Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản chuồng kín tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

.PDF
74
9
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH HỮU VỸ Tên đề tài: "THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI TRẠI LỢN NGÔ THỊ HỒNG GẤM – HIỆP HÒA - BẮC GIANG'' KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên - năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH HỮU VỸ Tên đề tài: "THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI TRẠI LỢN NGÔ THỊ HỒNG GẤM – HIỆP HÒA - BẮC GIANG'' KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Lớp: K48 CNTY BIOVET Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS. NGUYỄN THỊ THÚY MỴ Thái Nguyên - năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa, Ban quản lý trang trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm. Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bản khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban quản lý trang trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, cán bộ công nhân viên trại lợn đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực tập tại trại. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn PGS. TS.Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp của mình. Để góp phần cho việc hoàn thành khóa luận đạt kết quả tốt, em luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thành tích trong công tác và nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Đinh Hữu Vỹ ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lịch vệ sinh tiêu độc, sát trùng toàn trại .......................................... 9 Bảng 2.2. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh tại trại ............................................. 10 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm ............ 38 Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại ..................... 39 Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái…………………………………………45 Bảng 4.4. Kết quả chăm sóc lợn con ............................................................... 48 Bảng 4.5. Diễn biến quá trình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ..................... 50 Bảng 4.6. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 47 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại ..................................... 48 Bảng 4.8. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại.................................................................................................................... 49 Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại......................... 56 Bảng 4.10. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại......... 57 Bảng 4.11. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại................................ 59 iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CN: Chủ nhật CP: Charoen Pokphand Cs: Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản Pr: Protein SS: Sơ sinh STT: Số thứ tự T.T: Thể trọng LH: Follicle stimulating hormone FSH: Lutrinizing hormone NLTĐ: Năng lượng trao đổi MMA: Hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa LMLM: Lở mồm long móng PRRS: Porcine reproductive and respiratory syndrome Mg: Magie iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 1 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 1 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4 2.1.3. Cơ sở vật chất .......................................................................................... 4 2.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại............................................................. 6 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại .............................................................. 10 2.2. Tổng quan tài liệu..................................................................................... 11 2.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của con lợn nái ........................................... 11 2.2.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con....... 17 2.2.3. Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi .............................. 26 2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản ...................................... 27 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 37 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 37 2.3.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 39 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......36 3.1 Đối tượng .................................................................................................. 36 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 36 v 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 36 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 36 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ............................................................................ 36 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 36 3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi ......................................... 37 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 38 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm ..................... 38 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản ............ 39 4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập ......................................................................................................................... 39 4.2.2. Năng suất sinh sản của lợn nái……………………………………………… 4.2.3. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con ................................................. 4.2.4. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại.................................. 50 4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại ......................................................................................................................... 51 4.3.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại. ............. 51 4.3.2. Phòng bệnh bằng vaccin........................................................................ 54 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại............................................................................................................... 55 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại ............................... 55 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại ............................. 57 4.4.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ tại cơ sở trong thời gian thực tập .................................................................................................................... 59 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 PHỤ LỤC vi 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống của nông dân. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều tiến bộ về giống, thức ăn, thú y…được áp dụng làm cho đàn lợn không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân mà còn phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy trong những năm qua, chăn nuôi lợn ở nước ta đã đạt những thành tựu mới, xu thế chuyên môn hóa sản xuất, chăn nuôi trong các trang trại tập trung càng phổ biến. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành thực phẩm có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn từ lúc sơ sinh đến khi được xuất bán, đàn lợn phải luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao, thành phần các thành phần dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học cao. Căn cứ vào tình hình thực tế trên, được sự đồng ý và tạo điều kiện giúp đỡ của ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, giảng viên hướng dẫn và cơ sở thực tập, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản chuồng kín tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Đánh giá chung tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại. 2 - Xác định tình hình nhiễm, thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại. - Nắm được các loại thức ăn và khẩu phần ăn của lợn qua từng giai đoạn 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh sinh sản cho đàn lợn con nuôi tại trang trại. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi lợn Ngô Thị Hồng Gấm thuộc thôn Hà Nội, xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Huyện Hiệp Hòa là huyện cửa ngõ kết nối giữa TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. Trang trại được đặt ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành có địa hình bằng phẳng, đường xá, phương tiện giao thông thuận tiện cho việc di chuyển. - Phía bắc giáp với huyện Tân Yên (Bắc Giang) - Phía đông giáp với huyện Việt Yên (Bắc Giang) - Phía nam giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) - Phía tây nam giáp huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, phía tây bắc giáp với huyện Phổ Yên và Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các xã, huyện thành bên cạnh và với thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. - Điều kiện khí hậu Khí hậu là yếu tố quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong chăn nuôi, nó quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trồng trọt và chăn nuôi, mà hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng tăng mạnh. Xã Đại Thành cũng như huyện Hiệp Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. 4 Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã khá là thuận lợi cho nông nghiệp phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những tháng bất lợi như mùa hè nhiệt độ, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Sự biến động phức tạp của thời tiết gây nhiều khó khăn trong công tác chăn nuôi, đặc biệt nhiệt độ cao về mùa hè, lạnh giá về mùa đông ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và mức chịu đựng của vật nuôi. Chính vì vậy việc phòng và trị bệnh cho đàn gia súc khá là quan trọng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại - 01 quản lý trại. - 01 kĩ thuật trại. - 01 tổ trưởng chuồng đẻ. - 01 tổ trưởng chuồng bầu. - 12 công nhân làm ngày và 02 công nhân trực đêm. - 02 sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại. 2.1.3. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất ở trại tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Về thiết kế xây dựng: - Tổng diện tích là 3 ha. - Trước cổng có hệ thống phun sát trùng cho phương tiện ra vào trại. - Tiếp đến là phòng hành chính để tiếp khách, phòng họp, rồi đến khu nhà tập thể và nhà ăn cho công nhân của trại. 5 - Khu vực sản xuất theo thứ tự: Khu vực xuất lợn con và chuồng cai sữa, sau đó lần lượt là các chuồng nái đẻ (1 - 2 - 3). Phòng pha chế và bảo quản tinh được trang bị kính hiển vi, tủ lạnh, nhiệt kế. Tiếp theo là chuồng lợn bầu rồi chuồng cách ly. - Trại có 1 nhà kho để dự trữ cám ở đầu khu vực sản xuất. - Ở khu vực cuối trại có hệ thống biogas để xử lí phân và nước thải. Điện, nước: - Có hệ thống lưới điện được kéo khắp khu vực trại, có một máy phát điện được dùng khi mất điện. - Nước được cung cấp bởi hệ thống giếng khoan, nước được bơm từ giếng lên bể chứa và được lọc và xử lí trước khi sử dụng. Chuồng bầu: - Có 1 chuồng bầu chia làm 8 dãy, có sức chứa tối đa là 600 con. Ở đầu mỗi chuồng có hệ thống dàn mát và 8 quạt hút gió phía cuối chuồng. Sàn toàn bộ là bê tông, cao hơn hơn so với nền chuồng thuận tiện cho công việc vệ sinh, khử trùng. Ở đầu dãy 1 có 3 ô rộng là nơi để kiểm tra lên giống và ép giống, cuối dãy 1 cũng có 3 ô rộng tương tự dùng để ép giống. Đầu dãy 2 là 14 ô lợn đực. Còn lại là các ô lợn nái. Các ô trong chuồng đều có vòi uống tự động cao 50 - 55 cm. Chuồng có hệ thống ống dẫn nước dọc hai bên dãy chuồng để thuận tiện phục vụ cho công việc vệ sinh, rửa máng, xịt gầm. Chuồng nái nuôi con: - Có 3 chuồng nái nuôi con, mỗi chuồng chia làm 4 dãy, có sức chứa tối đa là 56 con/chuồng. Ở đầu mỗi chuồng có hệ thống dàn mát và 6 quạt hút gió phía cuối chuồng. Sàn cho lợn mẹ là sàn bê tông còn lại toàn bộ sàn cho lợn con là sàn nhựa, sàn cao hơn so với nền chuồng. 6 - Mỗi ô để có vòi uống tự động cho cả lợn con và lợn mẹ, có hệ thống máng tập ăn cho lợn con được lắp vào lúc 3 - 5 ngày tuổi. Có hệ thống ống dẫn nước dọc hành lang hai bên để phục vụ cho công việc vệ sinh, xịt gầm. Chuồng cai sữa: - Có 1 chuồng cai sữa gồm 4 ô, có sức chứa tối đa là 200 con. Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và 3 quạt hút gió phía cuối chuồng. Toàn bộ sàn cho lợn cai sữa là sàn bê tông, có hệ hống máng ăn và vòi uống tự động, có 2 ống dẫn nước dọc hành lang hai bên để phục vụ cho công việc vệ sinh, rửa chuồng. Chuồng cách ly: - Gồm có 3 ô có sức chứa tối đa là 60 con. Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và 3 quạt hút gió phía cuối chuồng. Có hệ thống máng ăn và vòi uống tự động, có hệ thống thoát nước tại bể tắm thuận tiện cho việc về sinh chuồng. 2.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại 2.1.4.1. Công tác chăn nuôi * Công tác chăm sóc nuôi dưỡng Đàn lợn nái tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy định và được chia ra làm 3 giai đoạn. + Giai đoạn nái hậu bị + Giai đoạn nái chửa + Giai đoạn nái nuôi con Giai đoạn nái hậu bị Lợn ở giai đoạn này được chọn lọc kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ các con giống của trại. Chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ, nền chuồng bằng phẳng không bị đọng nước, có đủ nước cung cấp cho lợn uống tự do bằng núm uống van thẳng. 7 Mức cho ăn: 2,2 kg/con/ngày, loại cám 567, kết hợp thường xuyên kiểm tra ngoại hình để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Giai đoan mang thai Để khối lượng sơ sinh của lợn con cao, lợn sơ sinh khỏe mạnh thì chăm sóc lợn mẹ ở giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng. Nái mang thai chia làm 2 giai đoạn: - Nái chửa kỳ 1 (từ 1 - 84 ngày) Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm. Chuồng trại nuôi lợn nái chửa kỳ 1 phải đảm bảo luôn thoáng mát, nhốt riêng mỗi con 1 ô chuồng. Thức ăn cho lợn là cám 567, mỗi con cho ăn 1,6 – 2,5 kg/con/ngày. - Nái chửa kỳ 2 (từ 85 ngày đến khi đẻ): Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Bào thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con đạt được chủ yếu là nhờ sự phát triển trong giai đoạn này. Thức ăn của lợn là cám 567, lượng thức ăn cho ăn: 3,5 kg/con/ngày. Giai đoạn nuôi con Sau khi đẻ nhiệm vụ quan trọng nhất của lợn nái là tiết sữa nuôi con. Vì vậy nái cần được cung cấp về thức ăn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Trước khi đẻ nước uống cho lợn nái luôn được cung cấp đảm bảo, nước sạch, mát và đủ. Thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ và sau đẻ. Chăm sóc lợn con Lợn con sau khi sinh ra, ngoài các công việc như lau khô, bấm nanh, cắt đuôi, bấm số tai, cho bú sữa đầu, cần luôn luôn giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với lợn con. Sau khi đẻ 1 ngày thì tiêm sắt, sau 3 ngày đẻ thì nhỏ thuốc phòng tiêu chảy và hô hấp. 4 - 5 ngày tuổi thì bắt đầu cho lợn tập ăn bằng cám tập ăn cho lợn con. 8 * Công tác giống Trong thời gian thực tập tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm tôi đã được hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận từ công tác chọn lợn hậu bị, khai thác tinh, kiểm tra chất lượng tinh dịch đến cách phối giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. 2.1.4.2. Công tác thú y Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty CP. - Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, thu gom cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động. - Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữ các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Lịch vệ sinh tiêu độc, sát trùng được trình bày ở bảng 2.1 : 9 Bảng 2.1. Lịch vệ sinh tiêu độc, sát trùng toàn trại Khu chuồng Trong chuồng Chuồng nái chửa Thời gian Chuồng đẻ Chuồng cách ly Ngoài Chuồng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 5 Phun sát trùng Phun sát trùng + xả vôi xút gầm Phun sát trùng Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng Vệ sinh chuồng tổng khu Chủ nhật Ngoài khu vực chăn nuôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng Phun sát trùng Ngoài ra trong và ngoài chuồng cần: + Phun thuốc gián, nhện 1 lần/tháng vào ngày 15. + Cọ máng 1 lần/tháng Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. 10 Bảng 2.2. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh tại trại Vắc xin/ Đường Nhóm lợn Tuổi lợn Thuốc/ Chế đưa phẩm thuốc Fe – Dextran 2 - 3 ngày Thiếu sắt Tiêm - B12 Lợn con 3 - 6 ngày Cầu trùng Coxzuril 5% Uống 16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 24 tuần Tai xanh PRRS Tiêm bắp 25 - 29 tuần Khô thai Pavo Tiêm bắp Lợn hậu bị 26 tuần Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 27 - 30 tuần Giả dại Begonia Tiêm bắp 28 tuần LMLM Aftopor Tiêm bắp Tiêm bắp Lợn nái 10 tuần chửa Dịch tả Coglapest sinh sản 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp (Theo hướng dẫn của phòng kỹ thuật công ty CP) Phòng bệnh Liều lượng (ml/con) 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 - Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn lợn. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại 2.1.5.1. Thuận lợi Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc 11 chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. 2.1.5.2. Khó khăn Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Năm 2014, khi trại vừa được thành lập bắt đầu vào hoạt động ổn định thì dịch bệnh tai xanh bùng phát làm trại thiệt hại lớn về kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của trại. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trại. Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của con lợn nái 2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc * Sự thành thục về tính Tuổi thành thục về tính là: tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả năng sinh sản. Khi gia súc đã hoàn thiện về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh và nội tiết con vật bắt đầu có những phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Tuy nhiên lần động dục này chỉ là báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. * Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính: - Cơ thể đã phát triển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hoàn thiện, con cái xuất hiện chu kỳ động dục lần đầu, con đực sinh tinh. Lúc này, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai. 12 - Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bầu vú phát triển và lộ rõ hai hàng vú, âm hộ to lên hồng hào. - Xuất hiện các phản xạ sinh dục: lợn có biểu hiện nhảy lên nhau, con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối. - Thời điểm thành thục về tính: lợn cái bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi (từ 4 - 8 tháng tuổi). - Đối với các giống lợn khác nhau thời gian thành thục về tính là khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng (120 - 150 ngày), lợn ngoại 6 - 7 tháng (180 - 210 ngày). * Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, di truyền, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng… * Các yếu tố di truyền Các giống khác nhau thì có tuổi thành thục về tính khác nhau. Thời điểm rụng trứng lần đầu tiên xảy ra vào lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển. Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi. * Các yếu tố ngoại cảnh Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, khí hậu, nhiệt độ.... tất cả đều có ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn nái.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng