Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng phương pháp đặt vấn đề trong việc giảng dạy môn gdcd lớp 10...

Tài liệu Sử dụng phương pháp đặt vấn đề trong việc giảng dạy môn gdcd lớp 10

.DOC
20
89
105

Mô tả:

A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn GDCD là một môn học đặc thù đòi hỏi một phương pháp và cách thức giảng dạy linh hoạt và sáng tạo,đặc biệt là chương trình lớp 10 vì thế việc nghiên cứu và áp dụng một cách khoa học và đúng đắn các phương pháp mới trong gảng dạy là một trong những yêu cầu thiết yếu và bí quyết thành công của công tác giảng dạy môn GDCD. Việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy môn giáo dục công dân rất đa dạng và phong phú, mỗi phương pháp có một ưu thế và nhược điểm riêng, mỗi bài học cần được nghiên cứu để áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau, hỗ trợ cho nhau, đặc biệt là trong chương trình GDCD lớp 10, một chương trình học có rất nhiều kiến thức mới mẻ và trừu tượng nhiều vấn đề đa dạng và phong phú trong đời sông hằng ngày thì càng cần có sự gia công tỉ mỉ, hoạt động linh hoạt của giáo viên và học sinh trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy một trong các phương pháp hữu hiệu để có thể áp dụng trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở lớp 10 là phương pháp “Đặt vấn đề”.việc áp dụng phương pháp này cung với viẹc kết hợp các phương pháp khác có thể đem lại một kết quả khả quan cho viẹc dạy và học. Để góp phần đóng góp cho cuộc vận động nghiên cứu ứng dụng các phương pháp mới cho việc giảng dạy nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng tôi mạnh dạn viết lại vấn đề này với đề tài “Sử dụng phương pháp đặt vấn đề trong việc giảng dạy môn GDCD lớp 10. Với suy nghĩ và kinh nghiệm hiểu biết của mình, mong rằng nó sẽ đóng góp phần nào vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, hỗ trợ cùng đồng nghiệp nhằm đem lại một kết quả tốt nhất cho công tác giảng dạy của nhà trường nói riêng và bạn bè đồng nghiệp gần xa nói chung. 1 B /NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. I/Cơ sở lí luận của đề tài. 1)Tầm quan trọng của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học đang là một cuộc vận động lớn và là một yêu cầu cấp thiết trong ngành giáo dục nối chung, để đáp ứng với yêu cầu của sư nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Chỉ có đổi mới phương pháp và xây dựng nội dung giáo dục phù hợp mới có thể đào tạo được đội ngũ nhân lực có trí tuệ, có đạo đức và đặc biệt là một kĩ năng sống tích cực với sự năng động sáng tạo và một tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, đó là cơ sở để xây dựng và hun đúc nên tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ hiện nay. Đặc biệt, đổi mới phương pháp dạy học cũng là một yêu cầu cấp thiết để phù hợp với tiến trình hội nhập về giáo dục, đưa nền giáo dục nước ta tiến kịp với trình độ giáo dục trên thể giới nói chung. 2) Ý nghĩa của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD Môn giáo dục công dân là một môn học cơ bản để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận, định hình ý thức, trách nhiệm công dân,và giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh trong nhà trường, đây là một nhiệm vụ vô cùng to lớn mà môn học phải thực hiện, hơn thế nữa, thế giới quan, tư tưởng và ý thức đạo đức của học sinh không phải được hình thành một cách giáo điều, gượng ép, mà phải được hình thành tự nhiên do chính ý thức tự giác, quá trình tự nhận thức và tự giáo dục, tự trải nghiệm của học sinh và điều đó được thực hiện thông qua tiến trình học sinh tự thực hiện và tham gia vào quá trình giáo dục như một chủ thể thực sự. Hơn bao giờ hết, việc giảng dạy môn giáo dục công dân cần đổi mới phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, đa dạng và triệt để, mới có thể đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ trên. 2 Như vậy đổi mới phương pháp giảng dạy là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng, trong đó việc nghiên cứu và sử dụng đúng phương pháp cho từng phần học và bài dạy là một nhân tố có tính quyết định cho việc giảng dạy có hiệu quả. Chương trình GDCD lớp 10 là một chương trình tương đối khó đối với sự tiếp cận của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là sự lựa chọn phương pháp phù hợp, cùng với cách thức tổ chức cho học sinh học tập, trong đó phương pháp đặt vấn đề là phương pháp áp dụng tương đối hiệu quả, nhưng cần có sự nghiên cứu và áp dụng khoa học.Chính vì lí do đó, qua thực tế giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm, tôi viết đề tài này với mong muốn cùng đồng nghiệp nghiên cứu và áp dụng phương pháp đặt vấn đề trong giảng dạy môn GDCD lớp 10.Nếu chúng ta nghiên cứu và sử dụng thành thạo phương pháp đặt vấn đề thì chắc chắn giờ dạy của chúng ta sẽ có hiệu quả hơn. 3) Tìm hiểu chung về phương pháp giải quyết vấn đề. a) Khái niệm và tác dụng của phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp giải quyết vấn đề là cách đưa ra một luận điểm, một vấn đề, một câu hỏi, để học sinh cùng giải quyết,bằng việc phân tích những vấn đề đang tồn tại, xác định các bước nhằm cải thiện tình hình thông qua đó hình thành tri thức cho học sinh, giúp các em vạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, những tình huống gặp phải trong đời sống hàng ngày. Là một trong những phương pháp hữu hiệu trong sử dụng dạy học, có thể kích thích sự say mê và khả năng sáng tạo, tính tích cực của học sinh, đưa học sinh vào những tình huống thực tế, thông qua việc giải quyết vấn đề đặt ra mà giúp học sinh hình thành kiến thức cho mình, cũng thông qua việc giải quyết vấn đề mà học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân của mình, qua đó giáo viên có thể dễ dàng uốn nắn, định hình nhân cách sống và quan điểm sống cho các em. Thông qua việc tiếp cận và giải quyết vấn đề có thể rèn luyện được tổng hợp các kĩ năng và cách tiếp cận trong môn học như cách tiếp cận hoạt động, cách tiếp cận cùng tham gia, cách tiếp cận kĩ năng sống vv...đồng thời cũng có thể nâng 3 cao ý thức công dân đối với các vấn đề xã hội, cộng đồng,rèn luyện nên những con người có lương tâm và trách nhiệm. Chương trình GDCD lớp 10 là một chương trình tương đối khó với học sinh lớp 10, lần đầu tiên được tiếp cận với các kiến thức triết học vô cùng trừu tượng, những khái niệm mới mẻ rất khó có hình ảnh trực quan, việc dẫn dắt học sinh vào các vấn đề để các em hiểu một cách cụ thể tự nhiên mà không bị căng thẳng gò ép là một việc làm rất khó nhưng rất cần thiết của người dạy học, vì thế việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp nêu vấn đề có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực, nếu làm được thành công điều này thì có thể nâng cao chất lượng việc giảng dạy một cách rõ nét, với những giờ dạy bổ ích và đạt chất lượng cao. Bằng việc giảng dạy nhiều năm trong nghành, qua nghiên cứu thực tế tôi thấy cần nghiên cứu và áp dụng linh hoạt có hiệu quả phương pháp Giải quyết vấn đề trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, song phương pháp giải quyết vấn đề có những ưu điểm và nhược điểm nhất định b)Một số ưu và nhược điểm của phương pháp giải quyết vấn đề - Về ưu điểm: + Đưa học sinh vào những tình huống, những vấn đề cụ thể qua đó kích thich tính tích cực của học sinh, giúp các em nhập cuộc vào giờ học một cách hiệu quả. + Bài giảng sử dụng phương pháp sẽ có thể pháp huy tổng hợp được các phương pháp khác một cách linh hoạt như phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp động não vvv... + Phương pháp giải quyết vấn đề dễ gắn vào thực tế, tránh tình trạng nhàm chán lí thuyết rập khuôn, mang tính rao giảng, thuyết trình... + Phưong pháp này giúp chúng ta có thể sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học một cách hiệu quả. + Rèn luyên được tư duy và cách tiếp cận vấn đề của học sinh 4 + Rèn luyện được những kĩ năng và kĩ xảo trong quá trình tranh tranh luận giải quyết vấn đề như biết trình bày quan điểm của mình biết lắng nghe ý kiến người khác và chắt lọc tính chính xác của thông tin - Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này cũng có một số lưu ý về hạn chờ: + Việc xác định vấn đề đưa ra là vô cùng quan trọng: vấn đề phải có tính khái quát, phù hợp với đối tượng học sinh với nội dung bài học... + Hướng dẫn giải quyết vấn đề phải khoa học và toát lên được nội dung chính của bài học hoặc vấn đề cần nói đến. + Tổ chức giải quyết vấn đề rất dễ làm mất nhiều thời gian vì thế giáo viên có thể không chủ động được trong việc giảng dạy, dễ bị sa đà , cuốn theo học sinh khó định hướng vào bài học + Tổ chức giải quyết vấn đề cần khoa học tạo được một không khí tích cực trong giờ học, c)Những lưu ý khi sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề Để sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả chúng ta cần chú ý các điểm sau: Quá trình giải quyết vấn đề bao gồm các bước: - Xác định (hay phát hiện) vấn đề là gì? - Nêu những chi tiết có liên quan đến vấn đề. - Nêu những câu hỏi có liên quan đến vấn đề và giúp cho giải quyết vấn đề: ví dụ: + Vấn đề cơ bản là gì? +Vấn đề xảy ra khi nào ? + Vấnđề xảy ra ở đâu?vv... - Kiểm tra xem xét tất cả các thông tin đã tập hợp được về vấn đề. - Liệt kê các giiải pháp giải quyết vấn đề. - Đánh giá kết quả các giải pháp. 5 - So sánh kết quả các giải pháp. - Quyết định chọn các giải pháp tốt nhất. d)Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề Vậy để sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả, yêu cầu những gì ở giáo viên và học sinh: Đối với giáo viên, - Phương pháp giải quyết vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải có sụ đầu tư tìm tòi nghiên cứu bài giảng một cách tỉ mỉ để lựa chọn vấn đề cần đưa ra là gì, đưa ra như thế nào, sẽ có những cách giải quyết nào mà học sinh có thể đề cập đến và cách tiếp cận phân tích các giải pháp đó là gì?tức là đòi hỏi người giáo viên phải hoàn toàn làm chủ thông tin, làm chủ tình huống và có thể giải quyết được vấn đè trong bất cứ tình huống nào. - Cách đặt vấn đề của giáo viên phải đảm bảo trong sáng dễ hiểu, toát lên được vấn đề cần giải quyết - Chỉ đạo điều hành học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề cần khéo léo linh hoạt kích thích được sự tham gia của tất cả học sinh bằng thu hút, khuyến khích các em tranh luận bìng đẳng, thoải mái trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. - Giáo viên cần giả định nhiều tình huống học sinh có thể trả lời khác nhau để có thể xử lí phù hợp và linh hoạt. - Các tình huống đưa ra phải được chọn lựa kĩ càng ưu tiên tính thực tế phù hợp với lứa tuổi học sinh và nhất là không nên sao chép các tình huông trong sách giáo khoa đã cho sẵn. Đối với học sinh - Học tập theo phương pháp giải quyết vấn đề cần có thái độ học tập chủ động nghiêm túc, biết vận dụng những kiến thức và kinh nghiệnm thực tế, kiến thức các môn học khác,mạnh dạn suy nghĩ và tranh luận, tranh luận bình đẳng trên cơ sở tôn trong jlẫn nhau, biết lắng nghe ý kiến của người khác vvv... 6 II/ Thực trạng của vấn đề Vấn đề này thực tế ở trường tôi cho thấy nhiều vấn đề rất đáng quan tâm Trước hết, là thực tế của cuộc vận đông đổi mới phương pháp mà nghành giáo dục đã và đang tiến hành một cách rộng rãi và đã thu được những kết quả thiết thực, trong đó phương pháp giải quyết vấn đề là một phương pháp tích cực rraats được chú ý. Đặc biệt là qua đợt tập huấn về đổi mới phương pháp tại trường do chính đồng chí hiệu trưởng nhà trường truyền đạt, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường luôn coi trọng và đề cao vấn đề đổi mới phương pháp, sử dụng các kĩ thuật mới trong dạy học, đích thân ban giám hiệu đã gương mẫu đi đầu trong việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thông qua các tiết thao giảng mẫu và quá trình giảng dạy trên lớp. Cũng xuất phát từ thực tế giảng dạy của tôi và dự giờ đồng nghiệp nói chung và trong môn GDCD nói riêng, mặc dù đặc trưng của môn học cho thấy rất cần đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục nhưng việc áp dụng đổi mới phương pháp, sử dụng những kĩ thuật mới trong dạy học đặc biệt là ph¬ng ph¸p nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ,lúng túng,cần có sự phối hợp nghiên cứu và bổ trợ thêm, đồng thời cần được tiến hành một cách phổ biến thường xuyên hơn. Đặc biệt hơn, một số đồng nghiệp còn coi nhẹ vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, coi đó như là một vấn đề mang tính phong trào, chỉ dùng khi thao giảng hoặc trong một vài hoạt động chuyên môn có tính chủ điểm hoặc có áp dụng cũng không đem lại hiệu quả cao, hoặc cũng có thể do kĩ năng và thao tác còn hạn chế, sử dụng công nghệ thông tin chưa thành thạo. Thông qua đề tài này, tôi muốn khẳng định rằng, việc sử dụng ph¬ng ph¸p nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò là hoàn toàn mang tính khả thi cao và có thể được áp dụng rộng rãi phổ biến. Qua trực tiếp giảng dạy trên lớp và trao đổi với các em một thực tế cho thấy, lâu nay, các em rất ngại học lí thuyết, ngại chi chép dài dòng và đặc biệt rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động một phía bằng sự thuyết trình đơn thuần của giáo viên, nhưng lại rát hứng thú, thích tìm tòi khám phá khi 7 các em được đặt vào một tình huống, một vấn đề cụ thể nào đó, đòi hỏi sự suy nghĩ, sự trải nghiệm và phán đoán, nhất là đôi với chương trình lớp 10. Việc áp dụng và sử dụng ph¬ng ph¸p nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò trong giảng dạy và học tập một phần rất có ích cho các em trong hoạt động học tập, mặt khác kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo, phát huy năng lực và sở trường của các em, giúp các em có những sự trải nghiệm khác nhau trong những tình huống khác nhau của cuộc sống, tạo cho các em tinh thần tập thể, đoàn kết và hợp tác trong học tập, từ đó việc giảng dạy và giáo dục có hiệu quả rõ rệt. Song việc giáo viên cho các em tiếp cận và sử dụng trong học tập còn khá mới mẻ và ít được sử dụng nên bản thân các em còn lạ lẫm và thụ động như : Chưa quen với cách tiếp cận tri thức, chưa biết cách “Đọc” vÊn ®Ò ®îc ®a ra, chưa biết cách tr×nh bµy ý kiÕn vµ quan ®iÓm cña m×nh mét c¸c dÔ hiÓu, khoa học, chính xác, chưa biết cách trải nghiệm và phân tích tình huống và vấn đề đưa ra để có những quan điểm cá nhân cho riêng mìnhvv... Những vấn đề trên tôi thiết nghĩ cũng là thực trạng chung của hầu hết các trường hiện nay, vì thế, thông qua đề tài này tôi không những muốn đem đến những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của các đồng nghiệp trong nhà trường mà còn muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp gần xa. III/ Gi¶i ph¸p vµ tæ chøc thùc hiÖn Chương trình GDCD lớp 10 bao gồm hai phần đó là phần triết học và đạo đức, hai phần này có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau, nên việc lựa chọn đề tài làm vấn đề đưa ra cũng rất khác nhau, đặc biệt là phần triết học, chúng ta có thể xem xét một số bài cơ bản: Phần I : Công dân với việc hình thành thế quan phương pháp luận khoa học: Phần này chúng ta có thể nghiên cứu một số bài với những cách sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề như sau: Bài 1:Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng: chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để hình thành khái niệm về triết học ví dụ cho học sinh xác định : 8 - Các bộ môn khoa học mà em biết ( hoặc đang học) - Đối tượng nghiên cứu của từng bộ môn đó là gì? - Mối liên quan giữa các bộ môn đó Học sinh sẽ dần hình thành được các mối liên hệ giữa các môn học thuộc về khoa học tự nhiên,khoa học xã hộivvv...và đi đến một vấn đề chung đó là liệugiữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những đối tương nghiên cứu nào là chung và môn khoa học nghiên cứu cái chung đó là gì?Trên cơ sở đó chúng ta xây dựng về khái niệm về môn triết học và đối tượng nghiên cứu của nó một cách khái quát. Cũng trong bài này khi hình thành cho các em khái niệm về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình chúng ta có thể đặt vấn đề bằng chính tư liệu tham khảo trong bài như câu chuyện thầy bói xem voi: Sau khi cho học sinh đọc xong câu chuyện giáo viên có thể đặt vấn đề để học sinh thảo luận: - Năm ông thầy bói đã xem voi theo cách nào? - Những cách đó sai lầm ở chỗ nào? - Nếu cần một cách xem đúng đắn ở đây thì đó là cách nào? - Sự sai lầm của các ông thầy bói có những căn nguyên nào? Giáo viên có thể định hướng cho học sinh giải quyết từng vấn đề một : - Năm ông thầy bói xem voi theo cảm nhận chủ quan, thiếu sự phán đpán và tổng hợp của các giác quan, thể hiện sự máy móc và cứng nhắc, phiến diện, không có cái nhìn tổng quát. - Sai lầm cơ bản của năm ông thầy bói là sự cứng nhắc, phiến diện, đánh đồng một mặt, một tính chất của sự vật là toàn bộ sự vật đó, là sự bảo thủ quan điểm chủ quan, không có sự tổng quát và phân tích... - Nếu cần một cách xem đúng đắn thì đó là cách quan sát con voi một cách tổng thể, khái quát, nhìn thấy được mối quan hệ giữa các sự vật đó và mối quan hệ của sự vật mình quan sát được với tổng thể sự vật là con voi, hoặc đó là sự xem xét tiếp thu ý kiến của người khác để bổ sung tri thức cho mình, để có một kiến thức toàn diện tổng quát về con voi (hay bất cứ một sự vật nào đó) 9 Qua cách giải quyết vấn đề chúng ta sẽ giúp học sinh hiểu được cơ bản về phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình, ưu điểm và tồn tại cũng như cơ sở hình thành và nảy sinh các phương pháp đó là gì? Từ đó không những giúp học sinh nắm được bài học về bản chất, khắc sâu, nhớ lâu mà cũn hỡnh thành cho cỏc em những kiến thức ban đầu nhưng rất cơ bản về kĩ năng sống, về phương pháp và nguyên tắc tư duy trong khoa học và đời sống, điều này có ý nghĩa và hiệu quả hơn mọi bài học lí thuyết nặng nề Trong bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng ta có thể kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề với việc sử dụng đồ dùng trực quan: Giáo viên có thể đưa ra một cái cây, một hạt thóc, một quả trứng gà vv...với câu hỏi: Sẽ có những cách phủ định nào (sự xúa bỏ nào) đối với sự vật đó? Học sinh có thể đưa ra hàng loạt những cách khác nhau: - Cái cây : sẽ có những sự phủ định như đốn làm củi, bão làm đổ, chết ,và cây ra hoa kết trái rồi chết - Hạt thóc: sự phủ định thường có như xay làm gạo, làm bánh, bị mục, và nảy mầm để lên cây mạ non. - Quả trứng gà: thường bị phủ định như đem rán làm thức ăn, bị ung, bị vỡ hoặc đem ấp nở thành gà con giáo viên có thể hướng dẫn gợi ý để các em sắp xếp thành hai loại phủ định cơ bản với những đặc trưng khác nhau, tỡm ra những phủ định có đặc điểm chung của phủ định biện chứng ở cả ba sự vật trờn (Cõy ra hoa kết trỏi rồi chết, hạt lỳa nảy mầm lờn cõy mạ non và quả trứng đem ấp nở thành gà con) qua đó giúp các em hình thành về khái niệm phủ định biện chứng và phủ định siêu hình và làm toát lên được những đặc điểm của hai loại phủ định, ưu thế của loại phủ định biện chứng vvv..Như vậy qua cách giúp học sinh khai thác vấn đề một cách chủ động tích cực, không những giúp các em hình thành kiến thức một cách tự nhiên, nhớ lâu mà còn giúp các em nhận ra những sự phủ định biện chứng trong các hoạt động sống, hình thành ý thức và kĩ năng sống biết lựa chọn hành vi sống phù hợp cho sự phát triển, xây dựng được những quan điểm sống sâu sắc 10 để các em dần nhận thức được rằng trong hàng loạt hành động sống chỉ có thể có rất ít những hành động đem lại sự phát triển cho sự vật hiện tượng hay nói khácđi là cho xã hội phát triển đó cũng là sự giáo dục ý thức cho học sinh một cách cần thiết trước mỗi hành động của các em để đem đến sự phát triển cho cuộc sống và xã hội Trong bài :Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Khi hình thành khái niệm về nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính chúng ta có thể đưa ra một sự vật hiện tượng cụ thể nào đó ví dụ như nhúm muối ăn, một ít đường hoặc một quả chanh, hay về một người bạn với vấn đề được đặt ra là: một học sinh lớp 2 và một học sinh lớp10 sẽ có những nhận thức và phản ánh về sự vật này như thế nào? bằng cách chia nhóm cho học sinh thảo luận và rút ra kết luận chung: - Ví dụ: với đối tượng là muối ăn ta sẽ gợi ý cho học sinh xây dựng thành hai nhóm nhận thức ở hai đối tượng học sinh: + Học sinh lớp hai: muối là một loại chất có vị mặn, có hình hạt, màu trắng, dùng để nấu thức ăn, muối dưa, cà vv... những đặc điểm này được hình thành từ quan sát, cảm nhận bằng giác quan như nhìn,nếm, qua hoạt động của mẹ, của bà ở nhà...; Những tri thức này là sự phản ánh những thuộc tính, tính chất bên ngoài bản thân sự vật hiện tượng, + Học sinh lớp 10: muối ăn là một hợp chất là sự kết hợp giữa hai nguyên tố hóa học là Natri và Clo, có tính chất lí học là tinh thể rắn, hòa tan trong nước..., tính chất hóa học là có thể kết hợp với các hợp chất khác như AgNO3,điện phân không màng ngăn tạo thành nước javen... những tri thức này được hình thành từ quá trình tư duy như thí nghiệm, phân tích so sánh, phán đoán...; Nó phản ánh bản chất bên trong của sự vật hiện tượng ... Tương tự như vậy, với đường hay những sự vật khác ta cũng có thể cho học sinh tìm ra được sự khác nhau giữa nhận thức của học sinh lớp 2 và học sinh lớp 10 11 Từ nhận thức trên các em có thể rút ra được hai loại nhận thức với những tính chất và đạc điểm khác nhau, từ đó các em hiểu về nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính một cách đầy đủ và cụ thể, từ khái niệm, đặc điểm, tính chất đến con đường hình thành Qua cách phát biểu và tranh luận của học sinh giáo viên có thể dễ dàng giúp các em định hình được nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính cùng với sự giống và khác nhau cơ bản giữa chúng một cách tự nhiên, không nặng nề gượng ép mà học sinh lại hiểu sâu và nhớ lâu Tương tự như vậy trong phần đạo đức chúng ta có thể sử dụng nhiều vấn đề để vừa giúp các em hình thành nên tri thức vừa định hình hoàn thiện kĩ năng và nhân cách cho các em vớ dụ như bài 11: Một số phạm trù đạo đức cơ bản. Khi dạy phần Lương tâm,giáo viên có thể đặt ra một tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết ví dụ: Bạn Nam đang rất cần tiền để mua một cuốn sách hay, trên đường đi học về bạn thấy một túi tiền rơi trên đường vắng, đủ mua cuốn sách đó, bạn cầm lên và cất vào túi, cũng vừa lúc đó,một bác nông dân hớt hải chạy dọc đường để tìm túi tiền bị đánh rơi vừa chạy vừa khóc vì đó là toàn bộ số tiền sáng nay bác đi chợ bán rau mà có được. Vậy theo em trong tình huống trên bạn Nam sẽ có những cách xử lí nào và những tâm trạng thường có sẽ xảy ra tương ứng trong từng cách xử lí đó ra sao? Từ cách đặt vấn đề trên, học sinh có thể đưa ra nhiều cách xử lí khác nhau: Hoặc bạn Nam sẽ đưa túi tiền vừa nhặt được cho bác nông dân, để khi nào dành dụm được tiền thì sẽ mua sách sau. Dù không có tiền để mua sách nhưng bạn Nam sẽ cảm thấy thoải mái, thanh thản vì mình đã không làm điều gì sai trái, không để ảnh hưởng đến ai,quan trọng hơn, bạn Nam sẽ rất vui vì đã giúp bác nông dân bớt đau khổ vì đã không mất túi tiền. Điều này chỉ có được nếu như bạn nam biết thương bác nông dân phải khó nhọc, vất vả lắm mới có được số tiền đó, bạn cũng biết trân trọng sự trung thực, biết cảm thông và đặt mình vào hàn cảnh của bác nông dân để hiểu được nỗi khổ tâm của người đã đánh mất toàn bộ công sức lao động khó nhọc của mình trong mấy ngày qua. Tức là bạn 12 Nam có một tình cảm đạo đức trong sáng mạnh mẽ với những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội Hoặc bạn Nam sẽ lặng lẽ ra về không trả lại bác nông dân túi tiền vì đó là tiền bạn bắt được không liên quan gì tới bác nông dân, vả lại bạn cũng đang rất cần tiền để mua sách học. Trong cách xử lí này cũng sẽ xảy ra hai khả năng khác nhau: Một là: Khi trở về nhà, bạn Nam rất ân hận, day dứt về việc làm của mình, sự ân hận đó sẽ nhiều hay ít, mạnh hay yếu là phụ thuộc vào mức độ của tình cảm đạo đức ( sự chân thiện của con người) trong bạn Nam, sự ân hận day dứt có thể đến cao độ để khiến bạn Nam sẽ đem túi tiền tìm cách trả lại cho bác nông dân nọ. Việc làm này tuy hơi muộn những sẽ khiến cho bạn Nam không còn day dứt nữa, bạn sẽ có được sự thanh thản của lòng mình. Điều này cũng chỉ xảy ra nếu tình cảm đạo đức, ý thức đạo đức trong con người bạn tuy có lúc hơi sai lạc song vẫn còn đủ mạnh để đánh giá và điều khiển hành vi của bạn một cách phù hợp, hướng tới những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp Hai là: Bạn Nam chỉ phân vân thoáng qua hoặc thậm chí không cần suy nghĩ, bạn dùng số tiền đó để mua cuốn sách mình đang cần, trong khả năng này, cũng có thể có nhiều trạng thái khác nhau, có thể mua xong sách, bạn Nam vẫn còn băn khoăn day dứt, ân hận, đó là lúc trong bạn Nam vẫn còn những tình cảm đạo đức đủ mạnh để đánh giá được hành vi của mình thậm chí sự ân hận này sẽ đi theo Nam suốt cả cuộc đời. Và khả năng cuối cùng bạn không còn băn khoăn điều gì vì về cơ bản bạn đã có cuốn sách mà bạn thích đó cũng là lúc tình cảm đạo đức của bạn Nam không còn đủ mạnh, đủ năng lực để xét đoán và đánh giá hành vi đạo đức của chính bạn, nếu một người nào đó rơi vào khả năng này, họ sẽ không còn đủ năng lực để phân định được hành vi đúng, sai, phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, cũng không thể điều khiển hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức và cũng không bao giờ biết day dứt trước bất cứ một hành vi sai trái nào của bản thân, đó là sự báo động nghiêm trọng cho đạo đức của một con người, hay nói khác đi đó là sự vô lương tâm - vô đạo đức. 13 Sau khi giúp học sinh phân tích vấn đề trên hãy cho các em lựa chọn cách giải quyết vấn đề nếu mình là bạn Nam, và giải thích lí do vì sao em lựa chọn như vậy, học sinh sẽ tạo được sự động thuận về quan điểm trong bài học. Như vậy,qua sự hướng dẫn của giáo viên để học sinh có được phân tích các khả năng như trên của tình huống, chính các em đã nhận ra, phân định được các mức độ khác nhau của lương tâm con người và sự phụ thuộc của nó với tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức như thế nào. Qua cách phân tích trên chúng ta cũng giúp các em nhận ra rằng có thể trong một lúc nào đó chúng ta cũng mắc sai lầm, điều này rất dễ xảy ra với tuổi trẻ, điều quan trọng là ta biết ăn năn hối hận và sửa chữa lỗi lầm đó như thế nào? Sự sửa chữa lỗi lầm giúp ta lớn lên trong cuộc sống, và điều quan trọng hơn nữa là mỗi người cần rèn luyện và gìn giũ cho mình một tình cảm đạo đức trong sáng, chân thiện, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội, điều đó sẽ giúp cho chúng ta luôn có những hành động đúng đắn, một lương tâm trong sáng và yên ổn, không phải ăn năn day dứt về những việc mình đã sai lầm Với mỗi bài học đạo đức khác về các vấn đề nhân phẩm và danh dự, h¹nh phóc, c«ng d©n víi t×nh yªu h«n nh©n vµ gia ®×nh, c«ng d©n víi céng ®ång, c«ng d©n víi sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ tæ quècvvv...cã rất nhiều t×nh huèng chóng ta cã thÓ ®a vµo bµi gi¶ng mét c¸ch sinh ®éng ®Ó häc sinh cã ®îc nh÷nh tiÕt häc lÝ thó vµ sinh ®éng, cã ®îc nh÷ng tiÕt d¹y cã hiÖu qu¶ cao. IV/ KIỂM NGHIỆM Qua khảo cứu thực tế tôi thấy khi cùng một bài học nhưng áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề và không áp dụng phương pháp này có sự khác biệt đáng kể Ví dụ đối với bài “Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” khi tôi áp dụng phuơng pháp giải quyết vấn đề để dạy học sinh lớp 10A thì có kết quả là 100% học sinh hiểu bài, 80% học sinh thuộc bài ngay tại lớp 98% học sinh có hứng thú với tiết học. 14 Cũng bài học này nhưng khi không áp dụng phương pháp này hình thành kiến thức bằng phương pháp bình thường ở lớp 10B thì kết quả là 78% học sinh hiểu bài, có 55% học sinh thuộc bài ngay tại lớp, và 61% học sinh có hứng thú với tiết học .Dĩ nhiên hai lớp này đều có trình độ ngang nhau và đều là lớp khoa học tự nhiên, sự khác biệt về đặc tính riêng là không đáng kể. Kết quả áp dụng trong việc giảng dạy các bài học khác cũng cho kết quả tương tự. Kết quả trên cũng được thể hiện trong chất lượng giảng dạy các lớp học của tôi trong các năm học Tôi đã dạy chương trình lớp 10 rất nhiều năm, song trước đây tôi chưa được tiếp cận và thực hiện thành thục với phương pháp giải quyết vấn đề trong giảng dạy học sinh, năm học 2011-2012 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng phương pháp này trong giảng dạy bộ môn ở lớp. Bước đầu đã đạt những kết quả nhất định. Học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, những kiến thức trong bài đã được các em đưa ra vận dụng vào việc giải các bài tập tình huống ngày càng linh hoạt hơn, mền dẻo hơn. Bên cạnh đó đạo đức của các em đã có những biến chuyển tích cực, hiện tượng gây gỗ đánh nhau, gian lận trong thi cử, vô lễ với giáo viên... giảm hẳn. Học sinh tích cực hơn trong các hoạt động tập thể, hoạt động từ thiện nhân đạo. Qua bảng tổng hợp số liệu so sánh của năm học 2009-2010 khi chưa vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề và năm học 2011-2012, 2012- 2013 khi đã vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong giảng dạy Bảng tổng hợp kết quả ,số liệu so sánh Bảng tổng hợp xếp loại học lực môn GDCD học sinh khối 10 trong 3 năm học. STT 1 2 giỏi TS % 2009 – 2010 22 4,3 2011 – 2012 68 15 Năm học Xếp loại học lực Khá Tb Yếu TS % TS % TS % 67 13 397 76,7 31 6 109 24 263 57,5 16 3,5 Tổng số Học sinh 517 456 15 3 2012 – 2013 98 24 168 41,5 136 34 2 0,5 404 Trong chất lượng giảng dạy của môn học GDCD ở trường tôi trong đối tượng do tôi phụ trách không có học sinh xếp loại kém vì tôi luôn có xu hướng vận động khuyến khích và tạo điều kiện cho các em vươn lên nâng cao chất lượng và kết quả học tập, tạo hứng thú và niềm tin cho các em đến với môn học. Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng tác dụng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là việc áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề là rất hiệu quả và thực tế. Không những chất lượng học sinh được nâng lên mà một phần thưởng đáng quý đối với tôi là học sinh luôn hào hứng, nhiệt tình và háo hức khi đến tiết học của tôi, tất cả các em đều có thái độ tích cực và nghiêm túc trong học tập đó là một niềm hạnh phúc mà mọi giáo viên đều mơ ước nhất là đối với những giáo viên dạy các môn học ít tiết và có tiếng là nhàm chán như môn GDCD. C/Kết luận và đề xuất Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề kết hợp với các phương pháp khác luôn là giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy nói chung, đặc biệt là môn GDCD nói riêng. Để làm được điều này, dĩ nhiên với mỗi giáo viên chúng ta là rất khó khăn, cần có lòng nhiệt tình và sự nghiêm túc say mê trong công việc, sự gia công đầu tư trong mỗi bài giảng, sự tìm tòi tích lũy qua những năm tháng dạy học, tuy nhiên, dù khó khăn thế nào chúng ta cũng sẽ làm được với quyết tâm và lòng yêu nghề thực sự và hơn hết, cao hơn cả những bảng thống kê về chất lượng học sinh, hơn cả những sự đánh giá giờ dạy giỏi của động nghiệp, chúng ta có được điều quí giá nhất đó là chúng ta tìm thấy được mình trong ánh mắt và tình cảm của học sinh trong mỗi bài giảng, mỗi tiết học và nó sẽ trở thành bài học đi cùng các em khi trưởng thành, đó chính là giá trị chân chính mà mỗi người giáo viên chúng ta luôn tạo dựng và cũng là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta 16 Trong thời gian qua, chúng tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường nhà trường động viên giúp đỡ tạo điều kieenh khuyến khích chúng tội học tập áp dụng phương pháp mới trong giảng day, chúng tôi đã thực hiện rất có hiệu quả vấn đề này và mong rằng trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục được động viên hỗ trợ nhiều hơn ví dụ như:: - Cung cấp nhiều tài liệu, hình ảnh để làm tư liệu giảng dạy. - Tạo điều kiện để có thể ứng dụng các công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy - Tổ chức nhiều cuộc hội thảo để trao đổi rút kinh nghiệm trong đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn X¸c nhËn cña thñ trưởng ®¬n vÞ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Thanh hóa ngày 13/ 5 / 2013 Người viết Ph¹m ThÞ Lan 17 X¸c nhËn cña thñ treëng ®¬n vÞ Thanh ho¸ ngµy 13 th¸ng 5 nam 2013 T«i xin cam ®oan ®©y lµ SKKN cña m×nh viÕt, kh«ng sao chÐp néi dung cña ngêi kh¸c Ph¹m ThÞ Lan 18 MỤC LỤC A/ Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2 B / N ội dung nghiên cứu. I/Cơ sở lí luận của đề tài. ................................................................................... 3 1)Tầm quan trọng của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ........................... 3 2) Ý nghĩa của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ................... 3 3) Tìm hiểu chung về phương pháp giải quyết vấn đề. ...................................... 4 II/ Thực trạng của vấn đề .................................................................................. 7 III/ Giải pháp và tổ chức thực hiện .................................................................... 8 IV/ Kiểm nghiệm ............................................................................................ 13 C/ Kết luận và đề xuất ...................................................................................... 15 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất