Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng trò chơi dân gian trong bổ trợ bài tập...

Tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian trong bổ trợ bài tập

.DOC
11
494
120

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG ----------------------Mã số : ..................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG BỔ TRỢ BÀI TẬP NHẢY CAO - Người thực hiện : Ngô Vũ Trường Thi. - Lĩnh vực nghiên cứu: sử dụng trò chơi dân gian trong bài tâp bỗ trợ nhảy cao. Tên sáng kiến kinh nghiệm : SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG BỔ TRỢ BÀI TẬP NHẢY CAO I.lý do chọn đề tài : - Căn cứ vào chương trình dạy môn nhảy cao lớp 10 ( sách giáo viên do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2006 ) và phân phối chương trình năm học 2010- 2012. - Qua quá trình giảng dạy 6 năm. Dạy môn nhảy cao lớp 10 để tăng cường sự yêu thích tập luyện của học sinh mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ chung là trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng vận động cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khỏe, thể lực góp phần giáo dục đạo đức ý chí, xây dựng lối sống lành mạnh và giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. - Để nâng cao hiệu quả tập luyện môn nhảy cao đồng thời giữ gìn phát huy và bảo tồn trò chơi dân gian, làm cho tiết học nhảy cao thêm sinh động và thú vị, bên cạnh đó áp dụng trò chơi dân gian trong bỗ trợ cho môn nhảy cao đem lại hiệu cao trong việc học mà chơi – chơi mà học, phát triễn khả năng học nhóm, giảm tress cho học sinh. - Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh đang bị lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng internet khiến các em mất dần khái niệm về trò chơi dân gian, biết và hiểu rất ít về các trò chơi này. Do đó, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đặc biết bỗ trợ cho các môn học mà cụ thể ở đây là môn nhảy cao. Đây là một cách để học sinh học tập tốt môn nhảy cao và cũng là một cách để các em học sinh gần gũi với nhau, xây dựng tinh thần tập thể và hiểu biết hơn về văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Trong quá trình giảng dạy áp dụng trò chơi dân gian bỗ trợ cho nhảy cao : nhảy bao bố , nhảy lò cò tiếp sức, trồng nụ trồng hoa.... hoàn thành được nhiệm vụ bổ trợ tốt sực mạnh cho chân dậm nhảy và sức bật cho động tác nhảy cao của học sinh đem lai hiệu quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Sử dụng trò chơi dân gian cho môn nhảy cao ngoài việc tập luyện phát triển thể lực hợp phù môn học, gây hưng phấn cho học sinh, thì các em còn biết cách chơi trò chơi tập thể phù hợp cho hoc sinh, tăng tính đoàn kết làm việc và học tập theo nhóm hòa đồng với tập thể và ứng xử tốt trước mọi tình huốn. II.Tổ chức thực hiện đề tài : 1 Cơ sở lý luận: - Trong đời sống hiện nay, khi quá trình hội nhập và phát triển, sự giao lưu, sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu văn hóa mới, cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã dẫn tới những sự đổi thay mang tính tiêu cực của các trò chơi dân gian của dân tộc. Đặc biệt, giá trị của các trò chơi đang có nguy cơ mai một, biến mất. Thay thế vào đó là các trò chơi mới được du nhập không phù hợp với văn hóa, thể chất của con người Việt Nam. Chính vì thế mấy năm trở lại đây, việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của các trò chơi văn hóa dân gian đã được quan tâm, chú trọng. - Sử dụng trò chơi dân gian trong bài tâp bổ trơ nhảy cao : về mặt nội dung: nhảy bao bố, lò cò tiếp sức, trồng nụ trồng hoa..... Những trò chơi bổ trợ rất tốt cho môn nhảy cao trong tiết học thể dục của học sinh.Về mặt thời lượng : xắp sếp tổ chức trò chơi bổ trợ nhảy cao thường tổ chức sau phần nội dung chính của tiết học nhảy cao. Nên không ảnh hưởng tới nội dung chính của chương trình. - Cuối cùng, việc đưa trò chơi dân gian bổ trợ nhảy cao :nhảy bao bố , lò cò tiếp sức , trồng nụ trồng hoa vào tiết thể dục phải lưu ý tới điều kiện cơ sở vật chất cho phép của nhà trường, đảm bảo an toàn cho HS, tạo không khí thoải mái và không hề gây áp lực cho các em. 2 Nội dung và biện pháp thực hiện đề tài : Nội dung : SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG BỔ TRỢ BÀI TẬP NHẢY CAO Trò chơi : nhảy bao bố, trò chơi lò cò tiếp sức, trò chơi trồng nụ trồng hoa là các trò chơi dân gian, các trò chơi bổ trợ rất tốt cho môn nhảy cao phát triễn sức mạnh của chân và sức bật trong môn nhảy cao việc sử dụng trò chơi dân gian trong bổ trợ bài tâp nhảy cao dựa trên trò chơi dân gian Việt Nam và bài nhảy cao kiểu nằm nghiêng lớp 10 ( sách giáo viên do bộ giáo dục và đào tạo phát hành). Biện pháp thực hiện : Đảm bảo : a) Phải đảm bảo dụng cụ cho trò chơi, sân bãi phù hợp với trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. b) Tổ chức chơi tuần tự và nối tiếp hoặc cách quãng, chơi đồng loạt hoặc cá nhân, tập thể có thể chia nhóm chơi cùng lúc hoặc từng cá nhân của nhóm chơi thay phiên nhau. c) Thực hiện chơi sau phần chính của buồi tâp và đảm bảo số lượng luyện tập và chơi phù hợp thời gian yêu cầu của phân phối chương trình năm học 2010- 2011.Không lạm dụng gây ảnh hưởng tới kết quả học tâp môn nhảy cao. Thực hiện : Chơi nhảy bao bố : Mục đích ý nghĩa: - Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo sức manh cho cơ bắp chân và sức bật trong môn nhảy cao. - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để tập luyện bỗ trợ nhảy caob)Cách chơi: Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để 1 người hoặc 2 người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi. Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất là đội thằng Giáo viên chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ một hoặc hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh. Khi có lệnh từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát. c) Luật chơi: - Đội nào về đích nhanh nhất là thắng. Lưu ý: - Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp. - Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm cho học sinh. Chơi lò cò tiếp sức : Mục đích ý nghĩa: Nhanh nhẹn, khéo léo sức manh cho cơ bắp chân, sức bật của chân dâm trong môn nhảy cao. - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để tập luyện bỗ trợ nhảy cao Cách chơi: Chuẩn bị: sân bãi vẻ vạch 2 vạch (một vạch xuất phát một vạch đích). Nội dung: nhảy lò cò chân dậm nhảy từ vạch xuất phát về đích rồi quay lại chạm vào đồng đội, đồng đội xuất phát cứ thế tiếp tục cho hết số người trong đội. Giáo viên chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Khi có lệnh từng các thành viên trong đội xuất phát cho hết sô lượng người trong đội Luật chơi:Đội nào hết lược nhanh nhất là thắng. Lưu ý: - Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp. - Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm cho học sinh. Trồng nụ trồng hoa: Mục đích ý nghĩa: bỗ trợ chạy đà và sức bật trong môn nhảy cao. Chuẩn bị: sân bãi sạch sẽ Nội dung: bật cao ( tăng sức bất cho nội dung nhảy cao) Luật chơi: Chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Chồng các bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm, rồi xoè ra, số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xoè mà người nhảy không bị chạm thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vào thay thế. Lưu ý: Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm cho học sinh. Áp dụng trong phân phối chương trình học thể dục lớp 10 năm 2010 - 2011 : từ tuần 20 đến tuần 27 ( từ tiết 37 đến tiết 52 ) trong tiết 38, 42, 46, 51 Tuần Tiết Môn -Nhảy cao Nội dung -Giới thiệu kỹ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. 37 20 38 -Đứng tại chỗ đá lăng. -TTTC -Đứng tại chỗ đá lăng – xoay mũi bàn -Chạy bền chân. -Nhảy cao -Đi một bước đá lăng – xoay mũi bàn -TTTC chân. -Chạy bền -Nhảy cao Chơi nhảy bao bố -Đi một bước đá lăng – xoay mũi bàn 39 21 40 chân. -TTTC -Đà một bước – giậm nhảy đá lăng. -Chạy bền -Nhảy cao -Mô phỏng động tác qua xà. -TTTC -Chạy bền -Nhảy cao 41 -Mô phỏng động tác qua xà. -TTTC 22 -Đà một bước – giậm nhảy đá lăng. -Chạy bền 42 43 23 44 45 24 46 -Nhảy cao -Cách đo đà, điều chỉnh đà, xác định điểm -TTTC giậm nhảy -Chạy bền -Nhảy cao Chơi trồng nụ trồng hoa -Giai đoạn giậm nhảy – trên không và tiếp -TTTC đất -Chạy bền -Nhảy cao -Giai đoạn chạy đà – giậm nhảy – trên -TTTC không. -Chạy bền -Nhảy cao -Chạy đà ( 3-5 bước ) giậm nhảy – trên -TTTC không và tiếp đất. -Chạy bền -Nhảy cao -Bài tập phát triển sức mạnh chân. -TTTC Chơi trò chơi lò cò tiếp sức. -Chạy bền -Nhảy cao -Hoàn thiện giai đoạn chạy đà – giậm 47 nhảy – trên không và tiếp đất. -TTTC 25 -Chạy bền -Nhảy cao 48 -Giới thiệu một số điểm trong Luật Điền -TTTC kinh ( phần nhảy cao ) -Chạy bền -Nhảy cao -Hoàn thiện giai đoạn chạy đà – giậm 49 nhảy – trên không và tiếp đất. -TTTC 26 -Bài tập phát triển sức mạnh chân. -Chạy bền -Nhảy cao 50 -Hoàn thiện giai đoạn chạy đà – giậm nhảy – trên không và tiếp đất. -TTTC -Chạy bền -Nhảy cao 51 27 -Hoàn thiện giai đoạn chạy đà – giậm nhảy – trên không và tiếp đất. -TTTC Chơi trồng nụ trồng hoa. -Chạy bền -Nhảy cao -Hoàn thiện giai đoạn chạy đà – giậm 52 nhảy – trên không và tiếp đất. -TTTC 53 -Chạy bền -Nhảy cao -Kiểm tra kết thúc nội dung nhảy cao III. Hiệu quả của đề tài - Áp dụng trên 8 lớp thể dục lớp 10 năm học 2010- 2011 : 10a1,10a2,10b1,10b2,10a3, 10 a4, 10a5 ,10 a6 _ Khảo sát trên 8 lớp : 99 % học sinh ham thích trò chơi dân gian. Lượng vận động đạt 85 %- 90% và bổ trợ rất tốt cho môn nhảy cao và tiếc học nhảy cao sinh động và tăng khả năng ham thích tập luyện của học sinh IV. Đề xuất, kiến nghị khả năng áp dụng - Sử dụng trò chơi dân gian trong việc bổ trợ giảng dạy môn nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” lớp 10. V. Tài liệu tham khảo : - Sách giáo khoa thể dục 10 ( sách giáo viên) do nhà xuất bản giáo dục phát hành - Phân phối chương trình chuẩn thể dục lớp 10 năm 2011. - Sách trò chơi dân gian do nhà xuất bản trẻ tp. Hồ Chí Minh phát hành. Người thực hiện áp dụng Ngô Vũ Trường Thi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan