Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề cương ôn tập Luật thi hành án hình sự...

Tài liệu Đề cương ôn tập Luật thi hành án hình sự

.DOCX
37
4904
99

Mô tả:

Một số câu hỏi nhận định liên quan đến Luật thi án hình sự, Trình tự thủ tục thi hành án phạt tù, Trình tự thủ tục thi hành án treo, Trình tự thủ tục thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Trình tự thủ tục thi hành án tử hình. Một số khái niệm, Đặc trưng, Điều kiện áp dụng, Thực tiễn áp dụng các loại hình phạt và một số giải pháp khắc phục.
BỘ GIÁO DỤC & VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC PHẦN LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NGƯỜI THỰC HIỆN: HỜ A CHÁƯ LỚP: K55B4 LUẬT HỌC MSV: 145D3801010426 SĐT: 01665163144 CHƯƠNG: I KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN 1. Khái niệm. - Luật thi hành án hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự, nhằm đảm bảo thi hành án trong thực tế các bản án, quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Đối tương điều chỉnh. - Đối tượng đều chỉnh của luật thi hành án hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự. + Quan hệ xã hội phát sinh ngay sau khi bản án hình sự có hiệu lực pháp luật. + Quân hệ xã hội phát sinh trong quá trình giáo dục, cải tạo. + Quan hệ xã hội phát sinh trên những sự kiện pháp lý xảy ra trong quá trình giáo dục, cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra, thanh tra gặp gỡ. 1 + Quan hệ của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức xã hội vào quá trình giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù. Hình thức tham gia quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đó. 3. Phương pháp điều chỉnh. - Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự là: + Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng. + Phương pháp mệnh lệnh hành chính. + Phương pháp phối hợp và kết hợp. 4. Nhiệm vụ của Luật thi hành án hình sự. - Bảo đản bản án quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được thực hiện đúng đắng trong thực tế. - Cải tạo, giáo dục người bị kết án, nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. - Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nghĩa vụ phòng ngừa tội phạm nói chung. 5. Cá nguyên tắc của Luật thi hành án hình sự. ( Gồm có 8 nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật THAHS ). 6. Câu hỏi nhận định đúng sai? Gỉai thích tại sao? 1. Luật thi hành án hình sự chỉ quy định thủ tục thi hành các loại hình phạt. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì ngoài những hình phạt mà Luật thi hành án hình sự quy định ra còn có các hình phạt được quy định trong bộ Luật tố hình sự, bộ Luật tố tụng hình sự như: án treo, các biện pháp tư pháp,.... 2. Hoạt động thi hành án chỉ được tiến hành với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 2 Trả lời: Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật thi hành án hình sự 2010 thì những bản án, của tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo kháng nghị lên để xét xử theo trình tự, thủ tục ở cấp phúc thẩm và theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật thi hành án hình sự 2010 thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 7. Câu hỏi lý thuyết. 1. Bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật khi nào? Trả lời: - Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 255 bộ Luật tố tụng hình sự 2003 và khoản 2 Điều 2 Luật thi hành án hình sự 2010 thì những bản án và quyết định của tòa án không bị kháng cáo kháng nghị, nếu trong thời hạn kháng cáo kháng nghị, người có quyền kháng cáo kháng nghị không kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn kháng cáo kháng nghị. - Đối với bản án và quyết định của tòa cấp phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc đưa ra quyết định. - Những quyết định của tòa án giám đốc thẩm và tái thẩm thì có hiệu lực kể từ ngay ra quyết định. 2. Cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án? Trả lời: - Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 bộ Luật tố tụng hình sự 2003 thì tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. 3. Bản án, quyết định nào của tòa án được thi hành ngay theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự? Cụ thể cơ sở pháp lý? 3 Trả lời: - Theo quy định tại khoản 2 Điều 255 bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo. 4. Biện pháp tư pháp là gì? Các biện pháp tư pháp nào được nghiên cứu trong luật thi hành án hình sự? Trả lời: - Biện pháp tư pháp (BPTP) là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS), do cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội, nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. - Các biện pháp tư pháp được nghiên cứu trong luật thi hành án hình sự gồm: + Thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. + Thi hành biện pháp giáo dục tại xã phường, thị xã đối với người chưa thành niên. + Thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên. 5. Nêu các nguyên tắc của luật thi hành án hình sự? Phân tích một nguyên tắc bất kỳ? Trả lời: Các nguyên tắc của Luật thi hành án hình sự được quy định tại Điều 4 Luật thi án hình sự gồm: 1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 4 2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành án phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. 3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án. 4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa và đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án. 5. Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sử chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. 6. Khuyến khích người chấp hành án an năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại. 7. Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự. 8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án. Phân tích nguyên tắc: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 6. Phân tích nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự? Trả lời: CHƯƠNG: II HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1. Câu hỏi nhận định A. HÌNH PHẠT TÙ 5 I. CÂU HỎI BÁN TRÁC NGHIỆM 1. Trại gian là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 và khoản 2 Điều 20 Luật thi hành án hình sự thì trại gian chỉ có thẩm quyền đề nghị tòa án xem xét giảm thời hạn tạm đình chỉ chấp hành. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thược thẩm quyền của tòa án. 2. Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 32 Luật thi hành án hình sự thì ngoài tòa án có thảm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, nhưng quyết định đó phải gửi cho sở tư pháp, nơi Viện kiểm sát đưa ra quyết định tại trụ sở và cá nhân, cơ quan theo quy định của pháp luật. Theo khoản 2 Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định. Do vậy không chỉ có tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù. 3. Người bị kết án phạt tù có quyền làm đơn xin tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 31 Luật thi hành án hình sự thì người bị kết án phạt tù không có quyền làm đơn xin tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật. 6 4. Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện nơi gian giữ phạm nhân có quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 40 Luật thi hành án hình sự thì công an cấp huyện không có quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù. Vì đây thuộc thẩm quyền của trại gian, trại tạm gian, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh. 5. Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì nay lập tức phải làm thủ tục xuất nhập cảnh mà không được lưu trú tại Việt Nam. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật thi hành án hình sự thì phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù và được lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh theo quy định của pháp luật. 6. Mọi phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong thời gian bị gian giữ đều không được gặp thân nhân và người bị cùm chân. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Luật thi hành án hình sự thì trong thời gian bị tạm gian tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là người già yếu. 7 7. Người bị kết án đang tại ngoại, nếu có con hoặc có thai dưới 36 tháng tuổi được tòa án xem xét ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật hình sự 1999 (SĐBS 2009) thì người đang chấp hành hình phạt tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự 1999 (SĐBS 2009), thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Vì trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, tức là chưa chấp hành án, nên đây thuộc trường hợp hoãn chấp hành án. 8. Phạm nhân có quyền kháng cáo đối với bản án ra quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phạm nhân không có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật, vì theo quy định tại Điều 231 thì những người có quyền kháng cáo là: bị cáo; người bị hại; người đại diện hơp pháp của họ; người bào chữa; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên, người được tòa án tuyên bố có quyền được kháng cáo. 9. Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 1 giờ. Trả lời: Nhận định này sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật thi hành án hình sự thì phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thương nhân không quá 3 lần trong một tháng, mỗi lần gặp không qua 3 giờ, trường hợp đặc biệt không được gặp quá 24 giờ theo quy định của pháp luật. 8 10. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại gian được bố trí gian giữ riêng. Trả lời: Nhận định này là đúng: Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thi hành án hình sự thì phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại gian thì được bố trí gian giữ riêng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 27 Luật thi hành án hình sự. II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRÌNH BÀY TRÌNH TỰ, THỦ THỤC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ 1. Khái niệm. Hình phạt tù là Hình phạt tước quyền tự do của con người, buộc người bị kết án phải cách ly khỏi cuộc sống bình thường của xã hội, sống trong môi trường riêng biệt có sự kiểm soát chặt chẽ (trại giam). Hình phạt tù gồm: hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù chung thân và tử hình 2. Điều kiện áp dụng. Điều kiện thi hành hình phạt tù theo nghĩa rộng là điều kiện pháp lý cần và đủ để thực hiện hình phạt tù trong thực tế. Theo nghĩa hẹp, điều kiện thi hành hình phạt tù có thời hạn là các quyết định pháp lý cụ thể, nếu thiếu các quyết định này, chưa phát sinh việc thi hành hình phạt tù. Để đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của thi hành án phạt tù, các điều kiện này được quy định cụ thể, rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Về các điều kiện của việc thi hành hình phạt tù: 1. Điều kiện thứ nhất là bản án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Điều kiện thứ hai là quyết định thi hành bản án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 9  Như vậy có thể nói, trong tố tụng hình sự, điều kiện thi hành hình phạt tù chỉ có thể là bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành hình phạt tù của Chánh án Tòa án khác cùng cấp được Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ủy quyền ra quyết định thi hành án 3. Khái niệm thi hành án phạt tù. Theo khoản 3 Điều 3 Luật thi hành án hình sự quy định thì thi hành án hình sự là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý gian giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội. 4. Đặc trưng của việc thi hành án phạt tù. Là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý gian giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội. 5. Trình tự thủ tục đối với thi hành án phạt tù. Các hoạt động thi hành hình phạt tù nêu trên đều được thực hiện bằng những thủ tục được quy định theo pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam. Trình tự, thủ tục đưa bản án phạt tù của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành. Theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự, thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án phạt tù của Tòa án thuộc về Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án đó. Cũng theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự thì thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án phạt tù có thời hạn của Tòa án cũng thuộc về Chánh án Tòa án khác cùng cấp nhưng với điều kiện là được Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án đó ủy thác. Trong quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành. Trình tự, thủ tục đưa người bị kết án phạt tù có thời hạn đến Trại giam và tổ chức thực hiện các biện pháp cải tạo, giáo dục họ. 10 Theo quy định, khi đưa người bị kết án tù vào trại giam để chấp hành hình phạt, Cơ quan thi hành án phạt tù phải đảm bảo có các giấy tờ sau: - Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì có bản án sơ thẩm kèm theo; Quyết định thi hành án; - Danh bản xác định căn cước của người bị kết án tù; - Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh quốc tịch đối với người bị kết án tù là người nước ngoài. Khi người bị kết án phạt tù chấp hành xong hình phạt thì đúng ngày đó, Giám thị trại giam phải trả tự do cho họ, cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giới thiệu họ về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc; đồng thời phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý trại giam và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Chính quyền địa phương cùng với các tổ chức xã hội, gia đình có trách nhiệm giúp đỡ để người đã chấp hành xong hình phạt tù có thể dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng, tạo lập cuộc sống và chấp hành hình phạt bổ sung (nếu có) để sớm trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. 6. Thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam, có gì thuận lợi và khó khăn. Bên cạnh việc áp dụng phổ biến hình phạt tù trong thực tiễn xét xử, các cấp Tòa án còn bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm khi áp dụng hình phạt này, đó là mức hình phạt tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (quá nặng hoặc quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng). Như vậy, có thể thấy việc quy định về mặt lập pháp đối với hình phạt tù đã thể hiện một số hạn chế về mặt thực tiễn áp dụng và nhận thức về xã hội về các hình phạt tù đã làm cho chúng được áp dụng phổ biến trong thực tiễn xét xử. Số người bị kết án tù không giảm. Vấn đề này cần được nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta theo hướng tăng cường vai trò các hình phạt không phải là tù về mặt lập pháp và về mặt thực tiễn áp dụng. 11 Pháp luật và thực tiễn tổ chức thi hành án phạt tù hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập, một số văn bản pháp luật về thi hành án phạt tù chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa thật phù hợp. Nhiều nội dung chưa được "luật hóa" hoặc đã được "luật hóa" nhưng không còn phù hợp. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động thi hành án phạt tù có thể nói là chưa hợp lý, đó là theo quy định của pháp luật hiện hành. Công tác quản lý cải tạo phạm nhân vẫn còn yếu kém, trì trệ, sự phối hợp giữa trại giam với cơ quan, tổ chức, với gia đình phạm nhân cũng như sự phối hợp giữa các trại giam chưa đạt hiệu quả cao. Như vậy, hiệu quả dạy nghề có thể nói là chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội. Mặt khác công tác quản lý, giúp đỡ những người đã chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa thực sự chặt chẽ và có hiệu quả. ð Công tác quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù còn có những sơ hở, thiếu sót, tình trạng phạm nhân bỏ trốn, tình trạng người bị kết án tù vẫn ở ngoài xã hội… vẫn hết sức nhức nhối. Việc phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Thi hành án đã tương đối chặt chẽ, song vẫn còn nhiều trường hợp hoạt động tố tụng ở các giai đoạn trước thực hiện không tốt ảnh hưởng đến công tác thi hành án phạt tù, điển hình là việc xét xử oan sai, án tuyên không rõ ràng của Tòa án nên không thể thi hành trên thực tế. Chưa có sự phối hợp thống nhất giữa thi hành án phạt tù và thi hành án dân sự. Về thi hành hình phạt tù trong quân đội còn một số bất cập, đó là pháp luật chưa quy định rõ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành án phạt tù trong quân đội, tình trạng các Tòa án quân sự vừa xét xử lại vừa thực hiện công việc của cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan điều tra hình sự lại quản lý các trại giam thành án là chưa phù hợp với nguyên tắc hoạt động tư pháp. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa trong xã hội, vấn đề xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù nói riêng đòi hỏi pháp luật thi hành hình phạt tù phải nhanh chóng được hoàn thiện. 12 B. I. CẢI TẠO KHÔNG GIAN GIỮ CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM 1. Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành án đối với người châp hành án và cải tạo không gian giữ. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Bộ luật hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện không có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành án đối với người châp hành án và cải tạo không gian giữ cụ thể tại khoản 1 Điều 58 như sau: Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Theo khoản 1 Điều 77 Luật thi hành án hình sự thì khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của Bộ luật hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, quyết định 2. Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện là cơ quan có quyền tổ chức thi hành án trục xuất. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 luật thi hành án hình sự thì cơ quan có quyền tổ chức thi hành án trục xuất là cơ quan thi hành án cấp tỉnh chứ không phải là cơ quan thi hàn án cấp huyện. Cụ thể khoản 4 Điều 13 quy định như sau: Tổ chức thi hành án trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giam, tạm giữ theo quy định của Luật này. 3. Cơ quan thi hành án hình sự là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. 13 Trả lời: Nhận định này là sai: Vì theo căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật thi hành án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án ở đây là Tòa án cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 20 như sau, đó là tòa án có quyền ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. 4. Bệnh viện tâm thần là cơ quan được giao một một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật thi hành án hình sự thì cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự là: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội). Như vậy bệnh viện tâm thần không phải là cơ quan được giao một một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. 5. Cơ quan thi hành án hình sự cơ quan cấp tỉnh có quyền ra quyết định đưa người chấp hành án đến nơi chấp hành án. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều 11 Luật thi hành án hình sự thì trong trường hợp cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thì không thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án cấp tỉnh mà thuộc bộ quốc phòng, cụ thể tại khoản 3 Điều 13 là bộ quốc phòng quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án theo quy định của Luật này và theo quy định tại khoản 3 Điều 11 là quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án thuộc bộ công an. 6. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. 14 Trả lời: Nhận định này là đúng: Vì theo quy định tại khỏa 2 Điều 20 Luật thi hành án hình sự thì tòa án có thẩm quyền ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo. 7. Hồ sơ đề nghị xem xét giảm, chấp hành hình phạt cải tạo không gian giữ do viện trưởng viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó đang chấp hành tiến hành lập. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật thi hành án hình sự thì khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của bộ luật hình sự, cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện, cơ quant hi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét quyết định, chứ đây không phải do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó chấp hành tiến hành lập. 8. Hìình phạt cải tạo không gian giữ không áp dụng đối với người chưa thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trả lời: Nhận định này là Đúng: Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Bộ luật hình sự thì hình phạt cải tạo không gian giữ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định hoặc có nơi thường trú rõ rằng, nếu xét thấy không phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Do vậy không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, nên hình phạt cải tạo không gian giữ không được áp dụng đối với người chưa thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. 15 Trường hợp quy định tại điều 73 Bộ luật hình sự thì chia làm 2 trường hợp: + từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không chịu hình phạt cải tạo không gian giữ. + từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải chịu hình phạt cải tạo không gian giữ. Cả 2 trường hợp trên vẫn thuộc trường hợp người chưa thành niên. ð ð 9. Chính quyền xã, phường, địa phương, nơi người chấp hành án treo có quyền ra quyết định chấp hành xong án. II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT (Phần câu hỏi 5 điểm) TRÌNH BÀY TRÌNH TỰ, THỦ THỤC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ CẢI TẠO KHÔNG GIAN GIỮ 1. Khái niệm Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo. 2. Điều kiện áp dụng Từ 6 tháng đến 3 năm với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội (khoản 1 Điều 31). Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. 3. Khái niệm thi hành án hình phạt cải tạo không gian giữ. 16 Theo khoản 6 Điều 3 Luật thi hành án hình sự quy định: Thi hành án hình phạt cải tạo không gian giữ là việc cơ quan người có thẩm quyền theo quy định của luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường trị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. 4. Đặc trưng của việc thi hành án hình phạt cải tạo không gian giữ. - Là việc cơ quan người có thẩm quyền theo quy định của luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường trị trấn. - khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. 5. Trình tự thủ tục đối với thi hành án hình phạt cải tạo không gian giữ. Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự (Điều 73) giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (nếu người chấp hành án là quân nhân) có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục. - Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban 17 nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. 6. Thực tiễn thi hành án hình phạt cải tạo không gian giữ ở Việt Nam, có gì thuận lợi và khó khăn. Thực tiễn xét xử hình sự là một phần của cấu trúc chung của pháp luật hình sự, vì nó là sự thể hiện các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn, hay nói cách khác thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là hình thức sống của quy phạm pháp luật hình sự. Tính hiệu quả của quy phạm pháp luật hình sự được đánh giá qua thực tiễn xét xử. Do đó, việc xây dựng hệ thống hình phạt nói chung và hệ thống hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi hình phạt được quyết định đúng và đảm bảo tốt việc chấp hành hình phạt  Một số tồn tại, hạn chế của việc áp dụng như sau: Thứ nhất, nguyên nhân do các quy định của luật thực định. Pháp luật là khuôn mẫu pháp lý cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Tình trạng pháp luật và mức độ phát triển, hoàn thiện của nó ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn áp dụng pháp luật. luật thực định càng hoàn thiện thì hiệu quả áp dụng pháp luật càng cao. Thứ hai, nguyên nhân từ công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động xét xử nói chung và hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Thứ ba, nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự. Người phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không được Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trong trường hợp này có thể là do tâm lý xét xử; do thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hoặc do thiếu năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm trong công việc.  Một số giải pháp khắp phục 1. Tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn và ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 18 2. Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật 3. Giải pháp về sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và gia đình người được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ để giám sát, quản lý và giáo dục 4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân 5. Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về hình phạt cải tạo không giam giữ C. I. THIN HÀNH ÁN TREO CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM 1. Mọi trường hợp khi xem xét giúp ngắn thời gian thử thách án treo, phải có đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giám sát giáo dục. Trả lời: Nhận định này là Đúng: Vì theo căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật thi hành án hình sự thì văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo và căn cứ theo TTLT số 08/2012 hướng dẫn giải quyết thời gian thử thách án treo thì trong mọi trường hợp khi xem xét giúp ngắn thời gian thử thách án treo, phải có đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giám sát giáo dục. 2. Trường hợp người được hưởng án treo, mà sao đó phát hiện trước khi hưởng án treo đã thực hiện một tội phạm khác, nếu có đủ điều kiện thì tòa án có thể áp dụng cho hưởng án treo một lần nữa. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo NĐ số 01/2013 thì trường hợp người được hưởng án treo, mà sao đó phát hiện trước khi hưởng án treo đã thực hiện một tội phạm khác, cho dù có đủ điều kiện thì tòa án vẫn không thể áp dụng cho hưởng án treo một lần nữa. 19 3. Chế độ án treo không áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trả lời: Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 62 Luật THAHS thì có thể áp dụng đối với người chưa thành niên. Cụ thể: căn cứ theo Điều 60 BLHS quy định thì người phạm tội với mức phạt tù ≤ 3 năm hoặc có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS thì đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì căn cứ theo Điều 12 BLHS chỉ áp dụng đối với tội phạm rất nghiềm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy theo quy định tại Điều 8 BLHS quy định trong hình phạt tù thì: tội phạm rất nghiêm trọng là 7 năm đến 15 năm, tội đặc biệt nghiêm trọng là 15 trở lên, có thể là chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiện căn cứ theo Điều 46 và Điều 47 BLHS thì người phạm tội có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ, có thể chuyển sang khung hình phạt liền kề nhưng không thấp hơn mức thấp của khung hình phạt. NCTN phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có thể chuyển từ khung hình phạt rất nghiêm trọng sang khung hình phạt nghiêm trọng, tức là mức hình phạt dưới 3 năm thì có thể án dụng hình phạt án treo đối với người chưa thành niên phạm tội. Ví dụ: Tại Điều 138 BLHS người chưa thành niên phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 138 tuy nhiên nếu có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có thể chuyển sang khung hình phạt liền kề là tội phạm nghiêm trọng. ð Từ những phân tích trên cho thấy người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi dưới 16 tuổi vẫn có thể bị áp dụng chế độ án treo, nếu như người đó phạm tội rất nghiêm trọng do cố y và tội đặc biệt nghiêm trọng. ð Mọi trường hợp khi xem xét giúp ngắn thời gian thử thách án treo, phải có đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giám sát giáo dục. ð ð Trường hợp người được hưởng án treo, mà sao đó phát hiện trước khi hưởng án treo đã thực hiện một tội phạm khác, nếu có đủ điều kiện thì tòa án có thể áp dụng cho hưởng án treo một lần nữa. 4. Chính quyền xã, phường, địa phương, nơi người chấp hành án treo có quyền ra quyết định chấp hành xong án. ð 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan