Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong ...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong dạy học buổi 2 ở trường tiểu học số 2 thị trấn tân uyên

.PDF
18
83
139

Mô tả:

z PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN UYÊN TRƢỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THỊ TRẤN TÂN UYÊN THUYẾT MINH SÁNG KIẾN "Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng học sinh trong dạy học buổi 2 ở trƣờng Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên". Nhóm tác giả: Vũ Thị Hoa Lý – Chức vụ: Giáo viên – Trình độ chuyên môn : ĐHTH Tạ Thị Thúy – Chức vụ: Giáo viên – Trình độ chuyên môn : CĐTH Hoàng Xuân Lƣu - Chức vụ: Giáo viên -Trình độ chuyên môn : ĐHTH Nơi công tác: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên Tân Uyên, ngày 20 tháng 02 năm 2015 0 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong dạy học buổi 2 ở trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. 2. Đồng tác giả Họ và tên: Vũ Thị Hoa Lý Năm sinh: 25/10/1974 Nơi thường trú: Khu 3 thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Điện thoại: 01689162862 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,4% của cá nhân. Họ và tên: Tạ Thị Thúy Năm sinh: 06/11/1973 Nơi thường trú: Khu 21 thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Điện thoại: 0974898673 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3% của cá nhân. Họ và tên: Hoàng Xuân Lƣu Năm sinh: 04/07/1969 Nơi thường trú: Khu Bệnh viện thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Điện thoại: 01658147042 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3% của cá nhân. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học. 1 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 đến ngày 20 tháng 2 năm 2015 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên Địa chỉ: Bản Chạm Cả - thị trấn Tân Uyên - Tân Uyên - Lai Châu Điện thoại: 02313 786 954 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến - Khái quát về lý luận: Chúng ta đều biết bậc Tiểu học là bậc học nền móng của quá trình giáo dục hiện nay. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt ở bậc học tiếp theo. Chương trình học hiện nay là chương trình mở, điều đó cho phép người dạy - học linh hoạt, có sự sáng tạo trong việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức dạy học để cung cấp, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng phù hợp với trình độ, khả năng, sở trường của mỗi học sinh để giúp các em phát triển toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu trên, những người làm công tác sư phạm phải tìm hiểu hiểu và phát hiện những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi thông qua các hoạt động học mà chơi - chơi mà học. Đó chính là sự băn khoăn không phải chỉ của các thầy giáo, cô giáo mà còn là của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và của cả xã hội. Hiện nay tất cả các trường tiểu học trong cả nước đều đang dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Thực tế dạy học rất đa dạng và phong phú ở các vùng, miền, các đối tượng học sinh trong cả nước; những đánh giá của các nhà giáo, nhà khoa học, đặc biệt của đông đảo giáo viên tiểu học đã xác nhận tính hiệu quả và tính khả thi của dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Thực tế giáo dục tiểu học ở nước ta cũng như ở nước ngoài đã khẳng định rằng: Mọi trẻ em phát triển bình thường đều có thể thành công trong học tập ở cấp học. 2 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương đúng đắn và thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học, như : mở rộng các hình thức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, kết quả học tập của học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vẫn còn thấp so với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tối thiểu cần đạt của học sinh tiểu học. - Về mặt thực tiễn: Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng thời với việc thay sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương chuyển dần Tiểu học sang học 2 buổi/ngày. Ở buổi 2, giáo viên có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá học sinh; có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, tiết học; có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho học sinh đã đạt chuẩn. Ngoài ra, ở buổi 2, chúng ta có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong dạy học hiện nay, giáo viên đã thực sự đổi mới từ việc lựa chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng hầu như giáo viên đã dành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1 (buổi dạy học các nội dung chương trình theo quy định). Vấn đề dạy học buổi 2 chưa thực sự được nhiều giáo viên quan tâm, không ít giáo viên coi nhẹ hình thức dạy học buổi 2, đa số giáo viên xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 giáo viên giao cho học sinh một số bài tập đồng loạt học sinh giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu học sinh cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì giáo viên ít chú ý đến nên phần nào chất lượng dạy học buổi 2 hiệu quả chưa cao. Chính vì lẽ đó chúng tôi muốn tìm ra "Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong dạy học buổi 2 ở trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên" 3 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên là một đơn vị trường học đa dạng về mô hình, chương trình dạy học như: Chương trình Công nghệ giáo dục của khối lớp 1; dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) của khối lớp 2, 3, 4, 5. - Hiện nay vấn đề dạy học buổi 2 chưa thực sự được nhiều giáo viên quan tâm, còn có tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao, không ít giáo viên coi nhẹ hình thức dạy học buổi 2, đa số giáo viên xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Bên cạnh một số tiết dạy học buổi 2 thực sự có hiệu quả thì có không ít những tiết dạy ở buổi 2 giáo viên giao cho một số bài tập đồng loạt học sinh giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. * Ví dụ minh họa Môn : Toán lớp 1 LUYỆN TẬP A- Mục tiêu: - HS biết 8 thêm 1 được 9, viét được số 9 - HS đọc, đếm được từ 1 đến 9, biết so sánh được các số trong phạm vi 9. - Biết được vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9. B- Đồ dùng dạy học: Vở bài tập C- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1- Kiểm tra bài cũ - Cho học sinh đếm các số từ 1-8 và từ 8-1 và nêu cấu tạo số 8 - Nhận xét 2- Luyện tập 4 - 2-3 học sinh nêu. Bài 1: - Gọi một học sinh nêu yêu cầu của bài - Viết số 9 - Yêu cầu học sinh viết 1 dòng số 9 vào vở - Học sinh làm bài tập Bài 2: - Bài yêu cầu gì ? - Điền số - Ta làm thế nào ? - Đếm số chấm tròn ở từng hình rồi điền kết quả đếm vào ô trống - Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm bài vào vở bài tập - Chữa bài: Cho học sinh đổi vở kiểm tra chéo - Học sinh làm theo yêu cầu - Gọi một số học sinh đọc bài của bạn lên và - 2-3 học sinh đọc và nêu nhận xét nhận xét - GV nhận xét - Nêu một số câu hỏi để học sinh nêu cấu tạo - 9 gồm 1 và 8 gồm 8 và 1 số 9 - 9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6 - Cho 1 số học sinh nhắc lại - 9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5 - 9 gồm 2 và 7, gồm 7 và 2 Bài 3: - Cho 1 học sinh nêu yêu cầu của bài ? - Điền dấu lớn, bé, bằng vào chỗ chấm - Hướng dẫn và giao việc - Học sinh làm bài - Chữa bài: Cho 2 học sinh lên bảng chữa - Học sinh dưới lớp kiểm tra kết quả của mình. - Giáo viên nhận xét Bài 4: Số? - Học sinh nêu yêu cầu 8<… 7<… 7<…< 9 - Học sinh làm vào vở bài tập - …>8 …> 7 6<…< 8 3 học sinh lên bảng chữa 3- Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại nội dung luyện tập. - Nhận xét chung giờ học 5 8 < 9; 7 < 8; 7<8< 9 9 > 8; 8 > 7; 6<7< 8 - Bên cạnh đó, việc tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả các tiết dạy buổi 2 còn chưa cao. * Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song ở đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau: a) Về giáo viên Giáo viên hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày” (Công văn số 7632/BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức kỹ năng đã học. Vì vậy trong dạy học buổi 2, giáo viên chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc thiết kế dạy học buổi 2 của giáo viên Tiểu học còn gặp khó khăn. Vì không có những thiết kế bài soạn sẵn cho giáo viên tham khảo nên để soạn được giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng giáo viên phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu. Có những giáo viên rất tâm huyết với nghề, yêu trẻ nhưng chưa biết cách gần gũi, thân thiện, thuyết phục trẻ bằng tình cảm; chưa biết tạo niềm tin và gây hứng thú, kích thích nhu cầu học tập cho các em, nhất là những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. b) Về học sinh Lớp học nào cũng có đối tượng học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành, nên khi thiết kế bài dạy buổi 2 gặp nhiều khó khăn. Một số học sinh chưa hoàn thành do gia đình không quan tâm nên những học sinh này rất ngại học, chóng chán, ỷ lại, làm ảnh hưởng đến nề nếp và không khí học tập của cả lớp. c) Về nhà trƣờng Điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho dạy học theo phương pháp mới chưa đáp ứng được yêu cầu (bàn ghế chưa đạt chuẩn, thiếu các phương tiện nghe nhìn,...). Khuôn viên nhà trường chưa thật đẹp. 6 d) Về phía phụ huynh học sinh Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em, tạo điều kiện tốt cho việc học của con em mình. Bên cạnh đó, một số gia đình, phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến con cái, không dành thời gian bảo ban con cái học tập nên chất lượng học của một số em hiệu quả chưa cao, ngược lại một số em có tố chất nhưng gia đình chưa tạo điều kiện cho các em. Tóm lại: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học buổi 2 chưa cao. Từ đó chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp để khắc phục thực trạng đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học buổi 2, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến a) Biện pháp 1: Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên về dạy học buổi 2 a1) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho đội ngũ giáo viên. a2) Nội dung: Quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học buổi 2 trong nhà trường. a3) Cách thực hiện: Giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu nội dung và tinh thần chỉ đạo của Ngành về vấn đề linh hoạt và sáng tạo trong dạy học. Lựa chọn nội dung phù hợp đối tượng và đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng lớp. Mỗi giáo viên phải hiểu về mục tiêu, nguyên tắc về dạy học buổi 2. Từ đó định hướng cho những thiết kế bài dạy phù hợp. Giáo viên phải hiểu được rằng mỗi học sinh Tiểu học có nhiều khả năng phát triển, song do chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu còn hạn chế. Chính vì lẽ đó, giáo viên Tiểu học có vai trò quyết định đến sự phát triển đúng hướng, là nhân tố quyết định đối với chất lượng giáo dục của mỗi lớp, từng học sinh tiểu học. b) Biện pháp 2: Dạy theo đối tƣợng, theo nhu cầu của từng nhóm học sinh. b1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng các môn học. b2) Nội dung: Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. Chọn nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng HS: 7 b3) Cách thực hiện: Muốn đạt được mục tiêu này giáo viên phải: - Tìm hiểu, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh. Đó là việc làm rất quan trọng, vì khi đã phân loại được đối tượng học sinh của lớp, giáo viên mới có thể định hình ra mỗi nhóm học sinh thiếu nội dung nào, cần gì để có kế hoạch giảng dạy. Vì vậy ngay buổi đầu nhận lớp, chúng tôi tổ chức cho học sinh tự giới thiệu để tìm hiểu thêm thông tin của từng em về bản thân và gia đình. Từ nhiều kênh thông tin như việc thể hiện năng lực giao tiếp của học sinh; tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm những năm học trước, qua gia đình, bạn bè và khảo sát chất lượng đầu năm, chúng tôi phân loại đối tượng học sinh theo một số hình thức sau: đối tượng cùng trình độ, đối tượng cùng sở thích, ... - Chọn nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh: Cùng với việc nắm bắt, phân loại học sinh, giáo viên phải quan tâm đến mục tiêu cần đạt của từng bài, từng phần trong từng tiết học chính khóa ở buổi 1. Với nội dung đó ở buổi 2, những học sinh đã hoàn thành cần bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng gì ? Những em chưa hoàn thành còn hổng kiến thức, kỹ năng thì cần phụ đạo nội dung gì, cần đưa nội dung nào vào dạy, với lượng bài tập là bao nhiêu ? Trong thực tế khi lên lớp dạy buổi 2, đơn vị kiến thức nào mà những học sinh chưa hoàn thành các em tự giác, hứng thú rèn luyện để đạt chuẩn một cách vững chắc với nhiều biện pháp của giáo viên xem như là thành công. Còn nhóm học sinh đã hoàn thành, các em đó đã nắm vững kiến thức kĩ năng cơ bản thì nhiệm vụ của giáo viên là không nên gò ép làm cho các em không có điều kiện để phát huy năng lực của bản thân. Mà lúc này, giáo viên phải tạo cho các em cơ hội được tiếp xúc, làm quen, chủ động chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ cao hơn. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải chọn nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ : Môn Toán - Lớp 3 Bài : Gấp một số lên nhiều lần * Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt của tiết dạy chính khoá bài này là: Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). * Kế hoạch dạy buổi 2 đối với bài này như sau: (I.) Mục tiêu: 8 * Học sinh chưa hoàn thành : - Củng cố cách thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần. - Củng cố về phép nhân trong phạm vi 7, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần đơn giản. * Học sinh hoàn thành: Ngoài những mục tiêu trên, còn thêm yêu cầu: Vận dụng kiến thức về gấp 1 số lên nhiều lần để giải toán dạng “Gấp 1 số lên nhiều lần mà số đó chưa tường minh”, làm cơ sở chuẩn bị cho việc tìm hiểu cách giải: Bài toán giải bằng hai phép tính (dạng một phép tính nhân và một phép tính cộng). (II.) Chuẩn bị: * Học sinh: Bảng con; giấy nháp. * Giáo viên: Phiếu bài tập. Xếp chỗ ngồi học sinh theo nhóm đối tượng. (III.) Thời lượng: 40 phút (IV.) Các hoạt động dạy học: (1). Hoạt động 1: Ôn kiến thức (Hoạt động chung cho tất cả các nhóm đối tượng) Bài 1: Viết (theo mẫu) Mẫu: Gấp 3m lên 5 lần được: 3 x 5 = 15(m) a) Gấp 6 kg lên 4 lần được: ............................. b) Gấp 5 giờ lên 5 lần được: ............................ c) Gấp 18 l lên 2 lần được: .............................. * Mục tiêu: Rèn kỹ năng gấp 1 số lên nhiều lần. * Tiến hành: Bước 1: Cả lớp cùng thực hiện 1 bài tập mẫu: Gấp 3m lên 5 lần được: 3 x 5 = 15(m) Bước 2: + HS làm bài vào phiếu bài tập. + Giáo viên kiểm tra thẩm định kết quả của nhóm học sinh thuộc nhóm đối tượng đã đạt chuẩn ở buổi 1. + Yêu cầu các học sinh đã được kiểm tra đi giúp đỡ các nhóm học sinh còn lại. 9 + Học sinh kiểm tra xong báo cáo kết quả. + Gọi 1- 2 em nhắc lại quy tắc: Gấp một số lên nhiều lần. Bài 2: Huệ cắt được 7 bông hoa, Lan cắt được nhiều gấp 4 lần số hoa của Huệ. Hỏi Lan cắt được bao nhiêu bông hoa? * Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần đơn giản. * Tiến hành: - Học sinh tự suy nghĩ cá nhân và tự làm bài vào nháp. - Học sinh trao đổi với bạn ngồi cùng bàn. - Trao đổi với cả nhóm. - Báo cáo kết quả. (2.) Hoạt động 2: Rèn kỹ năng (Dạy phân hóa đối tượng) Để thực hiện hoạt động này chúng tôi chia bảng làm 2 phần (một phần dành cho đối tượng chưa hoàn thành, một phần dành cho đối tượng đã hoàn thành ở buổi 1) Đối tƣợng HS hoàn thành Đối tƣợng HS chƣa hoàn thành Ví dụ: Một số nhân với 6 thì được kết Ví dụ: Năm nay con 5 tuổi, tuổi mẹ quả bằng 102. Hỏi số đó nhân với 7 gấp 5 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ thì được kết quả bao nhiêu? bao nhiêu tuổi? * Mục tiêu: - Rèn kỹ năng giải bài * Mục tiêu: - Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến gấp một số lên toán có liên quan đến gấp một số lên nhiều lần dạng phức tạp để giúp các nhiều lần đơn giản. em phát triển tư duy toán học. * Tiến hành: * Tiến hành: - Học sinh tự suy nghĩ cá nhân và tự - Học sinh tự suy nghĩ cá nhân và tự làm bài vào nháp. làm bài vào nháp. - Học sinh trao đổi với bạn ngồi cùng bàn. - Học sinh trao đổi với bạn ngồi cùng bàn. - Trao đổi với cả nhóm => báo cáo kết quả. - Trao đổi với cả nhóm. - Giáo viên kiểm tra chốt kết quả. - Giáo viên cùng học sinh kiểm tra giúp đỡ. 10 (3.) Hoạt động 3: Tổ chức chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" * Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức về gấp một số lên nhiều lần. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. * Tiến hành : - Mỗi nhóm được phát một chiếc hộp trong đó có các tờ phiếu nhỏ ghi các yêu cầu như : Gấp 5 lên 9 lần ta được bao nhiêu ? Một số gấp lên 6 lần thì bằng 42. Hỏi số đó là số mấy ? Năm nay con 7 tuổi, tuổi bố gấp 6 lần tuổi con. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi ? ... Mỗi bạn sẽ cho tay vào hộp chọn một lá phiếu và thực hiện yêu cầu ghi trong phiếu. Mỗi bạn có một quyền xin trợ giúp của các bạn trong nhóm hoặc của thầy cô giáo dưới dạng hình thức trắc nghiệm (Người trợ giúp đưa ra 3 - 4 đáp án, người được trợ giúp chọn 1 đáp án sao cho đúng) - Hết thời gian học sinh tự đánh giá và nêu cảm nhận về trò chơi. - Giáo viên đánh giá chung, khen ngợi, động viên học sinh. c. Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức dạy học ở buổi 2 c1) Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú, say mê học tập. c2) Cách thực hiện: Khi thực hiện dạy học ở buổi 2 chúng tôi thấy nếu hình thức dạy học mà đơn điệu, nghèo nàn, dẫn tới học sinh rất ngại học, chán học. Bên cạnh việc tìm hiểu nội dung, chọn thời lượng thích hợp thì giáo viên quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống nhàm chán, tạo nhu cầu học cho học sinh và phát huy vai trò chủ động sáng tạo, từ đó rèn cho học sinh ý thức tự học. Chẳng hạn: khi dạy học buổi 2, giáo viên có thể đan xen giữa hình thức học cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiệm, bài tập tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dùng các đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly,…Cụ thể 1 số tiết trên lớp thông qua các sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi,… dù ở hình thức, phương pháp dạy học nào cũng phải đảm bảo: + Không ảnh hưởng đến thời lượng các tiết học đó. + Tạo niềm tin, hứng thú cho học sinh học tập. Ví dụ : Tiết Tiếng Việt - Lớp 3 Tiết 17: Ôn về về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy. Kế hoạch dạy buổi 2 như sau: 11 (I.) Mục tiêu : - Học sinh cả lớp : + Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật. + Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả đối tượng. + Nhận biết được câu có sử dụng dấu phẩy đúng. - Học sinh Hoàn thành: Ngoài những mục tiêu chung, học sinh Hoàn thành phải xác định được bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi Ai thế nào ? để phát triển tư duy cho các em. (II.) Chuẩn bị: - Học sinh: Ôn kiến thức đã học trên. - Giáo viên: Phiếu bài tập; bảng phụ, nội dung kiến thức cần ôn. (III.) Thời lượng: 40 phút (IV.) Tiến trình bài dạy: (1.) Giới thiệu bài: (2.) Hướng dẫn ôn luyện a) Hoạt động 1: Hoạt động chung cả lớp * Mục tiêu: Tìm được các từ ngữ thích hợp chỉ đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc đã học. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV gắn bảng phụ có ghi bài 1 lên bảng: Bài 1: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây : Nhân vật Đặc điểm nhân vật a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn. b) Anh Đom Đóm trong bài thơ Anh Đom Đóm. c) Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện. d) Người chủ quán trong truyện Mồ Côi xử kiện. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. + Bước 3: Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu bài tập. + Bước 4: Giáo viên kiểm tra thẩm định kết quả của nhóm học sinh thuộc nhóm đối tượng đã đạt chuẩn ở buổi 1. 12 - Yêu cầu các học sinh đã được kiểm tra đi giúp đỡ các nhóm học sinh còn lại. - Học sinh kiểm tra xong báo cáo kết quả. - Giáo viên kiểm tra một số bài nhận xét, chốt kiến thức. b) Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (phân hóa đối tượng) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? (Học sinh hoàn thành đặt được câu và xác định được bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi Ai thế nào ? Học sinh chưa hoàn thành đặt được câu theo yêu cầu.) Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? a) Để miêu tả một bác nông dân. b) Để miêu tả một bông hoa trong vườn. c) Để miêu tả một buổi sớm mùa đông. * Cách tiến hành: + Bước 1: Học sinh đọc thầm yêu cầu và xác định mục tiêu của bài. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. + Bước 3: Học sinh thực hiện làm bài theo nhóm. + Bước 4: Giáo viên kiểm tra thẩm định kết quả của nhóm học sinh. - Yêu cầu các học sinh đã được kiểm tra đi giúp đỡ các nhóm học sinh còn lại. - Học sinh kiểm tra xong báo cáo kết quả. - Giáo viên kiểm tra một số bài nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Giáo viên khắc sâu, mở rộng kiến thức: Em hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thế nào ? trong câu em vừa đặt. c) Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân (Bài tập trắc nghiệm) * Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vị trí đặt dấu phẩy để chọn được ý đúng. Bài 3 : Ghi dấu x vào ô trống trước câu sử dụng dấu phẩy đúng. 13 Giữa Hồ Gươm, là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. * Cách tiến hành: + Bước 1: Giáo viên phát phiếu bài tập. + Bước 2: Học sinh đọc thầm yêu cầu và xác định mục tiêu của bài. + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài, giao nhiệm vụ cho học sinh. + Bước 4: Học sinh thực hiện làm bài cá nhân. + Bước 5: Giáo viên giúp đỡ học sinh làm bài. + Bước 6: Giáo viên kiểm tra một số bài nhận xét, chốt kiến thức. d) Biện pháp 4: Phối hợp với cộng đồng d1) Mục tiêu: Giúp học sinh có động cơ học tập tốt hơn. d2) Cách thực hiện: Giáo viên cần kết hợp với gia đình học sinh để giáo dục các em học tập. Trên thực tế, sự phối hợp này rất có hiệu quả vì thời gian ở gia đình của các em tương đối nhiều. Đối với học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn - giáo viên quan tâm gần gũi, tạo niềm tin cho các em, đồng thời kết hợp 3 môi trường giáo dục tốt. Thông qua sổ liên lạc, các buổi họp phụ huynh, giáo viên giúp các bậc phụ huynh thấy được việc rèn kiến thức là công cụ quan trọng đối với việc học tập của học sinh. Lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên kiến thức của các em. Động viên kịp thời những em có tiến bộ, có biện pháp tiếp cận với những học sinh chưa hoàn thành. Với cách làm như trên, chúng tôi tiến hành đồng bộ, có kiểm tra - đánh giá chất lượng của học sinh. Qua đó, tự đánh giá được các biện pháp đang áp 14 dụng có đạt hiệu quả hay không, từ đó tự điều chỉnh các phương pháp, xem phương pháp nào là tối ưu chúng tôi tiếp tục phát huy, phương pháp nào không thích hợp chúng tôi loại bỏ. e) Biện pháp 5: Phối hợp với nhà trƣờng e1) Mục tiêu: Giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. e2) Nội dung: Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập. e3) Cách thực hiện: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về việc mua sắm một số trang thiết bị, cơ sở vật chất như bàn ghế đúng quy cách, bổ sung các phương tiện nghe nhìn, tiếp tục xây dựng khuôn viên nhà trường cho đẹp hơn. Cùng với ban giám hiệu nhà trường, tổ khối chuyên môn lên kế hoạch Hội thảo về việc tổ chức các hình thức hoạt động thực hiện dạy học buổi 2 đạt kết quả tốt. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Năm học 2014 - 2015, với quyết tâm nâng cao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là dạy học buổi 2, nhóm tác giả chúng tôi là đội ngũ cốt cán tổ khối trưởng chuyên môn, với trách nhiệm của mình đã cùng nhau nghiên cứu, cùng với nhà trường triển khai và thực hiện các biện pháp một cách cụ thể ngay từ đầu năm học, kết quả đạt được như sau: - Tính đến nay đã có 100% cán bộ giáo viên có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở buổi 2 trong nhà trường. Các cán bộ, giáo viên đã thường xuyên cập nhật, ghi chép đầy đủ nội dung các buổi sinh hoạt, hội thảo về nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 và áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy hiện nay việc dạy học buổi 2 đã thực sự là chủ đề được mọi người thường xuyên quan tâm trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn cho cán bộ, giáo viên trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên cũng như nâng cao chất lượng của học sinh trong nhà trường. Cụ thể : - Về cán bộ giáo viên : Số giáo viên dạy giỏi cấp trường: 22/26 đ/c đạt 84,6%, cấp huyện: 15/26 đ/c đạt 57,7%, cấp tỉnh: 01/26 đạt 3,8%, đăng ký dự Hội thi GVDG cấp tỉnh đợt 2: 01/26 đ/c. 15 Số giáo viên chủ nhiệm dạy học buổi 2: 17/17 đ/c. Số tiết dự giờ buổi 2 xếp loại Tốt: 10 tiết, Khá: 6 tiết; TB: 1 tiết. Kết qủa xếp loại thi đua cuối HKI: Xuất sắc: 20/26 = 77%, Khá: 03/26 = 11,5%, TB: 03/26 = 11,5%. Về học sinh : Thời điểm Số lƣợng 426 Khảo sát đầu năm Cam kết thực hiện 426 đến cuối năm Kết quả thực hiện 426 đến cuối HKI Tỷ lệ đạt 100% Chất lƣợng giáo dục Kiến thức Năng lực Phẩm chất Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ 315 111 426 0 426 0 426 0 367 59 426 0 426 0 86,2% 100% 100% 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hƣởng của sáng kiến Các nội dung này đã được triển khai và tổ chức thực hiện khá hiệu quả ở các tổ chuyên môn trong nhà trường, đây là tiền đề sẽ tiếp tục đưa vào áp dụng cho cả năm học và những năm học tiếp theo. Các biện pháp có thể áp dụng được ở tất cả các trường đặc biệt là các trường vùng sâu, xa có hoàn cảnh khó khăn. Với những kinh nghiệm bản thân thực hiện ở trường, chúng tôi nhận thấy rằng cũng cần phải học hỏi thêm ở đồng nghiệp, các trường bạn để vận dụng xây dựng tổ chuyên môn ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục của huyện nhà trong giai đoạn hiện nay. 6. Các thông tin cần đƣợc bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất: - Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Quan tâm, chỉ đạo sát sao đặc biệt đối với công tác dạy học buổi 2, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất phục ụ việc dạy học. Có cơ chế động viên khen thưởng cho giáo viên tham gia xây dựng chuyên đề dạy học hiệu quả. - Đối với tổ chuyên môn: Phát huy tối đa vai trò của tổ trưởng, cần lôi kéo được tất cả các thành viên cùng tham gia. Tổ chuyên môn xây dựng việc dạy học buổi 2, chuyên đề hàng tháng theo kế hoạch của nhà trường trước khi cho 16 giáo viên trong tổ cùng thảo luận đóng góp ý kiến. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để có những buổi về việc dạy học buổi 2 đạt kết quả cao. - Đối với giáo viên: Tích cực tự học tự bồi dưỡng; biết ghi chép những điều thu hoạch được đặc biệt những vướng mắc, những điều chưa hiểu rõ; trao đổi với nhóm, tổ chuyên môn. Thực hiện sáng tạo, linh hoạt văn bản hướng dẫn về việc dạy học buổi 2 để nâng cao chất lượng giáo dục. 8. Tài liệu kèm: Không Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giả Vũ Thị Hoa Lý; Tạ Thị Thúy; Hoàng Xuân Lƣu do chính chúng tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ Nhóm tác giả ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Hoàng Xuân Lƣu Vũ Thị Hoa Lý Tạ Thị Thúy 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất