Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường đại học sư phạm kỹ t...

Tài liệu Tìm hiểu hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường đại học sư phạm kỹ thuật tp. hồ chí minh hiện nay

.PDF
67
1
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT ---------- Tên đề tài TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Tên nhóm sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Xuân Đào 17116162 Trần Quang Huy 17116178 Vũ Đức Thái 17116214 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM ---------- Tên đề tài TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan đây là tiểu luận của riêng nhóm chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong tiểu luận là trung thực được công khai khảo sát, chưa từng được công bố trong công trình, tiểu luận nào trước đó. Các thông tin tham khảo trong tiểu luận đều được trích dẫn đầy đủ chính xác từ các sách báo, tạp chí, luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2020 Ký tên Đại diện nhóm tác giả i LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Ngọc Phương, người thầy đã không ngại mùa dịch bệnh COVID-19 mà tận tình hướng dẫn nhóm chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thiện tiểu luận. Nhóm cũng gửi lời cảm ơn đến các phòng ban, các giảng viên Viện Sư Phạm và khoa Hóa Học và Thực Phẩm, các anh chị sinh viên năm cuối tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã giành thời gian thực hiện khảo sát cung cấp số liệu cho nhóm nghiên cứu chúng tôi. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên mặc dù trong quá trình thực hiện và hoàn thành tiểu luận có sai sót là điều khó tránh khỏi. Nhóm chúng tôi rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý quý báu từ thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến vấn đề được đề cập tới trong bài tiểu luận này. Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2020 Ký tên Đại diện nhóm tác giả ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...........................................................................................vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 3.1 Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..................................................................... 3 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................. 3 7.3. Phương pháp sử dụng một số thuật toán để xử lí thông tin. ............................ 3 8. Cấu trúc của tiểu luận .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..................................................................................... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước ...................................................... 4 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 5 1.2. Các khái niệm cơ bản của tiểu luận ..................................................................... 7 iii 1.2.1. Hoạt động tự học........................................................................................... 7 1.2.2. Sinh viên năm cuối đại học ........................................................................... 9 1.3. Lý luận về hoạt động tự học trong sinh viên trường đại học ............................... 9 1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sinh viên năm cuối đại học............... 9 1.3.2. Động cơ, kỹ năng và thói quen tự học của sinh viên năm cuối đại học ..... 10 1.3.3. Các điều kiện thực hiện hoạt động tự học của sinh viên năm cuối đại học ............................................................................. 12 1.3.4. Nội dung, phương pháp và hình thức tự học của sinh viên năm cuối đại học ............................................................................. 15 1.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên năm cuối đại học .......... 17 1.3.6. Những đặc điểm về hoạt động tự học của sinh viên năm cuối đại học ...... 18 1.4. Hoạt động tự học của sinh viên năm cuối đại học ............................................. 20 1.4.1. Sự cần thiết phải tự học của sinh viên năm cuối đại học ............................ 20 1.4.2. Lập kế hoạch phát triển hoạt động tự học đối với sinh viên năm cuối đại học ....................................................................... 20 1.4.3. Lãnh đạo việc phát triển hoạt động tự học của sinh viên trường đại học ... 21 1.4.4. Kiểm tra/ đánh giá việc phát triển kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học ................................................................................. 21 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trường đại học ....... 22 1.5.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................ 22 1.5.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................................... 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ..................................... 24 2.1. Khái quát khảo sát thực trạng............................................................................. 24 2.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 24 2.1.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 24 iv 2.1.3. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 24 2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 24 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 25 2.2.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. .......... 25 2.2.2. Thực trạng về hoạt động học tập của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ...................................... 28 2.3. Thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ......................................... 31 2.3.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ..................................... 31 2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động tự học đối với sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ............. 32 2.3.3. Thực trạng lãnh đạo việc phát triển hoạt động tự học trong sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ................................... 34 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ..... 35 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................ 36 2.4.1. Mặt mạnh .................................................................................................... 36 2.4.2. Mặt hạn chế ................................................................................................. 36 2.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................ 37 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY............................................................................................................................... 38 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...................................................................... 38 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................. 38 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................. 38 v 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 38 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .............................................................. 39 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................ 39 3.2. Các biện pháp phát huy hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay ............. 39 3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học dối với sinh viên năm cuối tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh....................................................................................... 39 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức quán triệt tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự học đối với sinh viên năm cuối trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh cho mọi cá nhân, phòng ban có trách nhiệm đào tạo ..................... 41 3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao vai trò chỉ đạo của nhà trường về hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh....................................................................................... 43 3.2.4. Biện pháp 4: Kế hoạch hóa hoạt động tự hoc ̣ của sinh viên năm cuối tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh............................. 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................ 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 48 1. Kết luận ................................................................................................................. 48 1.1. Về lí luận ........................................................................................................ 48 1.2. Về thực tiễn .................................................................................................... 48 2. Kiến nghị............................................................................................................... 49 2.1. Đối với ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh... 49 2.2. Đối với giảng viên Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh .................. 49 2.3. Đối với sinh viên Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh .................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 50 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 52 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quan hệ giữa thời gian tự học và các nhân tố khác.....................................15 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh ...26 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ...................... 31 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động tự học đối với sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. .. 32 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng lãnh đạo việc phát triển hoạt động tự học trong sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. .............. 34 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. . 35 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về kết quả tự học của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ........................................................................................... 35 viii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tổng kết tình hình giáo dục Việt Nam trong thời gian qua, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (năm 2018) nêu rõ, cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học, bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu cho mọi người, và đặt ra một yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tu duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là sinh viên năm cuối đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Tự học sẽ giúp mỗi cá nhân thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn nữa. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia tăng. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, thì lượng thông tin tăng gấp đôi cứ sau khoảng 5-6 năm. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo tín chỉ được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn. Số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp giảm còn hai phần ba so với trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao. Do vậy, hơn lúc nào hết, tầm quan trọng của tự học tăng nhanh. Trong điều kiện như vậy thì những gì sinh viên tiếp thu được từ nhà trường sẽ kém phong phú hơn rất nhiều những điều họ tiếp thu được ở gia đình và xã hội. Dạy học trong nhà trường không phải là cung cấp một khối lượng tri thức hàn lâm kinh điển mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin, phương pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học sau khi rời ghế nhà trường. Dạy học Đại học thực chất là dạy cách học, cách tự học để học tập suốt đời. Trong điều kiện học tập đổi mới như vậy, sinh viên cần phải trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết, hết sức nỗ lực, giành nhiều thời gian cho tự học và xác định được phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả. Việc tìm ra một phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân là vần đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Hiện nay, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 1 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hiện nay” làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu về cơ sở lý luận về hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học, cùng với thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động học tập của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối đúng hướng, phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường, cũng như chất lượng học tập của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Cơ sở lý luận về hoạt động tự của học sinh viên năm cuối tại trường Đại học. - Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hiện nay vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020. 2 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sưu tầm, thu thập tài liệu xây dựng cơ sở lí luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, tạp chí, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu…) có liên quan đến đề tài. Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa, sử dụng trong đề tài và sắp xếp thành thư mục tham khảo cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng là: sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hiện nay. - Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân khi có kết quả khảo sát, nhằm thu thập những thông tin làm sáng tỏ kết quả điều tra bằng bảng hỏi và kết quả quan sát. Nghiên cứu các hồ sơ về hoạt động tự học của sinh viên năm cuối trên địa bàn khảo sát. Phương pháp được thực hiện dựa trên thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia về các kết quả thực hiện nghiên cứu lý luận và thực tiễn. 7.3. Phương pháp sử dụng một số thuật toán để xử lí thông tin. Các dữ liệu định tính thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn được lọc ra theo từng tiêu chí dưới dạng trích dẫn dùng kết hợp với số liệu định lượng và định tính. 8. Cấu trúc của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của tiểu luận được triển khai trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tự của sinh viên năm cuối tại trường Đại học. Chương 2: Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hiện nay. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước Trong lịch sử giáo dục, tự học là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Song, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tự học được đề cập dưới các góc độ và hình thức khác nhau. Các tác giả đã làm rõ vai trò của hoạt động tự học, tự nghiên cứu tìm tòi, khám phá của bản thân người học, đó là cơ sở cho mọi sự thành công trong học tập. Cách đây hàng ngàn năm trước công nguyên các nhà triết học, các nhà giáo dục vĩ đại ở phương Tây đã khẳng định vai trò của giáo dục, tự học, tự rèn luyện tri thức như Heraclitus (530-475 TCN); Socrate (470-399 TCN); Theo Platon (427-384 TCN)… Theo các nhà tư tưởng này thì giáo dục sẽ là ngọn đuốc soi sáng để con người có thể tự nhận ra con đường của mình tự bước đi trên con đường đó. Giáo dục cũng giúp con người tự nhận ra mình ở giữa đám đông mà không tách biệt mình ra khỏi đám đông hay xã hội. Hơn nữa họ cũng khẳng định rằng mọi người đều phải học và học đến nơi đến chốn. Đặc biệt là người thầy, để dạy người, thì phải được giáo dục đến nơi đến chốn. Để làm được như vậy, ở thời cổ đại con đường chủ yếu vẫn là tự học, tự học thường xuyên, tự học lâu dài. Cùng thời gian đó, các nhà triết học, tư tưởng lớn phương Đông như Mặc Tử (475-390 TCN) và ông đã phân biệt ba loại tri thức: Thân tri, văn tri, trí tri, thì ngoài văn tri - nghe mà biết, còn thân tri - tự nhận biết và trí tri - tự suy luận mà biết đều do tự chiêm nghiệm, tức là do tự học vậy. Ở thế kỷ XVIII-XIX, các nhà giáo dục lỗi lạc như Jan Jac Rousseau (1712-1778), J.H.Pestalozzi (1746-1827), A.Distervers (1790-1866), K.D.Usinxki (1824-1870) đã đi sâu nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học trong dạy học. Các tác giả trên đã cho rằng đây chính là cơ sở duy nhất để sự học có hiệu quả. Vì thế, cần giáo dục cho sinh viên khả năng định hướng trong môi trường xung quanh, biết hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, biết tự mình nâng cao kiến thức để phát triển bản thân một cách tốt nhất, phải định hướng người học suy nghĩ, tìm tòi trong quá trình dạy học của mình. Các nhà giáo dục lỗi lạc khi xây dựng quan điểm dạy 4 học cũng cho rằng cần hướng cho sinh viên tự nắm lấy kiến thức bằng cách tự tìm hiểu, tự khám phá, tự tìm tòi và sáng tạo. Nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động tự họccủa người học, các tác giả còn phân tích rõ vai trò của nhà trường và của người thầy trong việc tổ chức và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho người học. Theo các tác giả, một biện pháp quan trọng để nâng cao tính tích cực và hiệu quả hoạt động tự họccủa sinh viên chính là các bài tập nhận thức mà sinh viên thực hiện trong thời gian tự học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự học Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất, là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta nhiều lời khuyên về tự học. Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn như sau: “Lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Thứ nhất, vai trò của tự học đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “làm cốt”. Tự học chính là yếu tố cốt lõi của hoạt động học tập, là bộ khung, là nội lực quyết định chất lượng hoạt động học tập của người học và các yếu tố khác chính là ngoại lực tác động. Thứ hai, vai trò của hoạt động thảo luận tập thể, hội thảo, seminar… ngày càng được đề cao vì hoạt động này huy động được trí tuệ của tập thể, thúc đẩy sự sáng tạo, tính chủ động của người học. Tuy nhiên, muốn hoạt động thảo luận đạt được hiệu quả tích cực thì người tham gia thảo luận phải thực hiện phương châm “dự hội phải thảo” và những người có nội lực tự học lớn thì mới đóng góp tích cực cho hoạt động thảo luận được. Thứ ba, “Chỉ đạo giúp vào” là ngoại lực tác động thêm vào bên cạnh nội lực, là hoạt động tự họcvà nhà quản lý giỏi là người biết kích thích người học biết tự quản, tự học, thúc đẩy học sáng tạo. Tóm lại, với lời dạy chỉ có 13 từ của Người về tự học nhưng hàm chứa một nội dung sâu sắc về tự học là điều kiện cho hoạt động tự họcđược diễn ra thành công trong thực tiễn. “Lấy tự học làm cốt”- Người muốn khuyên mỗi người phải có động lực cho sự tiến bộ của bản thân qua tự học và “Có thảo luận” nghĩa là cùng với nội lực là tự học thì phải có môi trường để trao đổi, chia sẻ những suy nghĩ, ý tưởng của bản thân, đồng thời có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm và tiếp thu kiến thức mới. Đặc biệt, môi 5 trường thảo luận sẽ tạo nên trạng thái “Học thầy không tày học bạn” giúp sinh vi dễ dàng trao đổi và chia sẻ tự tin hơn. “Chỉ đạo thêm vào” nghĩa là phải có nhân tố quản lý để gắn nội lực với ngoại lực. Nội lực tốt nhưng ngoại lực không tốt thì cũng không mang lại kết quả cao trong học tập và ngược lại ngoại lực tốt mà nội lực yếu thì cũng không thành công. Nhân tố quản lý thúc đẩy cho sự phát triển của nội lực và ngoại lực trong việc tự học. Có thể thấy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học đã xác định rõ vai trò của người học. Họ vừa là đối tượng của hoạt động tự họcđồng thời họ cũng là chủ thể của hoạt động tự học. Họ có thể thực hiện hoạt động tự họctự học nhằm phát huy nội lực, điều khiển hoạt động thảo luận nhằm phát huy tinh thần tập thể, huy động được sự sáng tạo của tập thể và qua đó họ tham mưu cho các chủ thể khác nhằm có những chỉ đạo đúng đắn, sát thực tế cho hoạt động tự học. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Phải biết tự động học tập” tức là không phải dựa vào ai mà phải tự mình biến báo xoay sở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ phong phú. Người cũng khẳng định tự học là phải mọi lúc, mọi nơi: “Còn sống thì phải học” hay “Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được”. Người cũng cho rằng, tự học để phát triển bản thân, phát triển nhân cách và tự khẳng định mình: “Phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi” tức là mục đích của tự học là phát triển bản thân và có tiến bộ không ngừng thì mới hoàn thiện nhân cách. 1.1.2.2. Các quan điểm khác về tự học Các tác giả có truyền thống và bề dày nghiên cứu về vấn đề tự học của người học phải kể đến Đặng Vũ Hoạt, Lê Khánh Bằng và Hà Thị Đức. Họ đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là những giáo trình về lý luận dạy học đã đề cập khá cụ thể và chi tiết về vấn đề tự học. Tuy nhiên, các tác giả này chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên đại học, chưa đề cập đến đối tượng học sinh trung học phổ thông và các bậc học thấp hơn. Song, các kết quả nghiên cứu của họ có giá trị là cơ sở để tham khảo khi nghiên cứu vấn đề tự học của các đối tượng khác. Một số tác giả khác cũng đi sâu nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên là Nguyễn Kỳ và Nguyễn Cảnh Toàn với các công trình như: “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học” của Nguyễn Kỳ và “Phương pháp luận, phương pháp tự học” của Nguyễn Cảnh Toàn. Nếu như tác giả Nguyễn Kỳ đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa và cách thức 6 dạy tự học cho sinh viên thì tác giả Nguyễn Cảnh Toàn lại đề cập đến những vấn đề có tính học thuật và hàn lâm rất cao của lý luận dạy học, trong đó tự học vừa được xem như một hoạt động tự thân, vừa là mục đích của quá trình dạy học. Các kết quả nghiên cứu của hai tác giả này là cơ sở rất quan trọng để các tác giả sau này sử dụng, kế thừa trong các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học của mình. Tuy có sự khác biệt trong cách định nghĩa của các tác giả nêu trên, song các tác giả đều chỉ ra vai trò rất quan trọng của tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học. Đó là nhân tố quyết định đến kết quả tự học nói riêng và kết quả học tập nói chung. 1.2. Các khái niệm cơ bản của tiểu luận 1.2.1. Hoạt động tự học 1.2.1.1. Tự học Vấn đề tự học đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra các quan điểm khác nhau như: Nghiên cứu vấn đề tự học – tự đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự học chính là sự nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động học tập, lại còn cần phải có môi trường (tập thể để thảo luận) và sự quản lý chỉ đạo giúp vào”. Theo Nguyễn Cảnh Toàn:“Tự học là tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Theo Võ Quang Phúc: “Tự học là một bộ phận của học, nó được tạo thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”. Theo tác giả Vũ Văn Tảo: “Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá 7 trị con người bằng cách thu nhận, xử lý và điều chỉnh thông tin từ môi trường sống của chủ thể”. Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo… và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản thân người học”. Tác giả Nguyễn Văn Đạo định nghĩa: “Tự học là công cụ tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng đắn vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ xã hội”. Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính sinh viên tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp theo hoặc không ttheo chương trình và sách giáo khoa đã quy định”. Tiếp thu và kế thừa những quan niệm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm tự học như sau: Tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của chính bản thân người học. Trong quá trình đó, người học thực sự là chủ thể của quá trình nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý, tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục tiêu đã định. Tự học là “nội lực” quyết định chất lượng học tập, sáng tạo cho hôm nay và mai sau. 1.2.1.2. Hoạt động tự học Hoạt động tự học được coi là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo diễn ra dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, tự học được diễn ra theo 3 hình thức: Hình thức 1: Tự học có điều khiển (tự học giáp mặt) Hình thức 2: Tự học không có sự điều khiển (tự học không giáp mặt) Hình thức 3: Người học tự tìm kiếm tri thức để thoả mãn nhu cầu hiểu biết của mình bằng cách tự tìm tài liệu, tự rút kinh nghiệm về tư duy, tự phân tích, tự đánh giá… coi đó là tự học ở mức độ cao. Trong tác phẩm “Luận bàn về kinh nghiệm tự học”, tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã viết: “Hệ phương pháp dạy-học tích cực lấy người học làm trung tâm gọi tắt theo đúng thực chất của nó là hệ phương pháp dạy-tự học đã được xem như là một hệ thống phương pháp có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có khả năng định hướng cho việc tổ chức quá 8 trình dạy-học kết hợp với quá trình tự học, quá trình kết hợp cá nhân hóa và xã hội hóa việc học”. Theo tác giả Nguyễn Hiến Lê, “Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Có thầy hay không, ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng”. Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính sinh viên tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp theo hoặc không ttheo chương trình và sách giáo khoa đã quy định”. 1.2.2. Sinh viên năm cuối đại học Điều 59 của luật giáo dục đại học quy định: Sinh viên là người tham gia chương trình đào tạo cao đẳng hoặc đại học. Hay nói cách khác “Sinh viên” là khái niệm chỉ những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Sinh viên năm cuối là những sinh viên chỉ cần hoàn thành năm học mà họ đang học là có thể hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng hoặc đại học. 1.3. Lý luận về hoạt động tự học trong sinh viên trường đại học 1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sinh viên năm cuối đại học Trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, cùng với đó là sự bùng nổ về thông tin, việc học tập, tiếp thu kiến thức của con người ngày càng trở nên dễ dàng. Phương thức học tập của sinh viên cũng có sự thay đổi, giáo viên không còn đóng vai trò chính mà dần trở thành người hướng dẫn cho người học. Chính vì vậy, khả năng tự học của sinh viên đại học nói chung và sinh viên năm cuối đại học nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hội nhập giáo dục hiện đại như hiện nay. Cụ thể như sau: Thứ nhất, tự học giúp cho sinh viên đại học tự lực nắm vững tri thức cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo để tự trau dòi kiến thức sau khi đã tốt nghiệp và đi làm. Thứ hai, tự học giúp sinh viên đại học có được những động cơ và thói quen cần thiết để tự học suốt đời, không ngừng làm phong phú, hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình, tránh bị lạc hậu trước sự “bùng nổ thông tin” của khoa học, kỹ thuật trong thời đại ngày nay. Thứ ba, tự học giúp sinh viên đại học rèn luyện tính độc lập, sáng tạo, phát huy trí thông minh vì tự học là quá trình mình tự đào sâu, suy nghĩ. 9 Thứ tư, tự học còn giúp sinh viên đại học hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học. Tóm lại, tự học là một hoạt động tất yếu của mọi đối tượng người học nói chung, của sinh viên đại học nói riêng. Đặc biệt, đối với sinh viên năm cuối đại học, thời gian học tập ở trường, lớp còn rất ít nên càng cấp thiết phải có được năng lực tự học trước khi ra trường đi làm. 1.3.2. Động cơ, kỹ năng và thói quen tự học của sinh viên năm cuối đại học 1.3.2.1. Động cơ hoạt động tự học của sinh viên Hoạt động tự học của sinh viên được thúc đẩy bởi động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Các biện pháp quản lý tự học nói chung chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, tức là bản thân mỗi sinh viên cảm thấy được thỏa mãn nhu cầu học tập. Có động cơ học tập sẽ giúp cho sinh viên có hứng thú và niềm tin trong học tập, từ đó sẽ tạo nên tính chủ động, tự giác trong học tập của mỗi sinh viên. Xác định được nhiệm vụ học tập là do chính mình mà không phải ai khác, nên bản thân họ sẽ nỗ lực hết mình, say mê trong quá trình học tập và khi đã có kết quả trong học tập sẽ thúc đẩy việc tự học của sinh viên. Động cơ tự học của sinh viên có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai... cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức... được nảy sinh trong quan hệ với đối tượng học. Muốn cho hoạt động tự học được thực hiện, động cơ tự học phải được cụ thể hóa thành nhiệm vụ tự học. Thông qua việc thực hiện các hành động tự học để sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ tự học đó. Động cơ tự học chỉ được xem là sâu sắc khi đạt tới sự nỗ lực ý chí, quyết tâm không ngừng vươn lên thực hiện bằng được những mục tiêu tự học đã xác định. Ý chí tự học được biểu hiện rõ nhất ở tính độc lập, kiên trì khắc phục mọi khó khăn trong học tập. Theo quan điểm tâm lý học thì có hai loại động cơ tác động đến hoạt động nói chung và hoạt động tự học nói riêng là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Các chủ thể quản lý hoạt động tự học phải thúc đẩy hình thành cả hai loại động cơ này nhằm bồi dưỡng tinh thần tự học của sinh viên, vì sự tự giác học tập phải bắt nguồn từ năng lực nội sinh của người học và tác động từ các động cơ bên ngoài nhằm tạo ra các điều 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng