Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI...

Tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI

.PDF
25
206
77

Mô tả:

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓIĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI Trung tâm Quan trắc môi trường Tổng cục Môi trường Hồ Chí Minh, tháng 11/2014 NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. Hoạt động quan trắc khí thải ống khói ở Việt Nam II. Định hướng Hoạt động quan trắc khí thải ống khói ở Việt Nam MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KCN Ở VIỆT NAM  Số lượng KCN ngày càng tăng.  Hiện nay, có hơn 260 KCN; 174 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 67%).  Ô nhiễm không khí KCN mang tính cục bộ, tập trung ở các KCN cũ do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải; => Phát triển KCN cũng làm phát sinh một số vấn đề về xã hội và môi trường MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KCN Ở VIỆT NAM Tính đến tháng 8/2011: Cả nước đã thành lập 260 KCN (174 KCN đã đi vào hoạt động), tổng diện tích 69.985 ha Phát thải khí đã và đang tạo sức ép cho môi trường MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ KCN Ở VIỆT NAM - Khí thải: Ô nhiễm không khí KCN mang tính cục bộ: + Do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải; + Ô nhiễm bụi - dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các KCN; + Ô nhiễm CO, SO2, NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN; HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM 1. Căn cứ pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 + Chương XII. Quan trắc môi trường + Chương VI: BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - Điều 64: Về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí + Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải + Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM 1. Căn cứ pháp lý - Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 về việc Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. - Thông tư 48/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TTBTNMT. - Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải Công nghiệp - Quyết định phê duyệt ĐTM của các cơ quan có thẩm quyền HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM - Nguồn lực: + Các đơn vị đủ điều kiện quan trắc khí thải còn ít về số lượng cũng như hạn chế về nhân lực. + Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về quan trắc khí thải chưa được đào tạo một cách cơ bản. + Công tác bảo đảm an toàn lao động cho cán bộ QT&PTMT chưa được chú ý. + Thiết bị quan trắc còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM  Hiện trạng quan trắc khí thải tại KCN - Nhiều cơ sở sản xuất, khu công nghiệp chưa chú trọng thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp định kỳ - Một số cơ sở bắt đầu quan tâm đến quan trắc khí thải nhưng chủ yếu phục vụ việc kiểm soát các quá trình sản xuất như vấn đề sử dụng nguyên, nhiên liệu … - Một số cơ sở chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn do hạn chế về kỹ thuật vận hành, nhân lực và nguồn kinh phí duy trì. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM  Hiện trạng quan trắc khí thải tại KCN - Hoạt động QTMT KCN còn chưa phản ánh được thực trạng chất lượng môi trường xung quanh cũng như mức độ phát thải của doanh nghiệp, cụ thể: + Thời gian, tần suất quan trắc thông thường là 1 lần/1 đợt + Nhiều đơn vị tư vấn được thuê thực hiện quan trắc chưa đủ năng lực thực hiện quan trắc phát thải. + Kết quả nhận được của các thông số quan trắc trong các báo cáo đều đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. + Các quy định về quan trắc thường xuyên như cam kết trong báo cáo ĐTM thường không được tuân thủ đầy đủ. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM 2. Phương pháp quan trắc: Lấy mẫu thủ công (Manual):  Tính thời gian thực ít (chủ yếu phải lấy mẫu và chuyển về PTN để phân tích).  Các điểm quan trắc thường không cố định dài lâu (phụ thuộc vào mức độ ổn định của môi trường); tính động cao.  Phù hợp với thông lệ và chuẩn quốc tế. Lấy mẫu bụi bằng phương pháp thủ công HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM Đo trực tiếp (portable/handhold equipment): có thể đo một vài thông số ngay tại hiện trường. - Phương pháp này cho kết quả nhanh (short term). - Công tác hiệu chuẩn đòi hỏi nghiêm ngặt. Testo 350 XL Kane - 9106 Quintox HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM Trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục (Automatic station): như XM Holcim - Kiên Giang, Ajinomoto – B.Dương, Formosa - Đồng Nai… -Phương pháp này cho kết quả nhanh. -- Công tác hiệu chuẩn đòi hỏi nghiêm ngặt, kinh phí đầu tư, duy trì lớn Trạm quan trắc khí thải lò hơi của Công ty Ajinomoto - Bình Dương Trạm Quan trắc tại Công ty Formosa - Đồng Nai 3. Tình hình sử dụng thiết bị quan trắc khí thải Lấy mẫu thủ công: Các đơn vị trong mạng lưới quan trắc môi trường cũng đã đầu tư và mua mới thiết bị lấy mẫu bụi với nhiều hãng khác nhau. Một số đơn vị quan trắc bên ngoài mạng lưới cũng đầu tư các trang thiết bị lấy mẫu bụi. Các đơn vị đã trang thiết thiết bị quan trắc khí thải Ống khói như: Hà Nội, Hải Dương< Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, VITEP,… Các thiết bị: ESC, Tecora, Apex… HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM 3. Tình hình sử dụng thiết bị quan trắc khí thải Đo trực tiếp (portable): - Số lượng: + Hiện nay có 24/57 Trung tâm Quan trắc môi trường địa phương và 05/21 Trạm Quan trắc môi trường quốc gia có thiết bị đo trực tiếp khí thải. + Tổng số 50 thiết bị với 29 hãng khác nhau (Testo, Grayworf, Eintrument, IMR, Drager, Quintox, Industrial Scientific, Opsis, Lancom, Interscan, Thermo …) + Trong đó: 15/50 thiết bị đã hỏng, không còn sử dụng. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM 3. Tình hình sử dụng thiết bị quan trắc khí thải Đo trực tiếp (portable): - Hiệu chuẩn: + Phần lớn thiết bị không được hiệu chuẩn định kỳ tại cơ quan có chức năng. + Các đơn vị thực hiện hiệu chuẩn còn mang tính đối phó, chưa đảm bảo tần suất 1lần/năm. Số lượng thiết bị hiệu chuẩn không đảm bảo 100% thiết bị đang sử dụng. + Một số thiết bị phải gửi về chính hãng để hiệu chuẩn, kiểm tra, sửa chữa nếu cần thì ít được thực hiện. + Việc kiểm tra, hiệu chuẩn bằng khí chuẩn tại hiện trường => không được thực hiện + Việc đầu tư bộ khí chuẩn hiện trường (gas kit) kèm theo thiết bị hoặc mua các bình khí chuẩn không thực hiện HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI ỐNG KHÓI Ở VIỆT NAM 4. Những tồn tại và thách thức − Nhiều thiết bị có độ chính xác không đảm bảo nhưng vẫn được sử dụng để quan trắc (bản thân thiết bị đã có sai số khoảng 10% + sai số khi hiệu chuẩn thiết bị là >5%); − Thiếu, không có quy trình quan trắc (SOPs); − Quy định về O2 tham chiếu (Oxy dư): còn thiếu quy định trong một số QCVN => việc xác định nồng độ thực của các thông số ô nhiễm trong khí thải ống khói, lò đốt chất thải còn chưa được thực hiện. − Ngay cả khi chưa có quy định về Oxy tham chiếu, hãng Testo có hướng dẫn cách tính toán, chuyển đổi kết quả đo hiển thị trên máy đo về nồng độ thực của thông số ô nhiễm. Tuy nhiên, kết quả đo được trả cho khách hàng thường là kết quả hiển thị trên máy đo, không được tính toán chuyển đổi. − Không quy đổi kết quả về điều kiện chuẩn (25oC, 1 atm (mg/Nm3)).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan