Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cholesterol và dẫn xuất, các ứng dụng thực tiễn của cholesteerol và dẫ...

Tài liệu Tiểu luận cholesterol và dẫn xuất, các ứng dụng thực tiễn của cholesteerol và dẫn xuất trong đời sống

.DOCX
25
1
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC --------oOo-------- TIỂU LUẬN MÔN HỌC HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI:CHOLESTEROL VÀ DẪN XUẤT, CÁC ỨNG DỤNG THỰC TIỄNCỦA CHOLESTEEROL VÀ DẪN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG Hà Nội Mục lụ PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI.......................................................................................................4 II.1 Cholesterol là gì?...................................................................................................................4 II.2 Nguồn gốc.............................................................................................................................4 II.3 Phân loại................................................................................................................................5 II.3.1 LDL – cholesterol...........................................................................................................5 II.3.2 HDL - Cholesterol..........................................................................................................6 II.3.3 Lp(a) Cholesterol............................................................................................................6 II.4 Vai trò của Cholesterol đối với cơ thể...................................................................................7 II.5 DẪN XUẤT CỦA CHOLESTEROL...................................................................................9 II.5.1 Vitamin D........................................................................................................................9 II.5.2 Acid mật........................................................................................................................12 II.5.3 Hoocmone steroid.........................................................................................................14 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHOLESTTEROL TRONG CƠ THỂ NGƯỜI...17 III.1 Cholesterol cao – Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng bệnh................................17 III.2 Khuyến cáo mới về nồng độ cholesterol bình thường....................................................20 III.3 Phụ nữ có lo lắng về cholesterol cao? Hay nó chỉ là vấn đề của nam giới?................22 III.4. Những người gầy ốm không phải lo lắng về cholesterol cao ?....................................23 TỔNG KẾT...................................................................................................................................24 2 PHẦN MỞ ĐẦU Cholesterol luôn là mối quan tâm của chúng ta ngày nay, khi nó là nguyên nhân dẫn tới xơ vữa động mạch, đau tim hoặc đột quỵ. Nếu một ngày “xấu trời” bạn đi tới bác sĩ và bị chẩn đoán có chỉ số mỡ máu cao thì thủ phạm chính là hàm lượng cholesterol trong cơ thể của bạn đấy. Cholesterol là thuật ngữ không quá xa lạ với chúng ta, nhưng ngoài việc gắn mác cholesterol dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu, thì liệu bạn có biết rõ cholesterol là gì không? Bạn có biết cholesterol cũng có kẻ xấu và người tốt, và đa số mọi người đều “ôm” cả cholesterol tốt cũng như cholesterol xấu về một dạng rồi tránh né nó, lo sợ cholesterol gây ra những tác hại cho sức khỏe. Khi nói đến cholesterol, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến một loại chất có hại.Nhưng bạn có biết rằng bản chất của cholesterol không phải là xấu.Thật sự, cholesterol là một trong nhiều chất được cơ thể chúng ta tạo ra và sử dụng để giữ gìn sức khoẻ của cơ thể.Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh..Một số cholesterol được tạo ra bởi cơ thể, một số được cung cấp bởi thức ăn. Có hai loại cholesterol: “tốt” và “xấu”. Điều quan trọng là phải biết về sự khác biệt và nồng độ của cholesterol tốt và xấu này trong máu của bạn. Khi có quá nhiều một loại cholesterol hoặc không đủ một loại cholesterol khác đều có thể đưa bạn đến nguy cơ bệnh mạch vành, cơn đau tim cấp. Ai cũng muốn có một cơ thể khỏe mạnh, một hàm lượng cholesterol tốt để ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như giảm được mỡ máu trong cơ thể.Muốn vậy bạn cần quan tâm tìm hiểu về cholesterol, những nguyên nhân nào làm lượng cholesterol cao trong cơ thể, những tác hại mà nó gây nên và những biện pháp khắc phuc lương cholesterol cao. Đồng thời bổ sung những nguồn cholesterol có lợi cho cơ thể, .Nếu bạn từ 20 tuổi trở lên, bạn nên có thói quen kiểm tra hàng lượng cholesterol trong cơ thể mỗi năm một lần vì sức khỏe của mình. Còn nếu bạn có tiền sử cholesterol cao hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, việc kiểm tra cholesterol thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ là cực kỳ cần thiết. Để hiểu rõ hơn về Cholesterol cũng như lợi và hại của nó, mình xin chọn đề tài: “Cholesterol và dẫn xuất, các ứng dụng thực tiễn của cholesterol và dẫn xuất trong đời sống” 3 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI II.1 Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, không tan trong nước, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein được sản xuất từ gan.. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Công thức cấu tạo của Choleserol II.2 Nguồn gốc Cholesterol được sinh ra từ 2 nguồn khác nhau: : 4 Nguồn thức ăn hằng ngày: cholsterol thường có trong các loại thực phẩm như thịt mỡ, trứng, bơ, phomat. Nguồn này chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể. Nguồn cholesterol từ gan: gan tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm. Nguồn này chiếm 80% nhu cầu cholesterol trong cơ thể. Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl CoA theo đường HMG-CoA reductase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20–25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày (~1 g/ngày) xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Với một người khoảng 68 kg, tổng lượng cholesterol trung bình trong cơ thể khoảng 35g (35.000 mg). II.3 Phân loại Cholesterol được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein, trong đó có 2 loại chính mà cholesterol kết hợp, gây ra tác dụng trái ngược nhau: HDL (high density lipoprotein), LDL (low density lipoprotein). Ngoài ra còn có Lp(a) Cholesterol, một biến thể của LDL – Cholesterol. II.3.1 LDL – cholesterol LDL là gì? – LDL chính là từ viết tắt bởi Low-density lipoprotein, dịch ra tiếng việt có nghĩa là lipoprotein mật độ thấp, nó đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể LDL cholesterol được gọi là cholesterol xấu, chuyên đi gây hại khi nó mang cholesterol đến các động mạch rồi để luôn ở đó.Và nếu hàm lượng LDL cholesterol cao sẽ dẫn tới sự tích tụ trên thành động mạch, sự tích tụ này hay còn được gọi là các mảng bám cholesterol.Với các mảng bám ấy sẽ khiến cho động mạch của chúng ta hẹp lại, hạn chế sự lưu thông máu và từ đó tăng nguy cơ đông máu. Nếu cục máu động chặn ở động mạch trong tim thì sẽ dẫn tới những cơn đau tim, hay chặn ở não thì dẫn tới nguy cơ đột quỵ. 5 Hàm lượng LDL – cholesterol tăng có thể phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên hoặc người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường. LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL II.3.2 HDL - Cholesterol HDL cholesterol – một thiên thần dẫn lối HDL là từ viết tắt của High-density lipoprotein, tiếng việt nghĩa là lipoprotein mật độ cao.Được biết đến là một cholesterol tốt, khi LDL mang cholesterol đến động mạch rồi bỏ lại đó thì HDL sẽ mang cholesterol dư thừa trả lại cho gan để loại bỏ. Và điều đó giúp cho cơ thể chúng ta ngăn chặn được các mảng bám cholesterol tích tụ trong động mạch.Trái ngược với LDL cholesterol, HDL cholesterol cao sẽ giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. HDL chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu..HDL cholesterol là cholesterol tốt, vì thế nồng độ trong máu càng cao càng tốt, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL. Hàm lượng HDL – Cholesterol giảm có thể liên quan đến thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân, béo phì... Ở nữ giới HDL thường cao hơn nam khoảng 10 đơn vị nhờ có estrogen. HDL thường cao ở người thường xuyên tập thể dục. II.3.3 Lp(a) Cholesterol Là một biến thể của LDL – Cholesterol. Hàm lượng Lp(a) Cholesterol trong máu tăng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 6 II.4 Vai trò của Cholesterol đối với cơ thể Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần của cơ thể nhỏ hơn hoặc bằng 180mg/dl. Gọi là cholesterol máu cao khi nồng độ trên 200mg/dl.Mặc dù thường bị mang “tiếng xấu” nhưng cholesterol là chất không thể thiếu trong cơ thể. Dưới đây là những vai trò của cholesterol:  Sản sinh hormon Cholesterol được sử dụng để sản sinh hormon steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường.Những hormon này gồm hormon giới tính, estrogen và progesteron ở phụ nữ và teststeron ở nam giới.Chúng khởi động sự phát triển của các đặc điểm thể chất đặc trưng của nam và nữ khi trưởng thành, và cũng đóng vai trò trong chức năng sinh sản. Các hormon steroid khác được sản sinh từ cholesterol bao gồm cortisol, loại hormon tham gia điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể chống loại nhiễm trùng và aldosteron, vốn rất quan trong để giữ muối và nước trong cơ thể. Cơ thể thậm chí có thể sử dụng cholesterol để tạo ra lượng đáng kể vitamin D, loại vitamin có liên quan tới sức khỏe xương, răng, khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cholesterol là tiền chất tổng hợp nên vitamin D và nhiều loại hormone steroid như: cortisone, aldosterone, và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, và testosterone  Tiêu hóa Cholesterol cũng được sử dụng để tạo mật, một chất lỏng màu xanh lục được sản sinh bởi gan và trữ trong túi mật. Cơ thể cần mật để tiêu hóa thức ăn chứa chất béo. Mật hoạt động như một chất 7 nhũ hóa, nó phân giải các hạt mỡ lớn thành những mảnh nhỏ hơn để chúng có thể hòa trộn tốt hơn với các men tiêu hóa tiêu hóa chất béo. Khi chất béo được tiêu hóa, mật giúp cơ thể hấp thu nó. Sự có mặt của mật trong đường ruột là cần thiết trước khi cholesterol có thể được hấp thu từ thức ăn. Cơ thể cũng cần mật để hấp thu các vitamin A, D, E và K và các vitamin tan trong dầu, được lấy từ thức ăn hoặc các chế phẩm bổ sung.  Viên gạch tạo ra nên tế bào Cholesterol là một thành phần cấu trúc của các tế bào và cùng với các lipid phân cực tạo ra cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Về cơ bản cholesterol có mặt là để tạo ra hàng rào bảo vệ. Khi lượng cholesterol tăng hoặc giảm, các tế bào sẽ bị ảnh hưởng. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa của cơ thể và tạo ra năng lượng, cuối cùng có thể ảnh hưởng tới các mặt hoạt động khác của cơ thể như hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Trong nhiều tế bào thần kinh, cholesterol có vai trò thiếu yếu cho sự hình thành lớp vỏ myelin, giúp “cách ly” sự dẫn truyền các xung thần kinh hiệu quả hơn.  Hệ miễn dịch Cholesterol có vai trò thiết yếu để hệ miễn dịch hoạt động đúng chức năng. Các tế bào miễn dịch dựa vào cholesterol để chống nhiễm trùng và tự phục hồi sau “cuộc chiến”. Ngoài ra, cholesterol xấu (LDL) trực tiếp gắn và bất hoạt các độc tố vi khuẩn nguy hiểm, ngăn ngừa chúng gây ra bất cứ tổn thương nào trong cơ thể. Những người có cholesterol máu thấp dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác nhau, thời gian bệnh lâu hơn và dễ tử vong vì bệnh nhiễm trùng. Cholesterol là yếu tố chữa lành chủ chốt trong cơ thể.Khi cơ thể cần chữa lành, nó sản sinh ra cholesterol và gửi đến nơi tổn thương. Khi chúng ta bị nhiễm trùng cholesterol xấu tăng lên để đối phó với các cuộc tấn công của vi khuẩn hoặc vi-rút.  Chất chống oxy hóa Cholesteorl đóng vai trò như một chất chống oxy hóa trong cơ thể và giúp làm liền các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Các vết thương trong cơ thể chứa nhiều gốc tự do vì tế bào 8 miễn dịch sử dụng những phân tử hoạt tính cao để tiêu diệt vi khuẩn và độc tố. Nhưng các gốc tự do dư thừa phải được trung hòa và cholesterol thực hiện chức năng này. Cholesterol cũng đóng vai trò trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Trong một cuộc phẫu thuật, các mô bị cắt đi và nhiều động mạch, tĩnh mạch và mao mạch nhỏ bị tổn thương. Tại thời điểm đó, gan bắt đầu khuấy động cholesterol, khiến cơ thể tràn ngập cholesterol LDL để làm sạch và chữa lành những vết thương ởcác mạch máu và các mô. II.5 DẪN XUẤT CỦA CHOLESTEROL II.5.1Vitamin D. Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitaminD2(ergocalciferol). .Cholecalciferol và ergocalciferol có thể đưa vào cơ thể qua việc ăn uống và các biện pháp bổ sung. Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da, từ cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời Vitamin D3 (còn gọi là Cholecalcifero) là một trong 5 dạng tự nhiên của vitamin D. D3 tan trong chất béo và nằm trong số ít những vitamin mà cơ thể con người tự tổng hợp được dưới tác động của bức xạ tia cực tím. Quá trình tổng hợp vitamin D3 qua da với tác động của bức xạ tia cực tím gồm 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Phân tử 7-dehydrocholesterol chuyển hóa tạo ra tiền vitamin D3 khi bị bức xạ tia cực tím tác động vào. 7-DehyroCholesterol pre-Vitamin D3 9  Giai đoạn 2: Tiền vitamin D3 tự đồng phân hóa thành vitamin D3. Thời gian tự đồng phân hóa thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 12 ngày. pre-Vitamin D3 Vitamin D3 Khi vào cơ thể, vitamin D3 được chuyển tới gan.Tại đây, nó sẽ chuyển hóa thành dạng mạnh hơn rồi tiếp tục một quá trình chuyển hóa khác tại thận.Hầu hết lượng vitamin D3 được lưu trong xương nhằm giúp xương hấp thụ canxi.Phần nhỏ vitamin D3 còn lại sẽ được gan và thận giữ lại để điều chỉnh lượng canxi trong máu.  Công dụng của Vitamin D3: Vitamin D3 (cholecalciferol-D3) là một loại vitamin tan trong chất béo giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Đảm bảo đủ lượng vitamin D, canxi và phốt pho có vai trò rất quan trọng để xây dựng và giữ cho xương chắc khỏe. Vitamin D được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn xương (như còi xương, nhuyễn xương). Vitamin D3 được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kem chống nắng, quần áo bảo hộ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da sẫm màu và tuổi tác có thể ngăn cơ thể không nhận đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Tốt cho xương khớp: Vitamin D3 giúp xương có thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Vì vậy, nó rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ, giúp xương chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người già, phụ nữ mang thai,... 10 Vitamin D nói chung kết hợp với canxi được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa loãng xương. Vitamin D cũng được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị khi nồng độ canxi hoặc phốt phát trong cơ thể thấp do một số rối loạn như suy tuyến cận giáp (hypoparathyroidism), bệnh giả suy cận giáp (pseudohypoparathyroidism) và hạ photphat trong máu (familial hypophosphatemia). Ngoài ra, vitamin D có thể được sử dụng để điều trị trong bệnh lý về thận để giữ mức canxi bình thường và cho phép xương phát triển Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư: Vitamin D3 tham gia vào quá trình điều chỉnh tế bào, kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa ung thư và làm giảm đường huyết. Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là xương, răng và hộp sọ. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm tỷ lệ sinh non và các biến chứng trong quá trình mang thai. Duy trì nồng độ canxi trong máu: Một phần nhỏ vitamin D3 được giữ lại trong gan và thận nhằm điều chỉnh lượng canxi trong máu. Tham gia vào quá trình điều hòa chức năng của một số gen,hỗ trợ bài tiết insulin và hooc môn cận giáp, giúp hệ sinh sản và da ở nữ phát triển…  Để cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là xương, chúng ta cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho cơ thể. Vậy có những cách bổ sung vitamin D3 nào hiệu quả? Cách 1: Tắm nắng Cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể tự tổng hợp vitamin D3 dưới tác động của bức xạ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D3 cho cơ thể là tắm nắng. Mỗi ngày, bạn nên tắm nắng khoảng 15 - 30 vào buổi sáng (từ 6 giờ sáng - 9 giờ sáng) hoặc buổi chiều (từ 4 giờ chiều - 5 giờ chiều). Lưu ý, ngoài những khoảng thời gian trên, bạn không nên tắm nắng, nhất là vào những ngày nắng gắt, tầm từ 10 giờ sáng - 3 giờ chiều. Vào thời điểm này, chỉ số bức xạ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời cực mạnh sẽ làm tổn thương da, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh về da, thậm chí là ung thư da. Cách 2: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D3 11 Bổ sung vitamin D3 theo đường ăn uống luôn là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D3. Một số thực phẩm giàu vitamin D3 mà bạn có thể sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như cá, dầu cá, ngũ cốc, trứng cá, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa, trứng, nấm,... Cách 3: Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 Trên thực tế, chế độ ăn uống hằng ngày rất khó đáp ứng đầy đủ lượng vitamin D3 cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D3 là điều cần thiết. Ưu điểm của những sản phẩm này là tiện lợi và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc vitamin D3 tiêu biểu mà bạn có thể lựa chọn: II.5.2Acid mật Axit mật là axit steroid được tìm thấy chủ yếu trong mật của động vật có vú và động vật có xương sống khác.Các dạng phân tử khác nhau của axit mật có thể được tổng hợp trong gan bởi các loài khác nhau.Axit mật được liên hợp với taurine hoặc glycine trong gan, và muối natri và kali của các axit mật kết hợp này được gọi là muối mật. Axit cholic Axit cholic là axit quan trọng nhất của aixit mật.Trong tiếng Latinh “chole” có nghĩa là mật. Đó là axit 3α,7α,12α-trioxycholanic, nó nằm trong mật dưới dạng amit của glycine(Glycocholic acid) và taurine( Taurocholic acid). Trong mật cũng như trong chất chứa ở ruột non có tồn tại một lượng axit cholic tự do Gốc R Tên axit OH axit Cholic 12 NHCH2COOH axit Glycocholic NHCH2CH2SO3H axit Taurocholic  Các axit mật đều là dẫn xuất của axit Cholic(24C), chúng khác nhau ở sự liên kết nhóm OH ở C3,C7,C12 Aci d deoxycholic( OH ở C3 và C12) Acid deoxycholic( OH ở C3 và C7) Acid lithocholic( chỉ có OH ở C3) Các axit mật trên liên kết với glycine hay taurine( dẫn xuất từ cysteine) tạo nên các axit mật, muối mật tương ứng, tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thu chát béo ở ruột non.Các axit mật chính là những chất được tổng hợp bởi gan. Ở người, axit taurocholic và axit glycocholic và axit taurochenodeoxycholic và axit glycochenodeoxycholic là các muối mật chính trong mật và có nồng độ gần bằng nhau. Axit mật là khoảng 80% các hợp chất hữu cơ trong mật (những loại khác là phospholipid và cholesterol). Sự tăng tiết axit mật tạo ra sự gia tăng lưu lượng mật. Chức năng chính của axit mật là cho phép tiêu hóa chất béo và dầu trong chế độ ăn uống bằng 13 cách hoạt động như một chất hoạt động bề mặt nhũ hóa chúng thành các mixen, cho phép chúng lơ lửng trong chất keo trước khi xử lý tiếp Dịch mật có vai trò chính là hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Cụ thể:  Kích thích quá trình sản sinh các men tiêu hóa trong dịch tụy và dịch ruột, đồng thời hoạt hóa các men này.  Giúp kích thích nhu động ruột từ đó tạo môi trường kiềm trong ruột, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn lên phần trên của ruột non.  Khi thực hiện hoạt động ăn uống, dịch mật sẽ được đẩy xuống tá tràng để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Nếu không có dịch mật đồng nghĩa với việc chất béo không được tiêu hóa, khiến cơ thể không thể hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong dầu A, D, E và K.  Ngoài chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa như trên, dịch mật còn hỗ trợ loại bỏ bớt các sản phẩm thoái hóa trong hồng cầu, hình thành nên màu sắc của mật.  Nếu không may cơ thể mắc một số vấn đề gây ảnh hưởng tới dịch mật (như bị sỏi mật, dị dạng đường mật, khối u, phẫu thuật cắt túi mật...) thì có thể dẫn đến hiện tượng ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, chướng bụng. II.5.3 Hoocmone steroid Hormone steroid là một steroid hoạt động như một hormone. Hormone steroid có thể được nhóm thành 3 loạichính : corticosteroid, hoocmone sinh dục nam androgen, hoocmone sinh dục nữ estrogen. Estrogen Trứng của phụ nữ tiết ra hoocmon estrogen và gây ra kinh nguyệt. Estrogen cũng có ở tinh hoàn và thận. Nó được cơ thể thải ra theo nước tiểu. Estrogen thiên nhiên khác với hoocmon steroid ở chỗ có một hoặc hai nhân thơm. Estrogen chính được tạo nên trong cơ thể con người là Estron, Estradiol và Estriol 14 Estrone Estradiol [3-hydroxy-1,3,5(10)-estratrien-17-one] [1,3,5(10)-estratriene-3,17β-diol] Estriol Androgen Các androgen là các hoocmone sinh sản nam được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn.Nội tiết tố androgen được xem như một kích thích tố sinh dục ở nam giới, tạo nên sự nam tính. Khi thiếu hormone này cơ thể người nam sẽ bị nữ hóa, cơ bắp không phát triển.Hoocmon được tạo từ tinh hoàn được gọi là Testoster Testosterone( 17β-hydroxy-4-androsten-3-one) 15 Hormone Testosterone thúc đẩy sự phát triển của đặc tính nam thứ cấp như sự phát triển của lông mặt và cơ thể, giọng nói trầm, phát triển cơ bắp và sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nam. Androgen không những có ở bộ phận sinh dục nam mà còn có trong cả nước tiểu và trong thận.  Các androgen khác bao gồm Dihydrotestosterone (DHT) và androstenedione có vai trò như nhau trong sự phát triển của nam giới.Dihydrotestosterone trong tử cung gây ra sự biệt hóa của dương vật, bìu và tuyến tiền liệt.Ở độ tuổi trưởng thành, DHT làm tăng trưởng tuyến tiền liệt và hoạt động của tuyến bã nhờn. Dehydroepiandrosterone (DHEA) chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng androgenic của adrenarche, ví dụ như lông ở đầu mu và nách phát triển, tăng trưởng loại mùi cơ thể, tăng lương dầu trong tóc, da và mụn. Corticosteroid Corticosteroid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hoócmôn steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hoócmôn đó. Corticosteroid liên quan đến rất nhiều quá trình sinh lý bao gồm đáp ứng stress, đáp ứng miễn dịch, viêm, chuyển hóa carbohydrate, quá trình dị hóaprotein, các mức chất điện giải trong máu, và hành vi.  Các glucocorticoid ví dụ như cortisol kiểm soát chuyển hóa carbohydrate, chất béo, và protein, và là chất kháng viêm bằng cách ngăn phóng thích phospholipid, giảm hoạt động của bạch cầu hạt ái toan và một số cơ chế khác.  Các corticoid khoáng như là aldosterone kiểm soát các mức chất điện giải và nước, chủ yêu bằng cách tăng tái hấp thu muối ở thận. Một vài hormone tự nhiên là corticosterone (C21H30O4), cortisone (C21H28O5, 17-hydroxy-11dehydrocorticosterone) và aldosterone. 16 CortisolCortisone (11α,17α,21-trihydroxyl-4-pregnene-3,20-dione)( 17α,21-dihyroxy-4-pregnene-3,11,20-trione)  Hormone steroid giúp kiểm soát sự trao đổi chất, viêm, chức năng miễn dịch, cân bằng muối và nước, phát triển các đặc tính tình dục và khả năng chịu đựng bệnh tật và chấn thương. Thuật ngữ steroid mô tả cả hai hormone do cơ thể sản xuất và các loại thuốc được sản xuất nhân tạo nhân đôi tác dụng đối với các steroid xuất hiện tự nhiên. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHOLESTTEROL TRONG CƠ THỂ NGƯỜI III.1 Cholesterol cao – Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng bệnh Cholesterol cao phần lớn do thói quen sinh hoạt hàng ngày, ăn uống hay có thể do di truyền mà ra. Và dưới đây là một số nguyên nhân chính đã khởi sự cho cholesterol cao trong cơ thể chúng ta, đó là:  Ăn quá nhiều thực phẩm có cholesterol cao không tốt cho cơ thể như các món khoai tây chiên, phô mai que, thịt xông khói, bánh kẹo ngọt,…. Sử dụng nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống.  Lối sống ít vận động như không thường xuyên tập thể dục, không tích cực đi bộ, chạy bộ, chỉ ngồi làm việc văn phòng,…  Thói quen hút thuốc lá. Không cần phải bàn cãi gì luôn bởi thuốc lá có hại không chỉ cho phổi, cho gan mà còn là tác nhân làm cho LDL cholesterol tăng cao, ảnh hưởng tới sự tích tụ mảng bám cholesterol không cần thiết.  Có thể di truyền theo gen được truyền từ bố mẹ sang con cái. 17  Một số ít trường hợp do rối loạn di truyền, ảnh hưởng đến khả năng cơ thể bị ngăn cản loại bỏ LDL cholesterol xấu.  Các tình trạng sức khỏe khác như tiểu đường hay bệnh suy giáp cũng ảnh hưởng đến cholesterol cao trong cơ thể mỗi người. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng cholesterol cao.Vậy nếu cholesterol cao sẽ biến chứng nguy hiểm như thế nào?  Nếu cholesterol cao mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường cho sức khỏe. Sự tích tụ các mảng bám cholesterol trong động mạch sẽ ngày một dày lên, và theo thời gian, các động mạch dần thu hẹp lại dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu qua động mạch, rồi tăng dần nguy cơ phát triển các cục máu đông.  Xơ vữa động mạch không thể xem nhẹ, nó gây ra các biến chứng như đột quỵ, đau tim, đau thắt ngực, cao huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên hay thậm chí ảnh hưởng tới thận nữa đấy! Biện pháp giảm cholesterol: Để giảm cholesterol một cách tự nhiên nhất, việc đầu tiên hãy thay đổi chế độ ăn uống của bạn như: 18 Sử dụng chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa trong dinh dưỡng mỗi ngày. Đừng quên bổ sung omega-3 rất có lợi cho tim mạch đấy  Như việc tích cực ăn hạt dinh dưỡng (nguồn chất béo không bão hòa cực tốt) như hạt hạnh nhân, hạt điều,… và tích cực ăn nhiều loại cá thay cho ăn thịt.  Không sử dụng chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa để giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, phòng bệnh tim mạch, béo phì hay tiểu đường.  Hãy nhanh chóng “bái bai” khoai tây chiên, gà chiên, các món ăn tráng miệng hấp dẫn như bánh ngọt, đồ uống ngọt,…  Theo dõi hàm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.  Ăn nhiều chất xơ có lợi cho cơ thể.  Các loại thực phẩm không chứa choleslterol vẫn có thể làm tăng cholesterol Đây là quan niệm sai lầm lớn nhất bệnh nhân thường mắc phải.Các chất béo no, chất béo chuyển hóa và chất béo trong chế độ ăn, tất cả đều chuyển hóa thành cholesterol trong cơ thể.Ví dụ, khi chất béo chuyển hóa là 2% lượng calo của bạn, nó sẽ làm tăng 20% cholesterol. Tiếp theo là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như:  Thường xuyên tập thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần. 19  Đi làm về sau một ngày dài đã rất mệt rồi, thời gian đâu bạn có thể đi tới phòng tập gym hay chạy bộ quanh khu mình ở? Ấy, đừng suy nghĩ như vậy, tập thể dục sẽ khiến cho bạn có sức khỏe tim mạch tốt hơn và giảm được cholesterol trong cơ thể như giảm LDL cholesterol có hại đó.  Nói không với thuốc lá.  Sử dụng rượu bia ở mức độ cho phép.  Hãy giảm cân nếu bạn đang bị quá khổ nhé! Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng như dầu cá, psyllium hay coenzyme Q10 đều tốt cho việc giảm cholesterol trong cơ thể và mang đến HDL cholesterol có lợi đấy! Tuy nhiên, ngoài những cách tự nhiên ở trên, bạn còn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giúp làm giảm cholesterol tùy theo kết quả kiểm tra nồng độ cholesterol trong cơ thể của mình, và vì vậy hãy luôn kiểm tra hàm lượng cholesterol định kỳ các bạn nhé! III.2Khuyến cáo mới về nồng độ cholesterol bình thường Cholesterol là thành phần cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ LDL cholesterol quá cao sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Năm 2013, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo mới trong việc điều trị nồng độ cholesterol cao. Theo khuyến cáo mới, việc điều trị không chỉ dựa trên nồng độ cholesterol mà còn dựa trên cả các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm cả bệnh đái tháo đường và nguy cơ ước đoán xảy ra biến cố tim mạch trong 10 năm (như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ). Như vậy nồng độ cholesterol bình thường giờ đây thay đổi phụ thuộc cả vào việc có các yếu tố nguy cơ tim mạch hay không, chứ không còn chỉ là một giới hạn hằng định như trước. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan