Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cuối khóa xử lý tình huống vi phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ...

Tài liệu Tiểu luận cuối khóa xử lý tình huống vi phạt hành chính trong lĩnh vực y tế của cơ sở chữa bỏng gia truyền theo đơn thư của dân cư

.PDF
22
276
53

Mô tả:

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU Đối với nguồn nhân lực Quốc gia, thể lực là của nguời lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực (trí lực, thể lực, tâm lực), sức khỏe tốt là nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là một đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dất nước. Hoạt động của ngành y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. Hệ thống y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội. Vì vai trò của của sức khoẻ đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển sự nghiệp y tế và tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Trong thời gian qua, cùng với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật…, khống chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về công tác y tế năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2.510 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm: 27 Bệnh viện, 120 phòng khám đa khoa, 1.903 phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế, 460 phòng chẩn trị y học cổ truyền; 5043 cơ sở kinh doanh thuốc. Hoàn Kiếm – nơi tôi đang công tác, là quận trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi có tuyến phố Lãn Ông chuyên doanh về Y học cổ truyền lâu đời. Màng lưới hành nghề y dược ngoài công lập của quận phát triển mạnh ở cả 3 lĩnh vực: Y; Dược và Y học cổ truyền với 355 cơ sở bao gồm: 01 bệnh viên chuyên khoa Mắt; 160 phòng khám đa khoa, chuyên khoa; 127 nhà thuốc và hơn 67 cơ sở 1 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 kinh doanh dược liệu. Hệ thống này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn và giảm tải cho hệ thống y tế công lập của Thành phố, Trung ương. Có thể nói, trong thời buổi nền kinh tế thị trường như hiện này, thành phần y tế tư nhân phát triển đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Song bên cạnh nhưng mặt tích cực vẫn còn bộc lộ một số mặt tiêu cực như: Hành nghề y, dược không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ và giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Để y tế tư nhân thực sự phát huy hiệu quả và đi đúng định hướng, không bị chi phối của cơ chế thị trường thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được quan tâm hơn và từng bước đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khẻo nhân dân. Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi phạm vấn đề “y đức” trong hành nghề. Để quản lý hoạt động của các cơ sở y tư nhân này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp cùng xây dựng và hoàn thiện Quy chế phối hợp công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập. Ở trung ương là Bộ Y tế, một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phường là các Sở Y tế của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các Phòng Y tế quận, huyện được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo. Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân, đó là trách nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y tế. Từ những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A – 2015, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội. Đồng thời trên cương vị công tác của mình - chuyên viên phụ trách quản lý hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tôi quan tâm và chọn đề tài: “Xử lý tình huống vi phạt hành chính trong lĩnh vực y tế của cơ sở chữa bỏng gia 2 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 truyền của ông Đinh Công Thân tại P101, Chung cư 39C Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo đơn thư của dân cư tập thể 2F Quang Trung và các hộ dân khu chung cư 39C Hai Bà Trưng.” làm đề tài tiểu luận tình huống cuối khóa lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Nhằm phân tích tình huống để tìm ra và lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết công việc một cách kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân. Phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu tình huống kiểm tra và giải quyết xử phạt vi phạm hành chính trong hành nghề y tư nhân của cơ sở chữa bỏng gia truyền do ông Đinh Công Thân là người chiụ trách nhiê ̣m chuyên môn , thuộc Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiế m , thành phố Hà Nội. Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị, cụ thể như sau: PHẦN 1. LỜI NÓI ĐẦU PHẦN 2. NỘI DUNG Mục 2.1. Mô tả tình huống. Mục 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. Mục 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả. Mục 2.4. Xây dựng và lưạ cho ̣n phương án giải quyế t (03 tình huống) Mục 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thưc̣ hiên. ̣ PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Mục 3.1. Đánh giá. Mục 3.2. Kiến nghị và đề xuất. Với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết cho tình huống trên. Tuy nhiên do điều kiện thời gian ngắn và bị ảnh hưởng của 3 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 công tác chuyên môn nên trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm và góp ý chân thành của quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn giúp cho bản thân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao. Xin chân thành cảm ơn ! 4 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống Ngày 14/10/2014, Phòng Y tế nhận được phiếu chuyển xử lý công việc của Tổ Tiếp dân, UBND quận Hoàn Kiếm về việc UBND quận Hoàn Kiếm nhận được đơn của Bà Lâm Thị Hương- Đại diện cho các hộ dân tại Khu tập thể 2F Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Tóm tắt nội dung đơn: Phản ánh hộ ông Thân và bà Thúy mở cơ sở khám chữa bỏng cho bệnh nhân tại phòng 101 Chung cư 39C Hai Bà Trưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân xung quanh. Khi tiếp nhận vụ việc này, với nhiệm vụ được Lãnh đạo phòng phân công tìm hiểu hồ sơ nhà ông Đinh Công Thân, tôi được biết rằng cuối tháng 9 năm 2013, gia đình ông Thân đã từng bị các hộ dân tại Khu tập thể 3A Quang Trung tố giác về việc chữa bỏng chui ở cơ sở 5G ngõ 10 phố Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội làm một bé 13 tháng tuổi tử vong sau chữa bỏng. Khi vụ việc xảy ra, Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra cơ sở này và đã xử lý các vi phạm của cơ sở: Không có Giấy phép Hoạt động; Không có Chứng chỉ hành nghề. Sau khi bị kiểm tra và buộc đóng cửa, gia đình ông Thân thay đổi địa điểm hành nghề từ quận Cầu Giấy sang quận Hoàn Kiếm, với cùng cách thức hoạt động hành nghề không phép nhưng vẫn nhận chữa bỏng cho các bệnh nhân. Theo phản ánh của các hộ dân Tập thể 2F Quang Trung và 39C Hai Bà Trưng, việc ông Thân treo biển quảng cáo Nhà thuốc gia truyền Thân Như Ý và việc khác đến chữa bỏng ngày càng đông gây mất trật tư an ninh khu vực cả ngày và đêm khiến 19 hộ xung quanh vô cùng phẫn nộ, bức bách, dẫn đến việc làm đơn kiến nghị đến UBND quận Hoàn Kiếm. 5 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, kịp thời, nhanh gọn vừa đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân. Trên quan điểm đó, mục tiêu xử lý tình huống được xác định như sau : - Xác định đúng mức độ sai phạm của cơ sở chữa bỏng gia truyền để có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội. - Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa. Muốn tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, một trong những biện pháp hàng đầu là phải xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau, có thể dùng các biện pháp sau: 1 – Yêu cầ u cơ sở chữa bỏng của ông Thân chấ m dứt ngay hành vi khám chữa bê ̣nh mà không có Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép hoạt động và tiế n hành xử phạt vi phạm hành chính. Nếu ở mức độ nặng thì đề nghị các cơ quan pháp luật giải quyết. 2 – Phối hợp với UBND phường Trần Hưng Đạo nơi cơ sở chữa bỏng của ông Thân cư trú và nhân dân khu vực xung quanh về cơ sở chữa bỏng gia truyền mở cửa khám , chữa bỏng nhưng bác sỹ phụ trách không có Chứng chỉ hành nghề và cơ sở chưa được cấp Giấy phép hoạt động để người dân hiểu được việc khám chữa bệnh của cơ sở này là trái pháp luật. 3 – Báo cáo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về việc cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Thân hoạt động, hành nghề khám chữa bỏng khi không có Chứng chỉ hành nghề và Giấy phép hoạt động. 4 – Bảo vệ uy tín của ngành y tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín, đảm bảo sức khỏe và tính ma ̣ng của nhân dân qu ận Hoàn Kiếm khi tham gia điều trị bê ̣nh. 6 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 5 – Bảo vệ lợi ích chính đáng của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về ngành y tế và quyền khám, chữa bê ̣nh an toàn, đúng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t. Trong trường hợp của cơ sở chữa bỏng gia truyền của Ông Thân hành nghề khám, chữa bệnh khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ vi phạm quy định của Pháp luật, cụ thể: - Theo Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, tại Khoản 2 Điều 6 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động Khám, chữa bệnh: Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Tại điểm a khoản 5 điều 28 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồ ng đối với hành vi hành nghề không có chứng chỉ hành nghề . Mức phạt trung bình là: 35.000.000 đ. Tại điểm a khoản 6 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồ ng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động. Mức phạt trung bình là: 60.000.000 đ. Như vậy, tổng mức phạt vi phạm hành chính của ông Thân theo quy định của Pháp luật là 95.000.000 đ (Chín mươi lăm triệu đồng) và có hình thức xử phạt bổ sung là Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng, trung bình là 9 tháng. 7 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 2.3.1. Nguyên nhân: Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là : a. Nguyên nhân từ phía cơ sở chữa bỏng gia truyền: Đã vi phạm Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, tại Điều 6 Khoản 2 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động Khám, chữa bệnh: Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. b.Nguyên nhân từ phía người bệnh. Do nhận thức của người dân còn hạn chế, còn tâm lý chữa bệnh theo kinh nghiệm nên không nhận thức được việc ông Thân hành nghề không phép là vi phạm pháp luật và không phản ánh tới cơ quan chức năng. c. Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng: Các cơ quan chức năng không thực hiện hết nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị mình đó là chức năng quản lý Nhà nước và chức năng giám sát việc quản lý Nhà nước về hoạt động hành nghề y tế tư nhân. Nếu các cơ quan này thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, tập huấn, tuyên truyền và xử phạt kịp thời thì không xảy ra sự việc trên. Cụ thể ở đây là Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo và UBND phường Trần Hưng Đạo chưa thực sự sát sao, vào cuộc khi nhận được những thông tin cảnh báo từ phía người dân. Trình độ quản lý về y tế của cán bộ y tế phường còn hạn chế, chưa làm hết chức năng tuyên truyền quy định pháp luật và thông tin cho các cơ sở y tế trên địa bàn và người dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quản lý hành nghề y dược tư nhân. 8 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 Tiếp theo, Phòng Y tế là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm về chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận đã chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, chưa có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời với Tổ Y tế xã hội phường để tăng cường công tác quản lý hành nghề y tư nhân trên địa bàn. 2.3.2. Hậu quả: - Gây tổn hại về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh và gia đình do cơ sở dùng thuốc chữa bỏng tự bào chế, chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. các đi- Làm giảm lòng tin của nhân dân, của các cơ sở hành nghề y dược trên địa bàn đối với các hoạt động khám, chữa bệnh của ngành y tế nói chung và chức năng quản lý nhà nước về y tế của UBND quận Hoàn Kiếm nói riêng. - Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của các hộ dân Chung cư 39C Hai Bà Trưng, ảnh hưởng đến việc các hoạt động chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền tham gia giải quyết vụ việc. 9 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 2.4. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết Để giải quyết tình huống trên vừa đảm bảo đúng pháp luật quy định về lĩnh vực y tế, vừa hợp tình, hợp lý ta cần phải xây dựng các phương án cụ thể để giải quyết việc khiếu nại, tố cáo như sau: 2.4.1. Một số phương án giải quyết: * Phương án 1: Ở tình huống trên, khi nhận được đơn thư phản ánh, tố cáo về cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Đinh Công Thân, Phòng Y tế đã chỉ đạo Tổ Y tế xã hội phường Trần Hưng Đạo lập tức tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Thân để kịp thời ngăn chặn và xử lý việc sai phạm, hoàn thiện báo cáo gửi về Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm ngay sau khi kết thúc buổi kiểm tra. a. Ưu điểm của phương án: Phương án này để phát huy nhiệm vụ của Tổ Y tế xã hội phường Trần Hưng Đạo và là cách tốt nhất để Phó Chủ tịch phường phụ trách khối Văn xã trực tiếp nắm bắt tình hình hành nghề y tư nhân tại địa bàn. b. Hạn chế của phương án: Khả năng kiểm tra, phát hiện sai phạm của Tổ Y tế xã hội phường chưa thực sự cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa vững vàng. Theo khoản 1 Điều 89 của Nghị định 176/2013/NĐ – CP ban hành ngày 14/11/2013, hành vi vi phạm của cơ sở chữa bỏng gia truyền vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo. Phòng Y tế quận không trực kiểm tra, không đảm bảo tính khách quan. * Phương án 2: Sau khi nhận được đơn thư phản ánh và sự chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm về cơ sở chữa bỏng gia truyền, Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm chỉ đạo tiến hành kiểm tra đột xuất ngay trong ngày. Trưởng phòng Y tế xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó chủ tịch UBND quận phụ trách 10 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 khối Văn xã về việc tổ chức đoàn liên ngành, phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm, UBND phường Trần Hưng Đạo để kiểm tra cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Đinh Công Thân, do nhận thấy đây là vụ việc phức tạp, có liên quan đến yếu tố tính mạng con người. Đồng thời, tham gia đoàn liên ngành còn có đại diện trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo. a. Ưu điểm của phương án: - Phòng Y tế quận trực tiếp xử lý vụ việc, đảm bảo tính khách quan. - Phối hợp với Công an quận vì đây là vụ việc nhạy cảm, có yếu tố nước ngoài. Mặt khác, gần đây, Phòng Y tế cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp với Công an quận để kiểm tra các cơ sở ATTP trên địa bàn, do đó việc mời cán bộ Công an quận tham gia đoàn liên ngành lần này khá nhanh chóng, không gặp nhiều khó khăn. - Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo nắm bắt được tình hình địa bàn, nắm được kết quả hậu kiểm tra, báo cáo kịp thời với UBND phường Trần Hưng Đạo. Mặt khác, việc tham gia đoàn liên ngành, Trạm y tế sẽ được tăng cường về mặt chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý nhà nước về y tế. b. Hạn chế của phương án: - Việc huy động cán bộ các ban ngành tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian để tập hợp thành viên hơn là thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành. * Phương án 3: Khi nhận được đơn thư phản ánh, Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm báo cáo Phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân- Sở Y tế Hà Nội và Thanh tra Sở Y tế Hà Nội để phối hợp với Phòng Y tế quận tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở. Nếu phát hiện sai phạm sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và gửi tờ trình lên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội để ra quyết định xử phạt. a. Ưu điểm của phương án: Sở Y tế Hà Nội là cơ quan quản lý theo ngành dọc của Phòng Y tế quận 11 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 Hoàn Kiếm nên nếu có được sự phối hợp với Sở Y tế Hà Nội trong sẽ kiểm tra về chuyên môn được kỹ và sâu hơn, đồng thời tăng tính răn đe đối với cơ sở và đảm bảo đúng tính thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính. b. Hạn chế của phương án: Sở Y tế Hà Nội là cơ quan quản lý hoạt động hành nghề y tư nhân của cả 29 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nên việc bố trí cán bộ Sở Y tế Hà Nội xuống phối hợp cùng Phòng Y tế quận, việc đi lại gây khó khăn, tốn kém sức người, thời gian, kinh phí trong khi việc xử lý, trả lời giải quyết khiếu nại, tố cáo có thời gian quy định về ngày làm việc nên tính cấp thiết cần được đặt lên hàng đầu. 2.4.2. Lựa chọn phương án tối ưu: Qua nghiên cứu, xem xét những ưu khuyết điểm của mỗi phương án để giải quyết tình huống trên, thì phương án 3 là phương án tối ưu nhất vì giải quyết theo phương án này đúng với chức năng, thẩm quyền về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, nhanh chóng tìm ra bản chất của sự việc, đồng thời giải quyết được dứt điểm tình huống, hạn chế thiệt hại của nhân dân về sức khỏe và kinh tế, tạo được niềm tin cho nhân dân đối với ngành y tế nói riêng và các cấp chính quyền nói chung, vừa đảm bảo kế hoạch và tiến độ thực hiện kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, ngay khi vụ việc xảy ra, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo Tổ Y tế xã hội phường Trần Hưng Đạo tới kiểm tra thực tế tại cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Thân. Khi nhận được báo cáo công tác kiểm tra của Tổ Y tế xã hội phường Trần Hưng Đạo, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm nhận thấy cơ sở chữa bỏng gia truyền có hành vi đối phó với đoàn kiểm tra của phường: đóng cửa, không hoạt động, chủ cơ sở không có mặt… Để đảm bảo tính khách quan và minh bạch, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm đã liên lạc với Tổ trưởng tổ dân phố khu Chung cư 39 Hai Bà Trưng để phối hợp thông báo cho Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm khi cơ sở có dấu hiệu mở cửa hoạt động, khám chữa bỏng cho bệnh nhân bỏng. Ngay khi được tin báo cơ sở đang mở cửa nhận khám chữa bỏng cho bệnh nhân, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm đã lập tức tiến hành kiểm tra chuyên ngành đối với cơ sở này, thành viên đoàn kiểm 12 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 tra bao gồm Đ/c Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm, Đ/c chuyên viên phụ trách hành nghề y tư nhân và Đ/c chuyên viên phụ trách hành nghề dược tư nhân. Sau khi tiến hành kiểm tra, xác lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi khám, chữa bệnh khi không có Chứng chỉ hành nghề và hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi không có Giấy phép hoạt động, ông Thân đã xác nhận hành vi vi phạm của mình và đồng ý ký biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên ông Thân cũng có yêu cầu được giải trình thêm về hoạt động hành nghề của mình cũng như để trình bày thêm các giấy tờ hành nghề trước đây của mình nên xin được tiếp tục làm việc tại Phòng tiếp dân, trụ sở HĐND-UBND quận Hoàn Kiếm vào ngày hôm sau. Tại Phòng tiếp dân, trụ sở HĐND-UBND quận Hoàn Kiếm, ông Thân có đến làm việc và xuất trình thêm Giấy chứng nhận Đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề YHDT tư nhân số 187/99CN/HNYHDT do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 11/2/1999 có giá trị đến ngày 11/2/2002; Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền số 151/02/CCHN-YHCT do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 08/5/2002 có giá trị đến ngày 08/5/2005. Tuy nhiên sau khi các giấy trên hết hạn, vì các thay đổi trong quy định về cấp đổi Giấy phép hoạt động và Chứng chỉ hành nghề ông Thân không thể làm hồ sơ xin cấp đổi, gia hạn thời gian hành nghề nên ông Thân đã hành nghề không phép. Sau khi hoàn thiện hồ sơ vi phạm của cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Đinh Công Thân, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm đã chuyển hồ sơ lên Thanh tra Sở Y tế để tiếp tục hoàn thiện các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo đúng thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. 13 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện Để tình huống trên đây được giải quyết kịp thời, hợp tình hợp lý, đảm bảo tính khách quan và minh bạch nhưng thì sẽ phải tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Tiếp nhận đơn thư kiến nghị, tố cáo, báo cáo đồng chí Trưởng phòng Y tế quận và xin ý kiến của lãnh đạo UBND quận theo đúng quy trình hướng dẫn. Tất cả các công việc đều làm theo quy định, nhanh chóng và đảm bảo tính bảo mật của thông tin. Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó chủ tịch UBND quận, Chuyên viên phụ trách tiến hành các bước để kiểm định tính xác thực của thông tin. Bước 2 : Sau khi thông tin được xác thực là có dấu hiệu nghi ngờ, chuyên viên báo cáo Trưởng phòng Y tế quận để lên kế hoạch thực hiện kiểm tra đột xuất và bí mật. Phòng Y tế quận gọi điện trực tiếp, đồng thời gửi công văn khẩn tới Công an quận Hoàn Kiếm cử cán bộ sang phối hợp và mời Đ/c Lãnh đạo UBND phường, Đ/c Trưởng trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo. Theo điều tra của Chuyên viên phụ trách giám sát địa bàn, cơ sở mở cửa hoạt động, tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bỏng, Phòng Y tế quận đề nghị Công an quận cứ cán bộ tham gia đi kiểm tra cùng Phòng Y tế quận. Đúng thời gian đã mời, Thành phần đoàn tập trung tại Phòng Y tế quận và tiến hành đi kiểm tra. Thành phần Đoàn bao gồm: 14 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 Thành phần TT Chức danh 1 Đ/c Trưởng phòng Y tế quận Trưởng Đoàn 2 Đ/c Chuyên viên Phòng Y tế quận phụ trách HNYTN Thư ký 3 Đ/c Chuyên viên Phòng Y tế quận phụ trách HNDTN Thành viên 4 Đ/c Cán bộ Công an quận Thành viên 5 Đ/c Lãnh đạo UBND phường Trần Hưng Đạo Thành viên 6 Đ/c Trạm trưởng trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo Thành viên Bước 3 : Theo quyết định thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và tình hình thực tế, đồng chí Trưởng phòng Y tế quận đã phân công, giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các thành viên trong đoàn kiểm tra. Sau thời gian họp bàn, Đoàn tiến hành xuống cơ sở trực tiếp kiểm tra. Các nội dung kiểm tra theo quy định của nhà nước về hành nghề y dược tư nhân: Các giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động của phòng khám, các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực, kiểm tra thực tế hoạt động của phòng khám. Kết quả kiểm tra: 9h45p ngày 16/10/2015, Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Đinh Công Thân, phát hiện ông Thân đang điều trị bỏng cho một bệnh nhân nhỏ tuổi. Sau khi hỏi trực tiếp bố mẹ bệnh nhân nhi nhỏ tuổi, anh này cho biết, ông Thân vừa trực tiếp khám bệnh, và bây giờ đang bôi thuốc và cuốn băng cho con anh. Theo các giấy tờ pháp lý mà ông Thân cung cấp, các giấy tờ pháp lý của cơ sở thiếu hoặc đã hết hiệu lực, tuy nhiên cơ sở chưa tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy mới do sự thay đổi quy định về pháp luật. 15 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 Theo giải trình của ông Thân – chủ cơ sở có giải thích: Ông là người chữa bỏng lâu năm, đã chữa khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân bị bỏng các mức độ, có mong muốn hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động. Tuy nhiên khi làm thủ tục xin cấp trên Sở Y tế, yêu cầu ông phải công khai bài thuốc chữa bỏng thì mới được cấp giấy mới, ông không đồng ý công khai bài thuốc gia truyền của mình nên hồ sơ xin cấp giấy mới của ông không được chấp nhận. Bước 4 : Sau khi nghe các thành viên đoàn báo cáo kết quả kiểm tra, Đồng chí Trưởng phòng Y tế quận đã quyết định lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở chữa bỏng gia truyền do ông Đinh Công Thân làm chủ với hai hành vi sau: - Tại điểm a khoản 5 điều 28 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồ ng đối với hành vi hành nghề không có chứng chỉ hành nghề . Mức phạt trung bình là: 35.000.000 đ. - Tại điểm a khoản 6 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồ ng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động. Mức phạt trung bình là: 60.000.000 đ. Như vậy, tổng mức phạt vi phạm hành chính của ông Thân theo quy định của Pháp luật là 95.000.000 đ (Chín mươi lăm triệu đồng) và có hình thức xử phạt bổ sung là Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng, trung bình là 9 tháng. Trong thời hạn 9 tháng, cơ sở chữa bỏng gia truyền không được phép hoạt động, và đồng thời ông Thân không được phép này hành nghề khi chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính và tước giấy phép hoạt động trong trường hợp này theo điểm b, điểm c, Khoản 3, Điều 89 định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013. 16 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở chữa bỏng của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quyết định của cơ sở chữa bỏng gia truyền của ông Thân. Đồng thời báo cáo kết quả tới lãnh đạo UBND quận và có công văn gửi tới Tổ y tế xã hội phường Trần Hưng Đạo để trực tiếp giám sát cơ sở trên địa bàn quản lý thực hiện đúng theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội. Tuyên truyền, phổ biến về trường hợp vi phạm này trong đợt tập huấn các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trong Quý tới. 17 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: - Các cơ sở y tế tư nhân mọc lên ngày càng nhiều, nhưng sai phạm sai phạm nhan nhản, không ít. Thực trạng các phòng khám không phép là có xảy ra và khó phát hiện. - Việc thanh tra, kiểm tra và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa nhịp nhàng, chưa thường xuyên liên tục.Một phần là do thiếu nhân lực. Việc giải quyết trường hợp của Ông Đinh Công Thân trên cơ sở hài hoà giữa tính pháp lý và lợi ích xã hội, tính răn đe cho thấy tính hiệu quả của văn bản quản lý Nhà nước về lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. - Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế nói riêng, đặc biệt là quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế tư nhân đây là một hệ thống phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh của pháp luật để giải quyết công việc mà còn củng cố được lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế. Chính vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, kiến thức về thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng. - Để đạt được hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực y tế, bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phải kể đến vai trò của người dân trong việc phản ánh, khiếu nại, tố cáo tới các cơ quan chức năng. Kênh thông tin từ người dân là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để đảm bảo việc quản lý hoàn thành nhiệm vụ. - Sự hiểu biết về pháp luật của người dân nói chung cũng như các cơ sở hành nghề y dược tư nhân tuy đã được tập huấn thường xuyên nhưng 1 số cơ sở chưa thực sự nắm bắt được. - Phòng Y tế quận cần đôn đốc các Tổ Y tế xã hội phường sát sao hơn nữa trong hoạt động thanh, kiểm tra hành nghề y dược tư nhân để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. 18 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Trung ương: - Tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành, đoàn thể xã hội tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung. - Chỉ đạo ngành y tế nghiên cứu về mô hình và cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ y bác sỹ, nhất là mảng y tế tư nhân. Tạo tâm lý yên tâm làm việc và đặt y đức lên hàng đầu của các cán bộ y bác sỹ. 3.2.2. Bộ Y tế: - Cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về y tế, cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường quản lý người hành nghề thông qua việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với tất cả người hành nghề y, dược trong toàn quốc. - Thanh tra Bộ y tế thường xuyên chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân tại địa phương. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành y tế ở địa phương. 3.2.3. UBND thành phố Hà Nội - Kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành: Quy chế phối hợp giữa Sở Y tế Hà Nội và Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để tránh chồng chéo và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập. - Xây dựng kế hoạch phát triển đối với lĩnh vực y tế tư nhân nhằm giảm thiểu tập trung quá đông các phòng khám tại khu vực nội thành; khuyến khích phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập hoạt động tại khu vực ngoại thành để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân. 19 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015 - Tổ chức đánh giá kết quả kiểm tra, làm rõ vai trò, chức năng kiểm tra của Uỷ ban nhân dân cấp phường đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn và chấm dứt hoạt động kiểm tra nếu không đáp ứng đủ điều kiện. 3.2.4. Đối với Sở Y tế - Phối hợp với các ngành có liên quan để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền và quản lý nhà nước về y tế. Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm hành nghề y, dược tư nhân nói riêng. - Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở để đảm bảo cho công tác quản lý sức khỏe cho nhân dân tại cộng đồng ngày càng được tốt hơn. - Tăng cường đào tạo công tác quản lý nhà nước về y tế cho tuyến dưới, đảm bảo sự phối hợp thông suốt, hiệu quả, nhất là trong việc thanh tra, kiểm tra liên ngành tuyến quận huyện. - Tăng cường công tác thông tin giữa tuyến xã phường – quận, huyện – Sở y tế, tránh tình trạng thanh tra kiểm tra trùng lặp các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trong khoảng thời gian ngắn, cũng như là một số cơ sở không được kiểm tra trong thời gian dài, hạn chế tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai phạm trong hoạt động của các cơ sở này. - Sở Y tế và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cần quy định cụ thể về việc công khai danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập có các hành vi vi phạm, do đó nhiều cơ sở được thanh tra, kiểm tra nhiều lần và có vi phạm (như: hoạt động chưa có giấy phép hoạt động; sử dụng bác sỹ không có tên trong danh sách nhân sự được cấp phép...) nhưng không được công khai cho người dân biết để có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp. 3.2.5. Đối với UBND Quận Hoàn Kiếm Số lượng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập tăng nhanh qua từng năm nhưng số lượng cán bộ của Phòng Y tế quận còn ít (Tổng cộng là 08 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan