Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài gcdc lớp 7, lớp 8 ở trường th...

Tài liệu Skkn sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài gcdc lớp 7, lớp 8 ở trường thcs

.PDF
25
829
77

Mô tả:

Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS MỤC LỤC A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phạm vi nghiên cứu III. Mục đích nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu B. Giải quyết vấn đề I. Một số vấn đề chung về phương pháp trò chơi II. Một số hình thức trò chơi III. Một số tiết dạy sử dụng phương pháp trò chơi IV. Kết quả C. Kết luận D. Đề xuất, kiến nghị Trang 1 1 2 3 4 4 4 4 4 5 6 7 7 23 23 25 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Trong trường phổ thông cơ sở, môn Giáo dục công dân có nhiệm vụ cùng với các môn khoa học khác là giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh góp phần xây dựng thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “ chuyên”, theo mục tiêu mà nghị quyết 7(Đại hội Đảng VII) đã đề ra: “ Nâng cao dân trí- Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài”. Mặt khác, dạy học môn Giáo dục công dân phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn Giáo viên: Đào Thị Khanh 1 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. Cùng với những môn học khác, môn Giáo dục công dân góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình, luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu. Riêng với bộ môn Giáo dục công dân, giáo viên cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng các biện pháp để phát huy vai trò chủ thể của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong giảng dạy giúp các em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng đồng thời làm cho tiết học được sinh động, hấp dẫn hơn. 2. Cơ sở thực tiễn. Những năm gần đây, đạo đức xã hội đang bị xuống cấp, tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do hiểu biết về đạo đức và pháp luật của các em Giáo viên: Đào Thị Khanh 2 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS còn hạn chế.Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó trước đây, giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân không có chuyên môn, phần là giáo viên chủ nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác dạy chéo ban nên họ không có chuyên môn, có điều kiện và thường ít hoặc không mấy quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng. Vì thế giờ học nặng về đọc chép kiến thức. Học sinh không có hứng thú với môn học. Do đó hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật còn mơ hồ. Mặt khác, môn Giáo dục công dân ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp giảng dạy chủ yếu là phương pháp thuyết trình . Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít , thụ động , giờ học trầm lắng không gây được hứng thú dẫn đến tâm lí chán nản cho học sinh. Với phương châm: Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập.Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trò chơi để tạo không khí vui vẻ, hứng khởi giảm bởt sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên: Đào Thị Khanh 3 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS - Học sinh khối 7, khối 8 trường THCS Phúc Đồng 2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 7, khối 8 trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở lên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn học sinh giúp học sinh yêu thích môn học. - Rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn. - Vận dụng những kiến thức đạo đức và pháp luật vào cuộc sống để có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dung rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 2. Phương pháp trình bày tài liệu 3. Phương pháp điều tra khảo sát 4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI 1. Khái niệm Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. 2. Quy trình thực hiện - Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích trò chơi. Giáo viên: Đào Thị Khanh 4 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS - Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc sau: + Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia ( mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. + Cách sử dụng trò chơi( giấy khổ to, quân bài, cờ, trống, chuông….) + Cách chơi: Quy định từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm. + Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm: Ban giám khảo là người quyết định cuối cùng. - Bước 3: Thực hiện trò chơi - Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này gồm những việc làm sau: + Giáo viên hoặc trọng tài là người nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt cần rút kinh nghiệm. + Trọng tài công bố kết quả của từng đội hoặc của cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải + Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. 3. Một số điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu sau: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. + Hình thức trò chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác. Giáo viên: Đào Thị Khanh 5 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tích cực học tập trong các hoạt động khác của bài học một cách có hiệu quả. - Không qua lạm dụng trò chơi trong dạy học. 4. Vai trò, ý nghĩa của trò chơi học tập khi dạy môn Giáo dục công dân. - Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. - Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình các ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. - Qua trò chơi, HS được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, giải trừ những căng thẳng mệt mỏi trong học tập. - Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. II. MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÒ CHƠI. Với đặc trưng của bộ môn, ở mỗi khối lớp các thầy cô giáo có thể xây dựng được một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, mục đích khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm. Tôi xin giới thiệu ra đây một số trò chơi mang tính khái quát chung nhất mà tôi thường áp dụng trong một số bài dạy của mình. 1. Trò chơi tập làm phóng viên Giáo viên: Đào Thị Khanh 6 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Giáo viên cho một vài học sinh trong lớp thay phiên nhau đóng vai Di sản văn hoá Danh lam thắng cảnh Di tích lịch sử Việt Nam Thế giới phóng viên của Đài truyền hình, Đài phát thanh hoặc các báo Thiếu niên Tiền phong, báo Tuổi trẻ….. và phỏng vấn các bạn trong lớp. VD: Để củng cố cho học sinh sau khi học bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em Việt Nam( GDCD 7). Giáo viên có thể tổ chức trò chơi này theo các câu hỏi như: - Bạn hãy nêu một số quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam? - Để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn cần phải làm gì? - Nêu những việc làm cụ thể mà bạn đã làm để thực hiện bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ? - Ở địa phương bạn đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em? ……………… 2. Trò chơi “ Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn” VD: Tìm những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Việt Nam và thế giới( Bài: Bảo vệ di sản văn hoá- GDCD 7) 3. Trò chơi: Đi tìm phần thưởng Luật chơi: 5 cánh hoa và một nhị hoa ẩn chứa 5 câu hỏi và 5 phần thưởng. Người chơi có thể chọn số mình thích. Nếu trả lời đúng, người chơi sẽ được nhận phần thưởng. Nếu trả lời sai phải nhường quyền cho bạn khác. 1 4 5 2 3 Giáo viên: Đào Thị Khanh 7 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS 4. Trò chơi “ Hái hoa” Áp dụng với tiết ngoại khoá, những bài học 2 tiết. Giáo viên chuẩn bị một cây hoa, trên các nhánh hoa ghi chủ đề câu hỏi để học sinh lựa chọn. 5. Trò chơi tiếp sức Ở trò chơi này giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, các thành viên trong nhóm sẽ tiếp sức cho nhau để hoàn thành trò chơi. Nhóm nào hoàn thành trước sẽ giành chiến thắng. 6. Trò chơi: “Ô chữ bí mật” Ở trò chơi này giáo viên chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề. HS tìm các chữ cái thích hợp điền vào ô trống đã cho theo yêu cầu. ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu: - Dạng thứ nhất: 1 từ hàng ngang VD: Sau khi học song bài: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở. Giáo viên có thể đua ra câu hỏi: Ô chữ gồm 12 chữ cái: Khi cần xin giấy khai sinh em và gia đình đến cơ quan nào? U Y B A N N H Â N D Â N - Dạng thứ 2: Ô chữ gồm nhiều từ hàng ngang và có từ chìa khoá bí mật. III. MỘT SỐ TIÊT DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI MÀ TÔI ĐÃ THỰC HIỆN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Bài 6 Giáo viên: Đào Thị Khanh 8 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Giúp Hs hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo. - Hiểu được một số những biểu hiện của tôn sư trọng đạo. - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 2. Về kĩ năng Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hằng ngày. 3. Về thái độ - Hs có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. - Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo. II. Phương tiện dạy học - Máy chiếu, bảng phụ, bút dạ. - Tranh ảnh, sgk, sách BT GDCD - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo. III. Nội dung- tiến trình tiết dạy 1. Ổn định lớp( 1phút) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ( 5phút) Câu 1: Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người? Câu 2: Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người? 3. Bài mới: Giới thiệu bài( 2phút) Gv kể mẩu chuyện: Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc mừng cô giáo Thu nhân ngày 20-11 nữa, nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè, cô giáo Thu ra mở cửa. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm bó hoa. Cô giáo Thu ngạc nhiên nhìn anh lính rồi cô nhận ra đó là Giáo viên: Đào Thị Khanh 9 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS một em học trò cũ tinh nghịch đã có lần vô lễ với cô. Người lính nắm đôi bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng với niềm hối hận về lỗi lầm của mình và xin cô tha thứ. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1( 13phút) Ghi bảng 1. Truyện đọc Tìm hiểu truyện đọc - GV yêu cầu Hs đọc. - Cả lớp thảo luận theo nội dung câu hỏi: ? Cuộc gặp gỡ của thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian. HS trả lời Gv lắng nghe, nhận xét, uốn nắn.  Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40 năm. ? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình. HS trả lời GV nhận xét, uốn nắn và chiếu lên máy. - Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết. - Tặng thầy những bó hoa tươi thắm. - Không khí của buổi gặp mặt thật cảm động. - Thầy trò tay bắt mặt mừng. - Mời thầy lên vị trí bàn giáo viên, các hs lần lượt về chỗ ngồi ngày xưa của mình. - Hs giới thiệu về mình ở thời hiện tại. - Kể những kỉ niệm ngày xưa. ? Hs kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói điều gì? HS trả lời cá nhân Gv lắng nghe, nhận xét, chốt. Giáo viên: Đào Thị Khanh 10 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng - Hs lên cảm ơn thầy. - Thể hiện lòng biết ơn của mình. ? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em? HS trả lời cá nhân Gv lắng nghe, nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2( 10phút) 2. Nội dung bài học Tìm hiểu nội dung bài học ? Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? HS phát biểu a.Thế nào là tôn sư trọng đạo? - Tôn sư là tôn trọng, kính GV lắng nghe và chiếu lên máy yêu, biết ơn những người ? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu tục làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. - Trọng đạo là coi trọng ? Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người. đạo. HS trả lời GV nhận xét và chốt ý - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thày cô giáo. - Hành động đền ơn, đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo. ? Hãy nêu biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của một số Hs ngày nay? trọng đạo - Làm vui lòng thầy cô giáo. HS trả lời - Đền ơn , đáp nghĩa GV nhận xét, uốn nắn học sinh - Làm những điều tốt đẹp Thảo luận Giáo viên: Đào Thị Khanh b. Biểu hiện của tôn sư 11 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trường em đã tổ chức những phong trào gì? Ý nghĩa các phong trào đó? HS thảo luận Đại diện nhóm trình bày GV lắng nghe, chốt ý kiến của từng nhóm GV chốt trên máy bằng các hình ảnh. ? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? HS trả lời c. Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo Gv nhận xét và chiếu trên máy - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta. - Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Hoạt động 3( 7phút) 3 Bài tập Luyện tập - Bài tập a (sgk) Gv chuẩn bị bài tập a trên bảng phụ - Bài tập b( sgk) Gọi HS lên làm Hs cả lớp nhận xét GV nhận xét, uốn nắn và cho điểm Bài tập b( sgk): Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo HS trả lời cá nhân GV nhận xét và chiếu lên máy. Giáo viên: Đào Thị Khanh 12 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Giáo viên kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp chúng ta mở mang trí tuệ mà còn giúp chúng ta phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vậy, chúng ta phải làm tròn bổn phận của người hs là chăm học, chăm làm, vâng lời cô giáo và lễ độ với mọi người. 4. Củng cố( 6phút) - Gv tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội - Ô chữ gồm 6 từ hàng ngang và một từ chìa khoá, trả lời đúng một từ hàng ngang được 5 điểm; trả lời đúng từ chìa khoá được 20 điểm. - Lần lượt các đội được lựa chọn một từ hàng ngang bất kì để trả lời câu hỏi, nếu không trả lời được thì phải nhường phần trả lời cho đội khác. - Đội nào có câu trả lời từ chìa khoá được phép gõ trống. Nếu sai mất quyền chơi. - Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng - Lớp trưởng sẽ là người quản trò, bạn quản ca là thư kí có nhiệm vụ chấm điểm. 1 2 3 4 Giáo viên: Đào Thị Khanh 13 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS 5 6 Chìa khoá Hàng ngang 1(5 chữ cái): Bài hát nào có câu mở đầu là “Thành thót như tiếng đàn”? Hàng ngang 2(8 chữ cái): Tên một người thầy giáo đời Trần, mà người đời sau tôn ông là người đức cao vọng trọng? Hàng ngang 3(15 chữ cái): Bạch Vân cư sĩ là ai? Hàng ngang 4(7 chữ cái): Bài hát nào bắt đầu bằng câu “Khi tóc thầy viết bảng…..” Hàng ngang 5(13 chữ cái): Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta? Hàng ngang 6(6 chữ cái): Trường Đại học sư phạm Hà Nội nằm trên con đường nào? Kết thúc hoạt động: Giáo viên tuyên dương tinh thần học tập của 2 đội, trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. 5. Dặn dò( 1phút) - Học thuộc bài - Bài tập về nhà c - Chuẩn bị bài: Đoàn kết tương trợ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 TIẾT 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. Mục tiêu bài học Giáo viên: Đào Thị Khanh 14 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS 1. Kiến thức - HS hiểu thế nào là lẽ phải, thế nào là tôn trọng lẽ phải và biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống - Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải - Cách rèn luyện để trở thành người tôn trọng lẽ phải 2. Kĩ năng - Phân biệt được các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. - Hình thành thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thẩn trở thành người biết tôn trọng lẽ phải 3. Thái độ - Có ý thức học tập, đề cao những gương tốt trong xã hội về tôn trọng lẽ phải. - Biết phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo án, SGK, SGV GDCD 8 - Máy chiếu, băng hình. - Câu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải - Bài tập tình huống - Bảng phụ… 2. Học sinh - Sưu tầm tấm gương tôn trọng lẽ phải - Ca dao, tục ngữ và tình huống nói về tôn trọng lẽ phải. III. Nội dung và tiến trình tiết dạy 1. Ổn định lớp( 1phút) - Kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. Giáo viên: Đào Thị Khanh 15 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS 2. Giới thiệu bài mới( 4 phút) Gv giới thiệu về chương trình giáo dục công dân 8: Chương trình GDCD 8 gồm 2 phần: Đạo đức và pháp luật Gv đưa tình huống lên máy: Tình huống Mẹ đi chợ về thấy lọ hoa bị vỡ, mẹ hỏi Minh ai làm vỡ lọ hoa. Minh lúng túng trả lời: “ Con không biết ạ!”. Mẹ nói: “ Chắc là con mèo làm vỡ lọ hoa, khi nào nó về sẽ phải đánh đòn”. Sau một hồi suy nghĩ, Minh đã nhận lỗi với mẹ: “ Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Chính con đã quyệt tay làm vỡ lọ hoa, mẹ đừng đánh con mèo” Hãy điền vào chỗ trống một cụm từ em cho là thích hợp đê nói về đức tính của bạn Minh: “ Minh là người………………………………………” HS trả lời, nhận xét GV chốt, dẫn vào bài: Bạn Minh dám nhận lỗi với mẹ. Đó là biểu hiện của đức tính tôn trọng lẽ phải. Đó cũng chính là chủ đề của tiết học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặc vấn đề( 12phút) GV cho HS đọc 2 tình huống trong mục I. Đặt vấn đề Đặt vấn đề. 1. Tình huống GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận trong thời gian 3 phút theo các câu hỏi sau: Nhóm 1 - Tri huyện Thanh Ba và anh ruột đã có những việc làm gì? - Những việc làm đó đúng hay sai? Vì sao? Nhóm 2: - Trước những việc làm của tri huyện Thanh Ba và anh ruột hắn, quan tuần phủ Giáo viên: Đào Thị Khanh 16 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Quang Bích đã có những hành động gì? - Những hành động đó đúng hay sai? Có phù hợp với lợi ích của xã hội không? Nhóm 3: - Qua việc làm của quan tuần phủ, em thấy ông là người như thế nào? - Việc làm của ông thể hiện đức tính gì? Nhóm 4: Trong cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng, em sẽ xử sự như thế nào? HS thảo luận Đại diện nhóm lên trình bày. Ý kiến bổ sung của nhóm khác. 2. Nhận xét Gv lắng nghe, uốn nắn và chốt ý kiến. Để có cách cư xử phù hợp cần: ? Chúng ta vừa được phân tích, tìm hiểu - Nhận thức đúng. các tình huống. Vậy theo em, để có cách - Có hành vi đúng trên cơ sở tôn cư xử phù hợp trong các tình huống trên trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải. thì mỗi người phải làm gì? HS phát biểu Gv lắng nghe, nhận xét và chốt Qua việc thảo luận nhóm để tìm hiểu tình huống, chúng ta đã nhận thức được những hành vi sai trái, không tôn trọng lẽ phải của tri huyện Thanh Ba cùng anh trai và những việc làm đúng đắn, tôn trọng lẽ phải của quan tuần phủ Nguyễn Giáo viên: Đào Thị Khanh 17 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Quang Bích. Đồng thời, việc các em ủng hộ ý kiến đúng của bạn là các em đã tôn trọng lẽ phải. Hoạt động 2: Giúp học sinh phân biệt hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải( 7phút) Gv yêu cầu HS liên hệ thực tế ? Em hãy nêu một vài tấm gương tôn trọng lẽ phải mà em biết trong cuộc sống? HS trả lời GV lắng ghe, nhận xét Gv cho HS xem một đoạn băng nói về thầy Đỗ Việt Khoa chống gian lận, tiêu cực trong thi cử tại Hà Tây. HS theo dõi GV treo bảng phụ và phát phiếu học tập. - 4 học sinh lên điền vào bảng phụ - Cả lớp làm vào phiếu bài tập Gv cho học sinh nhận xét GV nhận xét, đánh giá(có uốn nắn, sửa chữa) Hành vi Gia Nhà đình trường Xã hội Tôn trọng lẽ phải Không tôn trọng lẽ phải ? Chúng ta nên có thái độ gì trước những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? Giáo viên: Đào Thị Khanh 18 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS HS trả lời ? Đối với những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải chúng ta cần có thái độ gì? HS trả lời GV chốt: Trước những hành vi tôn trọng lẽ phải chúng ta cần ủng hộ, tôn trọng và làm theo. Còn đối với những hành vi thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải thì cần lên án, phê phán. Vậy lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải chúng ta cùng vào phần tiếp theo. Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung bài học( 10phút) GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung II. Nội dung bài học bài học bằng các câu hỏi sau : 1. Khái niệm ? Em hiểu thế nào là lẽ phải ? a. Lẽ phải HS trả lời Là những điều : Gv nhận xét, chiếu lên máy - Đúng đắn - Phù hợp với đạo lí ? Vậy, em hiểu thế nào là tôn trọng lẽ - Vì lợi ích chung. phải ? HS trả lời GV nhận xét, uốn nắn GV nói : Trở lại với việc bạn Minh dũng cảm nhận lỗi. Rõ ràng nếu Minh không nhận lỗi, có thể con mèo kia sẽ bị một trận đòn oan và mẹ sẽ không bao giờ biết Minh chính là người làm vỡ lọ hoa. Mặc dù rất có thể bạn sẽ bị mẹ mắng, cao hơn Giáo viên: Đào Thị Khanh 19 Trường THCS Phúc Đồng Sử dung phương pháp trò chơi trong một số bài GCDC lớp 7, lớp 8 ở trường THCS có thể bị đánh đòn, nhưng Minh đã dũng cảm nhận lỗi. Qua việc này ta thấy rằng : Tôn trọng lẽ phải còn là không chấp nhận và không làm những việc sai trái dù phải hi sinh lợi ích của bản thân. b. Tôn trọng lẽ phải GV chiếu lên máy - Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. - Biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực - Không chấp nhận và không làm những việc sai trái dù phải hi sinh lợi ích bản thân. ? Việc tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì đối 2. Ý nghĩa - Giúp mọi người có cách cư xử với bản thân và xã hội ? phù hợp, làm lành mạnh mối quan HS trả lời GV lắng nghe, nhận xét, uốn nắn các ý hệ xã hội. - Được mọi người yêu mến, tôn kiến trọng. Gv đưa lên máy - Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. ? Em cần phải làm thế nào để trở thành 3.Cách rèn luyện - Có trách nhệm với việc làm của người tôn trọng lẽ phải ? HS trả lời mình và xã hội GV lắng nghe, nhận xét và chốt trên máy. - Có lòng trung thực, quyết tâm, dũng cảm và thể hiện ra hành động, việc làm. - Nâng cao hiểu biết để nhận thức Giáo viên: Đào Thị Khanh 20 Trường THCS Phúc Đồng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất