Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và sự tồn tại của n...

Tài liệu “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và sự tồn tại của nó ở Việt Nam hiện nay

.PDF
23
1
140

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 Học viện Ngoại giao ---------***---------- TIỂU LUẬN Môn học: Triết học Mác-Lênin Đề tài: “Tam giáo đồng nguyên” trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và sự tồn tại của nó ở Việt Nam hiện nay lOMoARcPSD|15547689 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................2 Chương I: Cơ sở lý luận của “Tam giáo đồng nguyên”................................2 1.1. Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên”....................................................2 1.2. Nguyên nhân, hoàn cảnh ra đời của “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam.........................................................................................................2 Chương II: Tam giáo đồng nguyên trong xã hội phong kiến Việt Nam.......5 2.1. “Tam giáo đồng nguyên” thời Lý - Trần..............................................5 2.2. “Tam giáo đồng nguyên” thời Lê - Nguyễn.........................................8 2.3. “Tam giáo đồng nguyên” cuối XIX - đầu XX....................................10 Chương III. “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam hiện nay....................14 3.1. Giá trị của các tôn giáo với xã hội Việt Nam.....................................14 3.2. Một số đánh giá về “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam hiện nay .......................................................................................................................16 C. KẾT LUẬN....................................................................................................18 A. MỞ ĐẦU 1 lOMoARcPSD|15547689 Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, đều theo đuổi mô hình “tới hiện đại từ truyền thống”, tức phát triển đất nước dựa trên những đặc tính của bản sắc dân tộc. Có thể ví hiện đại như khối óc, còn văn hóa truyền thống tựa như trái tim và đôi chân của một quốc gia dân tộc trên con đường phát triển của quốc gia dân tộc đó. Từ cách tiếp cận văn hóa - tôn giáo, chúng ta không hoài nghi khi khẳng định văn hóa truyền thống Việt Nam về bản chất là văn hoá tôn giáo, dựa trên các nền tảng tinh thần của Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo, gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Tôn giáo là hạt nhân của văn hóa, kiến tạo nên văn hoá. Hiểu về tôn giáo cũng là cách để ta tự trau dồi thêm những kiến thức về văn hóa của dân tộc mình. Trong trường hợp của Việt Nam, “Tam giáo đồng nguyên” được duy trì từ xã hội phong kiến cho đến ngày nay, tạo nên những rường cột quan trọng trong quá trình hình thành văn hóa dân tộc. Nghiên cứu về sự hình thành, dung hợp và phát triển của “Tam giáo” không chỉ củng cố những hiểu biết về truyền thống văn hóa của người Việt mà còn nâng do tinh thần dân tộc, kiến tạo nên nội lực vững chắc cho quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, tôn giáo là sức mạnh. Với các quốc gia đa dân tộc, có nhiều tôn giáo sống đan xen thì việc xác định rõ đặc điểm, tính chất của tôn giáo trong từng thời đại càng có ý nghĩa quan trọng. Tìm hiểu, nghiên cứu về “Tam giáo đồng nguyên” sẽ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề thực tiễn này. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa là chìa khóa giúp các tôn giáo có cơ hội, điều kiện khách quan để thâm nhập và lan tỏa ra khắp thế giới. Từ đây bắt đầu xuất hiện sự đan xen, du nhập, tiếp biến văn hóa tôn giáo giữa các quốc gia với nhau. Lúc này, ba rường cột tôn giáo - “Tam giáo đồng nguyên” sẽ là nhân tố góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của Việt Nam trong quá trình giao lưu và hội nhập phát triển. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 lOMoARcPSD|15547689 Chương I: Cơ sở lý luận của “Tam giáo đồng nguyên” 1.1. Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên” Cần nói trước rằng, “Tam giáo đồng nguyên” là một trong số những quan điểm được đề xuất khi nghiên cứu về đặc trưng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số quan điểm cho rằng Việt Nam thuộc cộng đồng các quốc gia Phật giáo (như Lào, Campuchia, Thái Lan…) hay chịu ảnh hưởng của Nho giáo (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Khái niệm “Tam giáo đồng nguyên” được lý giải như sau: “tam giáo” hay ba tôn giáo bao gồm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo: “đồng nguyên” tức cả ba tôn giáo đều có chung một gốc, đều là bản nguyên, là nền tảng tư tưởng của dân tộc (“đồng”: cùng với nhau; “nguyên”: gốc). “Tam giáo đồng nguyên” nhấn mạnh việc ba tôn giáo này hòa hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Hình ảnh “Tam giáo tổ sư” với với Thích Ca Mâu Ni (Phật giáo) ở giữa, Lão Tử (Đạo giáo) bên trái và Khổng Tử (Nho giáo) bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt. GS. TS Đỗ Quang Hưng nhận xét: “Có thể nói rằng, ở Việt , thách đố về bản sắc văn hóa vẫn là cơ bản nhất, phổ biến nhất. Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn giữ trong tâm thức của mình về truyền thống “Tam giáo đồng nguyên” đạo nào cũng tốt” 1. Đánh giá này một lần nữa khẳng định được vị trí của “Tam giáo đồng nguyên” trong lòng dân tộc. Đây được xem là các tôn giáo bản sắc của Việt Nam. Trong đó, Phật giáo giữ vai trò là cơ sở, chất “dung môi” để hòa trộn hai yếu tố còn lại. 1.2. Nguyên nhân, hoàn cảnh ra đời của “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam 1.2.1. Trên cơ sở những nét tương đồng trong đặc điểm về “địa - văn hóa” của Việt Nam với Đông Á nói chung và Trung Hoa nói riêng Không thể phủ nhận được rằng, các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng từ hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ, đặc biệt là những ảnh hưởng của tôn giáo. “Là quốc gia đa tôn giáo, tín 1 Đỗ Quang Hưng, Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Sđd, tr.65 3 lOMoARcPSD|15547689 ngưỡng, Việt Nam dĩ nhiên cũng là một quốc gia đa văn hóa tôn giáo. Sự du nhập của Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo vào Việt Nam đã truyền đến quốc gia này nhiều yếu tố của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ” (Nguyễn Quang Hưng).”2 Điều này được lý giải bởi một số yếu tố ngoại cảnh như địa lý - Việt Nam nằm trong khu vực châu Á, gần Ấn Độ và giáp với Trung Hoa; lịch sử 1000 năm Bắc thuộc của phong kiến Trung Hoa. Sự gặp gỡ và dung hợp của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa ở nước ta đã dần hình thành nên những căn tính trong văn hóa của người Việt. Trên cơ sở này, ta nhận thấy được Việt Nam có những đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp. Tóm lại, dân tộc ta đã chắt lọc, kế thừa những tinh hoa của cả hai nền văn mình lớn của nhân loại, “Đại Việt hóa” để chúng vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tồn tại bền bỉ với thời gian. Dựa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á trong nông nghiệp, các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo khi đi vào nước ta đã được biến đổi để trở nên phù hợp hơn với văn hóa nói chung và văn hóa tôn giáo nói riêng của Việt Nam. Dù khác nhau về nội dung, hình thức, lý tưởng song mỗi tôn giáo đều dần dần ăn sâu và cắm rễ vào mảnh đất Đại Việt. Cùng với văn hóa bản địa, các tôn giáo này đã dần hòa nhập với truyền thống, hòa hợp và thống nhất lẫn nhau, từ đó tạo nên “Tam giáo đồng nguyên” mà ta vẫn thường nhắc đến. 1.2.2. Trên cơ sở những nhu cầu về chính trị, tư tưởng, văn hoá của nhân dân Việt Nam TS. Vũ Thị Thanh Thảo nhận xét: “Sự dung hợp của Nho, Phật, Đạo có tính chất sơ khai, cạnh tranh, kết hợp và đồng hành với nhau - một quy luật của sự giao lưu và tiếp biến văn hoá, trên cơ sở truyền thống văn hoá Việt Nam.” Ta có thể lý giải nhận định này khi soi chiếu vào các yếu tố chính trị, tư tưởng và văn hóa của nhân dân Đại Việt. Đứng trước yêu cầu củng cố và xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập, thống nhất và hùng mạnh về cả văn hóa, chính trị, kinh tế và quân sự để chống lại vó ngựa của phong kiến phương Bắc, nhà nước ta tiến đến việc thống nhất tư 2 Nguyễn Quang Hưng, Tôn giáo và Văn hóa “Lý thuyết cơ bản và giải pháp định hướng khai thác các giá trị văn hóa tôn giáo phục vụ phát triển xã hội Việt Nam hiện nay”, Nxb Tri thức, tr.362 4 lOMoARcPSD|15547689 tưởng để từ đó hình thành sự dung hợp, hòa hợp, thống nhất giữa yếu tố văn hóa bản địa và yếu tố văn hóa du nhập từ bên ngoài. Cùng với các yếu tố văn hóa bản địa, các đặc trưng trong chính trị - xã hội, Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo lần lượt trở thành những nhân tố tinh thần tiêu biểu có tác động đến đời sống xã hội, chính trị xuyên suốt các triều đại phong kiến tại Việt Nam. Chính vì những yêu cầu về chính trị của các triều đại phong kiến vậy mà hình thành nên quan niệm “Tam giáo đồng nguyên”. Ví dụ: Các triều đình tổ chức những kỳ thi tam giáo để tìm ra những hiền tài thông thạo cả ba giáo lý đứng ra giúp nước. Hay: Thời Đinh, Lê, Lý Trần, nhiều nhà sư đồng thời cũng là đạo sĩ. Nhiều nhà Nho ở Việt Nam cũng mang nặng triết lý đạo Phật như Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Nguyễn Du (1765-1820), Hàn Mặc Tử (19121940)... Người Việt ta nhận ra rằng, ba tôn giáo này mới trông thì khác nhau song nhiều khi thì chỉ là những cách trình bày, diễn đạt khác nhau nhằm đến cùng mục tiêu cuối cùng. Do đó, “Tam giáo", đúng như với định nghĩa xuất phát từ một gốc, không mâu thuẫn đối chọi nhau mà ngược lại, còn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Điều này thể hiện rõ ở vị trí của tôn giáo trong lối sống của người Việt: Nho giáo tập trung xây dựng, quản lí xã hội sao cho quy củ; Đạo giáo chăm sóc thể xác con người sao cho mạnh khỏe, không bệnh tật; Phật giáo rèn luyện tâm tính con người sau cho thoát khỏi những khổ đau. Bởi vậy mà người dân cầu đến “Tam giáo", áp dụng chúng trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Ví dụ: Khi trai trẻ thì ra sức học Nho để cứu nước, khi khổ ải thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi gặp bệnh tật ốm đau thì mời đạo sĩ trừ tà. Hay: Để tiếp nhận kiến thức Phật giáo từ Trung Hoa, các nhà sư buộc phải học chữ Hán, do đó cũng dần dần mà tinh thông Nho học. Những biểu hiện này một lần nữa khẳng định rõ nét và sâu sắc hơn những ảnh hưởng của “Tam giáo đồng nguyên" lên đời sống tinh thần của người Việt. 5 lOMoARcPSD|15547689 Chương II: Tam giáo đồng nguyên trong xã hội phong kiến Việt Nam 2.1. “Tam giáo đồng nguyên” thời Lý - Trần 2.1.1 Biểu hiện của việc dung nạp tam giáo thời Lý - Trần 2.1.1.1 Phật giáo Phật giáo đặc biệt phát triển dưới thời Lý - Trần. Trong hoàn cảnh đất nước non trẻ bị đe dọa bởi vó ngựa các thế lực phong kiến phương Bắc, Phật giáo được xem là chìa khóa trong việc cai trị và xây dựng kỉ cương chính trị của đất nước. Đương thời tầng lớp phong kiến cầm quyền phần đa xuất thân từ chỉ huy quân sự ít học nên các nhà sư vừa giỏi Phật và biết Nho trở thành những hiền tài cần thiết cho triều đại. Có thể kể đến một số nhà sư như Pháp Thuận, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Nguyễn Minh Không. Mặt khác, Đại Việt lúc này đang cần một điểm tựa về ý thức và Phật giáo được xem là phù hợp hơn cả. Điều này được lý giải như sau: trong khi Phật giáo hướng tới việc độc lập dân tộc của Đại Việt cả về chính trị - xã hội và văn hóa với những bản sắc riêng, tránh bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc thì tầng lớp Nho sĩ lại đang quay trở lại với quỹ đạo của văn hóa Trung Hoa Khổng giáo. “Các nho sĩ được tuyển chọn vào phụng sự quốc gia thường có khuynh hướng Bắc hóa, muốn thay đổi pháp độ cho giống Trung Quốc.”3 Vậy tại sao Phật giáo lại được triều đình thời Lý - Trần trọng dụng và có nhiều nhà sư tham gia vào công việc triều chính như vậy? Có bốn nguyên nhân chính như sau: Một là, các nhà sư là những người có học thức cao, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với nhân dân quần chúng, hiểu được những khổ đau của họ Hai là, các nhà sư không có ý định tranh giành quyền bính Ba là, khác với các nhà nho, các nhà sư không câu nệ vào thuyết trung quân, có thể phục vụ bất cứ vị vua nào Bốn là, các vua đều tôn trọng sự tham vấn của nhà sư. Dưới thời nhà Lý, Phật giáo đã đóng góp nhiều thành tựu cho phong hóa và văn hóa Việt Nam. Các thiền sư chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc 3 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Sđd, tr.484 6 lOMoARcPSD|15547689 Việt Nam độc lập với Trung Hoa, các vua có học thức cao hơn và từ bi, độ lượng với dân hơn. Chúng ta cũng chứng kiến vai trò to lớn của Phật giáo trong một số lĩnh vực như kiến trúc, mĩ thuật. Dưới thời Lê Thánh Tông, Phật đản trở thành một quốc lễ lớn. Về thời Trần, đỉnh cao của Phật giáo thời kỳ này là việc thành lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạt tới đỉnh cao ở thời kỳ thiền sư Pháp Loa (1284-1330)4. Số tăng sĩ thời điểm này đạt khoảng 30.000 người. Nhiều chùa chiền trong cả nước đã được dân chúng tập trung xây dựng. 2.1.1.2 Nho giáo Thời Lý - Trần, Nho giáo trở thành công cụ thiết yếu cho quá trình xây dựng thiết chế theo mô hình Đông Á Trung Hoa của nhà nước quân chủ tập quyền. Biểu hiện đậm nét của Nho giáo ở thời kỳ này là chế độ khoa cử. Điều này lý giải vì sao dù Phật giáo đặc biệt chiếm ưu thế song các vua vẫn cần đến sự bổ trợ của Nho giáo. Vua Trần Thái Tông lưu tâm rằng: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đủ biết đạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên thánh mà truyền lại cho đời…” Dưới thời Lý, Nho giáo chỉ giữ một vị trí khiêm tốn. Văn Miếu được xây dựng năm 1070, là nơi dạy học cho con các vua quan trong triều đình. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh đầu tiên và đến 1076 thì mở trường Quốc Tử Giám. So với thời Lý thì đến thời Trần, Nho giáo và Nho học phần nào khởi sắc hơn. Nhiều trường Nho học được mở, tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển với nhiều gương mặt nổi bật như Lê Văn Hưu, Trạng Hiền, Mạc Đĩnh Chi… hay Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật. 2.1.1.3 Đạo giáo Nguyễn Duy Hinh nhận định: “Đạo giáo trở thành một tôn giáo trong tam giáo thời Lý Trần. Nhưng đến thời Lê Nguyễn thì Đạo giáo không còn là một tôn giáo nữa mà bị nát vụn ra thành Đạo giáo dân gian.”5 Dưới thời Lý, các đạo sĩ giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh ở triều đình, bằng việc làm các lễ tống trừ ma quỷ vào các dịp lễ hay làm phép cầu đạo. Một số những Đạo sĩ nổi tiếng thời Lý có thể kể đến là Thông Huyền đạo nhân, Giác Hải thiền sư… 4 Người kế nghiệp Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử 5 Nguyễn Duy Hinh, “Những biểu hiện của Đạo giáo ở Việt Nam hiện nay”. Trong: Nguyễn Duy Hinh, Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.961-970 7 lOMoARcPSD|15547689 Sau khi nhà Trần lên ngôi, Trần Thủ Độ đã cho các đạo sĩ phong thuật đi yểm khắp sông núi cả nước, dùng phép thuật để trấn yểm, trừ tà. Điều này chứng tỏ rằng Đạo giáo đã có chỗ đứng khá vững chãi trong xã hội đương thời. 2.1.2. Mối quan hệ tam giáo đồng nguyên thời Lý Trần Nhìn chung, Phật giáo giữ được vai trò then chốt trong văn hóa, chính trị và xã hội xuyên suốt các triều đại thời Lý - Trần. Song càng về cuối triều Trần, Phật giáo càng suy giảm và không còn đảm đương được vai trò quốc giáo. Điều này được Nguyễn Lang6 lý giải như sau: Thứ nhất, đó là nguyên nhân nội tại của Phật giáo thời Trần. Số lượng tăng sĩ quá đông thời kỳ này đã khiến các nhà sư, các chùa chiền không còn kiểm soát được chất lượng tu thiền, học đạo hay gây dựng các thế hệ học trò kế nghiệp. Điển hình là thiền phái Trúc Lâm kể từ sau Huyền Quang (1254-1334) 7cũng bắt đầu đi xuống. Việc tu hành của các tăng ni thời kỳ này bị sao nhãng vì một bộ phận không nhỏ các nhà tu hành trở nên bị tha hóa, không còn như trước. Thứ hai, thời cuối Trần đã có xuất hiện một số xung đột, tranh chấp giữa Nho giáo và Phật giáo. Hai khuynh hướng chính trị này tranh giành nhau ác liệt. Trong khi Phật giáo chủ trương dung hợp với các yếu tố văn hóa khác, thì Khổng giáo, nhất là Tống Nho, lại chủ trương độc tôn. Mặt khác, ảnh hưởng của Nho thần trong triều đình từ khi Hồ Quý Ly - một người không sùng Phật giáo lên ngôi lại càng lớn. Trong bối cảnh khu vực đương thời, nhà Tống và nhà Minh ngày càng phát triển Khổng giáo và điều này tác động không nhỏ tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.8 Điều này dẫn đến việc đến đầu thế kỷ XV, Nho giáo thay thế Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, còn Phật giáo và Đạo giáo vẫn tiếp tục phát triển dù đã lùi ra khỏi vũ đài chính trị và phát triển trong lòng nhân dân. Trường hợp của Phật giáo vào cuối thời Trần cho thấy bài học quý giá rằng: “Một giáo hội dựa quá nhiều trên thế lực triều đình để phát triển mà không 6 Bút danh của nhà sư Thích Nhất Hạnh 7 Nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa ở Đại Việt thời Trần 8 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Sđd, tr.484 8 lOMoARcPSD|15547689 biết quay về tìm thế đứng trong dân gian, thì một khi sự ủng hộ của triều đình không còn, giáo hội ấy hẳn nhiên sẽ thiếu lưng tựa và hiện tượng suy đồi là chuyện hiển nhiên phải tới.”9 2.2. “Tam giáo đồng nguyên” thời Lê - Nguyễn 2.2.1 Biểu hiện của việc dung nạp tam giáo thời Lê - Nguyễn 2.2.1.1. Phật giáo Thời Lê, với việc Nho giáo lên ngôi, triều đình chủ trương kỳ thị Phật giáo tới mức trạng nguyên Lương Thế Vinh vì sùng Phật mà không được ghi trong Văn miếu. Có thể nói, triều Hậu Lê được xem như là triều đại mà Phật giáo suy đồi nhất kể từ khi Đại Việt giành lại độc lập từ tay phong kiến phương Bắc đến thế kỷ 15 - 16. Giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, Phật giáo có nhiều chuyển đổi sâu sắc. Khi vai trò của Nho giáo không còn mạnh như thời Lê Trung Hưng thì đây lại là cơ hội để chấn hưng, phục hồi Phật giáo. Giai đoạn này nhiều chìa chiền được xây mới như chùa Thiên Mụ (Huế), Hương Tích (Hà Tây)... Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều có các thiền sư đóng vai trò quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo, có thể kể đến như thiền sư Chân Nguyên (Đàng Ngoài) và thiền sư Liễu Quán (Đàng Trong). Giai đoạn này, Đại Việt cũng bắt đầu có sự du nhập của một số môn phái Phật giáo mới như Tào Động do thiền sư Thủy Nguyệt (1636-1704) sau ba năm đi du học ở Trung Hoa mang về. Tóm lại, dưới thời Lê - Nguyễn, Phật giáo đã không còn đóng vai trò chủ đạo trên vũ đài chính trị mà rút lui về sinh hoạt, tu tập ở các thiền môn và ảnh hưởng chủ yếu trong đời sống dân gian. 2.2.1.2. Nho giáo Dưới thời Hậu Lê, nền văn hóa dân tộc của Đại Việt bị thống chiếm với văn hóa giáo điều và từ chương của Tống Nho. Nho học chiếm vai trò chủ đạo trong tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong suốt giai đoạn này. Dưới thời nhà Nguyễn, Nho giáo trở thành công cụ đắc lực cho các triều đình trong việc trị nước, thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Nhà Nguyễn đề cao tư 9 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Sđd, tr.353 9 lOMoARcPSD|15547689 tưởng Nho giáo với mục đích khẳng định vị thế và quyền lực của vương triều cũng như các tầng lớp vua quan, quý tộc. Trong bối cảnh đó, nhà Nguyễn ra sức cho chấn hưng Nho giáo trong cả nước. Các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, Nho giáo đều giữ vai trò độc tôn trong xã hội. Biểu hiện nổi bật nhất của Nho giáo trong giai đoạn này là việc nâng cao giáo dục, trọng người hiền tài. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia.” (Thân Nhân Trung10). Đồng thời, triều đình cũng duy trì và phát triển hoạt động của hai cơ quan giáo dục chính là Quốc Tử Giám và Quốc Sử Quán và thống nhất chế độ thi cử. 2.2.1.3. Đạo giáo Khác với thời Lý - Trần, Đạo giáo được xem như một tôn giáo độc lập trong hệ thống tam giáo, dưới thời Lê - Nguyễn, Đạo giáo không còn là một tôn giáo nữa mà bị nát vụn ra thành Đạo giáo dân gian. Dưới thời Hậu Lê, Đạo giáo không có nhiều biến chuyển rõ nét. Chỉ tới thời Nguyễn, khi triều đình cho điều chỉnh các điều kiện tu hành, nhiều giá trị triết lý, lý tưởng của Đạo giáo mới lại có cơ hội để tiếp cận nhận thức của các tầng lớp trong xã hội. Nhiều nơi trên cả nước xuất hiện hàng loạt đền miếu và đạo quán, được triều đình chu cấp kinh phí để tiến hành xây dựng hoặc trùng tu. Một số công trình đạo quán tiêu biểu trong giai đoạn này là: Đền Bạch Hổ (Quảng Ngãi)11, Đền Thượng (Ninh Bình)12, Miếu Hỏa Thần (Hà Nội)13... 2.2.2. Mối quan hệ “Tam giáo đồng nguyên” thời Lê - Nguyễn Chuyển biến đậm nét nhất của “tam giáo đồng nguyên" trong giai đoạn này là Nho giáo trở thành hạt nhân chi phối trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và chính trị. Phật giáo, Đạo giáo chuyển xuống vị trí thứ yếu trong tam giáo. Dưới thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, ở một mức độ nhất định, đều để tâm tới việc phát triển Phật giáo. Ví dụ: Gia Long cho tu bổ chùa Thiên Mụ 10 Một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông 11 Thờ thần là con Cọp trắng 12 Thờ Đinh Tiên Hoàng 13 Thờ thần Lửa 10 lOMoARcPSD|15547689 Hay: Minh Mạng sắc dựng lại chùa Thánh Duyên vốn do chúa Nguyễn Phúc Chu lập và bị phá hủy trong cuộc chiến Tây Sơn. Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, phong trào Cần Vương tuy do các sĩ phu (Nho sĩ) phát động nhưng cũng có không ít tăng ni, Phật tử tham gia. Hai nhà yêu nước là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu cũng kêu gọi Phật tử tham gia các phong trào yêu nước. Hai ông vốn là những nhà Nho, nhưng thức thời đều thể hiện sự vị nể đối với Phật giáo. Phan Chu Trinh đặc biệt ủng hộ các phong trào trấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. 2.3. “Tam giáo đồng nguyên” cuối XIX - đầu XX 2.3.1. Biểu hiện của việc dung nạp “Tam giáo đồng nguyên” cuối XIX đầu XX 2.3.1.1. Phật giáo Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối XIX - đầu XX xảy ra nhiều biến động lớn, nhất là sự khủng hoảng và suy vong của triều Nguyễn, sự xâm lăng của thực dân Pháp, biến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, Phật giáo bắt đầu suy yếu. Xuất hiện thực trạng các tăng ni, Phật tử rơi vào con đường cờ bạc, rượu chè, mê thanh sắc. Số đông tăng già thì chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước, trụ trì, sắc tứ… Các nhà sư không còn được trọng vọng như trước mà chỉ làm tay sai cho các bậc quan quyền, vua chúa. Trước tình hình đó, nhiều tăng sĩ trong nước đã khởi xướng lên phong trào trào chấn hưng Phật giáo nhằm cải biến, củng cố vị trí của Phật giáo cũng như góp sức vào phong trào yêu nước của dân tộc. “Phật pháp suy đồi, Tăng đồ thất học và không đoàn kết. Cho nên, muốn chấn hưng Phật giáo phải thực hành 3 việc: chỉnh đốn Tăng già; kiến lập Phật học đường và diễn dịch, xuất bản kinh sách Việt ngữ” (Hòa thượng Khánh Hòa14). Thực chất, từ những năm đầu thế kỉ XX, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng xuất hiện các cuộc chấn hưng Phật giáo. Khởi đầu là phong trào chấn hưng Phật học ở Ấn Độ do cư sĩ David Hewavitarane khởi 14 Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (1973) 11 lOMoARcPSD|15547689 xướng. Ở Trung Hoa, cư sĩ Dương Nhân Sơn, Âu Dương Tiệm, Mai Quang Hy, Thích Nhân Sơn phát động trấn hưng Phật giáo để phục vụ công tác nghiên cứu Phật học. Tương tự, ở Nhật Bản, Miến Điện, Sri Lanca cũng có những cuộc chấn hưng Phật giáo với mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, phong trào chấn hưng Phật giáo đã cho thấy không ít nỗ lực. Nhiều cao tăng trong nước đã tích cực kêu gọi việc nghiên cứu, lý giải kinh điển và giáo lý Phật giáo, cũng như tìm cách để phát triển, giáo dục có quy mô nhằm đào tạo Tăng tài phụng sự cho Giáo hội và đất nước. Nghiên cứu Phật học được thúc đẩy rõ rệt. Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học thành lập năm 1931. Ở Bắc Kỳ, Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934. Nhiều tạp chí về Phật học được phát hành trong cả nước như Từ Bi âm (1932), Viên âm (1933(, Tiến Hóa (1938), Đuốc Tuệ (1935)... Tóm lại, công cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỉ XX có thể coi là một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. 2.3.1.2. Nho giáo Bước qua thời kỳ đỉnh cao, Nho giáo những năm cuối XIX - đầu XX hoàn toàn sụp đổ. Pháp xâm chiếm nước ta, nhà nước phong kiến không còn quyền uy đã khiến cho vị trí của Nho giáo trong xã hội ngày càng bị thu hẹp lại. Lý giải điều này, GS. Nguyễn Khắc Thuần nhận định: “Chúng ta biết rằng, nhà nước phong kiến là đỉnh cao tôn thờ của nhà Nho. Người ta đi học Nho là để ra phò vua giúp nước. Và người ta lấy việc trung quân làm lý tưởng. Vậy mà bấy giờ, vua không còn xứng đáng đại diện cho quốc gia, triều đình cũng không còn xứng đáng đại diện cho quốc gia. Cho nên lý tưởng của nhà Nho theo đó mà sụp đổ. Đây là nguyên nhân chính trị. Nhưng nguyên nhân chính trị đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự sụp đổ của Nho giáo.” Về giáo dục, Pháp xâm lược nước ta mang theo một hơi thở mới, truyền bá một nền giáo dục mới, là cái nôi sinh ra nhiều trí thức Tây học đương thời. Nho giáo lúc này không còn sức nặng trên bàn cân so sánh với giáo dục phương Tây, thể hiện nhiều khía cạnh cực đoạn. Sự chấm dứt của nền giáo dục Nho học đánh dấu ở khoa thi hương cuối cùng của nền thi cử Nho giáo Việt Nam vào năm 1918 và khoa thi hội vào năm 1919 là khoa thi hội cuối cùng. Đây được xem như 12 lOMoARcPSD|15547689 là sự sụp đổ có tính quy luật, khi Nho giáo không còn đáp ứng đủ những yêu cầu về mặt học thuật, nhận thức đối với quần chúng nhân dân. Tuy vậy, đương thời vẫn có những cuộc chấn hưng Nho giáo nhằm “cứu" nền Nho học đang trên bờ vực tồn vong. Các nhà nghiên cứu như Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim chủ trương làm cho Nho giáo thích ứng với những điều kiện lịch sử mới. Không phê phán Tây học nhưng cả Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim đều cho rằng người Việt Nam phải đứng trên đôi chân của văn hóa Nho giáo truyền thống trên con đường tự lập tự cường dân tộc. Học tập khoa học và công nghệ phương Tây, nhưng vẫn dựa trên tinh thần văn hóa truyền thống Khổng giáo để tự cường dân tộc. Quan điểm của hai nhà nghiên cứu Nho học này thể hiện khá rõ xu hướng hiện đại hóa tư tưởng của Nho giáo. 2.3.1.3. Đạo giáo Đạo giáo thời kỳ này không còn tồn tại như một khách thể độc lập mà tồn tại trong các tôn giáo bản địa. Một số tôn giáo có chứa các yếu tố, triết lý Đạo giáo có thể kể đến như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Bưu Sơn Kỳ Hương. Ví dụ: trong giáo lý của Bưu Sơn Kỳ Hương có đề cập đến tư tưởng vô vi của Đạo giáo. 2.3.2. Mối quan hệ “Tam giáo đồng nguyên” cuối XIX - đầu XX Tam giáo đồng nguyên cuối XIX - đầu XX đã phản ánh được nhiều biến chuyển to lớn của văn hóa xã hội Việt Nam. Quá trình dung hợp, tiếp thu và kế thừa các tam giáo ở Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến các tiền đề tư tưởng khác của các tôn giáo bản địa. Một là giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương. Giáo lý này cho thấy sự tiếp biến, kết hợp các tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo với các tín ngưỡng dân gian. Chính các lý thuyết nhà Phật, các tư tưởng vô vi của Đạo giáo và các rường cột quan trọng trong quan hệ Nho gia đã khiến thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương trở nên vừa giản đơn, vừa chan hòa với tư tưởng, triết lý sống của quân chúng nhân dân. Sau này, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo đã kế thừa những triết lý của Bửu Sơn Kỳ Hương để làm cơ sở lý luận cho tư tưởng giáo lý của mình. 13 lOMoARcPSD|15547689 Hai là đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài thâu hóa Đạo Phật chủ yếu ở giác độ từ bi. Về Nho giáo, Cao Đài sử dụng giáo lý “Tam cang, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức, Trung dung.” Về Đạo giáo, Đạo Cao Đài tiếp thu dưới góc độ thần bí. Cao Đài đã kết hợp hình thức đòng bóng cầu cơ của Đạo giáo với Thông linh học phương Tây, trở thành phong trào cầu cơ, chấp bút, gọi tắt là “Cơ bút". Đây cũng là phương tiện khai sinh ra Đạo Cao Đài. Ba là tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo. Tư tưởng này vừa hòa hợp Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo lại với nhau, vừa hòa hợp chính “tam giáo" với bản sắc dân tộc Việt. Tuy nhiên, đúng với tên gọi của nó, Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong tư tưởng này, Nho giáo và Đạo giáo chỉ thể hiện trong luân thường đạo lý (Nho) và phong thái an nhiên tự tại (Đạo). Chương III. “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam hiện nay 3.1. Giá trị của các tôn giáo với xã hội Việt Nam 3.1.1. Phật giáo 14 lOMoARcPSD|15547689 Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện tại thực hiện ba vai trò, nhiệm vụ chính. Một là định hướng tư tưởng cho con người. Xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa đã khiến cho một số văn hóa ngoại lai, bao gồm cả các trào lưu tâm linh, tín ngưỡng không lành mạnh đã du nhập vào nước ta. Chính những văn hóa ngoại lai hợm hĩnh này đã lôi kéo và định hướng sai lệch cho một bộ phận không nhỏ các cá nhân mà phần đa là người trẻ có lối sống và tư tưởng lệch lạc, thiếu trọng tình cảm, sống cực đoan vị kỉ. Trong bối cảnh như vậy, Phật giáo đã từng bước trở thành vai trò quan trọng có ảnh hưởng đến định hướng tư tưởng của xã hội. Điển hình là việc người Việt, các tín đồ Phật tử đến chùa học tập và tiếp thu các giáo lý đạo Phật. Theo thời gian, họ giác ngộ được rằng: bản chất tốt đẹp của Phật học có thể giúp con người thoát khỏi những tham - sân - si của cuộc sống, hướng họ đến một cuộc sống tốt đẹp, an lạc và thanh thản hơn. Hai là gìn giữ và phát triển đời sống tín ngưỡng dân tộc. Là trụ cột chính của “tam giáo đồng nguyên", ta không thể phủ nhận được những ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc. Hiện nay, việc thực hành tín ngưỡng dân gian dựa trên những nền tảng tư tưởng, văn hóa của Phật giáo đã và đang có những đóng góp tích cực cho đời sống tín ngưỡng của nhân dân. Điển hình là việc hiện nay, ngoài đi lễ Phật, cúng đường Tam bảo thì nhiều Phật tử còn thực hành các nghi thức Phật giáo tại gia. Hay các nghi thức truyền thống trong các gia đình, dòng tộc như tang ma, cưới hỏi, cúng đất, giải hạn… đều phải cậy đến sự dẫn dắt của các chư Tăng. Các hoạt động khác như cúng đường Tam bảo hay phóng sinh đều là những biểu hiện tích cực của Phật giáo khi tác động đến đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Ba là bổ trợ cho các triết lý đạo đức truyền thống của dân tộc. Có thể thấy tư tưởng đạo đức của Phật giáo có nhiều nét tương đồng với tư tưởng đạo đức của người Việt. Theo dòng chảy của lịch sử, nhiều giá trị của Phật giáo đã hòa vào lòng dân tộc, kết tinh lại ở những giá trị đạo đức cao cả như: tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết… Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết lý đạo phật và tư tưởng truyền thống, rằng: 15 lOMoARcPSD|15547689 luôn nhân hậu, khoan dung và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ có tội nhưng biết quay đầu hối cải, sửa chữa sai lầm. 3.1.2. Nho giáo Tinh thần của Nho giáo trong quản lý xã hội là phải biết kết hợp “lễ, nhạc, hình, chính” một cách nhuần nhuyễn và hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, nhiều phần của giáo lý này vẫn được nước ta áp dụng và đổi mới theo hướng hiện đại, tiên tiến hơn. Nhờ có “lễ" mà người Việt Nam biết tuân theo những phong tục lễ nghi truyền thống nhằm gìn giữ nếp sống truyền thống của dân tộc. Ví dụ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" Hay: “Kính trên nhường dưới" Chính từ những chừng mực, điều độ này mà trật tự, luân lí xã hội được thiết lập. Lễ nhạc kết hợp đồng điệu với nhau cũng là một đặc tính khác trong Nho học. Tư tưởng dùng nhạc để dạy người của Khổng tử cho đến ngày nay vẫn mang tính thời đại và có giá trị thực tiễn cao. Điển hình là các nhạc phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã có sức mạnh cổ vũ, động viên tinh thần của thanh niên, sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” cũng như củng cố được khối đại đoàn kết dân tộc. 3.1.3. Đạo giáo Như đã nói ở trên, từ sau thời Lý - Trần, Đạo giáo đã không còn tồn tại ở nước ta với tư cách là một tôn giáo mà hòa vào các tôn giáo bản địa khác. Do vậy mà những ảnh hưởng của nó đến tư duy và đời sống xã hội của người Việt Nam vẫn chưa dừng lại. Những biểu hiện của tư tưởng Đạo giáo như thuật phong thủy, phương pháp dưỡng sinh, võ thuật, các hình thức cúng bái, trừ tà vẫn phổ biến trên khắp cả nước. Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn còn một số đạo quán, là di tích còn sót lại của Đạo giáo, gọi chung là Thăng Long tứ quán. Thăng Long tứ quán bao gồm Trấn Vũ Quán15, Huyền Thiên quán16, Đồng Thiên quán17 và Đế thích quán18. 15 Nay gọi là Đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh 16 Nay gọi là Chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai 17 Nay gọi là Chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành 18 Nay gọi là Chùa Vua ở phố Thịnh Yên 16 lOMoARcPSD|15547689 Không thể phủ nhận rằng Đạo giáo có ảnh hưởng rất đậm nét đối với đời sống tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên những tín ngưỡng ấy không sao chép nguyên bản mà là sự sáng tạo không ngừng nghỉ qua thời gian, theo suốt chiều dài lịch sử của người Việt. Điều này cũng lý giải vì sao tín ngưỡng thờ thánh ở nước ta không thể được xem là Đạo giáo. 3.2. Một số đánh giá về “Tam giáo đồng nguyên” tại Việt Nam hiện nay “Tam giáo đồng nguyên" ở thời điểm hiện tại vẫn là một trong những giá trị mang tính nền tảng của văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong mối quan hệ văn hóa - tôn giáo. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại một số vấn đề mà “Tam giáo" còn chưa giải quyết được khi áp dụng những tư tưởng, giáo lý, học thuyết của nó vào trong cuộc sống hiện đại. Nhiều tư tưởng, giáo lý từng đóng vai trò then chốt, chủ đạo của một thời, nay đã rơi vào dĩ vãng vì không còn phù hợp với xã hội hiện đại, cấp tiến. Dưới đây là một số quan điểm của cá nhân tôi, sau quá trình tìm hiểu và tham khảo, đã rút ra được về vấn đề “Tam giáo đồng nguyên" cũng như vị trí của các tôn giáo ở Việt Nam hiện tại. Trước hết, phải nói đến một số yếu tố ngoại cảnh có tác động đến sự suy yếu của “tam giáo" tại nước ta. Sự du nhập của các trào lưu tư tưởng và tôn giáo ngoại lai đã ít nhiều làm biến đổi văn hóa của dân tộc. Thêm vào đó, đời sống tôn giáo trên thế giới cũng đang khủng hoảng khi sự suy yếu của Khổng giáo, Phật giáo và các tôn giáo tín ngưỡng bản địa không còn đóng vai trò căn tính của văn hóa dân tộc. Đây có thể coi là mức “báo động đỏ" đối với bất cứ dân tộc nào trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Rõ ràng, các tôn giáo truyền thống vẫn đang ảnh hưởng lên nếp sống của người dân Việt Nam hằng ngày, dù có nhiều giá trị sống của người Việt không đã được thay đổi so với trước. Ví dụ: Gia đình hiện đại có nhiều nét khác biệt so với gia đình truyền thống. Thời nay, nhu cầu của mỗi cá nhân ngày cành trở nên phong phú, khó có thể tồn tại mô hình ba bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Nhưng gia đình sẽ rơi vào khủng hoảng nếu cha không ra cha, con không ra con, nói cách khác là 17 lOMoARcPSD|15547689 “nhà dột từ nóc.” Đây là minh chứng cho thấy các giá trị Nho giáo vẫn có giá trị căn cốt trong gia đình và xã hội Việt Nam hiện đại. Điều này dẫn đến yêu cầu kết nối giữa truyền thống Á đông và cái hiện đại của các giá trị phương Tây, song đáng tiếc thay, giới nghiên cứu tôn giáo ở nước ta hiện nay vẫn chưa chú ý tới điều này một cách thỏa đáng. Chúng ta cần một sự đánh giá khách quan về vai trò của Khổng giáo, Phật giáo và các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa trong xã hội hiện đại. Mọi sự đề cao hay coi nhẹ quá mức yếu tố này hay yếu tố kia đều sẽ gây nguy hiểm đến các giá trị đạo đức, tư tưởng nền tảng của xã hội. Đó mới tạo động lực cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng một số những quan điểm lỗi thời của các tôn giáo truyền thống ngày nay đã không còn phù hợp, không còn đáp ứng được những tính chất hiện đại, đổi mới trong xã hội. Ta không thể bê nguyên các quan điểm của Khổng giáo từ cách đây cả ngàn năm vào áp dụng cho xã hội hiện đại. Xã hội Việt Nam hiện nay vẫn đang trên đà hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng không còn chỗ cho những quan niệm bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ như tam tòng. Và kể cả một số những giá trị căn cốt của Khổng giáo như trung, hiếu, rồi các khái niệm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và nhiều giá trị của Khổng giáo thời nay cũng cần phải có một sự diễn giải khác để thích nghi với hiện đại. Rõ ràng, cả hai thái cực, bê nguyên hay phủ nhận sạch trơn các giá trị của những tôn giáo này đều là không hợp lý. Bản thân các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa ngay trong lịch sử đã chứa đựng không ít các quan niệm mê tín, dị đoan và cần phải loại bỏ xã hội hiện đại nếu chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc đích thực, văn minh. C. KẾT LUẬN 18 lOMoARcPSD|15547689 Có thể ví văn hóa Việt Nam như một cái cây mà bộ rễ chính là Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo, cũng như các tôn giáo tín ngưỡng bản địa khác. Bộ rễ đó nuôi sống văn hóa Việt Nam cả ngàn năm qua, từ phong kiến cho đến hiện đại. Giờ đây, thành phần của văn hóa Việt Nam không còn đóng khung trong những tín ngưỡng bản địa và ba tôn giáo chính là Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo nhưng “tam giáo" này vẫn có vai trò quyết định. Tuy có những thăng trầm, nhưng chúng vẫn là cái kiềng ba chân, là bệ đỡ tinh thần văn hóa quốc gia dân tộc Việt Nam. Cũng như người ta không thể lựa chọn được cha mẹ và nơi chôn rau cắt rốn của mình, văn hóa Việt Nam cũng không thể từ bỏ được những tôn giáo truyền thống và yếu tố bản địa của nó. “Tam giáo đồng nguyên" tạo nên bệ đỡ vững chắc nhất cho văn hóa truyền thống Việt Nam. Như cách nhà trí thức Phạm Quỳnh từng bày tỏ: “Truyền Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.” Hiểu theo nghĩa rộng nhất, một quốc gia dân tộc sẽ không còn, nếu để mất bản sắc và văn hóa của nó. Mất văn hóa là mất tất cả. Văn hóa Việt Nam bị suy yếu, thậm chí không còn, nếu những bệ đỡ truyền thống của nó bị bẻ gãy. Nó chỉ có thể phát triển tiếp được nếu các bệ đỡ tinh thần của nó Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo còn sức sống. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng