớn - công cuộc nâng cao dân trí, bồi dưỡng dân khí - những nhân tố hàng đầu hình thành "năng lực làm chủ" của nhân dân. Điều đặc sắc là ở chỗ, chủ trương, chính sách mà Hồ Chí Minh khởi xướng, phát động, cổ vũ, triển khai thực hiện mang tính hoàn thiện, đồng bộ, hệ thống và có tính chiến lược. Người thấy được ý nghĩa sâu xa căn bản của các cải cách xã hội đối với việc bồi dưỡng sức dân, xây dựng nền dân chủ "chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự" [43, tr. 323]. Để phát huy quyền làm chủ và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh đòi hỏi Nhà nước phải có tầm nhìn bao quát, toàn diện và cụ thể. Có thể nêu những dẫn chứng tiêu biểu về cách làm này của Người: Trong bài báo đăng trên Báo Cứu quốc phát động phong trào luyện tập thể dục trong những năm tháng đầu của chính quyền nhân dân, Người đã chỉ ra ý nghĩa chính trị, dân chủ to lớn của việc luyện tập thể dục vốn là một việc làm thông thường của mỗi người. Người xem đây là bổn phận của mỗi một người yêu nước, "giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần phải có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe" [40, tr. 24]. Trong Chương trình hành động của Chính phủ lâm thời với 6 nhiệm vụ cấp bách được trình bày tại phiên họp Chính phủ ngày 3-9-1945, có 2 nhiệm vụ được Người đặt lên hàng đầu là chống nạn đói, nạn dốt. Những nhiệm vụ này trực tiếp hoặc gián tiếp đều có tác dụng bồi dưỡng sức dân, nâng cao dân trí, nuôi dưỡng dân khí, khơi dậy ở mỗi người dân và ở tất cả các tầng lớp nhân dân ý thức, tinh thần làm chủ nước nhà, ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc vừa giành được quyền độc lập, tự do. Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ... Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới... Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình [40, tr. 36]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân làm chủ không chỉ để hưởng quyền dân chủ, dù đó là hưởng thành quả do chính mình tạo nên, mà còn để "biết dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm", điều đó thể hiện một thái độ chủ động, tích cực, xây dựng và sáng tạo từ phía người dân. Cách dùng từ "biết" đặt bên cạnh "hưởng quyền dân chủ" và "dùng quyền dân chủ" thể hiện một đòi hỏi cao về năng lực "làm chủ', đó là trình độ "dân trí" của nhân dân. Chỉ khi người dân hiểu được "quyền dân chủ" của mình thì khi đó họ mới "dám nói, dám làm". - Đi đến dân chủ thực sự Năm 1953, tại Hội nghị nông vận và dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu quan trọng. Mở đầu bài nói này, Người khẳng định: "Nước ta phải đi đến dân chủ thực sự" [43, tr. 25]. Trong điều kiện cụ thể của năm 1953, Người nói đến "dân chủ thực sự" với nội dung thực hiện cách mạng ruộng đất, giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của phong kiến địa chủ. Tuy nhiên, ý nghĩa nhận thức luận của khái niệm này lại có tính phổ biến. Không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí Minh bổ sung tính từ "thực sự" bên cạnh khái niệm "dân chủ" khi đề cập đến trạng thái dân chủ trong xã hội Việt Nam ở thời kỳ này. ở đây, Người nói đến "dân chủ thực sự" là muốn gián tiếp đối lập nó với một thứ dân chủ chung chung, hình thức, chưa thực sự hoặc không thực sự. Trong di sản tư tưởng mà Người để lại, khái niệm dân chủ với các tính từ "thực sự", "thật sự", "đầy đủ"... được sử dụng nhiều lần, trong những hoàn cảnh khác nhau, thể hiện một quan niệm nhất quán về tính chất của sự việc, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Người về thực trạng của nền dân chủ trong xã hội. Trong tư duy của Hồ Chí Minh, "thực sự", "thật sự" phải là một thuộc tính, một dấu hiệu không thể thiếu của Nhà nước dân chủ và xã hội dân chủ. "Bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự" [43, tr. 25]; "... phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng" [41, tr. 322]; "phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt "quan cách mạng", "ra lệnh, ra oai" [46, tr. 311]. Trong xã hội ta, "thật sự dân chủ" trở thành một điều kiện, một thước đo thực chất của chính quyền. Do vậy, thực hành dân chủ có ý nghĩa, tác dụng là "chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn" [47, tr. 249], qua đó, Người chỉ rõ tầm quan trọng của phát huy dân chủ. Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên... Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến... Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan trọng với nhau [41, tr. 244]. Tóm lại, với quan niệm: Dân chủ là "dân là chủ"; "dân làm chủ" cùng với "thực hành dân chủ" Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới vị thế (là chủ) và hành động (làm chủ) của người dân - người chủ xã hội trong mối quan hệ với nhà nước của dân, do dân và vì dân. 1.1.2. Bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nhà nước dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một Nhà nước dân chủ kiểu mới, Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Trong tư tưởng của Người, bản chất dân chủ của Nhà nước kiểu mới có nội dung rất rộng và thể hiện cả trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Bước đầu nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi có thể khái quát thành những nội dung cơ bản sau đây. 1.1.2.1. Nhà nước dân chủ là tổ chức chính trị của nhân dân do nhân dân tổ chức ra Với quan điểm: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ" [42, tr. 515], Hồ Chí Minh đã khẳng định việc nhân dân làm chủ nhà nước bằng con đường tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Hồ Chí Minh nhận thức tổng tuyển cử là một quyền chính trị mà nhân dân giành được qua đấu tranh cách mạng, là hình thức dân chủ, thể hiện năng lực thực hành dân chủ của nhân dân. Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là người công dân thì đều có quyền đi bầu cử… Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật sự là Chính phủ của nhân dân [40, tr. 133]. Thông qua việc bầu Quốc hội và HĐND, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, xây dựng nên một nhà nước hợp pháp theo ý nguyện của toàn dân. Theo Hồ Chí Minh: "Chế độ tuyển cử chúng ta thực hiện dân chủ, đồng thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân. Mọi người công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. Việc tuyển cử tiến hành theo nguyên tắc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín" [45, tr. 591]. Với vai trò là một nội dung làm chủ nhà nước của nhân dân, quyền bầu cử, ứng cử được ghi rõ trong Hiến pháp năm 1945, Hiến pháp năm 1959 do Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo và ban hành. Trong Hiến pháp năm 1946, quyền này được thể hiện trong ba điều: Điều thứ 17: Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín. Điều thứ 18: Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và mất công quyền. Người ứng cử là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử. Điều thứ 19: Cách thức tuyển cử sẽ do luật định [57, tr. 10-11]. Chế độ tuyển cử được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp năm 1959: "Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín" [57, tr. 27]. Và tại Điều 23 quy định: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí hoặc những người bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử. Công dân đang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử [57, tr. 31-32]. Bầu cử và ứng cử trực tiếp các đại biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp là một đặc điểm nổi bật trong tổ chức nhà nước ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nguyên tắc Tổng tuyển cử đã được áp dụng nghiêm ngặt trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa I (6-1-1946). Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I mặc dầu được tiến hành trong một điều kiện hết sức khó khăn, nhưng đã được đánh giá là diễn ra đúng với tinh thần dân chủ mà Hồ Chí Minh đã khởi xướng. Điều đó được thể hiện ở chỗ: tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao, bao gồm mọi thành phần, lứa tuổi, dân tộc (chiếm trên 90% danh sách cử tri), số lượng ứng cử viên nhiều, tạo ra khả năng lựa chọn cho người dân. Trong thực tế, "tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa I, ở Hà Đông có 14 đại biểu Quốc hội thì có 97 vị ra ứng cử, ở Nam Định có 15 đại biểu thì có 70 vị ra ứng cử" [2, tr. 49]. Về độ tuổi đại biểu, có thể thấy, Quốc hội khóa I là một Quốc hội có độ tuổi trung bình rất trẻ, thể hiện sức sống của một dân tộc đang vươn lên sau giành được tự do, độc lập: Đại biểu từ 18 đến 25 tuổi chiếm 7%; đại biểu từ 26 đến 40 tuổi chiếm 70%; đại biểu từ 41 đến 50 tuổi chiếm 18%; đại biểu từ 51 đến 70 tuổi chiếm 5%. Về yếu tố chính trị, Quốc hội khóa I có nhiều tổ chức chính trị, Đảng phái tham gia: Đảng viên mác-xít có 10 đại biểu; đảng viên xã hội 27 đại biểu; Đồng minh hội có 22 đại biểu; Việt Nam quốc dân Đảng có 26 đại biểu. Đại biểu độc lập gồm: Chống phát xít (tiến bộ) có 82 đại biểu và xu hướng quốc gia bảo thủ có 90 đại biểu [25, tr. 81-82, 102]. Về chất lượng đại biểu, Quốc hội khóa I đã phần nào đáp ứng được tư tưởng chỉ đạo có tính nguyên tắc mà Hồ Chí Minh đã đề ra, đó là: "Có đủ chất xám trong bộ máy chính quyền thì mới tăng được sức bật, sức bền của khối xi măng cốt sắt đại đoàn kết toàn dân và xây dựng tổ quốc" [39, tr. 206]. Kết quả thành phần xã hội của đại biểu Quốc hội khóa I đã minh chứng cho điều đó: Tri thức chiếm 61%; công kỹ nghệ chiếm 6%; buôn bán chiếm 5%; thợ thuyền chiếm 6%; nông dân chiếm 22% [25, tr. 81-82; 102]. Một đặc điểm không lặp lại của Quốc hội khóa I là: Vừa có bầu, lại có cử. Ngoài 333 đại biểu bầu được trong ngày 06/01/1946, trong điều kiện vận nước hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc, để đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh đề nghị giành 70 ghế Quốc hội cho Việt Nam quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) nhằm cô lập, phân hóa các lực lượng chống đối và lôi kéo cả những người trong bộ máy nhà nước cũ tham gia xây dựng đất nước. Đó là một quyết định có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước đại đoàn kết dân tộc, vì mục tiêu cao cả của cách mạng đó là, giữ vững độc lập tự do và từng bước đưa nước nhà bước vào thời kỳ quá độ lên XHCN. Thắng lợi to lớn của cuộc tổng tuyển cử chính là đã lựa chọn được các đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Người dân đã biết "chọn mặt gửi vàng", ủng hộ lãnh tụ, chấp nhận những quyết sách đúng đắn, tưởng chừng như nghịch lý mà người ngoài cuộc không bao giờ hiểu được. Vấn đề này được Hồ Chí Minh lý giải ngắn gọn, sắc sảo nhưng lại đầy tính biện chứng, một loại biện chứng trong tư duy, phản ánh chính xác phép biện chứng chính trị và hiện thực cuộc sống nước ta lúc bấy giờ. Về ý nghĩa lịch sử thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, Hồ Chí Minh có những đánh giá xác đáng và khái quát: Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho tổ quốc [39, tr. 85-86]. 1.1.2.2. Nhà nước dân chủ là Nhà nước đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội Bản chất dân chủ của Nhà nước không chỉ thể hiện ở việc nhân dân tự tổ chức nên bộ máy nhà nước, mà còn thể hiện đậm nét, đa dạng ở việc huy động được sự tham gia đông đảo của nhân dân vào quản lý các công việc của Nhà nước. Trình bày báo cáo trước Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959, trong phần về tổ chức nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Nhà nước phải phát huy quyền dân chủ, phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc nhà nước" [45, tr. 590]. Xét từ góc độ thực thi quyền lực, việc bảo đảm cho nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước là một hình thức thực hiện dân chủ đặc thù, thể hiện bản chất tiến bộ của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong các tác phẩm của mình, tuy Hồ Chí Minh không trực tiếp đề cập đến các phạm trù, khái niệm dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là Người không có sự quan tâm đến các phạm trù rất cơ bản này. Người thường đề cập đến những phương thức phổ biến thực hành dân chủ như: "Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết….Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng" [41, tr. 297]. Hồ Chí Minh nói nhiều đến yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm công dân, làm chủ từ phía người dân và việc từ bỏ các tệ quan liêu, hách dịch, xem thường, khinh miệt quần chúng, vô tâm, tắc trách trước các nhu cầu của nhân dân từ phía các cơ quan, nhân viên nhà nước. Người lưu ý rằng: "Có người thường cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái, tài giỏi. Vì vậy, không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng. Đó là một sai lầm nguy hiểm lắm…" [41, tr. 295]. Đồng thời, Người nhắc nhở: "Chúng ta tuyệt đối không theo đuôi quần chúng" [41, tr. 298]. Dân chúng không nhất luật như nhau. Trong dân chúng, có nhiều từng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu. Vì vậy, không phải dân chúng nói gì, ta cũng nhắm mắt theo. Người cán bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh… Chọn lấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng bàn bạc, lựa chọn lại, để nâng cao dần dần sự giác ngộ của dân chúng. ... Luôn luôn phải theo tình hình thiết thực của dân chúng nơi đó và lúc đó, theo trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tùy hoàn cảnh thiết thực trong nơi đó và lúc đó đưa ra tranh đấu [41, tr. 296-298]. Trong phát huy quyền dân chủ trực tiếp, huy động sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước thì vấn đề niềm tin của dân đối với chính quyền và của chính quyền đối với dân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề hoàn toàn không đơn giản, ngoài những lý do nhận thức sai lệch, còn có tình trạng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Những cán bộ có khuyết điểm thường sợ dân nói" [47, tr. 213] còn người dân chưa nói hoặc không giám nói, vì sợ cán bộ "trù" cán bộ "chụp mũ" hoặc do cách lãnh đạo không dân chủ nên: Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với người lãnh đạo, nhân dân, cán bộ.. dù có ý kiến cũng không giám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không giám phê bình… họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị "trù" là khác. Họ không giám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh ra thói thậm thà thậm thụt và những thói xấu khác [41, tr. 243]. Một trong những hình thức thực hành dân chủ trực tiếp là quyền giám sát, thanh tra của nhân dân. Hình thức thực hiện dân chủ quan trọng này đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta và đã được thể chế hóa thành các văn bản dưới luật khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tác dụng của công tác giám sát, thanh tra, Người nói: Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi [42, tr. 287]. Kiểm soát có hai cách: "Từ trên xuống và từ dưới lên. Kiểm soát từ dưới lên do quần chúng thực hiện. Đây là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên" [41, tr. 286287]. Phải nói rằng, được sự giáo dục, chăm lo thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà bản thân Người là một mẫu mực nêu gương sáng về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân viên nhà nước và nhân dân, dù trong điều kiện ác liệt của chiến tranh kéo dài và chính quyền non trẻ, một loại quan hệ "cá với nước" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, điều mà ngày nay trở thành như một điểm sáng để chúng ta noi theo và thực hiện. 1.1.2.3. Nhà nước dân chủ là Nhà nước trong đó nhân dân có quyền bãi miễn những người không xứng đáng trong bộ máy nhà nước Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của nhân dân không chỉ thể hiện ở việc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp mà còn ở quyền bãi miễn họ, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đề cao một giá trị có ý nghĩa toàn nhân loại của cách mạng Mỹ 1776: "Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, phải làm ăn cho sung sướng… Chính phủ nào có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đạp đổ Chính phủ ấy đi, và gây nên Chính phủ khác" [37, tr. 270]. Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh nhắc lại nguyên tắc này nhưng với tinh thần mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ kiểu mới của nhân dân, do nhân dân làm chủ: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" [41, tr. 60]. Cơ chế bãi miễn dân chủ này nhằm làm cho Quốc hội bảo đảm được sự trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước" [45, tr. 591]. Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, đây là nội dung làm chủ rất khó khăn nhưng thể hiện rất rõ tư cách là chủ nhà nước và năng lực thực hành dân chủ của quần chúng lao động. Với vai trò làm chủ nhà nước, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân, các đại biểu được bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, sâu sát để hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, với tinh thần trách nhiệm bàn bạc và giải quyết những vấn đề thiết thực cho quốc kế dân sinh. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên, bằng nhiều "kênh" khác nhau với nhân dân, thoát ly khỏi mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước kiểu mới. Thông qua tổng tuyển cử, bầu và có thể bãi miễn đại biểu do mình bầu ra, quyền chính trị cơ bản của nhân dân được bảo đảm, nhân dân thực hiện vai trò làm chủ nhà nước, đứng ra tổ chức và xây dựng Nhà nước kiểu mới của mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ còn bao hàm một nội dung khác, đó là nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước; thực hiện chức năng kiểm soát nhà nước, nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng, có quyền được bảo đảm trên thực tế chứ không phải trên danh nghĩa, lời nói. Hồ Chí Minh viết: "Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân" [43, tr. 361]. Là người làm chủ nhà nước, nhân dân có quyền thông qua cơ chế dân chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh đề cập đến mặt thứ hai này của quyền dân chủ với tinh thần nhất quán và triệt để cách mạng, Người cho rằng: Chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ Chính phủ là đầy tớ của nhân dân, nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó [43, tr. 368]. Nét độc đáo của Hồ Chí Minh là ở chỗ quan niệm nghĩa vụ công dân không chỉ trên tinh thần luật pháp, mà còn cả trên bình diện đạo đức, nhân cách công dân. Người chỉ rõ: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân" [43, tr. 542]. ý thức làm chủ, thực hiện nghĩa vụ làm chủ phải trở thành hành động tự giác, thấm sâu vào mỗi người, trong từng công việc cụ thể, hàng ngày Hồ Chí Minh lưu ý rằng: Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà. Người công nhân phải yêu quý máy móc như yêu quý con mình, người nông dân yêu quý trâu bò của hợp tác xã như bản thân của mình. Mọi người phải biết giữ gìn của công, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đình. Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo trong gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mọi người phải ra sức góp công, góp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" [46, tr. 310]. 1.1.2.4. Nhà nước dân chủ là nhà nước thực hiện nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân Thực hiện nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu mới là một trong những nội dung cơ bản nhằm dân chủ hóa tổ chức hoạt động của Nhà nước, bảo đảm nhà nước thật sự là của dân, do dân,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng