Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4_khóa luận tốt nghiệp lớp qlgdth...

Tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4_khóa luận tốt nghiệp lớp qlgdth

.DOC
52
1466
97

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển của đời người. Hiện nay, học sinh tiểu học là những trẻ em từ 6 - 11 tuổi, một trình độ phát triển có những đặc trưng riêng và có thể chủ động tổ chức từ phía nhà trường trên cơ sở mới nhất của khoa học giáo dục. “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về múa hát, âm nhạc, mỹ thuật” [6,tr22]. Để đạt được nội dung trên, phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, hình thành phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Phương pháp giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nội dung giáo dục mà còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí học sinh. Đối với học sinh tiểu học, tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng. Sự phát triển không đầy đủ của tưởng tượng sẽ khiến học sinh gặp khó khăn trong học tập. Khi học lịch sử thì nhất thiết phải xây dựng được trong tưởng tượng bức tranh quá khứ, tìm hiểu địa lí không thể không có các biểu tượng về cảnh quan, phong tục, khí hậu các nước... Tưởng tượng không gian rất cần khi học sinh học các yếu tố hình học, muốn tìm hiểu nội dung bài tập đọc học sinh phải tái tạo, hình dung cho mình hình ảnh nhân vật, hiện thực, thế giới hình tượng... Có thể nói, tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học, thiếu nó học sinh không thể tiến hành được hoạt động học tập. -1- Các công trình nghiên cứu về tưởng tượng của học sinh còn quá ít, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tượng tượng cho học sinh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. 3.2. Khách thể nghiên cứu 68 học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đống Đa - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Giả thuyết khoa học Ở học sinh lớp 4, tưởng tượng tái tạo chiếm vai trò chủ yếu, cấu trúc của hình ảnh tưởng tượng đã phù hợp với đối tượng nhưng mức độ khái quát còn thấp, tính trực quan còn thể hiện rõ. Tưởng tượng sáng tạo bắt đầu được hình thành nhưng còn non yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa chủ động hình thành cho học sinh các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu những vấn đề về lí luận có liên quan tới đề tài 5.2. Phát hiện và phân tích đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4 5.3. Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm một số biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng cho học sinh lớp 4 6. Phương pháp nghiên cứu -2- 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tìm hiểu khái niệm về tưởng tượng trong tâm lí học. Tìm hiểu những vấn đề lí luận về các loại tưởng tượng, các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng, hoạt động học tập và đặc điểm tâm lí của học sinh ở giai đoạn thứ hai Tiểu học. 6.2. Phương pháp quan sát Quan sát giờ học, giờ kiểm tra để phát hiện ra những biểu hiện về đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. 6.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Phân tích vở bài tập, các bài kiểm tra của học sinh. 6.4. Phương pháp thực nghiệm - Thực nghiệm phát hiện: Soạn hệ thống bài tập để đo đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4. - Thử nghiệm hình thành: hoàn thiện giáo án và dạy một số tiết môn Toán và môn Tiếng Việt để phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. 6.5. Phương pháp xử lí số liệu Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh, đối chứng và từ đó rút ra kết luận. 7. Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4 trong quá trình học tập môn Toán và môn Tiếng Việt. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài này nhằm phát hiện thực trạng đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4 và phân tích nguyên nhân. Trên cơ sở đó cung cấp những số liệu, thử nghiệm các biện pháp góp phần hoàn thiện và đổi mới phương pháp dạy học ở giai đoạn thứ hai tiểu học. 9. Cấu trúc của khóa luận -3- - Mở đầu - Chương 1. Cơ sở lí luận - Chương 2. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh lớp 4 - Chương 3. Thử nghiệm biện pháp hình thành và phát triển tưởng tượng cho học sinh lớp 4 - Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục -4- NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức lí tính. Nếu không có sự phát triển đầy đủ của tưởng tượng thì học sinh không thể học tập có kết quả được. Chính vì thế có nhiều công trình nghiên cứu về tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên có quá ít các công trình nghiên cứu về tưởng tượng của học sinh tiểu học. Trong công trình nghiên cứu của mình, V.V. Đavudov đã nhận xét đặc điểm tưởng tượng của học sinh ở giai đoạn hai tiểu học : “Trẻ em có thể tái tạo những hình ảnh của hiện thực không có sự mô tả trực tiếp hoặc không cần đến sự cụ thể hóa đặc biệt” [8, tr 116]. Bùi Văn Huệ đã nhận xét: “ Về những năm cuối bậc tiểu học, tưởng tượng các em càng gần hiện thực hơn” [5, tr97]. Tác giả giải thích sở dĩ như vậy là vì các em đã có kinh nghiệm phong phú, đã lĩnh hội được tri thức khoa học do nhà trường đem lại. Các em học sinh lớp 4, lớp 5 đã có khả năng nhào nặn, gọt rũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra hình tượng mới. Các em đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng hơn. Trần Trọng Thuỷ đã nhận xét khái quát về tưởng tượng của học sinh tiểu học: “Tưởng tượng của học sinh tiểu học có những biến đổi căn bản. Tính có mục đích và chủ định của tưởng tượng được tăng lên rõ rệt” [9, tr163]. Ông giải thích nhờ kinh nghiệm mở rộng, hứng thú phát triển, hoạt động phong phú hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên tưởng tượng của các em còn hạn chế, có phần mang tính chất tái tạo thụ động hoặc “hiện đại hoá” các biểu tượng lịch sử. -5- Trong giáo trình tâm lí học phát triển, Vũ Thị Nho đã khái quát đặc điểm tưởng tượng của học sinh cuối bậc Tiểu học: “Ở những lớp cuối cấp, tưởng tượng của trẻ ngày càng phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát hơn” [7, tr76]. Tác giả đã cụ thể hơn: biểu hiện đặc trưng của tưởng tượng là thay đổi cốt truyện, trình bày các sự kiện theo thời gian, diễn đạt đối tượng dưới dạng khái quát và rút gọn. Nhiều khi những thay đổi và kết hợp như vậy mang tính ngẫu nhiên không lôgic nhưng lại thoả mãn được nhu cầu “huyễn tưởng” của trẻ. Tuy nhiên, với học sinh nhỏ tưởng tượng sáng tạo mới bắt đầu được hình thành. Nó sẽ được phát triển mạnh ở lứa tuổi sau. Trên đây là một vài nét về những thành tựu nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tưởng tượng cho học sinh tiểu học. 1.2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái niệm tưởng tượng trong tâm lí học Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có[1]. Tưởng tuợng là quá trình phản ánh cái mới chưa hề có trong kinh nghiệm của cá nhân nên tưởng tượng chỉ sinh ra khi gặp tình huống có vấn đề. Tưởng tượng giải quyết vấn đề dựa vào các biểu tượng đã biết và tiến hành các phương thức: liên hợp, điển hình hoá… Nói cách khác, tưởng tượng phản ánh khái quát và gián tiếp đối tượng. Sản phẩm của tưởng tượng là những biểu tượng mới. Biểu tượng là hình ảnh vừa mang tính trực quan, vừa mang tính khái quát. Khác với biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trước đó đã tác động vào não -6- người; biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, khái quát hơn do con người tự sáng tạo ra trên cơ sở biểu tượng trí nhớ. Tưởng tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan vì vật liệu xây dựng nên biểu tượng, xét đến cùng phải lấy từ thực tế khách quan, do hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người đem lại. Chẳng hạn khi tưởng tượng về Rồng, nàng tiên cá… tuy bản thân nó không có thật nhưng vật liệu làm nên nó là có thật. Ở nàng tiên cá, các bộ phận cấu tạo nên nàng như: đầu người, mình cá là có thật. Tưởng tượng dù bay bổng , “thoát li” hiện thực thì nó vẫn xuất phát từ những cái đã có trong hiện thực và sớm muộn cũng được thể hiện trong thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm. 1.2.2. Các loại tưởng tượng Căn cứ vào tính tích cực, tính hiệu lực mà tưởng tượng được chia thành các loại: tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực, ước mơ và lý tưởng. 1.2.2.1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực + Tưởng tượng tiêu cực - Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt động... gọi là tưởng tượng tiêu cực. - Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong đời sống gọi là mơ mộng (về cái gì đó vui sướng, dễ chịu, hấp dẫn). Đây là một hiện tượng vốn có của con người. Nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là một thiếu sót của sự phát triển nhân cách. - Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định. Điều này xảy ra chủ yếu khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, không hoạt -7- động (ngủ, chiêm bao) hay nửa hoạt động, ở trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lý của ý thức (ảo giác, hoang tưởng). + Tưởng tượng tích cực Loại tưởng tượng tạo ra hình ảnh nhằm đáp ứng những yêu cầu, kích thích tích cực thực tế của con người, gọi là tưởng tượng tích cực. Tưởng tượng này gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo. Tưởng tượng tái tạo: Khi tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới, chỉ là mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác, gọi là tưởng tượng tái tạo. Ví dụ: tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lý, lịch sử, văn học, toán học... Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc lập với cả cá nhân lẫn xã hội, được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị khác nhau. Đây là một mặt không thể thiếu được của mọi loại hoạt động sáng tạo như: sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật. 1.2.2.2. Ước mơ và lý tưởng + Ước mơ Ước mơ là một quá trình độc lập, không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi và ước mơ có hại. - Ước mơ có lợi: thúc đẩy con người vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực. - Ước mơ có hại: không dựa vào khả năng thực tế, còn gọi là mộng tưởng làm cho cá nhân thất vọng, chán nản. + Lý tưởng Đó là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của cái tương lai mong muốn. Nó là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới giành tương lai. -8- Rõ ràng ta thấy rằng tưởng tượng là một thành phần của nhân cách. Giáo dục và bồi dưỡng tưởng tượng cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của trí dục mà còn là của đức dục nữa. Nhiệm vụ của nhà trường là phải hình thành và phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. [1, tr173-175]. 1.2.3. Cách sáng tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng Có nhiều cách sáng tạo ra hình ảnh mới tưởng tượng. Phạm Minh hạc trong giáo trình Tâm lí học đã đưa ra 6 cách cơ bản: + Thay đổi kích thước, độ lớn, số lượng, thành phần… của sự vật để tạo ra hình ảnh mới. Ví dụ, hình tượng người khổng lồ, người tí hon. + Nhấn mạnh một tính chất hoặc các thành phần chi tiết của sự vật hiện tượngđể tạo ra hình ảnh mới. Ví dụ, Giáo viên nhấn mạnh năng lực học tập của học sinh để tạo ra ba loại hình ảnh của 3 loại học sinh trong lớp (giỏi, khá, trung bình). + Chắp ghép: Đây là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách ghép các bộ phận khác nhau của một sự vật hiện tượng để tạo hình ảnh mới. Ví dụ như hình ảnh con rồng Việt Nam, hình ảnh nàng tiên cá, tượng nhân sư… + Liên hợp: Là sự tương hợp sáng tạo các bộ phận, thành phần của các sự vật bị biến đổi nằm trong mối quan hệ mới để tạo ra hình ảnh mới. Ở đây có nhiều nét giống với phương pháp chắp ghép nhưng khi tham gia vào việc tạo ra hình ảnh mới thì các yếu tố ban đầu bị cải tổ đi và nằm trong những mối quan hệ mới. Ví dụ: xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp của ôtô và tàu điện. + Điển hình hoá: Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở tổng hợp sáng tạo các thuộc tính điển hình đại diện cho lớp đối tượng. Ví dụ như xây dựng những nét điển hình của một loại nhân vật trong văn học, nghệ thuật. -9- + Loại suy (mô phỏng): Là cách tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật của tự nhiên. Ví dụ: từ đôi bàn chân của con vịt mà người ta mô phỏng chế tạo ra “chân vịt” của tàu thuỷ… Trên đây là một số cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. Thực tế trong quá trình tưởng tượng các cách sáng tạo nêu trên kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau làm cho phương thức hoạt động tưởng tượng vô cùng phong phú và độc đáo. Từ cơ sở lí luận trên chúng tôi xác định cơ sở lí luận của đề tài: - Tưởng tượng của học sinh là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của các em bằng cách xây dựng hình ảnh mới dựa trên cơ sở biểu tượng đã có. - Tưởng tượng của học sinh chỉ xuất hiện khi nhiệm vụ học tập thiếu dữ liệu, không xác định rõ ràng. - Trong đề tài này chỉ nghiên cứu tưởng tượng tích cực của học sinh đó là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới để học sinh tiếp thu tri thức, để giải quyết nhiệm vụ học. Tưởng tượng tích cực có hai loại: tưởng tượng tái tạo là học sinh hình dung lại những gì đã thấy, đã cảm nhận, đã trải qua trong quá khứ. Ví dụ khi đọc bài tập đọc, nhờ tưởng tượng tái tạo mà học sinh hình dung được nhân vật hay cảnh quan nào đó đang hiển hiện qua những điều mà người giáo viên mô tả hoặc trình bày trên văn bản người tập đọc.Tưởng tượng sáng tạo có thể tạo ra một hình ảnh mới không có trong thực tế, cũng có thể là tưởng tượng ra một cái tuy tồn tại trong thực tế nhưng chưa hề có trong kinh nghiệm của học sinh. Ví dụ như đối với học sinh tiểu học miền núi các em chưa bao giờ xuống biển, muốn hình dung ra cảnh biển thì phải tưởng tượng sáng tạo. - 10 - 1.2.4. Hoạt động học tập và sự phát triển tưởng tượng của học sinh tiểu học 1.2.4.1. Khái niệm hoạt động học tập Hoạt động học tập là hoạt động của học sinh do hoạt động dạy tổ chức và điều khiển nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo các môn học, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học. + Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo tương ứng Tri thức khoa học là tri thức khái quát về sự vật hiện tượng và những thuộc tính bản chất, quy luật vận động của chúng, đó là hệ thống tri thức được xác lập có căn cứ xác đáng kiểm tra được và ứng dụng được. Ví dụ: khái niệm phép cộng, khái niệm tiếng đó là tri thức khoa học. Tri thức khoa học bao gồm các loại sau: - Tri thức về sự vật hiện tượng. - Tri thức về phương pháp. - Tri thức về các chuẩn mực đạo đức pháp luật. - Tri thức về giá trị. Bốn loại tri thức này đựoc các nhà sư phạm tuyển chọn theo nguyên tắc xác định làm thành nội dung chương trình các môn học. Nội dung các môn học là đối tượng của hoạt động học tập, nó vừa là cơ sở, vừa là giới hạn của sự phát triển của tâm lí học sinh. + Hoạt động học tập là hoạt động hướng vào phát triển tâm lí của chủ thể của hoạt động này Chủ thể của hoạt động này chính là mỗi học sinh đang tiến hành hoạt động học. Sản phẩm của hoạt động học tập tồn tại trong chính mỗi học sinh - 11 - (phẩm chất, năng lực). Do đó hoạt động học tập được thực hiện theo cơ chế lĩnh hội (nhập tâm tiếp thu chuyển vào trong đầu). + Hoạt động học tập không chỉ hướng vào tiếp thu tri thức của các môn khoa học mà còn hướng vào tiếp thu tri thức hoạt động học (tiếp thu cách học). 1.2.4.2. Cấu trúc hoạt động học tập + Động cơ học tập Động cơ học tập là yếu tô tâm lí thúc đẩy học sinh, là nguyên nhân của hoạt động học. Động cơ học tập có hai loại: - Động cơ nhận thức (động cơ trong): Là đối tượng của hoạt động học tập mà kết quả là sau khi học sinh tiếp thu được đối tượng này thì thoả mãn nhu cầu của nhận thức. Nói cách khác, cái thôi thúc học sinh học là tri thức. Động cơ này được biểu hiện:  Học sinh chăm chú nghe giáo viên giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến.  Thường đặt ra câu hỏi cho người khác, thích nhận xét câu trả lời của bạn.  Không chỉ làm bài tập giáo viên cho mà còn làm cả bài tập khác.  Tìm ra cách giải cho bài tập. - Động cơ xã hội (động cơ ngoài): Động cơ này được nảy sinh bên ngoài quá trình học tập. Cái thôi thúc học sinh không phải là tri thức mà là các mối quan hệ xã hội. Biểu hiện của động cơ này như sau:  Học sinh học tập để được nhận phần thưởng.  Học sinh học tập để làm vừa lòng bố mẹ, để được cô giáo khen, để giỏi hơn bạn… - 12 -  Chỉ làm những bài tập giáo viên giao. Cả hai loại động cơ trên đều được hình thành ở mỗi học sinh tuy nhiên tuỳ thuộc vào nội dung và phương pháp dạy học mà loại động cơ nào giữ vai trò chủ đạo ở học sinh. Xét theo quan điểm sư phạm (hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục) thì động cơ nhận thức có giá trị hơn. Động cơ này tạo ra tính tự giác, hứng thú của học sinh trong học tập. Động cơ học tập không có sẵn mà được hình thành chính trong quá trình học sinh học tập. Nếu như trong từng tiết học , giáo viên tổ chức được quá trình học sinh tiếp thu tri thức (hiểu bài), vận dụng được tri thức để giải bài tập, giáo viên động viên, nhận xét, đánh giá kịp thời, dần dần hình thành mối quan hệ thân thiết giữa học sinh với tri thức. Nghĩa là câu hỏi học để làm gì được trả lời qua từng tiết học thì động cơ học tập được hình thành. + Nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ học tập là hình thức cụ thể hóa nội dung học thành mục đích và phương tiện. Mục đích học: Nội dung học tập là hệ thống các khái niệm, còn khái niệm trong từng bài, từng tiết là mục đích học của học sinh. Mỗi mục đích học hình thành cho học sinh một năng lực mới. Chẳng hạn học khái niệm câu học sinh có năng lực mới là liên kết từ thành câu. Mục đích học chỉ thực sự hình thành khi học sinh hoạt động. Phương tiện học: là những cái mà học sinh dùng để đạt mục đích. Có hai loại phương tiện: - Phương tiện bên ngoài: đồ dùng học tập,... (do quá trình khác làm ra). - Phương tiện bên trong: vốn kinh nghiệm, tri thức, học sinh đã nắm vững, những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực học tập đã được hình thành ở học sinh. - 13 - Quá trình học tập là quá trình học sinh xác lập mối quan hệ mục đích phương tiện để tạo ra sản phẩm mới tức là đạt được mục đích học tập. Trong quá trình học tập luôn có sự chuyển hóa từ mục đích thành phương tiện. Đó là quy luật cơ bản của hoạt động học tập. Quá trình học sinh thực hiện hoạt động học là quá trình các em giải quyết nhiệm vụ học tập ở các môn học, mỗi nhiệm vụ học tạo cho học sinh một năng lực mới. Để giải quyết nhiệm vụ học, học sinh phải phân tích các yếu tố có trong nhiệm vụ học, mối quan hệ giữa các yếu tố đó với tri thức cũ mà lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ. Đây là giai đoạn định hướng hành động, giai đoạn này quyết định phần thực hiện. + Hành động học tập Hành động học tập là một bộ phận của hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động học tập, tương ứng với mục đích không thể chia nhỏ được nữa. Nói một cách khác, hành động là quá trình học sinh trực tiếp tác động lên đối tượng để tạo ra sản phẩm học tập đạt được các chỉ tiêu định trước. Mỗi hành động bao gồm một hệ thống các thao tác. Thao tác vốn là một hành động học được chủ thể dùng nó để thực hiện một hành động khác. Các thao tác của một hành động học tập phải thỏa mãn các điều kiện: Tính chất tuyến tính (các thao tác được sắp xếp theo thời gian); tính chất hữu hạn (số lượng các thao tác của hành động không thừa, không thiếu); tính chất xác định, tính chất hiệu quả. Xét hình thức tồn tại của khái niệm thì hành động học tập có ba hình thức và thao tác cũng có ba loại: Thao tác vật chất, thao tác tinh thần, thao tác trí óc. Việc chuyển hóa hành động học tập thành thao tác học cho học sinh phải được tiến hành trên cả hai phương diện: luyện tập và rút gọn hành động học, tiếp theo phải đưa thao tác đó vào trong hành động khác. Thực chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức học sinh thực hiện các hành động học tập. Có ba loại hành động học tập: - 14 - - Hành động phân tích: là hành động phân giải đối tượng thành các yếu tố và mối liên hệ giữa chúng. Mục đích của hành động phân tích là phát hiện nguồn gốc cấu trúc của khái niệm. Công cụ chủ yếu của hành động phân tích là những tri thức học sinh đã tiếp thu được do đó trình độ phát triển của hành động phân tích phụ thuộc vào trình độ nắm vững tri thức của học sinh. - Hành động mô hình hóa: là quá trình học sinh xác lập mối quan hệ giữa đối tượng và mô hình của nó và thông qua mô hình để nghiên cứu đối tượng. - Hành động cụ thể hóa: là quá trình học sinh vận dụng tri thức phương pháp chung để giải bài tập. 1.2.4.3. Sự hình thành hoạt động học tập của học sinh tiểu học Sự hình thành hoạt động học tập ở học sinh tiểu học là sự hình thành các yếu tố trong cấu trúc của hoạt động học tập. Để hình thành các yếu tố giáo viên phải tiến hành hai loại tiết học: + Tiết hình thành Mục đích của tiết này là hình thành cho học sinh tri thức mới, phương pháp mới. Giáo viên cần xác định rõ mục đích, cái mới cần hình thành ở học sinh và những phương tiện giáo viên, học sinh sử dụng để đạt được mục đích. Nghĩa là giáo viên đưa đến cho học sinh một bài toán hay còn gọi là nhiệm vụ học tập. Để thực hiện loại tiết này giáo viên cần phải tiến hành theo trình tự sau: - Thứ nhất: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập. - Thứ hai: Giáo viên hướng dẫn cách giải quyết nhiệm vụ học (làm mẫu hoặc thông qua câu hỏi gợi ý”. - Thứ ba: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo quy trình giáo viên hướng dẫn để mỗi em có sản phẩm học tập của riêng mình. Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên phải đi đến từng bàn để giúp đỡ các em. - Thứ tư: Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh thực hiện. - 15 - + Tiết luyện tập Mục đích của tiết này là giúp học sinh định hình và luyện tập tri thức mới, phương pháp mới đã được tiếp thu ở tiết học trên. Giáo viên cần xác định chính xác cái mới mà học sinh tiếp thu được ở loại tiết trên rồi thiết kế một hệ thống các bài tập cùng loại để học sinh vận dụng cái mới, giải bài tập hình thành kỹ năng. Để thực hiện các loại trên, giáo viên cần thực hiện tốt các việc sau: - Xác định nội dung từng loại tiết. - Xác định những phương tiện mà giáo viên và học sinh cần sử dụng trong tiết. - Hình dung quy trình tổ chức các loại tiết trên. Nhờ sự tổ chức, điều khiển của giáo viên mà hoạt động học được hình thành ở học sinh qua hai giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất tiểu học (lớp 1 đến lớp 3): Hoạt động học bắt đầu hình thành. - Giai đoạn thứ hai tiểu học (lớp 4, lớp 5): Học sinh sử dụng hoạt động học để tiếp thu khái niệm mới. Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển chính trong hoạt động học tập cũng như những hoạt động khác của các em. Nhưng để thực hiện được hoạt động học tập, học sinh phải có sự tưởng tượng vì khi nhận thức một sự vật ta thường bắt đầu từ sự tri giác. Tuy nhiên do tính trừu tượng của đối tượng học tập nên khi tri giác không đủ để nhận thức chúng. Lúc này, học sinh cần đến sự tưởng tượng. Hầu hết những tri thức ở sách giáo khoa mà giáo viên đem đến cho học sinh đều mô tả bằng lời, bằng hình vẽ, mô hình... nên muốn lĩnh hội các tri thức đó học sinh phải tưởng tượng. 1.2.5. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở giai đọan thứ hai tiểu học - 16 - Học sinh ở giai đoạn thứ hai tiểu học là một cấp độ phát triển của học sinh với những đặc điểm tâm lí đặc trưng. Các quá trình tâm lí được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Bởi vậy khi nghiên cứu tưởng tượng của học sinh lớp 4 phải nắm được các quá trình tâm lí khác nhau của học sinh. 1.2.5.1. Đặc điểm chú ý Đối với học sinh giai đoạn thứ hai tiểu học, chú ý không chủ định vẫn phát triển, những gì mang tính mới lạ, hấp dẫn thì dễ dàng làm xuất hiện ở học sinh sự chú ý không chủ định. Tuy nhiên ở giai đoạn này chú ý có chủ định đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nếu ở giai đoạn thứ nhất(lớp 1 đến lớp 3) chú ý có chủ định chưa bền vững và còn non yếu thì ở giai đoạn thứ hai loại chú ý này bắt đầu ổn định và bền vững. Các em đã biết chú ý vào nội dung cơ bản của tài liệu đồng thời bắt đầu hình thành phân phối chú ý nghĩa là vừa nghe giảng, vừa nhìn bảng, vừa ghi bài. Mặc dù vậy, chú ý của các em vẫn còn thường hướng ra bên ngoài, hướng vào hành động vật chất, khả năng chú ý vào bên trong còn yếu. 1.2.5.2. Đặc điểm tri giác Học sinh lớp 4, lớp 5 khi tri giác ít gắn liền với tính tổng thể, tri giác phân tích được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, tri giác của học sinh còn gắn liền với xúc cảm nghĩa là sự vật hiện tượng gây được cảm xúc thì học sinh tri giác tốt hơn. Các loại tri giác không gian, thời gian, vận động con người đã hình thành và phát triển mạnh, khả năng tri giác không gian, thời gian hoặc các vật có kích thước lớn tăng lên rõ rệt so với học sinh giai đoạn thứ nhất tiểu học. Từ đó vốn biểu tượng của học sinh tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước. 1.2.5.3. Đặc điểm trí nhớ - 17 - Trí nhớ từ ngữ, trừu tượng ở học sinh phát triển tốt hơn ở giai đoạn trước do vốn ngôn ngữ của các em đã phong phú hơn, tư duy trừu tượng đã phát triển hơn. Tuy nhiên, loại trí nhớ này còn phải dựa các hình ảnh trực quan. Ở giai đoạn này tuy trí nhớ dài hạn đã bắt đầu phát triển nhưng trí nhớ ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế. Do yêu cầu của hoạt đông học tập ngày càng cao nên trí nhớ có chủ định ở học sinh lớp 4, lớp 5 phát triển hơn hẳn so với giai đoạn trước. 1.2.5.4. Đặc điểm tư duy Học sinh ở giai đoạn thứ hai tiểu học có những đặc điểm chính về tư duy như sau: Tư duy trừu tượng đang dần dần chiếm ưu thế, nghĩa là học sinh tiếp thu khái niệm dựa vào các khái niệm đã biết được thay thế bằng ngôn ngữ kí hiệu. Tuy nhiên tư duy trừư tượng giai đoạn này vẫn phải dựa vào tư duy cụ thể. Khả năng khái quát hoá và suy luận của học sinh phát triển hơn. Các em đã biết căn cứ vào các dấu hiệu bản chất của đối tượng để khái quát thành khái niệm và không chỉ suy luận từ nguyên nhân ra kết quả mà còn suy luận được từ kết quả ra nguyên nhân. 1.2.5.5. Đặc điểm nhu cầu nhận thức học sinh lớp 4, lớp 5 Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 nhu cầu nhận thức được hình thành và phát triển mạnh. Nếu như ở các lớp dưới học sinh chỉ có nhu cầu tìm hiểu từng sự vật hiện tượng cụ thể thì ở giai đoạn này học sinh có nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân, quy luật của các sự vật hiện tượng. Điều đó có nghĩa là học sinh không chỉ có nhu cầu tìm hiểu cái đó là cái gì mà còn muốn biết tại sao lại có cái đó. 1.2.5.6. Đặc điểm tình cảm học sinh lớp 4, lớp5 Học sinh lớp 4, lớp 5 thường có một số đặc điểm sau: - 18 - Học sinh dễ xúc cảm hay xúc động, khó làm chủ được cảm xúc của mình do quá trình hưng phấn ở các em mạnh hơn quá trình ức chế, các phẩm chất ý chí đang hình thành và còn yếu. Tình cảm của các em chưa ổn định, chưa bền vững xuất hiện nhiều tình cảm mới, chưa có tâm trạng kéo dài như người lớn. Tình bạn của các em dễ thiết lập, dễ tan vỡ và cũng dễ làm lành với nhau. Sở dĩ như vậy là do xúc cảm của các em đã hình thành nhưng chưa có quá trình liên kết trải nghiệm nên chưa ổn định. Vì thế, giáo dục tình cảm cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên tiểu học. Như vậy các đặc điểm tâm lí của học sinh giai đoạn thứ hai tiểu học đang dần hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước đáp ứng đồi hỏi ngày càng cao của hoạt động học tập. 1.2.6. Môn Toán lớp 4 và sự phát triển tượng tượng của học sinh 1.2.6.1. Mục tiêu: Môn toán lớp 4 có mục tiêu: - Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về sô học các số tự nhiên, phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. - Về kĩ năng: Hình thành các kỹ năng thực hành tính toán, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. - Về thái độ: Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng; cách phát hiện và giả quyết vấn đề dơn giản, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo [4]. 1.2.6.2. Nội dung môn Toán 4 - 19 - Nội dung xây dựng chương trình môn toán lớp 4 gồm 5 tuyến kiến thức: số học, đại lượng và đo lường, yếu tố hình học, yếu tố thống kê và miêu tả, giải toán. Cụ thể: + Số học: - Số tự nhiên, các phép tính về số tự nhiên.  Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. giới thiệu lớp tỉ.  Tính giá trị các biểu thức chứa dạng chữ: a + b, a – b, a x b, a : b, a + b + c, a x b x c, (a + b) x c  Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân.  Phép cộng và phép trừ các số 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới ba lần. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.  Phép nhân các số có nhiều chữ số với số không quá ba chữ số, tích có không quá 6 chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng. Phép chia số có nhiều chữ số cho số không quá ba chữ số, thương  có không quá bốn chữ số.  Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.  Tính giá trị của biểu thức có đến 4 dấu phép tính. - Phân số, các phép tính với phân số.  Giới thiệu khái niệm ban đầu về các phân số đơn giản, đọc, viết, so sánh các phân số, các phân số bằng nhau.  Phép cộng trừ hai phân số cùng hoặc khác mẫu số. giới thiệu tính chất giao hoán và kết hợp của các phép cộng phân số. - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất