Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở thcs...

Tài liệu Skkn phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở thcs

.DOC
12
142
143

Mô tả:

SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC TIẾT LUYỆN TẬP I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Toán học là môn học rèn luện kỹ năng thực hành giải toán vì vậy yiết luện tập toán có vai trò hết sức quan trọng không chỉ vì nó chiếm tỉ lệ cao trong số tiết giảng dạy mà chủ yếu là: + Luyện tập có tác dụng củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết đến một chừng mực có thể, làm cho học sinh có thể nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học. + Luyện tập tạo điều kiện cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán cụ thể, thực tế, các bài toán có tác dụng rèn kỹ năng tính toán, rèn khả năng tư duy để phát triển khả năng sáng tạo sau này. + Trong qua trình luyện tập học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập bộc lộ những đơn vị kiến thức còn yếu giúp giáo viên nắm bắt kịp thời có hướng đều chỉnh phù hợp. Tiết luyện tập không chỉ đơn thuần là tiết giải bài tập đã cho học sinh làm ở nhà. Trong tiết luyện tập ta phải biết: "Thầy phải luyện cho học sinh cái gì?"; "Trò phải tập cái gì?" Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy một số giáo viên còn lúng túng khi dạy tiết Luyện Tập, có thể do chưa tìm được phương pháp phù hợp cho loại bài giảng này nên chất lượng tiết dạy chưa đạt kết quả cao. Nhằm giúp giảng dạy tiết Luyện tập hiệu quả, đúng hướng phát huy tính tích cực của học sinh tôi xin đưa ra một số Phương án tổ chức tiết Luyện tập có thể đạt được yêu cầu tiết dạy nâng cao chất lượng giờ dạy bài Luyện tập Toán cho học sinh. II. A GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Cơ sở xuất phát: - Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. - Căn cứ mục tiêu của tiết luyện tập: + Một là, củng cố, bổ sung, hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước thông qua một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp. + Hai là, rèn luyện cho học sinh các phương pháp suy nghĩ, kỹ nãng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với đa số học sinh một lớp (phương pháp, hệ thống bài tập, thời gian cho phù hợp), thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. 1 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 + Ba là, nhìn lại kiến thức và kỹ năng cơ bản của phần học, phân biệt kiến thức và kỹ năng chủ yếu. + Bốn là, thấy được tiết giảng sau có vấn đề liên quan để từ kỹ năng đang luyện hướng vào vấn đề đó. + Năm là, thông qua phương pháp và nội dung rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy cần thiết. B Nội dung: GV phải căn cứ tuỳ theo đối tượng học sinh để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Để tiết dạy thành công giáo viên cần làm tốt hai vấn đề sau: + Thực hiện tốt quy trình soạn bài; giúp giáo viên nắm đựơc mục tiêu bài dạy từ đó lựa chọn bài tập cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh vừa đạt được mục tiêu bài dạy. + Lựa chọn phương án thể hiện phù hợp. 1. Phương án thể hiện: Trong luyện tập có thể có nhiều phương án tổ chức khác nhau, tôi xin đưa ra hai phương án tổ chức hoạt động tiết luyện tập tương đối hiệu quả: PHƯƠNG ÁN 1 1/ Bước 1: - Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học, chú ý đến phương pháp giải các dạng toán. - Sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức cho phép nếu cần thiết. * Giáo viên nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học. 2/ Bước 2: - Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên đã quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập của học sinh. * Kiểm tra kỹ năng: tính toán, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu, trình bày lời giải của học sinh. - Sau đó cho học sinh của lớp nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng sai, hoặc đưa ra cách giải khác hay hơn. - Giáo viên chốt lại vấn đề theo nội dung sau: Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên. 2 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, hay hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh hoạt hơn( nếu có thể � giúp hs có thêm công cụ ). Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó( nếu có): + Do học sinh không nắm được kiến thức , kỹ năng của bài học + Có những kiến thức không có trong nội dung bài giảng (kiến thức cũ, kiến thức nâng cao..) 3/ Bước 3: Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới ( có trong hệ thống bài tập mà HS chưa làm hoặc GV biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập) của các tiết luyện tập nhằm mục đích ( Bài tập được chọn phải có tính mẫu mực để mọi đối tượng hs đều có thể tham gia giải). - Kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng mà giáo viên đưa ra ở đầu giờ học (nếu có). - Khắc sâu hoàn thiện lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính thiết thực. * Lưu ý : Khi hướng giải bài tập toán, cần qua các bước: - Đọc đề bài, tóm tắt, phân tích tìm hướng giải.( đối với hình học, giáo viên tập cho học sinh cách phân tích đi lên để tìm ra phương pháp chứng minh). - Thực hành lời giải, trình bày lời giải có đường lối đúng, hay. - Khai thác cách giải khác (hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng nó để giải các bài tập phức tạp hơn hoặc phát triển bài toán trên cơ sở bài toán đã có, hoặc ra bài tập tương tự, khái quát, hoặc bài tập mở có tính chất khái quát mà bài tập đã cho là một trường hợp riêng giúp nâng cao nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh). - Tổng kết các kiến thức, kỹ năng vận dụng ( Ví dụ :Trong bài tập trên em đã vận dụng kiến thức cơ bản nào?) PHƯƠNG ÁN 2 1/ Bước 1 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho học sinh làm ở nhà, nhằm kiểm tra: - HS hiểu lý thuyết đến đâu. - Kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải bài tập. - HS mắc những sai phạm nào ? - Cách trình bày lời giải bằng ngôn ngữ, bằng kí hiệu chuẩn xác chưa ? 3 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS 2/ Bước 2: Năm học : 2010 - 2011 Giáo viên chốt lại những vấn đề có tính chất trọng tâm: - Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa vận dụng được khi giải bài tập. - Chỉ ra những sai sót của học sinh, những sai sót thường mắc phải mà giáo viên tích luỹ được trong quá trình giảng dạy. - Hướng dẫn cho HS cách trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học… 3/ Bước 3: Giống như Bước 3 phương án 1. Làm thêm bài tập mới, nhằm đạt được yêu cầu: - Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục sai lầm HS thường mắc phải. - Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà HS cần ghi nhớ trong quá trình học tập. - Rèn luyện cách phân tích bài toán, tìm phương hướng giải quyết bài toán.  Tóm lại: Dù sử dụng phương án nào thì cũng có ba phần chủ yếu: - Hoàn thiện lý thuyết. - Rèn luyện kỹ năng thực hành. - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 2. Quy trình soạn bài: 2.1. Nghiên cứu tài liệu: - Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học. Qua đó phải xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức nào nâng cao, mở rộng cho phép. - Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, sách bài tập theo yêu cầu sau: + Cách giải từng bài toán như thế nào? + Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này. + Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản? + Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì ? + Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập như thế nào? - Nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên kỹ sau đó tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập. 4 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS  Một số lưu ý khi lựa chọn bài tập cho tiết dạy: Năm học : 2010 - 2011 - Bài tập cũ là những bài tập cơ bản, mà đa số học sinh có thể vận dụng trực tiếp phần kiến thức đã học ở tiết trước để làm.(thường từ 1- 2 bài, có thể kết hợp bài tập trắc nghiệm). - Bài tập chữa: + Vẫn tiết tục chọn bài cơ bản, vừa phải nhằm khảo sát kiến thức hs; phân tích cách giải, khắc sâu kiến thức cơ bản. + Bài tập phối hợp các đơn vị kiến thức có nâng cao trong phạp vi phù hợp. 2.2. Nội dung bài soạn: Để lựa chọn nội dung phù hợp giáo viên cần thể hiện 2 yêu cầu sau:  Xác định mục tiêu của tiết luyện tập cần đạt.  Cấu trúc tiết luyện tập: a. Chữa các bài tập cũ : - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian.( Cho hs tự trình bày lời giải, tự kiểm tra lời giải, tìm cách khác, … Chú ý đến kiến thức nào hay vận dung � kinh nghiện giải toán). - Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ? b. Cho học sinh làm bài tập mới. ( Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra.) - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian. - Bài tập đưa ra có dụng ý gì ? c. Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà sau tiết bài tập. - Hệ thống các bài tập cho về nhà làm.(Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra.) - Gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu, học sinh giỏi?  Tiến trình được thực hiện trên lớp phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. � Tóm lại: Trong giờ luyện tập GV phải cho hs nắm vững các kiến thức đã học và hs phải biết vận dụng kiến thức đó. HS phải được rèn kỹ năng, kỹ xảo, hs hiểu bài và gây được hứng thú học tập cho hs. 5 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 VÍ DỤ : Tiết 49 - HÌNH HỌC 9 LUYỆN TẬP VỀ TỨ GIÁC NỘI TIẾP. ( Nhắc lại một cách có hệ thống nội dung lý thuyết đã học thông qua kiểm tra bài cũ (định nghĩa, tính chất, phương pháp để chứng minh một tứ giác là tứ giác nội tiếp). ) . Mục tiêu tiết dạy : - Củng cố định nghĩa, tính chất, và cách chứng minh tứ giác nội tiếp. - Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng chứng minh, sử dụng được tính chất tứ giác nội tiếp để giải một số bài tập. - Rèn cho học sinh tư duy lôgic sáng tạo, thái độ tích cực trong học tập, đoàn kết trong hoạt động tập thể. . Chuẩn bị nội dung tiết dạy:  Kiểm tra bài cũ: ? Phát biểu đ/n, t/c tứ giác nội tiếp? GV : Chốt lại và ghi sơ đồ hệ thống kiến thức đã học: - Tứ giác có bốn đỉnh cùng �một đường tròn. - Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 2v � tứ giác nội tiếp một đường tròn. ? Chữa bài tập 58 SGK trang 90 Cho tam giác đều ABC. Trên nữa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A, lấy 1� � điểm D sao cho BD = DC và DCB= ACB . 2 a. Chứng minh tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn? b. Xác định tâm đường tròn đi qua 4 điểm A, B, C, D? A Giải: �  300 � C a. Từ giả thiết cho hs tính được B 2 2 � � � ABD  900 và ACD  900 � � � ABD  ACD  1800 � đpcm B � � b.Vì ABD  ACD  900 nên tứ giác ABCD nội tiếp được trong đường tròn đường kính AD . Vậy tâm 6 1 1 2 2 D C SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS của đường tròn đi qua bốn điểm A; B ; C ; D là trung Năm học : 2010 - 2011 điểm của AD . GV: Cho hs nhận xét lời giải ? Bạn đã chứng minh tứ giác nội tiếp theo pp nào? Còn cách nào khác để chứng minh? HS : Bạn đã sử dụng t/c : Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 2v thì nội tiếp đường tròn. HS chứng minh theo cách khác : � =300 ;AB = AC, DB = DC (GT) � AD là đường trung trực  Cách 2: Tính C 2 � =C� � � , $ � cung chứa góc của ΔABC nên AD là đường phân giác � A A C 1 2 0 30 dựng trên BD � ABCD là tứ giác nội tiếp.  Cách 3: Hs chứng minh A, B, C, D cách đều trung điểm của AD. GV : Trong các cách trên, cách nào ngắn gọn, dễ hiểu …nhất? GV : Nếu xét một cách tổng thể thì cách 1 vẫn là cách ngắn ngọn, dễ hiểu và phục vụ cho câu tiếp theo. GV : Bổ sung vào sơ đồ kiểm tra thêm phương pháp chứng minh: Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn đoạn nối hai đỉnh còn lại dưới cùng một góc là tứ giác nội tiếp. Như vậy : Từ việc kiểm tra lý thuyết, chữa bài tập ở nhà, giáo viên hệ thống lại định nghĩa, tính chất, hai phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp. 2. Hệ thống bài tập luyện. * Dạng 1: Sử dụng tính chất tứ giác nội tiếp để tính góc(định lý thuận). Bài 56 SGK trang 89. Cho hình vẽ. Tính số đo các góc của tứ giác ABCD? Phương pháp tiến hành: GV : Đưa bài lên bảng phụ và gợi ý : E ? Để tính các góc của tứ giác ABCD, trước hết ta B cần tính góc nào? 40 x x � GV : Gợi ý tiếp: Gọi sđ BCE  x . Hãy tìm mối � � liên hệ giữa ABC, ADC với nhau và với x . Từ O A đó tính x. �  ADC � HS : ABC = 1800 ( vì tứ giác ABCD nội tiếp ) � � ABC  400  x và ADC  200  x (t/c góc ngoài tam giác ) 7 C 20 D F SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011  400 + x + 200 + x = 1800  2x = 1200  x = 600 Từ đó tìm được các góc của tứ giác. GV chốt lại : ở bài tập này cho tứ giác ABCD nội tiếp nên dựa vào tính chất : 0 để tính các góc đó. � $ $ � A+C=B+D=180 * Dạng 2: Vận dụng tính chất của tứ giác nội tiếp để chứng minh (đ/l thuận). Bài 60 SGK trang 90: Cho hình vẽ. Chứng minh QR//ST? Q Phương pháp tiến hành: GV : Đề bài và hình vẽ lên trên bảng phụ. HS : Trình bày lời giải bài tập ở phiếu học tập. O1 Lời giải E 2 � R � = 1800 ( hai góc kề bù ) HS : Có R 1 2 I �  E� = 1800(t/c của tứ giác nội tiếp ) Mà R 2 1 �  E� (1 ) �R 1 1 O2 P �+E� =1800 ( hai góc kề bù ). Ta có: E 1 2 � +K � =1800 (t/c của tứ giác nội tiếp )  và E 2 1 � +K � =1800 ( hai góc kề bù ) Mặt khác : K 1 2 � +S� =1800 (t/c của tứ giác nội tiếp )  và K 2 1 1 1 2 K S 21 R 1 O3 T �=K � E 1 1 (2) �  S� ( 3 ) K 1 1 �  S� Từ ( 1 ); (2 ); ( 3 )  R 1 1 Mà hai góc ở vị trí so le trong  QR // ST ? Để chứng minh bài tập trên ta vận dụng kiến thức nào? HS : T/c hai góc kề bù, tính chất của tứ giác nội tiếp. GV : Qua bài tập, em có nhận xét gì về góc ngoài của tứ giác nội tiếp tại một đỉnh và góc trong đối diện với đỉnh đó? HS : Góc ngoài của tứ giác nội tiếp bằng góc trong của tứ giác đối diện với đỉnh đó. 8 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 GV chốt lại: Khi cho tứ giác nội tiếp ta chứng minh được góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong đối diện với đỉnh đó và ngược lại. * Dạng 3: Bài tập sử dụng đ/luyện tập đảo, định nghĩa. định lý thuận. Bài tập : Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. Các đường cao AD, BK, CF cắt nhau tại H. a. Tìm các tứ giác nội tiếp? b. Chứng minh FE  AO? c. Chứng minh H là tâm đường tròn nội tiếp  DEF ? A a. Tìm các tứ giác nội tiếp E F H O GV : Hướng dẫn hs vẽ hình, ghi gt + kl. B Gọi hs trình bày câu a. D C HS : Tìm được 6 tứ giác nội tiếp theo 2 cách. - Có 3 tứ giác nội tiếp vì tổng 2 góc đối bằng 1800. Có 3 tứ giác nội tiếp vì có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn đoạn nối hai đỉnh còn lại dưới cùng một góc(   900 ) GV chốt lại: Khi cho tam giác với ba đường cao ta sẽ viết được 6 tứ giác nội tiếp. b. Cho hs hoạt động nhóm và nhận xét kết quả hoạt động nhóm. Kẻ tia tiếp tuyến Ax. � � Tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn  AEF=ABC � � � xAC=AEF � � Mà ABC=xAC � Ax//EF mà Ax  AO nên EF  AO c. GV: hướng dẫn hs theo sơ đồ phân tích đi lên và yêu cầu hs về nhà làm. H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF � � và FC là phân giác của EFD � EB là phân giác của FED � �=E � E 1 � Tương tự 2 � �C � và C �E � E 1 1 1 2 9 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 � Tứ giác BEFC nội tiếp III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 1. Kết quả thực hiện: - Trong một tiết dạy luyện tập tuỳ từng nội dung kiến thức giaó viên sử dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp. Phương pháp tổ chức tiết luyện tập phù hợp mục tiêu bài dạy vừa phù hợp với đối tượng học sinh sẽ giúp tạo nên sự hứng thú cho học sinh, tích cực tư duy tìm tòi giải toán đồng thời tránh cho các em tâm lý chán nản, "sợ" môn Toán. - Phương pháp tổ chức phù hợp sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học đồng thời có thể tìm ra kiến thức mới, học sinh dễ nắm được bài, khắc sâu được kiến thức rèn kỹ năng giải Toán, khả năng tư duy linh hoạt sáng tạo. - Qua quá trính áp dụng chất lượng giảng dạy môn Toán của khối phụ trách được nâng cao qua các năm, giảm đáng kể học sinh yếu và đặc biệt không còn học sinh kém. Kết quả chất lượng giảng dạy môn Toán: 2. Bài học kinh nghiệm: Để tổ chức thành công tiết Luyện tập trước tiên người giáo viên phải nắm vững kiến thức, xác định rõ mục tiêu của tiết luyện tập là: + Một là, củng cố, bổ sung, hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước thông qua một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp. + Hai là, rèn luyện cho học sinh các phương pháp suy nghĩ, kỹ nãng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với đa số học sinh một lớp(phương pháp, hệ thống bài tập, thời gian cho phù hợp), thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. + Ba là, nhìn lại kiến thức và kỹ năng cơ bản của phần học, phân biệt kiến thức và kỹ năng chủ yếu. 10 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS Năm học : 2010 - 2011 + Bốn là, thấy được tiết giảng sau có vấn đề liên quan để từ kỹ năng đang luyện hướng vào vấn đề đó. + Năm là, thông qua phương pháp và nội dung rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy cần thiết. Thứ hai cần xác định đúng đối tượng học sinh, lựa chọn phương án tổ chức và xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với đặc điểm học sinh, học sinh cần chuẩn bị bài tốt ở nhà, giáo viên sử dụng hiệu quả các dụng cụ hỗ trợ dạy học. 3. Kết luận: Lựa chọn phương án tổ chức tiết luyện tập hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học môn Toán nói chung và dạy học luyện tập Toán nói riêng bởi nó không chỉ giúp giáo viên có thể chủ động trong tiết dạy, thực hiện được mục tiêu tiết học; mà việc lựa chọn phương án dạy học phù hợp sẽ gây được hứng thú cho học sinh, kích thích các em chủ động trong hoạt động học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo. Mỗi tiết dạy , mỗi giáo viên có thể có nhiều phương án tổ chức khác nhau để tổ chức tiết luyện tập cho học sinh mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, trên đây tôi xin đưa ra hai phương án tổ chức tiết luyện tập, rất mong được sự đóng góp ý kiến của chuyên môn, của quý thầy cô với mục đích nâng cao chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy tiết luyện tập Toán nói riêng và môn Toán ở trường THCS nói chung. ngày ..... tháng .... năm 20.... Người viết 11 SKKN Phương án tổ chức tiết luyện tập toán ở THCS 12 Năm học : 2010 - 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất