Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở...

Tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài tập đọc_khóa luận tốt nghiệp lớp qlgdth

.DOC
82
1490
146

Mô tả:

Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Lời cảm ơn Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy cô giáo trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn – Hà Nội, trường Tiểu học Cảnh Thuỵ – Bắc Giang. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Lê Bá Miên – Giảng viên chính, Thạc sĩ môn Ngôn ngữ trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể giáo viên và học sinh trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn và trường Tiểu học Cảnh Thuỵ đã tạo điều kiện để tôi tiến hành điều tra thống kê kết quả nghiên cứu của đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2008 Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên Lời cam đoan Với thái độ và tinh thần làm việc nhiệt tình và nghiêm túc, đặc biệt là sự hướng dẫn hết sức tận tình của ThS – GVC Khoa Văn, thầy Lê Bá Miên, tôi đã hoàn thành đề tài “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”. Tôi xin cam đoan kết quả này là của riêng tôi, không trùng với kết quả của tác giả khác. Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2008 Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Tràn Thị Hoa Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC 01 Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Phần mở đầu 02 03 04 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu 04 05 07 Phần nội dung 6. Dự kiến cấu trúc của bài viết Chương 1: Những vấn đề về từ loại cơ bản và việc học từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 1. Khái niệm về từ loại 2. Việc dạy và học từ loại cơ bản ở tiểu học Loại 1: Bà tập nhận biết và phân Loại từ loại cơ bản Chương 2: Miêu tả, phân loại về khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 1. Khả năng nhận biết về danh từ 2. Khả năng nhận biết về động từ Loại 2: Bài tập nhận biết hiện tượng chuyển loại giữa các từ loại cơ bản 3. Khả năng nhận biết về tính từ Kết luận chung TàI liêu tham khảo Phụ lục Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 5 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quyết định số 2957/QĐ - ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ vai trò và tính chất của Giáo dục Tiểu học: Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục Phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”. Vì vậy, giáo dục Tiểu học cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên trên. Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là một môn chính, chiếm nhiều tiết trong tuần. Trong các giờ Tiếng Việt, nhà trường đã cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ như: kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ học - phong cách học tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt. Trong tiếng Việt, phân môn “Luyện từ và câu” có nhiệm vụ cung cấp kiến thức tiếng Việt cho học sinh, trong đó có kiến thức về ngữ pháp học. Trong lịch sử ngôn ngữ học, ngay từ thời Hi Lạp cổ đại, gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngữ pháp học, từ loại đã được nghiên cứu rất sớm. Nó là một vấn đề cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống. ở tiếng Việt cũng như ở nhiều ngôn ngữ khác, từ loại được xem là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu ngữ pháp học. Từ loại tiếng Việt hết sức phong phú, có thể xếp thành hai nhóm chính: nhóm thực từ và nhóm hư từ. Trong thực từ, có danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ,…; Trường ĐHSP Hà Nội 2 6 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp trong hư từ có quan hệ từ, tình thái từ, trợ từ,… Trong danh từ, động từ, tính từ lại bao gồm những loại nhỏ hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu từ loại tiếng Việt là rất rộng. Trong khuôn khổ của khoá luận này, tôi xin được tìm hiểu về đề tài “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”. Xác định từ loại chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Việc xác định này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích cú pháp các văn bản góp phần giải quyết tính đa nghĩa của từ và trợ giúp các hệ thống rút trích thông tin đến ngữ nghĩa. Hệ thống bài tập về từ loại có số lượng không nhiều song vấn đề từ loại tiếng Việt được đưa vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và lên cả đại học. Các bài tập trong sách giáo khoa là cơ bản, đa số học sinh đều làm được do đó khó phân loại học sinh và phát hiện học sinh khá, giỏi. Trong khi đó, để dạy học đạt hiệu quả cao cần phân loại học sinh để các bài tập đưa ra không tạo sự nhàm chán hay khó quá đối với các em. Qua điều tra thực tế việc xác định từ loại cơ bản của học sinh, tôi nhận thấy còn những vấn đề tồn tại làm cho hiệu quả học từ loại tiếng Việt chưa cao. Là một giáo viên tiểu học tương lai, tự nhận thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt cho học sinh, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài “ Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”, với mong muốn được học hỏi, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời đề ra một số biện pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình sau này. Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề từ loại là một vấn đề xa xưa và cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống. Học thuyết về từ loại ra đời từ thời cổ Hy Lạp gắn với tên tuổi của nhà triết học Arixtôt. Thuở ấy từ loại đã được đặt trong quan hệ với lô gic, song Arixtôt đã không gắn các từ loại với các phạm trù mà ông đề xuất. Ông chỉ chú ý đến tính chất vị ngữ của động từ và cho rằng động từ thể hiện vị thể của phán đoán. Danh từ thì được coi là tên gọi của các sự vật. Các nhà ngữ pháp của học phái A lêch xăng đri định nghĩa danh từ và động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo những khái niệm do chúng biểu hiện: “Danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thể đồ đạc, được phát ngôn cả cái chung và cái riêng”. “Động từ là từ loại không biến cách và thể hiện các hoạt động chủ động, bị động”. Thế kỉ XVII - XVIII các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của lô gic, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ với vị thể của phán đoán. Danh từ và tính từ được giải thích như là những từ chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu nhiên đối với bản chất sự vật. Trong nhiều năm, mối quan hệ giữa từ loại và các phạm trù của lô gic chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Phải đến cuối thế kỉ XIX vấn đề từ loại tiếng Việt mới được bàn lại, theo đó vấn đề từ loại được xem xét: Năm 1986, tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) quan tâm đến các vấn đề: Trường ĐHSP Hà Nội 2 8 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1) Bản chất và các đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại. 2) Hệ thống các từ loại tiếng Việt. 3) Từ loại là các phạm trù của tư duy. Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục nghiên cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại, đối tượng, tiêu chí, mục đích phân định từ loại. Đặc biệt tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản, ranh giới giữa từ loại cơ bản với từ loại không cơ bản. Đến năm 2004 trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp. Ngoài ra khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ, tính từ. Và gần với đề tài chúng tôi nghiên cứu là cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2006, tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt. Theo tác giả, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ. đại từ. Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái từ) Đồng thời tác giả có sự lý giải cho cách sắp xếp nêu trên. Những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lí luận mà không được thực nghiệm ở trường Tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn lý Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi mạnh dạn tiến hành điều tra thực nghiệm về khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học. Từ đó, có cơ sở đề ra biện pháp tổ chức dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh xác định từ loại đạt hiệu quả tốt nhất. 3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu thực tế khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh. Trên cơ sở đó nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh như nhau thuộc các vùng khác nhau. - Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh xác định đúng từ loại tiếng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện nhiệm vụ: - Tìm hiểu lý thuyết về từ loại cơ bản. - Trên cơ sở lí luận đã có, tiến hành khảo sát thực tế tại các trường thuộc hai vùng khác nhau là nông thôn và thành thị với đối tượng học sinh như nhau. - Miêu tả, phân loại và so sánh được kết quả điều tra. - Đề xuất biện pháp dạy học hợp lý. 4. phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1. Đọc và tra cứu tài liêu. 2. Điều tra thống kê tư liệu thực 3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau: 1. Đọc lý thuyết có liên quan đến đề tài. 2. Thống kê tư liệu điều tra được. 3. Xử lý tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và so sánh. 5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu 5. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh thuộc khối lớp 4. 5. 2. Phạm vi nghiên cứu Như chúng tôi đã trình bày trước đó, tìm hiểu về từ loại là một đề tài rộng. Vì vậy, trong khuôn khổ của khoá luận này, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu một khía cạnh nhỏ là “Tìm hiểu việc xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc”. Từ đó đề xuất một số biện pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả. 6. Dự kiến cấu trúc của bài viết Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 4. Phương pháp nghiên cứu Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp 3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu 6. Dự kiến cấu trúc của bài viết Phần nội dung 1. Khái niệm về từ loại Chương 1: Những vấn đề về từ loại cơ bản và việc học từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 2. Việc dạy và học từ loại cơ bản ở tiểu học Chương 2: Miêu tả, phân loại về khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học 1. Khả năng nhận biết về danh từ Loại 1: Bà tập nhận biết và phân Loại từ loại cơ bản 2. Khả năng nhận biết về động từ 3. Khả năng nhận biết về tính từ Kết luận chung Loại 2: Bài tập nhận biết hiện tượng chuyển loại giữa các từ loại cơ bản Tài liêu tham khảo Phụ lục Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỪ LOẠI CƠ BẢN VÀ VIỆC HỌC TỪ LOẠI CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Khái niệm về từ loại 1.1. Khái niệm: Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. (Đinh Văn Đức Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại). Từ loại là khái niệm chỉ sự phâ loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ. (Lê Biên - Từ loại tiếng Việt hiện đại) Trong cuốn Từ điển tiếng Việt - 2008 (trang 1327) định nghĩa “Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như: danh từ, động từ, tính từ,…” 1.2. Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt 1.2.1. Phủ nhận sự tồn tại của từ loại, tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng:tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phương Tây (không có sự biến đổi hình thái) do đó không có từ loại, mà tuỳ thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau. Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại.Tuy nhiên trong nhóm này có những khác biệt trong việc phân định, phân loại:  Thuần tuý ý nghĩa khái quát (Trần Trọng Kim)  Chức vụ cú pháp (Phan Khôi): một từ có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.  Khả năng kết hợp (Nguyễn Tài Cẩn) - Khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ. - Khả năng làm thành tố phụ của ngữ. 1.3. Tiêu chí phân định từ loại Trong tiếng Việt, người ta dựa vào ba tiêu chí sau đây để phân chia các từ thành từ loại: 1.3.1. ý nghĩa khái quát Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù có tính chất khái quát hoá cao; nó là kết quả của quá trình trừu tượng hoá nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động, trạng thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất,… 1.3.2. Khả năng kết hợp Khả năng kết hợp của một từ là năng lực tiềm tại của từ đó xuất hiện trong một tổ hợp từ có nghĩa với tư cách một yếu tố thường trực trong tổ hợp từ đó. - Danh từ có khả năng kết hợp với tất cả, những, các, mọi,...,này, kia, đó,… Ví dụ: tất cả những quyển sách đó. - Động từ có khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ,…Ví dụ:đừng đi. - Tính từ có khả năng kết với hơi, rất, lắm, quá,…Ví dụ: rất đẹp. Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3. Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp Khả năng giữ chức vụ cú pháp trong câu thường được sử dụng như một tiêu chuẩn hỗ trợ. Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương không phải một mà vài ba chức vụ cú pháp ở trong câu. Trong số các chức vụ cú pháp đó thường có một hoăc vài chức vụ nổi lên rõ hơn có tính chất tiêu biểu cho lớp từ đó. - Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải kết hợp với từ “là” (Ví dụ: Em là học sinh.) - Động từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, hãy, đừng, chớ,… - Tính từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ tính từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, rất, lắm, quá,… 1.4. Kết quả phân loại Hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm, bao gồm những từ loại sau đây: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ; số từ; đại từ. Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; kiểu từ (trợ từ và tình thái từ) Trong khoá luận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên ba lớp: danh từ, động từ, tính từ - ba từ loại cơ bản trong SGK Tiếng Việt 4, tập 1. Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp A. Danh từ Danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa chỉ “vật” hiểu rộng), được dùng làm tên gọi các “vât”, kết hợp được về phía trước với từ chỉ lượng (những, các,…), về phía sau với các từ chỉ định (này, nọ,…) và thường làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp,…nên được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể: 1. Danh từ riêng và danh từ chung Sự phân biệt danh từ riêng với danh từ chung căn cứ vào cách gọi tên của chúng. Danh từ riêng là tên gọi cụ thể của từng cá thể, còn danh từ chung là tên gọi của từng lớp sự vật đồng chất về một phương diện nào đó. Về nghĩa, danh từ riêng không mang nghĩa, chúng là tên gọi của từng người, tên địa danh, tên sách báo, tên gọi tổ chức,… Danh từ chung là mảng từ lớn và đa dạng cần được xem xét ở môt số dạng khác nhau. 2. Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp Trong lớp lớn danh từ chung, việc tách ra lớp nhỏ danh từ tổng hợp là cần thiết không chỉ do ý nghĩa mà còn bởi đặc điểm ngữ pháp của bản thân lớp con này. Những danh từ chung không mang đặc điểm ý nghĩa và ngữ pháp của danh từ tổng hợp làm thành lớp còn lại đối lập với nó và được gọi là danh từ không tổng hợp. Trường ĐHSP Hà Nội 2 16 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Danh từ tổng hợp chỉ chung nhiều sự vật đồng chất xét ở một phương diện nào đó, như: cây cối, bạn bè, xe cộ,… Danh từ không tổng hợp chỉ cả lớp sự vật đồng chất, hoặc thông qua từng cá thể sự vật như là đại diện cho cả lớp, như: bụi cây, bạn tôi, xe máy,… Cả danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp đều có thể xem xét ở các phương diện sau đây. 3. Danh từ vật thể, danh từ chất thể, danh từ trừu tượng, danh từ tập thể, danh từ chỉ hiện tượng thời tiết 3.1. Danh từ vật thể Danh từ chỉ vật thể bao gồm 4 lớp con - Danh từ chỉ đồ vật: ao, nhà, bàn, bát,… - Danh từ chỉ thực vật: cỏ, lúa, táo, bưởi,… - Danh từ chỉ động vật: cá, chim, trâu, bò,… - Danh từ chỉ người: học sinh, công nhân, bác sĩ,… 3.2. Danh từ chất thể Danh từ chất thể chỉ các chất thuộc cả ba thể là: thể rắn, thể lỏng, thể khí, như: đá, nước, hơi, khói,… 3.3. Danh từ trừu tượng Danh từ trừu tượng gồm các danh từ chỉ các vật thể tưởng tượng, như: thần, thánh, ma, quỷ,…; và các danh từ chỉ khái niện trừu tượng, như: lí luận, trí tuệ,… 3.4. Danh từ tập thể Trường ĐHSP Hà Nội 2 17 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Danh từ tập thể là danh từ chỉ những vật khác nhau về loại cụ thể nhưng thường đi kèm với nhau thành một tập hợp hoàn chỉnh, và mỗi tập hợp này làm thành một “đơn vị rời” đếm được như: bầy, bọn, bộ, đám, đàn, lũ,… 3.5. Danh từ chỉ hiện tượng thời tiết Danh từ chỉ hiện thời tiết có khả năng kết hợp với một số loại từ riêng, như: bão, chớp, lũ, lụt, gió, mưa, sấm,… Ví dụ: ánh đi với chớp cơn đi với bão, gió, mưa tiếng đi với sấm, sét … 4. Danh từ đơn vị Trong số các danh từ vật thể có thể tách ra những từ sẵn chứa trong mình ý nghĩa “đơn vị rời” có thể đo đếm được, chúng tập hợp lại dưới cái tên chung là danh từ đơn vị. Đặc điểm chung của danh từ đơn vị là dễ dàng đứng trực tiếp sau số từ chính xác, bao gồm hai lớp con: - Danh từ đơn vị khoa học là những khái niệm trừu tượng chỉ đơn vị đo lường do các nhà khoa học nghiên cứu và quy ước đặt ra, như: mét, lít, gam, oát,… - Danh từ đơn vị dân gian là tên gọi các vật chứa hay các hành động tạo lượng do nhân dân quy ước lấy làm đơn vị, như: thùng (thóc), bát (phở), mâm (cỗ), bó (rạ),… 5. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được 5.1. Danh từ đếm được Trường ĐHSP Hà Nội 2 18 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Danh từ đếm được là những danh từ có khả năng xuất hiện trực tiếp sau số từ chính xác, gồm hai nhóm con: 5.1.1. Danh từ đếm được tuyệt đối Danh từ đếm được tuyệt đối là danh từ dễ dàng xuất hiện trực tiếp sau số từ chính xác, gồm các nhóm con: - Danh từ chỉ đơn vị đại lượng quy ước khoa học, như: mét, lít, sào, mẫu, … - Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức xã hội,…, như: nước, tỉnh, xã, đoàn, đội, nghề, môn,… - Danh từ chỉ không gian, như: nơi, chốn, xứ, vùng, miền, khoảnh,… - Danh từ chỉ đơn vị thời gian, như: dạo, khi, hồi, lúc,… - Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh, như: màu, mùi, tiếng,… - Danh từ chỉ chức vị, như: nhà văn, nghệ sĩ, giám đốc,… - Danh từ chỉ lần của sự việc, như: lần, lượt, phen, chuyến,… - Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng, như: tài năng, trí tuệ,… … 5.1.2. Danh từ đếm được không tuyệt đối Danh từ đếm được không tuyệt đối là những danh từ vốn không đếm được, nhưng trong một số trường hợp sử dụng khá quen thuộc chúng có thể xuất hiện trực tiếp sau số từ chính xác. Ví dụ: Làng này có ba ao năm giếng,… Đồng hồ ba kim, bàn tám chân,… 5.2. Danh từ không đếm được Trường ĐHSP Hà Nội 2 19 K30B - GDTH Trần Thị Hoa – K30B GDTH Khóa luận tốt nghiệp Lớp danh từ này bao gồm: 5.2.1. Danh từ không đếm được là danh từ chất thể Các danh từ chất thể, như: muối, dầu, hơi,…không có khả năng trực tiếp đứng sau số từ chính xác. Chúng có thể đo đếm được thông qua các loại đơn vị thích hợp biểu thị bằng danh từ đơn vị quy ước và một số loại từ thích hợp. Ví dụ: - hai tấn sắt, hai xe sắt, hai đống sắt,… - hai lít dầu, hai phao dầu, hai thùng dầu,… 5.2.2. Danh từ không đếm được là danh từ tổng hợp Các danh từ tổng hợp, như: áo quần, binh lính, xe cộ,…không có khả năng trực tiếp đứng sau số từ chính xác. Chúng chỉ có thể đo đếm được thông qua các danh từ đơn vị quy ước, một số danh từ tập thể thích hợp dùng làm danh từ đơn vị. Ví dụ: - hai bộ quần áo, hai tấn quần áo; - hai đàn gà vịt, hai xe gà vịt, hai tạ gà vịt; - hai chục ki-lô-mét đường sá. B. Động từ Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình.Động từ thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,… Ví dụ: Mai anh ấy sẽ đi huế. Trường ĐHSP Hà Nội 2 20 K30B - GDTH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất