Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề Tài : Lãnh Đạo Và Phong Cách Lãnh Đạo...

Tài liệu Đề Tài : Lãnh Đạo Và Phong Cách Lãnh Đạo

.DOC
35
604
130

Mô tả:

BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI : LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hữu Nhuận Nhóm 14 : Nguyễn Thanh Nhật – Marketing 3 K33 Lê Hồng Nhung – Marketing 3 K33 Lê Ngọc Phong – Marketing 3 K33 Phạm Ngọc Phước – Marketing 3 K33 Võ Thị Thư Sinh – Marketing 3 K33 TP.Hồ Chí Minh, 2009 LỜI NÓI ĐẦU Lãnh đạo không chỉ là một môn khoa học mà còn là cả một nghệ thuật, đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài đầy thú vị và hấp dẫn này cho bài tiểu luận của mình. Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như là một quá trình tác động đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức. Các công việc quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong doanh nghiệp và không biết lãnh đạo động viên, kích thích nhân viên của họ để đạt được mục tiêu mong muốn. Người lãnh đạo giỏi phải là người biết kích thích, động viên, nắm được nghệ thuật khơi dậy lòng ham muốn làm việc, say mê với công việc. Nếu nhà lãnh đạo chỉ quản lý, điều hành thì công việc sẽ không thể hoàn thành được. Nhà lãnh đạo phải thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình trong những người khác. Nhưng, để truyền cảm hứng cho những người khác thì trước tiên, bản thân người lãnh đạo cũng phải có được cảm hứng đó đã. Không thể khiến cho người khác cảm thấy hào hứng, khi ngọn lửa nhiệt tình của nhà lãnh đạo lại đang lụi tàn. Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng. Trong mỗi tình huống, tùy theo phong cách của từng nhà lãnh đạo lại đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo và những nhà lãnh đạo luôn luôn hướng đến những hướng giải quyết đem lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức, cho nhân viên và đó chính là thành công của nhà lãnh đạo. Những lý thuyết về lãnh đạo được đúc kết từ hành vi của con người không bao giờ cũ, trong bài tiểu luận của mình, chúng em xin trình bày một số hiểu biết hạn hẹp của mình về Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét và góp ý quý báu từ thầy và các bạn để có thể thực hiện tốt hơn trong những bài tiểu luận sau. Chân thành cảm ơn. Nhóm 14 1. Lãnh đạo và nhà lãnh đạo 1.1. Lãnh đạo 1.1.1. Định nghĩa lãnh đạo Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm” Đó là một trong những định nghĩa về lãnh đạo của Hiệp hội lãnh đạo Quốc tế (International Leadership Associates). Tổng thống thứ sáu của Mỹ - John Quincy Adams - đã viết: "Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học tập nhiều hơn, thành đạt nhiều hơn; bạn là một nhà lãnh đạo". Lãnh đạo là một người nhìn xa trông rộng, tiếp sức mạnh cho người khác. Định nghĩa này về lãnh đạo có hai khía cạnh quan trọng: (a) tạo ra một tầm nhìn về tương lai và (b) truyền cảm hứng để mọi người có thể biến viễn cảnh thành hiện thực. Trong cuốn sách kinh điển về quản lý của mình, Dynamic Administration (Quản lý năng động), Mary Parker Follet đã nhận xét về khía cạnh sống còn này của lãnh đạo khi nói "Nhà lãnh đạo thành công nhất là người nhìn thấy một bức tranh khác khi nó còn chưa thành hình". Theo George R. Terry : Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho nhữnh mục tiêu của nhóm. Qua định nghĩa trên chúng ta thấy rằng , lãnh đạo là một dạng hoạt động của con người nhằm gây tác động, ảnh hưởng đến những người khác , tuy nhiên khác với những người thôi miên , của những nhà ngoại cảm mà chúng ta biết, các hoạt động về lãnh đạo của các nhà quản trị chủ yếu tác động tới nhận thức của những người bị quản lý Tuy vậy, cách hiểu sau đây về lãnh đạo được nhiều người sử dụng và bao quát đầy đủ nhất: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Với cách hiểu trên có thể rút ra một số điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về phạm trù lao động đó là : * Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng của chủ thể lãnh đạo với những cá nhân hoặc một nhóm nhất định. Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ hoặc hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác. Vì vậy, ảnh hưởng thực chất là, sự tác động từ bên này sang bên khác. Bên thực hiện sự tác động trong quá trình gây ảnh hưởng được gọi là chủ thể lãnh đạo và bên chịu sự tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động của nó được gọi là đối tượng lãnh đạo. Chủ thể Đối tượng Tác động Hình 1. Quá trình gây ảnh hưởng trong lãnh đạo Trên thực tế chủ thể lãnh đạo có thể tác động gây ảnh hưởng trong các trường hợp sau : - Cần sự giúp đỡ của người khác - Giao việc cho người khác - Đòi hỏi người khác phải đạt điều gì hoặc hoàn thành nhiệm vụ nào đó. - Cần khởi xướng hoặc muốn tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ chức. Tất nhiên, sau khi tác động đối tượng thường có những thay đổi nhất định về hành vi hoặc nhận thức. Trở thành nhà lãnh đạo có nghĩa bạn không còn là một trong những "tên trong hội" và không thể duy trì những mối quan hệ như cũ. Khi ở vị trí phải chịu trách nhiệm, có thể bạn phải ra những quyết định không được nhiều người tán thành. Bạn đối mặt với nguy cơ bị bạn bè cũ tẩy chay, thường xuyên bị phê bình và bị nói xấu sau lưng. 1.1.2. Những hành động cụ thể của người lãnh đạo Jack Welch, cựu CEO của tập đoàn General Electric từng nói; “Công việc chính của tôi là phát triển các tài năng. Tôi là một người làm vườn tưới nước và mang dinh dưỡng cho 750 nhân viên hàng đầu của tôi. Tất nhiên, tôi cũng phải nhổ cả cỏ dại nữa”. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, công việc chính của bạn là gì? Theo như John Kotter, các nhà lãnh đạo chuẩn bị và giúp các tổ chức đương đầu với thay đổi. Đó là công việc chính của họ. Nhưng họ sẽ làm như thế nào? Rõ ràng là, thiết lập một định hướng cho tương lai là một khía cạnh quan trọng của việc lãnh đạo. Mô tả điều mà tổ chức nên trở thành trong thời gian dài và cách nó tiến đến đó trở thành bổn phận tiên quyết. Việc thực thi không là gì ngoài việc gắn kết mọi người, động viên họ và tạo một phông văn hoá lãnh đạo. Kotter từng đối chiếu việc thực thi quan trọng ngang với các bổn phận quản lý như lên kế hoạch, ngân sách, tổ chức, bố trí nhân lực, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Giá trị của một chiến lược tuyệt vời chỉ giành được khi nó được tiến hành. Và đó là những người mà làm cho tầm nhìn lớn thành hiện thực. Đó là lí do tại sao, như Jack Welch chỉ ra, các nhà lãnh đạo cần ưu tiên việc vun trồng và nuôi dưỡng nhân tài ở mọi mức độ. Trở lại với việc so sánh như khu vườn của Welch, một vài khía cạnh của việc canh tác là tự do, ví như ánh sáng mặt trời. Nhưng cách bạn chọn để hướng khu vườn của bạn về phía mặt trời sẽ tạo ra khác biệt. Nếu bạn đặt khu vườn của bạn dưới một cái cây có bóng lớn, bạn sẽ làm giảm mất những dinh dưỡng cần thiết. Trong khi một nhà lãnh đạo cần phải có một cảm giác mạnh mẽ về sự định hướng, việc canh tác nền văn hoá mới bằng việc thay đổi thói quen và hành vi của con người là phần khó khăn nhất. Họ có thể đi theo mô hình đạt được lợi nhuận bằng mọi giá dựa vào việc ám ảnh, hăm doạ và sự tham lam, hoặc họ có thể đi theo mẫu hình lãnh đạo nhạy cảm hơn dựa trên cảm hứng, động cơ và lòng nhiệt tình. 1.1.3. Phân biệt lãnh đạo và quản trị Khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và quản lý nằm ở biện pháp thúc đẩy những nhân viên dưới quyền. Rất nhiều người lãnh đạo cũng là nhà quản lý và ngược lại, song hai vị trí này không phải lúc nào cũng song hành như vậy. Nhà quản lý Người lãnh đạo Nhà quản lý có nhân viên thuộc cấp, được doanh nghiệp trao quyền và được giao việc cho các nhân viên. Phương pháp quản lý là trao đổi, nhà quản lý giao việc và nhân viên thực hiện, và nhân viên được trả công một khoản ít nhất bằng lương của họ. Người lãnh đạo có người thừa hành mà không có nhân viên dưới quyền. Việc chấp hành lệnh là việc làm tự nguyện, và người lãnh đạo không thể chỉ giao việc mà không truyền cảm hứng cho người thừa hành. Phương pháp quản lý là cảm hóa, người lãnh đạo cần chỉ rõ việc thực hiện theo yêu cầu sẽ đem lại lợi ích thế nào đối với người thừa hành. Tập trung vào công việc. Nhà quản lý được trả lương để hoàn thành một sứ mạng cụ thể, với nguồn nhân lực và nguồn vốn hữu hạn. Sau đó, nhà quản lý phân những sứ mạng này thành từng nhiệm vụ cụ thể, và giao lại cho cấp dưới. Tập trung vào con người. Mặc dù rất nhiều người lãnh đạo có sức lôi cuốn quần chúng, song đây vẫn chưa phải phẩm chất nổi bật của họ. Họ luôn đối xử tốt với con người; những người lãnh đạo vĩ đại tạo ra niềm tin bằng cách nâng cao uy tín của người khác và tự gánh lấy chỉ trích. Tuy nhiên, họ lại không thân thiện với người thừa hành để luôn tạo được sự nghiêm nghị cần thiết. Việc tập trung vào yếu tố con người không có nghĩa là người quản lý không quan tâm tới công việc, ngược lại họ thường khá tập trung vào kết quả; thực tế, họ nhận ra tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo định hướng của họ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING  BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI : LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hữu Nhuận Nhóm 14 : Nguyễn Thanh Nhật – Marketing 3 K33 Lê Hồng Nhung – Marketing 3 K33 Lê Ngọc Phong – Marketing 3 K33 Phạm Ngọc Phước – Marketing 3 K33 Võ Thị Thư Sinh – Marketing 3 K33 TP.Hồ Chí Minh, 2009 LỜI NÓI ĐẦU Lãnh đạo không chỉ là một môn khoa học mà còn là cả một nghệ thuật, đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài đầy thú vị và hấp dẫn này cho bài tiểu luận của mình. Chức năng lãnh đạo trong quản trị được xác định như là một quá trình tác động đến con người, làm cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức. Các công việc quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong doanh nghiệp và không biết lãnh đạo động viên, kích thích nhân viên của họ để đạt được mục tiêu mong muốn. Người lãnh đạo giỏi phải là người biết kích thích, động viên, nắm được nghệ thuật khơi dậy lòng ham muốn làm việc, say mê với công việc. Nếu nhà lãnh đạo chỉ quản lý, điều hành thì công việc sẽ không thể hoàn thành được. Nhà lãnh đạo phải thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình trong những người khác. Nhưng, để truyền cảm hứng cho những người khác thì trước tiên, bản thân người lãnh đạo cũng phải có được cảm hứng đó đã. Không thể khiến cho người khác cảm thấy hào hứng, khi ngọn lửa nhiệt tình của nhà lãnh đạo lại đang lụi tàn. Có nhiều cách tiếp cận, hay nói chính xác hơn là phong cách trong lãnh đạo và quản lý. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ thống những giả định và luận thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo/quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, ở cấp độ lớn hơn đó là những yếu tố về văn hóa doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung đó, có thể có một phong cách sẽ thích hợp, được ủng hộ nhưng phong cách khác lại không có điều kiện áp dụng. Trong mỗi tình huống, tùy theo phong cách của từng nhà lãnh đạo lại đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo và những nhà lãnh đạo luôn luôn hướng đến những hướng giải quyết đem lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chức, cho nhân viên và đó chính là thành công của nhà lãnh đạo. Những lý thuyết về lãnh đạo được đúc kết từ hành vi của con người không bao giờ cũ, trong bài tiểu luận của mình, chúng em xin trình bày một số hiểu biết hạn hẹp của mình về Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét và góp ý quý báu từ thầy và các bạn để có thể thực hiện tốt hơn trong những bài tiểu luận sau. Chân thành cảm ơn. Nhóm 14 1. Lãnh đạo và nhà lãnh đạo 1.1.Lãnh đạo 1.1.1. Định nghĩa lãnh đạo Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm” Đó là một trong những định nghĩa về lãnh đạo của Hiệp hội lãnh đạo Quốc tế (International Leadership Associates). Tổng thống thứ sáu của Mỹ - John Quincy Adams - đã viết: "Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học tập nhiều hơn, thành đạt nhiều hơn; bạn là một nhà lãnh đạo". Lãnh đạo là một người nhìn xa trông rộng, tiếp sức mạnh cho người khác. Định nghĩa này về lãnh đạo có hai khía cạnh quan trọng: (a) tạo ra một tầm nhìn về tương lai và (b) truyền cảm hứng để mọi người có thể biến viễn cảnh thành hiện thực. Trong cuốn sách kinh điển về quản lý của mình, Dynamic Administration (Quản lý năng động), Mary Parker Follet đã nhận xét về khía cạnh sống còn này của lãnh đạo khi nói "Nhà lãnh đạo thành công nhất là người nhìn thấy một bức tranh khác khi nó còn chưa thành hình". Theo George R. Terry : Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho nhữnh mục tiêu của nhóm. Qua định nghĩa trên chúng ta thấy rằng , lãnh đạo là một dạng hoạt động của con người nhằm gây tác động, ảnh hưởng đến những người khác , tuy nhiên khác với những người thôi miên , của những nhà ngoại cảm mà chúng ta biết, các hoạt động về lãnh đạo của các nhà quản trị chủ yếu tác động tới nhận thức của những người bị quản lý Tuy vậy, cách hiểu sau đây về lãnh đạo được nhiều người sử dụng và bao quát đầy đủ nhất: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Với cách hiểu trên có thể rút ra một số điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về phạm trù lao động đó là : * Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng của chủ thể lãnh đạo với những cá nhân hoặc một nhóm nhất định. Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ hoặc hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác. Vì vậy, ảnh hưởng thực chất là, sự tác động từ bên này sang bên khác. Bên thực hiện sự tác động trong quá trình gây ảnh hưởng được gọi là chủ thể lãnh đạo và bên chịu sự tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động của nó được gọi là đối tượng lãnh đạo. Chủ thể Đối tượng Tác động Hình 1. Quá trình gây ảnh hưởng trong lãnh đạo Trên thực tế chủ thể lãnh đạo có thể tác động gây ảnh hưởng trong các trường hợp sau : - Cần sự giúp đỡ của người khác - Giao việc cho người khác - Đòi hỏi người khác phải đạt điều gì hoặc hoàn thành nhiệm vụ nào đó. - Cần khởi xướng hoặc muốn tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ chức. Tất nhiên, sau khi tác động đối tượng thường có những thay đổi nhất định về hành vi hoặc nhận thức. Trở thành nhà lãnh đạo có nghĩa bạn không còn là một trong những "tên trong hội" và không thể duy trì những mối quan hệ như cũ. Khi ở vị trí phải chịu trách nhiệm, có thể bạn phải ra những quyết định không được nhiều người tán thành. Bạn đối mặt với nguy cơ bị bạn bè cũ tẩy chay, thường xuyên bị phê bình và bị nói xấu sau lưng. 1.1.2. Những hành động cụ thể của người lãnh đạo Jack Welch, cựu CEO của tập đoàn General Electric từng nói; “Công việc chính của tôi là phát triển các tài năng. Tôi là một người làm vườn tưới nước và mang dinh dưỡng cho 750 nhân viên hàng đầu của tôi. Tất nhiên, tôi cũng phải nhổ cả cỏ dại nữa”. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, công việc chính của bạn là gì? Theo như John Kotter, các nhà lãnh đạo chuẩn bị và giúp các tổ chức đương đầu với thay đổi. Đó là công việc chính của họ. Nhưng họ sẽ làm như thế nào? Rõ ràng là, thiết lập một định hướng cho tương lai là một khía cạnh quan trọng của việc lãnh đạo. Mô tả điều mà tổ chức nên trở thành trong thời gian dài và cách nó tiến đến đó trở thành bổn phận tiên quyết. Việc thực thi không là gì ngoài việc gắn kết mọi người, động viên họ và tạo một phông văn hoá lãnh đạo. Kotter từng đối chiếu việc thực thi quan trọng ngang với các bổn phận quản lý như lên kế hoạch, ngân sách, tổ chức, bố trí nhân lực, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Giá trị của một chiến lược tuyệt vời chỉ giành được khi nó được tiến hành. Và đó là những người mà làm cho tầm nhìn lớn thành hiện thực. Đó là lí do tại sao, như Jack Welch chỉ ra, các nhà lãnh đạo cần ưu tiên việc vun trồng và nuôi dưỡng nhân tài ở mọi mức độ. Trở lại với việc so sánh như khu vườn của Welch, một vài khía cạnh của việc canh tác là tự do, ví như ánh sáng mặt trời. Nhưng cách bạn chọn để hướng khu vườn của bạn về phía mặt trời sẽ tạo ra khác biệt. Nếu bạn đặt khu vườn của bạn dưới một cái cây có bóng lớn, bạn sẽ làm giảm mất những dinh dưỡng cần thiết. Trong khi một nhà lãnh đạo cần phải có một cảm giác mạnh mẽ về sự định hướng, việc canh tác nền văn hoá mới bằng việc thay đổi thói quen và hành vi của con người là phần khó khăn nhất. Họ có thể đi theo mô hình đạt được lợi nhuận bằng mọi giá dựa vào việc ám ảnh, hăm doạ và sự tham lam, hoặc họ có thể đi theo mẫu hình lãnh đạo nhạy cảm hơn dựa trên cảm hứng, động cơ và lòng nhiệt tình. 1.1.3. Phân biệt lãnh đạo và quản trị Khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và quản lý nằm ở biện pháp thúc đẩy những nhân viên dưới quyền. Rất nhiều người lãnh đạo cũng là nhà quản lý và ngược lại, song hai vị trí này không phải lúc nào cũng song hành như vậy. Nhà quản lý Người lãnh đạo Nhà quản lý có nhân viên thuộc cấp, được doanh nghiệp trao quyền và được giao việc cho các nhân viên. Phương pháp quản lý là trao đổi, nhà quản lý giao việc và nhân viên thực hiện, và nhân viên được trả công một khoản ít nhất bằng lương của họ. Người lãnh đạo có người thừa hành mà không có nhân viên dưới quyền. Việc chấp hành lệnh là việc làm tự nguyện, và người lãnh đạo không thể chỉ giao việc mà không truyền cảm hứng cho người thừa hành. Phương pháp quản lý là cảm hóa, người lãnh đạo cần chỉ rõ việc thực hiện theo yêu cầu sẽ đem lại lợi ích thế nào đối với người thừa hành. Tập trung vào công việc. Nhà quản lý được trả lương để hoàn thành một sứ mạng cụ thể, với nguồn nhân lực và nguồn vốn hữu hạn. Sau đó, nhà quản lý phân những sứ mạng này thành từng nhiệm vụ cụ thể, và giao lại cho cấp dưới. Tập trung vào con người. Mặc dù rất nhiều người lãnh đạo có sức lôi cuốn quần chúng, song đây vẫn chưa phải phẩm chất nổi bật của họ. Họ luôn đối xử tốt với con người; những người lãnh đạo vĩ đại tạo ra niềm tin bằng cách nâng cao uy tín của người khác và tự gánh lấy chỉ trích. Tuy nhiên, họ lại không thân thiện với người thừa hành để luôn tạo được sự nghiêm nghị cần thiết. Việc tập trung vào yếu tố con người không có nghĩa là người quản lý không quan tâm tới công việc, ngược lại họ thường khá tập trung vào kết quả; thực tế, họ nhận ra tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo định hướng của họ Tìm kiếm sự thoải mái. Kết quả của một nghiên cứu thú vị cho thấy các nhà quản lý thường xuất thân từ những gia đình có nền tảng vững chắc và thường sống cuộc sống bình thường và thoải mái. Điều này khiến cho họ không chấp nhận mạo hiểm và họ luôn tìm kiếm những biện pháp để tránh xung đột. Tìm kiếm mạo hiểm. Cũng theo nghiên cứu cho thấy những người lãnh đạo thường tìm kiếm mạo hiểm, mặc dù họ không phải quá liều lĩnh. Trong quá trình đạt tới mục tiêu, người lãnh đạo coi việc vấp phải khó khăn và vượt qua là việc tự nhiên. Do đó họ khá thoải mái trong việc chấp nhận rủi ro và thường coi những việc khó khăn mà người khác tránh là những cơ hội tốt và sẵn sàng phá vỡ các quy luật để chinh phục bằng được. 1.2.Người lãnh đạo 1.2.1. Định nghĩa nhà lãnh đạo Khái niệm “nhà lãnh đạo” đang bị ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác mà đặc biệt là với nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp. Khi hỏi mười người làm công tác lãnh đạo: “định nghĩa nhà lãnh đạo là gì? ”, bạn có thể nhận được mười câu trả lời khác nhau. Việc ngộ nhận và không có cái hiểu sâu sắc về bản thân nhà lãnh đạo đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của không ít tổ chức hay nhóm làm việc. Cho nên, hiểu rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” là rất quan trọng. Bản chất công việc của họ và bản chất bên trong con người họ là gì? Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. - Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo. Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng. House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc. Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng. Người lãnh đạo, theo cách hiểu khái quát, là những người không chỉ phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của những người khác hoặc của tổ chức. Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo. Bảng 6: Những nhận thức khác nhau về người lãnh đạo Cách hiểu rộng lớn Cách hiểu cụ thể và hạn hẹp 1. Cá nhân ảnh hưởng tới các 1. Cá nhân thực hiện phần lớn những ảnh thành viên nhóm hưởng tới những thành viên khác của nhóm (lãnh đạo tập trung) 2. Cá nhân ảnh hưởng tới các 2. Cá nhân ảnh hưởng một cách có hệ thống thành viên nhóm trên mọi tới hành vi của các thành viên nhóm để phương diện. đạt tới những mục tiêu của nhóm 3. Cá nhân ảnh hưởng tới các 3. Cá nhân đạt tới sự tích cực nhiệt tình của thành viên nhóm tuân thủ những các thành viên nhóm trong việc tích cực đòi hỏi của anh ta. thực hiện các đòi hỏi của anh ta. Theo Gary Yuki. “Leadership In Organizations” Prentice Hall International Edition. 1989 Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ. Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự. Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta. Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ. Hai chìa khoá quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo thành công: Hay Group - một hãng cung cấp dịch vụ tư vấn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đã nghiên cứu trên 75 yếu tố then chốt làm nên sự thoả mãn của các nhân viên. Và các chuyên gia của hãng này nhận thấy rằng:  Sự tín nhiệm và lòng tin đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu là yếu tố đáng tin cậy nhất để dự đoán về sự thỏa mãn của các nhân viên trong công ty.  Khả năng giao tiếp hiệu quả của các nhà lãnh đạo trong ba lĩnh vực quan trọng sau đây cũng là chìa khoá để có được lòng tin và sự tín nhiệm của các nhân viên:  Giúp đỡ các nhân viên hiểu được chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty.  Giúp đỡ các nhân viên hiểu được họ cần cống hiến như thế nào để góp phần thực hiện các mục tiêu kinh doanh chiến lược của công ty  Chia sẻ thông tin với các nhân viên về việc công ty đang hoạt động như thế nào - cũng như việc bộ phận chủ quản của nhân viên đó đang hoạt động như thế nào - trong việc thực thi các mục tiêu kinh doanh chủ chốt. 1.2.2. Các cấp bậc lãnh đạo 1.2.2.1. Nhà lãnh đạo cấp cao  Là những người giữ các chức vụ, vị trí hàng đầu trong tổ chức  Họ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức  Họ đưa ra các chỉ dẫn, phương hướng mang tính chiến lược trong sự cân nhắc nguồn lực của tổ chức, cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài  Nhà lãnh đạo cấp cao cần có khả năng nhận thức, phán đoán để xử lý được lượng thông tin lớn từ môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức  Uy tín của các nhà lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng lớn đến văn hoá và bầu không khí bên trong của tổ chức  Các chức danh của nhà lãnh đạo cấp cao thường là: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo , Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc. 1.2.2.2. Nhà lãnh đạo cấp trung  Là các nhà lãnh đạo hoạt động ở dưới các nhà lãnh đạo cấp cao nhưng ở trên các nhà lãnh đạo cấp cơ sở  Họ trực tiếp giám sát, kiểm tra các nhà lãnh đạo cấp cơ sở  Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các chiến lược và các chính sách của tổ chức, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung  Nhà lãnh đạo cấp trung phải lãnh đạo nhóm một cách linh hoạt, năng động, khuyến khích sự hợp tác và giải quyết các xung đột  Trong quan hệ với các nhóm khác cũng như bên ngoài, nhà lãnh đạo cấp trung phải đóng vai trò như là đầu mối liên kết, thu thập và cung cấp thông tin phản hồi cho các bộ phận  Với chức năng liên kết, nhà lãnh đạo cấp trung có trách nhiệm: o Hoạch định và điều phối nguồn lực o Phối hợp các nhóm làm việc độc lập o Chỉ đạo việc thực hiện công việc của các bộ phận  Các chức danh của nhà lãnh đạo cấp trung thường là: trưởng bộ phận, chi nhánh, phòng, ban, đơn vị trực thuộc mà duới đó còn có các bộ phận nhỏ hơn 1.2.2.3. Nhà lãnh đạo cấp cơ sở  Là những người trực tiếp theo dõi, giám sát và kiểm tra công việc của những người thừa hành  dành cho họ Họ chịu trách nhiệm về việc sử sụng trực tiếp các nguồn lực  Họ phân công các nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thừa hành và đảm bảo công việc được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra  Họ thường là người trực tiếp tham gia các hoạt động tác nghiệp như các nhân viên dưới quyền họ, thậm chí có khả năng làm tốt nhất những công việc mà những người thừa hành phải làm  Đối với nhà lãnh đạo cấp cơ sở cần có kiến thức chuyên môn, hiểu biết tốt về công việc, các phương tiện vật chất kỹ thuật và các phương pháp trong những lĩnh vực cụ thể.  Các chức danh của nhà lãnh đạo cấp cơ sở thường là: đốc công, tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng ca. 1.2.3. Những phẩm chất, kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo 1.2.3.1. Những phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo Để trở thành người lãnh đạo,cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó,để thực hiện dc điền đó nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà lãnh đạo. Dưới mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau, người ta lại đưa ra những nhóm phẩm chất khác nhau của nhà lãnh đạo. Chúng ta nên dựa vào bản chất công việc lãnh đạo để xác định phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo. Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo,có thể kể đến mốt số phẩm chất cần hiết ở các nhà lãnh đạo a. Tầm nhìn xa Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình. Để tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khả năng thích ứng với môi trường, nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo phải dựa trên những thế mạnh của doanh nghiệp và phải vượt qua được những giới hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán những biến động để tận dụng chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên. Vì vậy, khả năng thích nghi, nhạy bén và linh hoạt cho phép nhà lãnh đạo nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, phán đoán được những xu hướng phát triển thị trường, sản phẩm trong tương lai. Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũ cái lạc hậu để gia tăng giá trị. Sáng tạo có thể xuất phát chính từ niềm đam mê muốn khám phá, chinh phục cái mới. Tầm nhìn là một sự tưởng tượng về tương lai dựa trên thực tế, vì vậy nhà lãnh đạo phải có sự sáng tạo, phải có niềm đam mê. b. Sự tự tin Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác. c. Tính kiên định Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình. d. Biết chấp nhận mạo hiểm Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. người lãnh cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. e. Sự kiên trì Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với người lãnh đạo và bởi vì họ là người đứng đầu nên họ cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi. f. Sự quả quyết Là người đứng đầu, người lãnh đạo được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì người lãnh đạo cũng phải chấp nhận điều đó. Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi người lãnh đạo cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty. g. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân Là một người đứng đầu một tập thể, người lãnh đạo phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn. h. Khả năng thích nghi Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình. 1.2.3.2. Những kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo Bên cạnh các phẩm chất đòi hỏi nhà lãnh đạo phải được trang bị các kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lạnh đạo thành công. Kỹ năng lãnh đạo là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về lãnh đạo vào hoạt động thực tế để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao nhất. Một nhà lãnh đạo tốt phải có được các kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng công việc. Tất nhiên, không ai có thể hội tụ đủ tất cả các kỹ năng này, nhà lãnh đạo có thể có kỹ năng này nhưng không có kỹ năng kia. Vì vậy, họ cần phải có khả năng học tập liên tục và tự phát triển những kỹ năng mà mình còn khiếm khuyết, cũng như cần phải áp dụng một cách rất linh hoạt các kỹ năng trong công việc lãnh đạo của mình. a. Kỹ năng quan hệ xã hội: Bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của con người và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người. Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ. Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả. b. Kỹ năng chuyên môn:  Kỹ năng chuyên môn, hay còn gọi là kỹ năng kỹ thuật, là những những hiểu biết, những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của bộ phận do nhà lãnh đạo phụ trách  Nhà lãnh đạo có kỹ năng chuyên môn để có thể hiểu được các công việc của bộ phận mình phụ trách, từ đó ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực chuyên môn, hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt các hoạt động tác nghiệp, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo có thể xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức  Kỹ năng chuyên môn của nhà lãnh đạo có thể có được bằng con đường: học tập trong nhà trường và học ngay ở chính trong quá trình làm việc. Trong thực tiễn kinh doanh, có nhiều nhà lãnh đạo không những có kiến thức chuyên môn rộng mà còn là bậc thầy trong lĩnh vực chuyên môn hẹp nhất định c. Kỹ năng nhân sự:  Kỹ năng nhân sự, hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp nhân sự, là khả năng làm việc với người khác, khả năng giao tiếp với người khác và khả năng phối hợp hoạt động của các cá nhân, bộ phận.  Nhà lãnh đạo luôn phải tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều người khác nhau: nhân viên dưới quyền, các nhà lãnh đạo cùng cấp, các nhà lãnh đạo cấp trên, những cá nhân và các tổ chức bên ngoài đơn vị họ phụ trách  Kỹ năng nhân sự là cơ sở hình thành nên năng lực giao tiếp, chó phép các nhà lãnh đạo đạt hiệu quả cao khi tác động đến những người khác, chẳng hạn trong việc thoả thuận với bên ngoài, làm hài lòng các nhà lãnh đạo cấp trên và các cơ quan nhà nước, tạo ra sự tuân thủ của cấp dưới…  Nhà lãnh đạo cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chon, đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng của các thành viên trong tổ chức mình.  Nhà lãnh đạo có kỹ năng nhân sự là nhà lãnh đạo biết lắng nghe ý kiến người khác và dung hoà các chính kiến, các quan điểm khác nhau, tạo ra môi trường làm việc trong đó các cá nhân cảm thấy hài lòng, kích thích họ đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình ra quyết định lãnh đạo  Kỹ năng nhân sự cho phép các nhà lãnh đạo hình thành nên “nghệ thuật dùng người” d. Kỹ năng tư duy:  Kỹ năng tư duy là khả năng nhận thức, phán đoán, hình dung và trình bày những vấn đề ngay cả khi chúng còn trong dạng tiềm ẩn hay trong tương lai  Khả năng nhận thức, phán đoán giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về tổ chức, định hướng cho hoạt động của tổ chức  Nhà lãnh đạo là người lo cho người khác làm nên phải biết lo trước, nhìn thấy trước những điều mà nhân viên của mình chưa nhìn thấy.  Nhà lãnh đạo phải có quan điểm tổng hợp, biết tư duy có hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các cá nhân, bộ phận, các vấn đề, hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, biết giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được  Kỹ năng tư duy giúp cho nhà lãnh đạo phát triển những năng lực cá nhân và nề nếp văn hoá của tổ chức.  Kỹ năng tư duy đặc biệt cần thiết khi các nhà lãnh đạo hoạch định hay ra quyết định nói chung  Bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy nghĩ logic và toàn diện. Nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức. Mối quan hệ giữa các kỹ năng quản trị và các cấp bậc quản trị: Các nhà quản nhà quản trị phải có đầy đủ các kỹ năng trên, tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi kỹ năng phụ thuộc theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức. Thực tế cho thấy, các nhà quản trị cấp cao cần có nhiều kỹ năng tư duy hơn, các nhà quản trị cấp cơ sở cần kỹ năng kỹ năng chuyên môn nhiều hơn, kỹ năng nhân sự cần thiết cho mọi nhà quản trị ở tất cả các cấp, vì ở cấp nào nhà quản trị cũng phải làm việc với con người Kỹ năng tư duy Kỹ năng nhân sự Kỹ năng chuyên môn Nhà quản trị cấp Nhà quản trị Nhà quản trị cơ sở cấp trung cấp cao 2. Phong cách lãnh đạo 2.1.Định nghĩa phong cách lãnh đạo Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học , phong cách lãnh đạo là vấn đề đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học. Khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:  Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.  “ Phong cách lãnh đạo là mô hình, kiểu bao gồm các dạng hành vi mà nhà lãnh đạo sử dụng để gây ảnh hưởng đến đối tượng nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của tổ chức”.  “Phong cách lãnh đạo là tập hợp các mẫu hành vi ổn định mà họ sử dụng khi làm việc với những người khác và thông qua những người khác như họ cảm nhận được”. (Paul Hersey & Ken Blanchart  Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.  Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.  Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.  Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường. Nhìn chung, những định nghĩa trên đều nhận đều có điểm chung Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những người dưới quyền.Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá Phân tích các định nghĩa về phong cách lãnh đạo chúng ta có thể đi đến khái niệm chung như sau : Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những người dưới quyền. Việc tìm hiểu phong cách lãnh đạo trước hết cần xem xét vấn đề về chức năng và cấu trúc của nó. Chức năng chung của phong cách lãnh đạo thể hiện khả năng thích ứng của người lãnh đạo với những điều kiện đặc thù của hoạt động quản lý. Chức năng này được xem xét như là sự thống nhất giữa hai chức năng thành phần : Chức năng thứ nhất – sự thích ứng của hoạt động quản lý đối với các điều kiện khách quan, bên ngoài (thích ứng với môi trường); chức năng xã hội của phong cách lãnh đạo. Chức năng thứ hai – sự thích ứng của hoạt động quản lý đối với chủ thể của chính hoạt động quản lý (tự thích ứng với bản thân); chức năng tâm lý của phong cách lãnh đạo. Như vậy, phong cách lãnh đạo là các phương pháp quản lý được hình thành trên sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan của môi trường và các yếu tố chủ quan của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo được xem là điều kiện tiên quyết và là kết quả của mức độ phát triển của nhóm (tổ chức). Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào hoạt động chung của tổ chức. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào các quan hệ liên nhân cách trong tổ chức. Phong cách lãnh đạo là những mô hình hoặc cách thức mà người lãnh đạo thường sử dụng để gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. ” 2.2.Một số nghiên cứu về phong cách lãnh đạo 2.2.1. Quan điểm về phong cách lãnh đạo theo thuyết X và thuyết Y Những giả thiết và lòng tin đối với nhân viên, cách thức thúc đẩy họ thường tác động đến hành vi của nhà lãnh đạo. Dựa trên cơ sở những giả thiết này để hình thành nên những phong cách lãnh đạo tương ứng đã được Douglas McGregor phát triển vào năm 1957, và gọi là thuyết X và thuyết Y. a. Các giả thuyết của thuyết X .  Một người bình thường có mối ác cảm với công việc và sẽ lãng tránh nó nếu có thể được.  Vì đặc điểm không thích làm việc nên mọi người đều phải bị ép buộc điều khiển, hướng dẫn và đe dọa bằng các hình phạt để buộc họ phải cố gắng đạt được các mục tiêu của tổ chức.  Người bình thường bao giờ cũng thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhiệm, có ít hoài bão và chỉ muốn an thân.  Nếu không có hành động can thiệp của nhà quản trị, con người trở nên thụ động và thậm chí làm việc trái với những yêu cầu của tổ chức. Vì vậy nhà quản trị phải tạo ra áp lực, khen thưởng, sa thải và điều khiển hoạt động của họ. b. Các giả thuyết của thuyết Y : Việc trả công cho những cố gắng về vật chất và tinh thần trong công việc cũng tự nhiên như hoạt động và nghỉ ngơi vậy. Điều khiển từ bên ngoài hoặc đe dọa bằng hình phạt không phải là cách duy nhất buộc con người phải cố gắng để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Con người sẽ tự chủ và tự lãnh đạo bản thân để đạt được những mục tiêu của tổ chức mà họ được giao phó. Các phần thưởng liên quan tới những kết quả công việc của công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giao phó trách nhiệm thực hiện mục tiêu. Trong những điều kiện thích hợp, người bình thường không chỉ chịu trách nhiệm mà còn học cách chấp nhận trách nhiệm về mình. Không ít người có khả năng phát huy khá tốt trí tưởng tượng, tài năng và sức sáng tạo. Trong điều kiện công nghiệp hiện đại, chỉ có một phần trí thức của con người bình thường được sử dụng. Nhiệm vụ thiết yếu của nhà quản trị là sắp xếp các phương thức và điều kiện để điều hành mọi người đạt mục tiêu một cách tốt nhất. 2.2.2. Nghiên cứu của Kurt Lewin Khi nói tới các kiểu loại phong cách lãnh đạo cơ bản hầu hết các nhà tâm lý học đều đồng tình với cách phân loại của K. Lewin. Có thể xem đây là cách phân loại kinh điển về phong cách lãnh đạo trong tâm lý học. 2.2.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết. Một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo độc đoán : a) Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lý do một người lãnh đạo chịu trách nhiệm. Chính anh ta là người đa ra quyết định, điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của tổ chức. Việc khen thưởng, kỷ luật mang tính chủ quan, mệnh lệnh đưa ra không theo một hệ thống. b) Chất lượng của quyết định quản lý phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo thu nhận được, phụ thuộc vào năng lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết định thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc ra quyết định quản lý phụ thuộc vào uy tín và năng lực thuyết phục của người lãnh đạo.  Ưu điểm: Giải quyết công việc nhanh gọn, rõ ràng, tiết hiệm thời gian, vật chất.  Nhược điểm: Mang tính chủ quan, không khai thác được tối đa tính sáng tạo của người dưới quyền và có thể gây sự không thoải mái đối với nhân viên. 2.2.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ Phong cách lãnh đạo dân chủ còn được gọi là phong cách lãnh đạo tập thể, phong cách lãnh đạo bạn bè, thân mật. Một số đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo dân chủ : a) Phong cách này dựa trên sự trao đổi rộng rãi, tích cực của người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức. Phạm vi và mức độ của sự trao đổi tuỳ thuộc vào tính chất, yêu cầy của việc ra quyết định quản lý. Quyết định được thông qua tại cuộc họp chung của tổ chức hoặc dựa trên sự bàn bạc, trao đổi, trên các thông tin do các thành viên đưa ra, người lãnh đạo sẽ ra quyết định quản lý. b) Phong cách này làm tăng thêm việc tiếp nhận thông tin từ phía các thành viên của nhóm, làm bớt căng thẳng trong quá trình ra quyết định. Phong cách quản lý này cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn. Cho nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có những phẩm chất như : Khả năng hiểu biết con người, kỹ thuật điều khiển các cuộc họp, biết chuẩn bị các cuộc thảo luận của nhóm.. Người lãnh đạo và nhóm cần học cách tiếp xúc với nhau.  Ưu điểm: Khai thác được sáng kiến của tập thể người dưới quyền.  Nhược điểm: Tốn kém thời gian, vật chất. 2.2.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do Phong cách lãnh đạo này còn được gọi là phong cách lãnh đạo vô chính phủ, phong cách lãnh đạo theo chủ nghĩa tự do, phong cách lãnh đạo trung lập, phong cách lãnh đạo không liên kết, phong cách lãnh đạo dung túng, làm ngơ, phong cách lãnh đạo hình thức. Phong cách này ít tồn tại và được áp dụng trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, ở đây chức năng và các quyết định quản lý hoàn toàn do thành viên của tổ chức quyết định. Tổ chức trở thành "Nhóm không có người lãnh đạo" (trên thực tế người lãnh đạo vẫn tồn tại). Thiếu người lãnh đạo nhóm sẽ rối loạn, các lực lượng sẽ phân tán theo các nhóm nhỏ hơn.  Ưu điểm: Phát huy cao độ năng lực sáng tạo của từng cá nhân người dưới quyền.  Nhược điểm: Dễ sinh ra hiện tượng hỗn loạn, tùy tiện, vô tổ chức… 2.2.3. Nghiên cứu của trường đại học bang Ohio Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học bang Ohio đã tiến hành một phương pháp tiếp cận khác, thông qua những mô tả của nhân viên về hành vi của các cấp lãnh đạo để nhân diện về phong cách lãnh đạo. HỌ cho rằng mặc dù hành vi của các nhà lãnh đạo là khác nhau song có thể tập hợp chúng lại thành hai nhóm tương đối độc lập với nhau là nhóm những hành vi lãnh đạo chú trọng tới con người và nhóm những hành vi chú trọng đến công việc. Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người có đặc trưng nổi bật là sự quan tâm tới đời sống. lợi ích và gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân viên. Các nhà lãnh ssaoj theo phong cách này cố gắng tại ra một bầu không khí thân thiện và dễ chịu tại nơi làm việc. Do đó đem lại cho nhân viên ham muốn hoàn thành công việc của họ một cách hoàn hảo và điều đó khiến cho công việc của họ được thực hiện dễ dàng hơn. Nhà lãnh đạo tìm kiếm sự nhất trí của cấp dưới bằng cách đối xử với họ dựa trên sự tôn trọng cá nhân và phẩm giá, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng quyền hạn và ép buộc. Nhóm hành vi thứ hai thể hiện phong cách lãnh đạo chú trọng công việc. Đặc trưng nổi bật của phong cách này là những hoạt động hoạch định tổ chức, kiểm soát, và phối hợp các hoạt động cấp dưới. Phong cách lãnh đạo này dựa trên cơ sở những giả thuyết của thuyết X. 2.2.4. Nghiên cứu của trường đại học Michigan Tương tự các hoạt động tại đại học bang Ohio, các nhà nghiên cứu tại đại học Michigan cũng tiến hành phân loại các hành vi của các nhà lãnh đạo thành 2 loại. Nhóm hành vi thứ nhất thuộc phong cách lãnh đạo tập trung vào sản xuất, nhóm thứ hai thuộc phong cách lãnh đạo tập trung vào nhân viên. Phong cách lãnh đạo tập trung vào sản xuất có đặc trưng nổi bật là được thể hiện qua các tiêu chuẩn, tổ chức lao động và trả lương cho nhân viên gắn liền với công việc của nhân viên dựa trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Nhân viên được coi như một bộ phận trong dây chuyền và là công cụ để đạt được mục tiêu tổ chức. Phong cách lãnh đạo tập trung vào nhân viên có đặc trưng là luôn khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định và thiết lập những cơ chế đảm bảo cho nhân viên được thõa mãn trong công việc của họ. 2.2.5. Nghiên cứu của Resis Linkert Kế thừa các tư tưởng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo - quản lý, Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo quản lý trong 3 thập kỷ (1930 - 1960). Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp cận mới đối với việc hiểu biết các hành vi lãnh đạo. Theo Likeđ có 4 kiểu phong cách lãnh đạo - quản lý: Thứ nhất, phong cách quản lý "quyết đoán - áp chế”. Ở phong cách này các nhà quản lý chuyên quyền cao độ ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ta bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất. Thứ hai, phong cách lãnh đạo quyết đoán - nhân từ, các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt, cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng phía dưới và cho phép phần nào sự giao quyền ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách. Thứ ba, phong cách quản lý tham vấn: Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các luồng thông tin từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chính sách chiến lược của Công ty. Các nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tham vấn thường xuyên tham khảo những ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới. Thứ tư, phong cách quản lý "tham gia - theo 'nhóm". Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng, ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Các nhà quản lý loại này thường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để khuyến khích cấp dưới khi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra. Quá trình thông tin quản lý được thực hiện thông suốt theo cả 3 chiều: lên trên, xuống dưới và với những người cùng cấp. Họ thường xuyên khuyến khích cấp dưới trong việc đề ra những quyết định trong những tình huống khó khăn khi không có mặt của họ. Mặt khác, các nhà quản lý có phong cách này thường coi họ và cấp dưới như là một nhóm. 2.2.6. Nghiên cứu của Robert R.Blade và Jane S.Mouton theo hệ thống quản lý  Phong cách 1.1: Nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm đến công việc và con người thấp. Tình trạng hoạt động công ty sẽ xấu đi nếu nội bộ trì trệ và cấp dưới thiếu khả năng làm việc độc lập. Ngược lại, trong trường hợp công việc đang tiến triển tốt, trình độ và nhận thức của cấp dưới đã được nâng cao, phong cách này thể hiện mức độ ủy quyền cao và tạo cơ hội tối đa cho cấp dưới độc lập giải quyết công việc.  Phong cách 1.9: Nhà lãnh đạo quan tâm tối đa đến con người, ít quan tâm đến công việc.  Phong cách 9.1: Nhà lãnh đạo quan tâm tối đa đến công việc, ít quan tâm đế con người. Mang tính độc đoán cao, chỉ thích hợp những trường hợp nhất định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan