Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong xây dựng quân đội nhân dân việt nam về chí...

Tài liệu Tư tưởng biện chứng hồ chí minh trong xây dựng quân đội nhân dân việt nam về chính trị

.DOC
97
484
59

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản lý luận quý báu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là ngọn cờ đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại..." [2, tr.83]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam muốn thành công, trước hết phải có một Đảng cách mạng, đề ra con đường chính trị đúng, con đường tổ chức đúng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tạo ra tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện một quân đội kiểu mới, "quân đội công nông" mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc. Trong quá trình tổ chức, xây dựng quân đội Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng quân đội về chính trị, lấy chính trị làm gốc, "chính trị trọng hơn quân sự". Trong thực tiễn cách mạng từ khi ra đời tới nay quân đội ta trưởng thành lớn mạnh được là nhờ Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh vào trong quá trình xây dựng quân đội. Chính vì vậy, dù trong điều kiện hoàn cảnh nào quân đội ta vẫn luôn trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước và nhân dân; luôn hoàn thành vai trò công cụ bạo lực chủ yếu, lực lượng nòng cốt trong đấu tranh cách mạng, cùng toàn dân giành thắng lợi trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, làm tròn sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng do bọn Pônpốt tiến hành. Những năm hoà bình vừa qua, quân đội là một lực lượng rất quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị theo tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua còn có những biểu hiện nhận thức và vận dụng thiếu sáng tạo, không đầy đủ tư tưởng biện chứng của Người ở các đơn vị quân đội. Mặt khác, hiện nay yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng tiếp tục đặt ra cho quân đội những nhiệm vụ mới nặng nề hơn, thực sự là lực lượng trụ cột trong nền quốc phòng toàn dân, đủ sức làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn mới, mà trước hết là xây dựng quân đội về chính trị, cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh. Do đó, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội không chỉ là công việc thường xuyên, mà còn là một nhiệm vụ trọng yếu, cấp thiết hiện nay của quân đội ta. Để góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn đã chọn "Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị" làm đề tài nghiên cứu.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ == HÀ ĐỨC LONG TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành: Mã số: Triết học 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Nhuận HÀ NỘI - 2005 2 MỤC LỤC Trang 3 MỞ ĐẦU Chương 1 THỰC CHẤT TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ 7 1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị 7 1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị 20 Chương 2 TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 46 2.1 Tình hình và yêu cầu vận dụng tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị hiện nay 46 2.2 Một số giải pháp cơ bản vận dụng tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị hiện nay 62 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 89 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản lý luận quý báu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là ngọn cờ đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại..." [2, tr.83]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam muốn thành công, trước hết phải có một Đảng cách mạng, đề ra con đường chính trị đúng, con đường tổ chức đúng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tạo ra tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện một quân đội kiểu mới, "quân đội công nông" mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc. Trong quá trình tổ chức, xây dựng quân đội Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng quân đội về chính trị, lấy chính trị làm gốc, "chính trị trọng hơn quân sự". Trong thực tiễn cách mạng từ khi ra đời tới nay quân đội ta trưởng thành lớn mạnh được là nhờ Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh vào trong quá trình xây dựng quân đội. Chính vì vậy, dù trong điều kiện hoàn cảnh nào quân đội ta vẫn luôn trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước và nhân dân; luôn hoàn thành vai trò công cụ bạo lực chủ yếu, lực lượng nòng cốt trong đấu tranh cách mạng, cùng toàn dân giành thắng lợi trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, làm tròn sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng do bọn Pônpốt tiến hành. Những 4 năm hoà bình vừa qua, quân đội là một lực lượng rất quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị theo tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua còn có những biểu hiện nhận thức và vận dụng thiếu sáng tạo, không đầy đủ tư tưởng biện chứng của Người ở các đơn vị quân đội. Mặt khác, hiện nay yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng tiếp tục đặt ra cho quân đội những nhiệm vụ mới nặng nề hơn, thực sự là lực lượng trụ cột trong nền quốc phòng toàn dân, đủ sức làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn mới, mà trước hết là xây dựng quân đội về chính trị, cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh. Do đó, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội không chỉ là công việc thường xuyên, mà còn là một nhiệm vụ trọng yếu, cấp thiết hiện nay của quân đội ta. Để góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn đã chọn "Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu như: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân" của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996; "Công tác tư tưởng văn hoá trong xây dựng quân đội về chính trị" của Đại tá, PGS, TS Đinh Xuân Dũng làm chủ nhiệm, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000; "Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới" của Tổng cục Chính trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng vũ trang nhân dân" 5 trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Giáo trình đào tạo bậc đại học trong các nhà trường quân đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, trang 74 - 79; "Tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh - Một số vấn đề lý luận và vận dụng vào quân sự hiện nay", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của tập thể tác giả Khoa Triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2003; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội", TS Phạm Văn Nhuận (chủ biên), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004; Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới" của Học viện Chính trị quân sự 15/12/2004.v.v... Tất cả những công trình trên đã tập trung đề cập trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị. Do vậy, tác giả chọn vấn đề "Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị" làm đề tài nghiên cứu của mình là không có sự trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Góp phần tìm hiểu tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng quân đội ta về chính trị trong tình hình hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài: - Chỉ rõ thực chất và biểu hiện của tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. - Đánh giá thực trạng nhận thức, vận dụng tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị hiện nay. 6 - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng vận dụng tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội ta về chính trị hiện nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở thế giới quan phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Chỉ thị của Bộ Quốc phòng. - Cơ sở thực tiễn: Luận văn dựa trên số liệu của các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu khoa học các cấp đã công bố và số liệu điều tra của tác giả luận văn ở một số đơn vị. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật mác xít, kết hợp các phương pháp khác như: lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, điều tra, so sánh và phương pháp chuyên gia. 5. Ý nghĩa của luận văn Đề tài luận văn nghiên cứu có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần làm phong phú và sáng tỏ hơn tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị theo tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu luận văn Bao gồm lời mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 7 Chương 1 THỰC CHẤT TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Với sự nghiệp xây dựng quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện quân đội ta. Trong di sản tư tưởng vô giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, có "Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị". Để góp phần tìm hiểu sâu sắc di sản "Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị" của Người, trước hết chúng ta cần đi sâu nghiên cứu làm rõ cơ sở hình thành của tư tưởng đó với tính cách là kết quả của sự thống nhất biện chứng của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. 1.1.1. Điều kiện khách quan Được Đảng và Bác Hồ trực tiếp tổ chức, xây dựng, lãnh đạo và giáo dục, rèn luyện, quân đội ta đã tỏ rõ là một quân đội cách mạng, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam có sức mạnh vô địch, bách chiến bách thắng, cùng toàn dân tộc viết lên những trang sử vàng chói lọi. Chưa tròn một tuổi, quân đội ta đã cùng toàn Đảng, toàn dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Và ngay sau đó, đã tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm (1945 -1975) đánh thắng hai tên đế quốc to là Pháp và Mỹ giành độc lập cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 8 Ngày nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đang trên con đường xây dựng để trở thành một quân đội nhân dân, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, với cơ cấu tổ chức, quân số hợp lý, lấy xây dựng chất lượng về chính trị làm then chốt thể hiện ở những tiêu chí cơ bản trong xây dựng quân đội mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao; quý trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang; có năng lực chỉ huy và tác chiến thắng lợi trong bất cứ tình huống nào; có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu ngày càng cao, thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia, ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội" [2, tr.186]. Chính là sự quán triệt sâu sắc và vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung mà trong đó có tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị của Đảng ta hiện nay. Tìm hiểu tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị cho thấy: sự hình thành tư tưởng của Người được bắt nguồn từ sự kế thừa di sản tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng quân sự phương Đông, phương Tây. Qua đó rút ra những tư tưởng biện chứng nói chung và tư tưởng biện chứng trong lĩnh vực quân sự, trực tiếp là tư tưởng về tổ chức xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra. Đó là tiền đề lý luận quyết định nhất bước phát triển mới của tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị. Đồng thời, thực tiễn đấu tranh cách mạng sôi nổi, phong phú của cả dân tộc đứng lên giành và giữ vững nền độc lập dân tộc, chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng đất nước 9 đi theo con đường lên chủ nghĩa xã hội hơn 60 năm qua đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận mới cần giải đáp. Và chính Hồ Chí Minh là người đã đáp ứng yêu cầu đó của dân tộc, trong đó có quân đội ta . Trước hết, về sự kế thừa truyền thống xây dựng quân đội của dân tộc. Trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn phải đương đầu với nhiều nước lớn, có tiềm lực mạnh, quân đội có lực lượng đông hơn quân đội của ông cha ta nhiều lần. Bởi thế, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh là yêu cầu tất yếu, một quy luật khách quan của lịch sử quân sự dân tộc. Để chiến thắng những kẻ thù to lớn và hung bạo, gần như hầu hết các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam trong nhiều triều đại đều là các cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân chống xâm lược. Khi có giặc thì vua tôi đồng tâm, trên dưới một lòng, quân với dân cùng một ý chí, quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược. Lực lượng chiến đấu là lực lượng của toàn dân, của cả nước, trong đó quân đội là lực lượng trụ cột. Vì vậy, việc xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, trong đó lấy sự vững mạnh về chính trị tinh thần làm nền tảng luôn luôn được các triều đại quan tâm và đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Điển hình trong lịch sử dân tộc với các triều đại: Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn có những thời kỳ đã xây dựng được quân đội của mình thực sự hùng mạnh, tinh nhuệ, thiện chiến, có tinh thần chiến đấu rất cao, tựa hồ có thể rời non, lấp biển, nuốt trôi cả sao Ngưu, sao Đẩu. Đó là tinh thần của một đội quân "chúng chí thàng thành", "phụ tử chi binh" (Phạm Ngũ Lão); khí thế xung thiên, tinh thần "Sát Thát", quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhà Trần. Lịch sử còn ghi nhớ mãi lời "Hịch tướng sĩ" của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn giáo dục, khích lệ tinh thần tướng sĩ trước giờ ra trận phải biết vì danh dự của nước nhà và của chính mình mà sẵn sàng xả thân. Người lính phải "biết hổ thẹn" khi nước mình, dân mình đang lâm vòng nô lệ. Phải luôn cảnh giác không được phép một phút thờ ơ trước vận mệnh của dân 10 tộc; cần phải tránh lối sống hưởng lạc xa hoa; phải bồi dưỡng tinh thần thượng võ, siêng năng tập dượt cung tên..., Vì vậy, lịch sử dân tộc còn mãi mãi ghi nhớ những tấm gương chiến đấu quả cảm như: Lê Tần, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản v.v... Đó là quân đội của triều đại Lê Sơ, khởi nguồn từ nghĩa quân Lam Sơn, nhưng trên dưới đồng lòng, quyết chí, có mục đích chiến đấu rõ ràng vì dân, vì nước, sử sách còn lưu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", dù phải "nếm mật nằm gai", nguyện đồng tâm diệt giặc "tướng sĩ một lòng phụ tử" / "hoà nước sông chén rượu ngọt ngào"... Đó là quân đội của triều đại Tây Sơn - một đội quân thần tốc, táo bạo, dũng mãnh "đánh cho giặc không còn một chiếc xe, một mảnh giáp quay về, đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ" (Nguyễn Huệ)". Tất cả những truyền thống vẻ vang ấy trong lịch sử xây dựng quân đội của các triều đại phong kiến Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới là: chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam nói chung, và của quân đội nói riêng. Trong "thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô" (1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau" [20, tr.35]. Cũng như hàng loạt các bài nói, bài viết của Người sau này đề cập đến xây dựng quân đội về chính trị đều toát lên tinh thần kế thừa truyền thống xây dựng quân đội trong lịch sử dân tộc ta. Trên con đường hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu nhiều tinh hoa trong tư tưởng quân sự, trong đó có tư tưởng về xây dựng quân đội 11 của nhiều nhà tư tưởng quân sự phương Đông, phương Tây để lại. Ngay nền học vấn đầu tiên mà Hồ Chí Minh đã tiếp xúc là Nho học từ triết lý nhân sinh, chính trị - đạo đức Khổng - Mạnh qua những sách kinh điển như "Tứ thư", "Ngũ kinh", đến những tinh hoa trong truyền thống quân sự Trung Quốc cổ đại khi được Người tiếp thu đã thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa quân sự và chính trị trong tác chiến, xây dựng lực lượng. Mối quan hệ giữa yêu cầu xây dựng kỷ luật của người lính "quân lệnh như sơn" với yêu cầu bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của người làm tướng: mệnh lệnh người chỉ huy phát ra phải đúng, trong mọi công việc phải làm gương, luôn có mối tình thân với người cấp dưới như tình "phụ - tử". Nổi bật nhất trong sự kế thừa tinh hoa tư tưởng quân sự phương Đông của Hồ Chí Minh, là sự tiếp thu tư tưởng của binh pháp Tôn Tử, mưu kế của Khổng Minh. Người đã viết cả một tác phẩm về binh pháp của Tôn Tử làm tài liệu cho quân đội và nhân dân ta học tập trong những năm đầu kháng chiến thực dân Pháp xâm lược. Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều luận điểm của binh pháp Tôn Tử như: "Phép dùng binh của ông Tôn Tử - đánh bằng mưu". Cách đánh giỏi nhất của người làm tướng là "đánh bằng mưu", cách đánh kém nhất là cách đánh vây thành; hay xây dựng quân đội vững mạnh điều cốt yếu nhất của Tôn Tử đưa ra là vấn đề xây dựng nhân cách của người làm tướng thì trong tác phẩm "Phép dùng binh của ông Tôn Tử - Kế hoạch", Người đã trích dẫn ra tư tưởng của ông Tôn Tử: "là tướng, tướng phải có mưu trí, phải được người ta tin cậy, phải tốt với dân và lính, phải gan góc, phải có thái độ nghiêm trang và kỷ luật tề chỉnh. Tướng phải đủ: trí, tín, nhân, dũng, nghiêm" [18, tr.514]. Hoặc trong xây dựng quân đội về chính trị tinh thần, ông luôn đề cao yếu tố chính trị đó là lòng dân yên bình, lòng quân nhất tâm, trăm người như một, đồng tâm nhất trí. Trong tác phẩm "Phép dùng binh", Hồ Chí Minh cũng đã viết: "Ông Khổng Minh nói: trước nhất cốt lấy lòng dân, quân; thứ hai mới cốt lấy thành 12 trì của địch" [18, tr.537] và "người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm tròn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy" [19, tr.232]. Chúng ta không thể làm một sự thống kê hết được những bài viết của Hồ Chí Minh thấm đượm tinh hoa xây dựng quân đội của các học giả phương Đông. Song, cái cốt yếu là tư tưởng quân sự của người phương Đông trong thực tiễn đã thực sự là một cơ sở để Hồ Chí Minh kế thừa, tiếp thu xây dựng nên tư tưởng biện chứng trong xây dựng quân đội ta về chính trị. Về sự kế thừa những tinh hoa tư tưởng quân sự phương Tây, với Hồ Chí Minh: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là khởi điểm và thước đo mọi luận thuyết chân chính. Nguyên lý này đã được chứng thực trong suốt cuộc đời hoạt động sôi nổi của Hồ Chí Minh. Người không bao giờ có sự tả khuynh, hay hữu khuynh trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của người phương Tây, trong đó có tinh hoa tư tưởng quân sự. Bằng sự quan sát tinh tế, óc phân tích, tổng hợp sắc sảo, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra một nghịch lý (ngay tại xứ sở gây tai họa cho dân tộc mình) rằng, không chỉ có một mà có hai nước Pháp; một nước Pháp "hải ngoại", với chính sách cai trị tàn bạo, mang "tâm địa thực dân", nhưng lại rất tạm thời, nhỏ bé, bên cạnh một nước Pháp khác, vĩnh cửu và vĩ đại, "nước Pháp của đại cách mạng 1789, của Công xã Pari, của cuộc kháng chiến chống Đức" với nền văn hoá rực rỡ, ôm ấp trong lòng khát vọng về sự giải phóng con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã không phủ định sạch trơn những tư tưởng quân sự của các học giả và tướng lĩnh tư sản; ngược lại Người đã tiếp thu có chọn lọc những nhân tố tích cực, tiến bộ mà các học giả, tướng lĩnh tư sản đã tiến hành trong xây dựng quân đội của họ để vận dụng vào quá trình xây dựng quân đội ta. Chẳng hạn như quan điểm về xây dựng quân đội của Napôlêông - một danh tướng quân sự nổi tiếng ở nước Pháp thế kỷ thứ XVIII, bỏ qua những hạn chế trong tư tưởng về xây dựng, rèn luyện quân đội của ông ta, Hồ Chí 13 Minh đã tiếp thu nhiều giá trị tích cực như: xây dựng tính kỷ luật nghiêm minh, gương mẫu, sâu sát chăm lo đời sống cho người lính, đề cao vai trò của người chỉ huy... Napôlêông đã từng đề cập nếu ông ta trực tiếp tăng cường cho một mặt trận nào thì giá trị của nó bằng cả một sư đoàn quân. Hoặc quan điểm của Cutudốp một nhà tư tưởng quân sự, một vị tướng lỗi lạc Nga (thế kỷ XVIII); chính ông đã trực tiếp tổ chức chỉ huy quân đội và nhân dân Nga đánh bại sự xâm lược của 50 vạn quân Pháp đập tan mộng bành trướng, bá chủ châu Âu của Napôlêông lúc bấy giờ. Trong xây dựng, giáo dục, rèn luyện quân đội, Cutudốp rất coi trọng nhân tố con người, mà trong đó yếu tố chính trị, tinh thần, tư tưởng được ông hết sức quan tâm. Theo Cutudốp nếu người lính không thực sự an tâm tư tưởng, không có ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách, không đồng tâm hiệp lực, chung sức, chung lòng, đoàn kết nhất trí v.v... thì khi lâm trận sẽ thất bại. Theo ông, người chỉ huy mà không gương mẫu, không đồng cam cộng khổ với người lính, không có bản lĩnh của người cầm quân, không có tài thao lược chỉ huy, thì không chỉ huy được cấp dưới của mình và trong thực tiễn ông đã lấy chính mình làm gương cho cấp dưới noi theo. Hồ Chí Minh, tuy không viết tác phẩm nghiên cứu riêng về tư tưởng quân sự và xây dựng quân đội của các nhà tư tưởng quân sự, tướng lĩnh phương Tây giống như Người viết về Tôn Tử (Phương Đông), song trong hệ thống tư tưởng của Người về xây dựng quân đội và nhất là bằng chính những việc làm thể hiện sự sâu sát, quan tâm tới hoạt động của quân đội và đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, (như: "cưỡi ngựa lên non xem trận địa", đến tận từng mâm pháo, chiến hào của bộ đội v.v...). Điều đó cũng cho chúng ta thấy tinh thần Người đã tiếp thu tinh hoa quân sự trong xây dựng quân đội của các nhà tư tưởng, tướng lĩnh phương Tây điển hình là Napôlêông, Cutudốp như thế nào. 14 Nhưng vấn đề mang giá trị quyết định đến tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị, chính là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Như một sự hẹn trước của lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp là lý luận về xây dựng quân đội của giai cấp vô sản đã hợp lực cùng tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nên nét đặc sắc của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị nói riêng. Trong lịch sử, các nhà tư tưởng tư sản luôn tìm mọi cách để che giấu bản chất giai cấp của quân đội, che giấu thực chất quân đội là công cụ của chính sách đối nội phản động, đối ngoại xâm lược của nhà nước thống trị, bóc lột. Họ cố chứng minh quân đội là một hiện tượng vĩnh viễn, "trung lập về chính trị", "phi giai cấp". Ngược lại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: "Không phải chỉ dưới chính thể quân chủ, quân đội mới là công cụ đàn áp. Nó vẫn là công cụ đàn áp của tất cả các chính thể cộng hoà tư sản, kể cả những chính thể cộng hoà dân chủ nhất" [9, tr.610 ] và "Quân đội của nhà nước tư sản là công cụ vững chắc nhất để duy trì bảo vệ chế độ cũ, là phương tiện quan trọng để đạt được các mục tiêu chính trị phi nghĩa" [7, tr.361]. Quân đội tư sản là công cụ đắc lực của thế lực phản động, là tôi tớ của tư bản" [6, tr.137]. Rõ ràng lý luận mác xít chỉ rõ quân đội tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với giai cấp và nhà nước. Trong đó giai cấp, nhà nước luôn luôn giữ vai trò quyết định đối với quân đội về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chính trị, bản chất giai cấp của nhà nước luôn giữ vai trò quyết định bản chất giai cấp của quân đội do nhà nước đó sinh ra; mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và hệ tư tưởng của quân đội không có gì khác, nó chính là sự thực hiện, quán triệt mục tiêu, lý tưởng, hệ tư tưởng của giai cấp, nhà nước đã sinh ra quân đội. 15 Về tổ chức, giai cấp, nhà nước quyết định đường lối và nguyên tắc tổ chức, xây dựng lực lượng của quân đội, quyết định cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và từng con người trong quân đội, kiểm soát hoạt động của các tổ chức trong quân đội. Cũng từ lý luận mác xít đã chỉ ra quân đội là một hiện tượng chính trị xã hội, là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, nhà nước nhất định nhằm mục đích phục vụ lợi ích của một giai cấp, nhà nước đã tổ chức nuôi dưỡng nó. Bản chất giai cấp của quân đội là bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó. Quân đội do giai cấp, nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng và xây dựng theo đường lối, quan điểm chính trị, quân sự của giai cấp mình. Đó là cơ sở để quân đội trung thành, là công cụ trong bảo vệ lợi ích của giai cấp, nhà nước tổ chức ra quân đội. Trong lịch sử chưa có một quân đội chiến đấu vì lợi ích chung của mọi giai cấp. Vì thế, bất cứ giai cấp, nhà nước nào khi tổ chức ra quân đội cũng đều quan tâm xây dựng, củng cố bản chất giai cấp của nó, làm cho quân đội ấy phục tùng bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế của giai cấp, nhà nước đã tổ chức ra nó. Có thể nói, mọi giai cấp, nhà nước tổ chức ra quân đội đều tập trung chăm lo xây dựng quân đội về chính trị, đều hướng việc xây dựng quân đội về chính trị theo chính trị của giai cấp mình. Do đó, các kiểu quân đội khác nhau thì chính trị khác nhau. Song, chính trị của kiểu quân đội nào cũng đều phản ánh trung thành lợi ích cơ bản của giai cấp, nhà nước đã sinh ra và nuôi dưỡng nó. Không có và không thể có quân đội "siêu giai cấp", "đứng ngoài chính trị". Những thủ đoạn đòi "phi chính trị hoá" quân đội các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) thực chất nhằm chuyển hoá chính trị vô sản của quân đội các nước này sang lập trường chính trị tư sản. Quân đội của giai cấp vô sản là quân đội kiểu mới khác hẳn về chất so với tất cả các kiểu quân đội trước đây. Quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản tất yếu phải mang bản chất của giai cấp công nhân, bản chất cách mạng sâu 16 sắc, và là công cụ bạo lực sắc bén của giai cấp và nhà nước vô sản. Quân đội vô sản lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, cùng mọi áp bức, bất công, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo theo nguyên tắc: tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Thực hiện nguyên tắc tổ chức Đảng lãnh đạo đi đôi với chế độ một người chỉ huy trong toàn quân. Thực hiện trọn vẹn các chức năng, nhiệm vụ của một quân đội cách mạng vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Quân đội của giai cấp vô sản là một quân đội có kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Mọi quan hệ quân nhân đều trên cơ sở bình đẳng về lợi ích, đồng cam cộng khổ vì sự nghiệp chung của cách mạng vô sản. Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trở thành những con người ưu tú tiêu biểu hội tụ đầy đủ phẩm chất năng lực của người quân nhân cách mạng vừa có "đức", vừa có "tài" của người cộng sản chân chính... Tất cả các nội dung trên đây đã được Lênin đề cập và thực thi trong quá trình xây dựng "Hồng quân Công nông" của nước Nga xô viết, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới. Lý luận về xây dựng quân đội của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã đề cập khẳng định sức mạnh chiến đấu của quân đội là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần đảm bảo cho quân đội hoàn thành mọi nhiệm vụ mà giai cấp, nhà nước tổ chức ra nó giao cho. Trong hệ thống các yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội thì yếu tố chính trị, tinh thần luôn đóng vai trò cơ bản, quyết định nhất trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Các nhà kinh điển đã khẳng định: "Cố nhiên vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí: lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng" [10, tr.25] và "suy cho cùng sự 17 thắng lợi hay thất bại của cuộc chiến tranh phụ thuộc vào tâm trạng của người lính đổ máu trên chiến trường" [8, tr.147]. Vì vậy, cần đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội về chính trị, nhất là củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, coi đó là vấn đề sống còn của quân đội cách mạng. Đó là nguyên lý nhất cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Tất cả các luận điểm mác xít về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản đã được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào quá trình tổ chức, xây dựng, giáo dục, rèn luyện, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta. Song, còn một vấn đề nữa thường xuyên tác động tới sự hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị đó là sự đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người khẳng định, cách mạng bạo lực là con đường duy nhất đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Do đó, phải quán triệt quan điểm bạo lực. Phải sử dụng bạo lực cách mạng có tổ chức, mà nòng cốt là phải xây dựng được một quân đội cách mạng vững mạnh về chính trị, để đập tan bạo lực phản cách mạng của bọn thực dân, phong kiến, của bọn thực dân, đế quốc, phong kiến tay sai phản động. Đồng thời, từ thực tiễn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta phải đương đầu với các đội quân xâm lược nhà nghề có tiềm lực mạnh cả về kinh tế và quân sự, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Ngược lại, điều kiện kinh tế, quân sự nước ta còn nghèo, lạc hậu. Quân đội ta còn non trẻ, trang bị vũ khí còn quá thô sơ (nhất là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp). Vì vậy, cần phải phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong xây dựng quân đội để bù vào sự thiếu thốn về vật chất, vũ khí, trang bị của quân đội ta. Mặt khác, từ thực tiễn chiến đấu của quân đội ta với ý chí quyết tâm: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", "Không có gì quý hơn độc lập tự do", quân đội ta đã ra quân là đánh thắng, từ một quân đội non trẻ với 34 18 chiến sĩ của những ngày đầu mới thành lập trở thành một quân đội "bách chiến, bách thắng". Hồ Chí Minh đã nhận diện chính xác từ sự đòi hỏi khách quan của thực tiễn cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành nền độc lập và kháng chiến chống kẻ thù xâm lược bảo vệ nền độc lập để tiến hành tổ chức xây dựng quân đội ta vững mạnh toàn diện, trong đó sự vững mạnh về chính trị là then chốt. Tư tưởng biện chứng của Người trong xây dựng quân đội ta về chính trị cũng bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan đó. Tới đây chúng ta có thể khẳng định tiền đề khách quan cho sự ra đời tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị hết sức phong phú, đa dạng. Song, yếu tố mang tính chất quyết định nhất là lý luận Mác - Lênin về xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp vô sản mà Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng quân đội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong suốt quá trình đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. 1.1.2. Nhân tố chủ quan Tư tưởng bao giờ cũng là của con người, do con người sáng tạo, khái quát trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta không đề cập đến vai trò nhân tố chủ quan trong sự hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị. Đó là những phẩm chất nhân cách của một con người vĩ đại - Hồ Chí Minh, cơ sở của nhân tố chủ quan hợp thành những tư tưởng biện chứng trong xây dựng quân đội về chính trị đó. Nhân cách Hồ Chí Minh bắt nguồn từ một dân tộc, khởi điểm từ một con người, hoàn thiện dần trong đời sống cách mạng. Nhân cách ấy chính là lòng yêu nước thương nòi và niềm tin sắt đá vào sức mạnh của nhân dân. Nhân cách 19 của Người là nhân cách của bậc "đại nhân, đại trí, đại dũng", sự thiên tài của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét trong hệ thống tư tưởng của Người nói chung, trong đó có tư tưởng biện chứng trong xây dựng quân đội về chính trị. Đánh giá về sự thiên tài của Người, Ông L.Xan-gô, Giáo sư Văn học Hunggari viết: "Ngày nay, trong phong trào cộng sản không có nhân vật lịch sử nào có tầm vóc có thể so sánh được với Hồ Chí Minh. Đó là tầm vóc của một con người có phẩm giá mà tên gọi gợi lên một lòng kính trọng bất di bất dịch của không những bè bạn mà cả những đối thủ của Người. Đó là tầm vóc những hoạt động mà với tư cách là nhà cách mạng và nhà chính khách, Người đã được mọi người tôn kính khi còn sống cũng như sau khi người mất, không những ở đất nước của Người mà cả trên toàn thế giới" [31, tr.78]. Hồ Chí Minh là một con người sống có hoài bão, có lý tưởng cách mạng cao cả, có bản lĩnh kiên định, có khí tiết kiên cường trong đấu tranh thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn. Người là một con người có phương pháp tư duy biện chứng mác xít uyên thâm, Người đã chỉ ra giá trị đặc sắc của học thuyết Mác là ở phương pháp xem xét, xử lý công việc, lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Người là một con người đặc biệt thông minh, ham học hỏi, sắc sảo, nhạy bén với cái mới, có tư duy độc lập sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng, nghị lực phi thường, đầu óc thực tiễn, thiết thực cụ thể v.v... Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Những phẩm chất ấy càng được rèn luyện phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa vô vàn lý thuyết, học thuyết khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Người đã tìm hiểu, phân tích, tổng kết, khái quát, tìm ra bản chất, quy luật hình thành những luận điểm và có những quyết định đúng đắn, sáng tạo" [5, tr.26] trong chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Việt Nam nói chung, trong tổ chức, xây dựng quân đội về chính trị nói riêng. 20 Hồ Chí Minh là một con người có vốn tri thức quân sự sâu rộng, luôn nắm bắt được nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi, tác phong của Người luôn sâu sát với thực tiễn. Những hình ảnh: Người trực tiếp ra mặt trận, đi thăm hỏi động viên thương bệnh binh, đắp chăn cho bộ đội v.v... không những là hình ảnh của một con người bình thường sâu sát trong hoạt động thực tiễn, mà đó thực sự là hình ảnh cảm động của một Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang. Chính tình cảm cao cả của Hồ Chí Minh giành cho quân đội ta đã trở thành một động lực trực tiếp trong xây dựng quân đội về chính trị. Quân đội nhân dân Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đã trưởng thành lớn mạnh không ngừng, trở thành một quân đội bách chiến, bách thắng; trước những sự biến động của thời cuộc vẫn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng của mình, trung thành vô hạn với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước, chế độ, và con đường cách mạng xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn. Lớp lớp cán bộ, chiến sĩ trong quân đội luôn luôn được nhân dân tin yêu, xứng danh "Bộ đội Cụ Hồ". Tóm lại, sự ra đời của tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội ta về chính trị là sự hội tụ đầy đủ của cả những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của thiên tài Hồ Chí Minh. Vì vậy, có thể nói tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị không phải đơn thuần là sự vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng mác xít, tư tưởng xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp vô sản vào điều kiện cụ thể ở nước ta. Mà ngay trong bản thân tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong xây dựng quân đội về chính trị đã có sự kết hợp hữu cơ giữa nguyên lý cơ bản triết học và tư tưởng quân sự mác xít với truyền thống tinh hoa xây dựng quân đội trong lịch sử Việt Nam và nhân loại, cũng như tư duy chiều sâu khoa học, nhãn quan chính trị uyên bác mẫn tiệp của Hồ Chí Minh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng