Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa...

Tài liệu Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực duyên hải miền trung việt nam

.DOC
37
187
121

Mô tả:

MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU:……………………………………………………………….3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:……………………………………………………...3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:…………………………………………….....3 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:……………………………………………....4 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:………………………………..4 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………………….....5 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:……………………………………..5 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:………………………….6 Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:………………..6 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:…………………………………………………………...6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:…………………………………………………….....7 Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:……………………...8 I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:…………………………………………………..8 1. Điều kiện tự nhiên:…………………………………………………………..8 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội:……………………………………………......15 II. THỰC TRẠNG HOANG MẠC HÓA MỘT SỐ KHU VỰC Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:………………………………………………………………...17 A. CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT: 1. Chỉ số khô hạn của A.A Grigoriev và M.I.Buđưco:…………………..........17 2. Hệ số ẩm ướt của G.N.Vưxotxki và N.N.Ivannov:……………………......18 B. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH- QUẢNG TRỊ VÀ HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN- BÌNH THUẬN:……………………………………...20 1 I. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ:……………….20 1. Khái quát chung:……………………………………………………...........20 2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Quảng Bình, Quảng Trị:………….................21 II. HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN:…………….24 1. Khái quát chung:…………………………………………………………...24 2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, Bình Thuận:…………………..25 III. CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:……………………………………29 1. Các giải pháp chung:……………………………………………………......29 2. Các giải pháp cụ thể đối với khu vực Duyên Hải Miền Trung:…………….30 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:…………………………………........35 I. KẾT LUẬN:………………………………………………………………....35 II. KIẾN NGHỊ:………………………………………………………………..36 Phụ lục:………………………………………………………………………...37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 Phần I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoang mạc hóa là một vấn đề đang rất được quan tâm và mang tính thời sự sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện nay quá trình này đang có xu hướng mở rộng ở một số nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam nếu xét các chỉ số của điều kiện tự nhiên chung thì hoàn toàn không tồn tại những không gian hoang mạc, tuy nhiên nguy cơ của sự phát triển hoang mạc thì không hẳn là không có, thậm chí quá trình này còn đang trở thành vấn đề nhức nhối ở một số nơi. Hoang mạc hóa đang đe dọa trực tiếp đời sống xã hội, môi trường tự nhiên ở một số vùng, điển hình nhất là khu vực Duyên hải miền Trung (DHMT) nước ta. Điều này đã và đang góp phần làm trầm trọng thêm tính chất khó khăn ở một khu vực vốn đã kém thuận lợi. Để giúp bản thân hiểu rõ hơn về vấn đề này đồng thời góp phần giáo dục học sinh và giúp mọi người nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cũng như mức độ nguy hại của quá trình hoang mạc hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực Duyên hải miền Trung nói riêng và trên cả nước nói chung nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Đề tài là sự tiếp tục của qúa trình nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hôi của loài người với quá trình hoang mạc hóa nhưng đi sâu 3 nghiên cứu cụ thể ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam nên các mục đích cần đạt được là: - Tìm hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa. - Phân tích nguyên nhân và hiện trạng hoang mạc hóa ở Duyên hải miền Trung Việt Nam. - Nêu các giải pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ hoang mạc hóa ở Duyên hải miền Trung Việt Nam. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Là các mục tiêu cụ thể mà đề tài cần thực hiện bao gồm: + Tìm hiểu đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Duyên hải miền Trung ảnh hưởng đến qúa trình hoang mạc hóa. + Phân tích hiện trạng và hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ở một số nơi điển hình trong khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam. + Nêu một số giải pháp nhằm hạn chế sự phát triển và tác hại của quá trình hoang mạc hóa. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014 tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một vấn đề rất cụ thể được thực hiện trên cơ sở tiếp tục của quá trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới mà tôi đã thực hiện. Tuy nhiên do thời gian và vốn tri thức còn hạn hẹp nên trong đề tài này tôi mới 4 chỉ dừng lại ở việc thu thập, xử lí các thông tin và rút ra các kết luận chứ chưa có điều kiện để đi thực tế và khảo sát tận nơi các khu vực mà mình nghiên cứu. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra, trong đề tài này tôi thực hiện chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và văn bản đã có. - Phương pháp phân tích và xử lí các thông tin khoa học để rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức: sắp xếp các tài liệu thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị tin tức, đồng thời sắp xếp các chi tiết thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lí thuyết. - Phương pháp quan sát thực tế trên thực địa. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. Tìm hiểu về quá trình hoang mạc hóa ở nước ta nói chung và khu vực Duyên hải miền Trung nói riêng sẽ giúp cho cá nhân tôi cũng như mọi người hiểu rõ, hiểu đầy đủ hơn về loại thiên tai đặc biệt này. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, đánh giá thực trạng và những hậu quả khôn lường của nó sẽ phần nào giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước. Đồng thời giúp chúng ta hiểu, cảm thông và chia sẻ những khó khăn mà người dân khu vực miền Trung đang hàng ngày phải đối mặt. 5 Mặt khác qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết, những kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy tốt hơn chương trình địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt là chương trình địa lí lớp 12. Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Hoang mạc và quá trình hoang mạc hóa từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: các nhà sinh thái học, địa lí học, thổ nhưỡng học, kinh tế - xã hội học… Tuy nhiên mỗi tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau lại nghiên cứu chúng ở những mức độ, khía cạnh khác nhau và nhằm phục vụ những mục đích khác nhau. Chẳng hạn như với nhà địa lí nổi tiếng Xô Viết L.P.Subaev trong cuốn “Địa lí tự nhiên đại cương” thì nghiên cứu hoang mạc với các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật. Trong đó ông chỉ rõ các đặc điểm về thổ nhưỡng, các dạng địa hình cũng như nguyên nhân hình thành các dạng địa hình ở vùng hoang mạc. Còn các nhà kinh tế - xã hội và môi trường thì lại đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng của hoang mạc, của quá trình hoang mạc hóa đến việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của con người và các tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội đến quá trình hoang mạc hóa. Ở Việt Nam vấn đề này cũng đang được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đã có nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu và nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Tiêu biểu như các tác giả: Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn 6 Hữu Danh, Đỗ Hưng Thành… Trong điều kiện hiện nay của nước ta việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hoang mạc hóa, việc đánh giá tác động và tìm giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi quá trình này là điều rất cần thiết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Xuất phát từ thực tế điều kiện tự nhiên Việt Nam: một nước nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùanắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo cho hệ thực vật nước ta phát triển phong phú, đa dạng. Nhìn chung xét về mặt lí thuyết nước ta hoàn toàn không phát triển cảnh quan hoang mạc như một số nước cùng vĩ độ khác. Song trên thực tế nước ta lại đang phải đối mặt với quá trình hoang mạc hóa diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực Duyên hải miên Trung. Quá trình này đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư không nhỏ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên cũng như môi trường sinh thái. Xuất phát từ thực tế quá trình dạy học địa lí ở trường THPT đặc biệt là việc dạy địa lí Việt Nam ở chương trình lớp 12, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ các đặc điểm của tự nhiên, hiểu rõ hơn các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta và mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên. Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồi tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”. 7 Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG. 1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lí 8 Duyên hải miền Trung được tính từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gồm 2 vùng lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là dải đất kéo dài và hẹp ngang nhất cả nước, với chiều dài khoảng 1500 km, chiều rộng có nơi chỉ đạt 48- 50 km. Vùng gồm 14 tỉnh thành với tổng diện tích 96351km 2 chiếm 29,16% diện tích cả nước, nhưng khu vực đồng bằng chỉ có 14560km2. - Phía Bắc giáp với đồng bằng sông Hồng 9 - Phía Nam giáp Đông Nam Bộ. - Phía Tây là dãy Trường Sơn. - Phía Đông giáp biển Đông. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ của vùng đã tạo nên sự khác biệt cơ bản về mặt tự nhiên của vùng so với cả nước. Trên thực tế DHMT được coi là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: nghèo tài nguyên, lắm thiên tai. b. Địa hình. Địa hình được coi là một trong các nhân tố cơ bản dẫn đến quá trình hoang mạc hóa ở vùng này. Duyên hải miền Trung có địa hình tương đối phức tạp, mức độ chia cắt lớn và có sự phân hóa sâu sắc trong cấu trúc. Tuy là đồng bằng nhưng dải đồng ven biển phía Đông này lại hết sức hẹp ngang, không liên tục mà bị chia cắt thành một chuỗi các đồng bằng nhỏ do các dãy núi đâm ngang ra biển. Các dãy núi đâm ngang ra biển này không chỉ tạo nên sự phân cách các đồng bằng mà còn có vai trò như một bức chắn địa hình tạo nên sự khác biệt về khí hậu. Nhiều nơi địa hình núi cao bao bọc đã khiến cho nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm bị biến thành kiểu khí hậu nhiệt đới khô - đây là một trong các nguyên nhân gây hiện tượng hoang mạc hóa. Mặt khác do dãy Trường Sơn chắn sát biển, lại có cấu tạo bất đối xứng ở hai sườn: dốc đứng ở phía đông, mở rộng về phía Tây, bởi vậy mà sông ngòi ở khu vực này cũng ngắn, dốc và ít có vai trò trong việc thành tạo nên các đồng bằng. Mặt khác ngay bản thân trong các đồng bằng cũng có cấu tạo không đồng nhất mà bị phân chia thành từng vệt, đi từ Đông sang Tây ta sẽ lần lượt gặp các đơn vị địa hình: + Các dải cồn cát ven biển, các dải cồn cát này thường cao hơn hẳn vùng đồng bằng phía trong. + Vùng trũng thấp ở giữa. 10 + Trong cùng là dải đất hẹp được bồi tụ thành đồng bằng, chuyển tiếp sang vùng đồi núi ở phía Tây. Sự sắp xếp địa hình như vậy cũng tạo điều kiện cho quá trình xâm thực do gió và sóng biển diễn ra thuận tiện hơn. Vì vậy mà địa hình được coi là một trong các nhân tố quan trọng gây ra hiện tượng hoang mạc hóa ở khu vực này. c. Khí hậu Khí hậu Duyên hải miền Trung tuy mang đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam, song do ảnh hưởng của địa hình nên có sự phân hóa phức tạp, nhiều nơi hình thành nên những kiểu khí hậu độc đáo nhất so với các khu vực trong cả nước. Nếu đi từ Bắc vào Nam khí hậu nước ta trải qua ba bước nhảy vọt ở 18 0B, 16oB và 14oB, thì cả bà khu vực này đều nằm trong vùng do vậy mà khí hậu của vùng càng trở nên phức tạp hơn. Sự khác biệt của khí hậu được thể hiện cả trong chế độ nhiệt, chế độ ẩm và khả năng bốc hơi… * Về chế độ nhiệt: Nhìn chung trong toàn miền chế độ nhiệt tương đối điều hòa, nền nhiệt độ tương đối lớn tăng dần từ Bắc đến Nam - Nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt trên 20 oC, ở Bắc Trung Bộ (Huế) 25,1oC, Nam Trung Bộ (Phan Thiết) 26,6oC. - Tổng nhiệt độ trung bình năm toàn vùng đạt trên 8000 oC, từ 16oB trở vào đạt trên 9000oC, khu vực này không còn mùa đông lạnh. - Lượng bức xạ mặt trời nhận được trong năm rất lớn, trung bình đạt trên 100 kcal/cm2/năm, khu vực cực Nam Trung Bộ đạt 140-160 kcal/cm2/năm. - Cân bằng bức xạ quanh năm cao đạt trung bình khoảng trên 90 kcal/cm 2/năm, riêng Phan Thiết đạt trên 100 kcal/cm2/năm.( Nguồn: Địa lí tự nhiên Việt NamVũ Tự Lập). Nền nhiệt cao tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật nhiệt đới, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phong hóa đá mẹ hình thành thổ 11 nhưỡng diễn ra nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên nhiệt độ cao chỉ có thể thuận lợi khi đi cùng với một chế độ ẩm lớn. * Chế độ mưa- ẩm: Khác với chế độ nhiệt, chế độ mưa- ẩm trong vùng lại có sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian. - Theo không gian: Có những khu vực mưa rất nhiều đạt trị số trung bình trên 2500mm/năm. Ví dụ: Hà Tĩnh 2642mm/năm; Huế 2868 mm/năm… song cũng có khu vực lượng mưa rất thấp đạt trung bình dưới 1000mm/năm, điển hình như Phan Rang 653mm/năm; Mũi Dinh 757 mm/năm. Như vậy sự phân bố mưa không đều nhất là ở những nơi mưa ít sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sinh vật và các quá trình tự nhiên khác và là một trong những nguyên nhân gây ra hoang mạc hóa ở khu vực này. - Theo thời gian: Sự phân bố mưa cũng hết sức không đều trong một năm. DHMT có mùa mưa và mùa khô lệch hẳn so với cả nước. Mùa mưa thường đến chậm hơn, bắt đầu từ cuối hè và kết thúc vào đầu đông (khoảng từ tháng 8 đến tháng 11) còn mùa khô lại bắt đầu từ cuối đông đến đầu mùa hè ( khoảng từ tháng 2 đến tháng 7), có nơi kéo dài sang cả tháng 1 và tháng 8. Mặt khác mùa mưa lại chiếm tới 80- 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất có thể đạt 300- 600mm/tháng, mưa lớn tập trung vào tháng 10, 11. Mùa mưa lại thường kèm theo bão gây ra hiện tượng úng lụt thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống. Ngược lại mùa khô lại rất thiếu ẩm do lượng mưa thấp, tính chất khô hạn được tăng cường đến mức tối đa ở những khu vực vốn dĩ lượng mưa ít lại có mùa khô kéo dài như ở cực Nam Trung Bộ, hoặc những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào, điển hình nhất là ở hai đồng bằng Ninh Thuận và Bình Thuận, và khu vực từ Vinh đến Quảng Trị. Tình trạng thiếu nước trong mùa khô 12 không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật mà còn làm tăng nguy cơ cháy rừng, làm thu hẹp diện tích rừng, mở rộng diện tích đá ong hóa trong vùng. * Chế độ bốc hơi: Chịu ảnh hưởng lớn của nền nhiệt và phụ thuộc vào lượng mưa. Thông thường những nơi mưa ít, nền nhiệt cao thì lượng bốc hơi càng lớn và ngược lại. Xét trong phạm vi toàn vùng ta thấy mặc dù lượng bốc hơi lớn nhưng do có lượng mưa lớn nên cân bằng ẩm vẫn dương ( r 1 ). E Tuy nhiên ở những nơi mưa ít trong vùng thì lượng bốc hơi có thể cao hơn lượng mưa, xét trị số khô hạn chỉ đạt trong khung của đới cảnh quan bán hoang mạc. Một điểm đáng lưu ý trong chế độ mưa, nhiệt, bốc hơi của vùng đó là các tháng có lượng mưa cao nhất lại không trùng với các tháng nóng nhất, do vậy lượng bốc hơi lớn nhất không trùng với thời kì độ ẩm lớn nhất, điều này càng làm sâu sắc hơn tính chất bất điều hòa trong chế độ mưa ẩm của vùng và làm tăng thêm tính khô hạn trong mùa khô. * Ngoài ra chế độ gió cũng có phần ảnh hưởng đến quá trình hoang mạc hóa trong vùng bởi lẽ cường độ gió, hướng gió có ảnh hưởng đến lượng mưa, hướng và tốc độ xâm thực. Trong vùng chịu tác động của một số loại gió chính: + Gió mùa Đông Bắc: hoạt động trong mùa đông chủ yếu tác động ở khu vực Bắc Trung Bộ, gió này kết hợp với bức chắn địa hình thường mắc lại ở sườn Đông Trường Sơn và gây mưa lớn vào thời kì thu đông cho khu vực này. + Gió mùa Tây Nam: đầu mùa hạ khi vượt dãy Trường Sơn vào bị biến tính trở nên khô nóng còn gọi gió Lào hoạt động mạnh trong phạm vi từ Nghệ An đến Quảng Trị làm biến đổi sâu sắc thời tiết. Cụ thể khi gió Lào hoạt động sẽ làm cho nhiệt độ không khí tăng lên tới 37-39oC, độ ẩm giảm giảm xuống mức rất thấp khoảng 35- 40% và độ bốc hơi tăng cao đột ngột. Gió này thường hoạt động 13 theo từng đợt kéo dài 5-7 ngày, có khi tới 15 ngày. Gió hoạt động vào mùa khô càng làm tăng thêm tính chất khô hạn trong vùng và làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như đời sống của người dân. Như vậy ta thấy khí hậu của vùng rất phức tạp với nhiều yếu tố dị thường, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, khắc nghiệt. Đây được coi là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng cơ bản đến quá trình hoang mạc hóa trong vùng. d. Thổ nhưỡng và sinh vật. * Thổ nhưỡng. Phổ biến trong vùng là các loại đất: feralit đỏ vàng, phù sa, đất cát… nhưng đều mang một đặc điểm chung là nghèo dinh dưỡng, cấu tượng xấu, kém ổn định và rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa. * Sinh vật: Lớp phủ thực vật trong vùng khá đa dạng và phân hóa khá mạnh theo địa hình, khí hậu. Khu vực phía Bắc phát triển kiểu thảm thực vật nhiệt đới ẩm thường xanh, phía Nam lại phát triển kiểu cảnh quan xa van và bán hoang mạc nhiệt đới. Hầu hết thực bì nguyên sinh đều đã bị phá hủy, nhiều nơi hiện nay phát triển thực bì cây bụi, cỏ cứng. Sự tăng trưởng và khả năng điều tiết nước của thực bì này rất kém. Do vậy ở đây đang xảy ra hiện tượng xa van hóa. Qua những phân tích ở trên ta thấy DHMT là khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn các vùng khác trong cả nước, đây là nơi thường xuyên phải đối mặt với các thiên tai: hạn hán, lũ lụt và gần đây là hoang mạc hóa… Hoang mạc hóa xảy ra ở khu vực này trước hết là do tự nhiên kém thuận lợi, nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu như khi xem xét nguyên nhân hình thành hoang mạc hóa chúng ta lại không đề cập đến các tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng. 14 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội. a. Dân số và sự gia tăng dân số. Dân số cũng là một trong các nguyên nhân có ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hoang mạc hóa. Nếu xét trong tương quan giữa diện tích và dân số thì DHMT không phải là khu vực có dân số đông so với cả nước, mật độ dân số trung bình 2006 ở Bắc Trung Bộ là 207 người/km 2, Duyên hải Nam Trung Bộ là 200 người/km2, trung bình cả nước là 254 người/km 2. (SGK Địa lí lớp 12- Nhà xuất bản giáo duc) Tuy nhiên tỉ lệ gia tăng dân số ở đây vẫn còn cao, đồng thời xét trong tương quan với điều kiện tự nhiên của vùng thì việc chinh phục tự nhiên để phục vụ cho đời sống của số dân trong vùng cũng chẳng mấy dễ dàng. Để nuôi sống số dân này người dân ở đây đã phải không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên nhiên nhiên trên mặt đất, trong lòng đất, dưới biển… Kết quả làm cho các nguồn tài nguyên trong vùng ngày càng suy giảm mà đời sống của người dân vẫn còn nghèo. Trong những năm qua rất nhiều diện tích rừng tự nhiên của vùng đã bị khai phá để lấy gỗ, củi, đất canh tác… và thay vào diện tích rộng lớn mà lẽ ra là rừng tự nhiên bao phủ ấy thì nay lại là diện tích đất hoang hóa, nếu gặp các điều kiện tự nhiên bất lợi sẽ xảy ra quá trình hoang mạc hóa. b. Các hoạt động kinh tế. Các hoạt động kinh tế cũng có tác động vô cùng mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nó là một trong các nguyên nhân góp phần trực tiếp hoặc gian tiếp dẫn đến sự phát triển hoang mạc hóa. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp …làm thu hẹp diện tích và chất lượng rừng rất nhanh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong thời kì tiền sử, trên toàn lãnh thổ nước ta đều được bao phủ bởi rừng nhiệt đới. Con người sau đó mới “ra sức” chặt cây cối, cắt cỏ rậm để mở mang đất đai thành các vùng đất bằng phẳng, thổ 15 địa phì nhiêu như ngày nay. Quá trình khai khẩn đất hoang để phát triển kinh tế của con người đã làm cho các đồng bằng thì rừng bị khai phá để trở thành đồng ruộng, vùng trung du thì biến thành nương chè, đồn điền cây công nghiệp,… ở miền núi thì diện tích rừng cũng ngày càng thu hẹp do hoạt động “nương rẫy” và khai thác gỗ củi… Tất nhiên không thể nói rằng tất cả các hoạt động đó đều là xấu, trái lại chúng là cần thiết cho sự phát triển của con người. Chúng chỉ xấu khi vượt quá ngưỡng nhất định. Rất tiếc là trong tình hình hiện nay tất cả các hoạt động này đều bị khai thác ở mức quá ngưỡng khiến cho diện tích, chất lượng rừng giảm nhanh. Rừng tự nhiên trong vùng chỉ còn ở khu vực núi cao nhưng diện tích nhỏ, đa số rừng còn lại là rừng thứ sinh hoặc rừng trồng. Ngoài ra rừng trong vùng còn bị thu hẹp do chiến tranh và do cháy rừng vào mùa khô. Mất rừng đồng nghĩa với việc tăng diện tích đất trống đồi núi trọc và gia tăng các thiên tai. Ví du năm 1995 diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ khoảng 1004853 ha thấp hơn nhiều so với diện tích đồi núi trọc: 161367 ha, riêng hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi có diện tích đất trống đồi trọc cao gấp 4 lần diện tích rừng… Mất lớp phủ rừng sẽ làm hạ thấp khả năng điều tiết nước, tăng tính chất khô hạn, tăng nguy cơ lũ lụt, xói mòn thoái hóa đất, tăng quá trình cát lấn…. Bên cạnh việc làm mất lớp phủ rừng thì việc phát triển kinh tế thiếu hợp lí còn gây nhiều hậu quả xấu đến môi trường đất. Điển hình như lối canh tác “nương rẫy” của đồng bào đã làm hủy hoại tài nguyên đất rất nhanh. Những đo đạc chính xác cho thấy khi đốt rẫy nhiệt độ đất trên mặt có thể lên tới trên 100 oc, dưới thân cây to cháy âm ỉ lâu ngày nhiệt độ có thể lên tới trên 300 oc, xuống sâu 20cm nhiệt độ vẫn đạt trên 180oc. (nguồn: Thiên nhiên Việt Nam – Lê Bá Thảo) Với nhiệt độ như vậy đã thiêu hủy các sinh vật sống trong đất, đất bị rắn lại, cấu tượng đất bị phá hủy, đất này có thể canh tác được chỉ là nhờ vào lớp tro phủ 16 trên mặt. Lối canh tác nguy hại này hiện tại vẫn còn khá phổ biến ở khu vực đồng bào thiểu số sinh sống. Các hoạt động phát triển công nghiệp trong vùng như: khai thác gỗ, sản xuất giấy, khai thác khoáng sản…cũng góp phần không nhỏ làm suy thoái nguồn tài nguyên, môi trường của vùng. Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá trình hoang mạc hóa đang xảy ra ở khu vực Duyên hải miền Trung nước ta. II. THỰC TRẠNG HOANG MẠC HÓA MỘT SỐ KHU VỰC Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM. A. CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT. (Cơ sở phân loại các đới cảnh quan trên Trái Đất) 1. Chỉ số khô hạn của A.A Grigoriev và M.I.Buđưco. * Khái niệm: Chỉ số khô hạn là tỉ số giữa cán cân bức xạ hàng năm với lượng nhiệt cần thiết để bốc hới hết tổng lượng mưa hàng năm. R * Công thức: K= Lr Trong đó: K: là chỉ số khô hạn L: Là tiềm nhiệt bốc hơi có giá trị gần bằng 0,6 kcal/cm2/năm. r: là tổng lượng mưa hàng năm R: là cán cân bức xạ (kcal/cm2/năm) Từ công thức trên suy ra: hệ số K càng lớn thì tính chất khô hạn càng cao và ngược lại. Nói cách khác độ lớn của K quy định ranh giới các đới cảnh quan. Cụ thể: + K > 3  quá thiếu ẩm (ở đới hoang mạc) 17 + 2< K <3  thiếu ẩm (ở đới bán hoang mạc) + 1 < K <2  hơi thiếu ẩm (thuộc đới thảo nguyên) + K < 1  thừa ẩm (thuộc các đới còn lại) Dựa vào chỉ số khô hạn, kết hợp với cân bằng bức xạ hai ông đã đưa ra bảng phân loại các đới cảnh quan trên Trái Đất. Sơ đồ phân loại các đới cảnh quan (theo A.A.Grigoriev) Cơ sở năng Điều kiện ẩm- chỉ số khô hạn theo bức xạ (K) lượng nhiệt- cân bằng bức xạ (R) Từ Từ 1- 2 Từ 2- 3 Từ trên 3 (Hơi thiếu ẩm) (Thiếu ẩm) (Quá thiếu ẩm) 50-75 - Thảo nguyên Nửa hoang mạc Hoang mạc cận kcal/cm2/năm cận nhiệt. cận nhiệt đới. nhiệt đới. (các vĩ độ cận - Rừng và cây nhiệt) bụi lá cứng cận nhiệt >75 Xavan khô hạn Từ kcal/cm/năm (các vĩ Bán hoang nhiệt đới Hoang mạc nhiệt đới độ nhiệt đới) (Nguồn: những quy luật địa lí chung của trái đất) 2. Hệ số ẩm ướt của G.N.Vưxotxki và N.N.Ivannov * Khái niệm: Hệ số ẩm ướt là đại lượng thể hiện mối tương quan giữa tổng lượng mưa hàng năm với trị số bốc hơi hàng năm. r * Công thức tính: K= E với: K: là hệ số ẩm ướt r: Tổng lượng mưa trong năm (mm) E: Khả năng bốc hơi (mm) 18 Căn cứ vào đây ta thấy hệ số ẩm ướt càng lớn thì tính ẩm ướt càng cao và ngược lại. Cụ thể: + K > 1: Đới rừng và đới đài nguyên + K = 1- 0,6: Đới rừng thảo nguyên + K = 0,6- 0,3: Đới thảo nguyên + K = 0,3- 0,12: Đới bán hoang mạc. + K = 0,12- 0: Đới hoang mạc. Kết hợp với tổng nhiệt lượng hàng năm ta sẽ có bảng nền nhiệt ẩm của khu vực DHMT như sau: Bảng nền nhiệt ẩm khu vực DHMT Hệ số K Tổng <1 1- 1,5 1,5- 2 >2 ( khô) ( hơi khô) ( hơi ẩm) ( ẩm) nhiệt độ (oc) Á xích đạo: >9000 A B C D Chí tuyến: > 7500 E G H I (nguồn: Địa lí tự nhiên Việt Nam- Vũ Tự Lập) A: Kiểu khí hậu á xích đạo gió mùa khô ( Nha Hố: 9892oc; K = 0,8) B: Kiểu khí hậu á xích đạo gió mùa hơi khô.(Phan Thiết: 9709oc; K= 1,9) C: Kiểu khí hậu á xích đạo hơi ẩm D: Kiểu khí hậu á xích đạo gió mùa ẩm. E: Kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa khô. (Mường Xén- Nghệ An: 8614 oc; K= 0,74) G: Kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa hơi khô. H: Khí hậu chí tuyến gió mùa hơi ẩm. ( Quảng Trị: 8000oc; K= 1,5-1,8) 19 I: Kiểu khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm. B. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH- QUẢNG TRỊ VÀ HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN- BÌNH THUẬN. I. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ: 1. Khái quát chung Quảng Bình, Quảng Trị là hai đồng bằng được xếp vào loại nhỏ nhất cả nước. Tổng diện tích là 640 km2 và 610km2 bề ngang chỉ đạt 10- 20 km, thực tế nhiều nơi còn hẹp hơn do sự xâm lấn của các cồn cát. - Cấu tạo bề mặt của đồng bằng: đồi núi và cồn cát ở hai bên, khu vực đồng ruộng nhỏ hẹp ở giữa. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất