Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một vài kinh nghiệm dạy bài chương trình địa phương phần văn và tập làm văn...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm dạy bài chương trình địa phương phần văn và tập làm văn ở thcs

.DOC
44
5647
101

Mô tả:

Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. MỞ ĐẦU …………………………………………………………………. 02 I.Đặt vấn đề…………………………………………………………………… 02 1. Thực trạng của vấn đề……………………………………………………. 02 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới…………………………………... 10 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………………........ 10 II.Phương pháp tiến hành.................................................................................. 10 1. Cở sở lí luận và thực tiễn………………………………………………… 10 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.................................... 12 B. NỘI DUNG : ............................................................................................... 13 I. Mục tiêu.......................................................................................................... 13 II. Mô tả giải pháp của đề tài:........................................................................... 13 1.Thuyết minh tính mới................................................................................... 13 1.1. Kinh nghiệm chuẩn bị kiến thức cho tiết học ......................................... 13 1.2. Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp bài Chương trình địa phương........................................................................................................... 14 1.3. Kiến thức cơ bản trong các bài dạy Chương trình địa phương................ 17 1.4. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa.............................................. 38 1.5. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thuyết trình, trình bày vấn đề trước lớp...................................................................................................................... 39 2. Khả năng áp dụng......................................................................................... 39 3. Lợi ích kinh tế- xã hội................................................................................... 40 C. KẾT LUẬN : I. Kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp....................................................... 41 II. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp..................... 41 III. Đề xuất, kiến nghị......................................................................................... 41 * Tài liệu tham khảo............................................................................................. 44 huongdanvn.com Trang 1 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI “CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG” (PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN) A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: 1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: 1.1. Cơ sở: Trong chương trình Ngữ văn có nhiều tiết dạy Chương trình địa phương như: Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tiết 70: Tiết 70: Tiết 31: Tiết 42: Chương trình địa Chương trình địa Chương trình địa Chương trình địa phương phần Tiếng phương phần Tiếng phương phần Tiếng phương phần Văn. Việt. Việt. Việt. Tiết 7: Tiết 74: Tiết 52: Tiết 63: Chương trình địa Chương trình địa Chương trình địa Chương trình địa phương phần Văn. phương phần Văn phương phần Văn. phương phần Tiếng và phần Tập làm Việt. văn. Tiết 87: Tiết133-134 : Tiết 92: Tiết 102: Chương trình địa Chương trình địa Chương trình địa Hướng dẫn chuẩn phương phần Tiếng phương phần Văn phương phần Tập bị cho Chương trình Việt. và phần Tập làm làm văn. địa phương phần văn. Tập làm văn( làm ở Tiết 139-140: Tiết 137-138 : Tiết 121: nhà). Chương trình địa Chương trình địa Chương trình địa Tiết 133: phương. phương phần Tiếng phương phần Văn Chương trình địa Việt. phương phần Tiếng Việt Tiết 137: Tiết 143: Chương trình địa Chương trình địa phương phần Tiếng phương phần Tập Việt. làm văn. Như vậy học sinh học bài Chương trình địa phương 121 tiết trong đó phần Văn và Tập làm văn tổng cộng là 12 tiết: lớp 6 là 3 tiết ( tiết 71,139,140), lớp 7 là 3 tiết (74,133,134) lớp 8 là 3 tiết( 52, 92,121) lớp 9 là 3 tiết (tiết 42, tiết 102,143). Nội dung kiến thức của các tiết học đi từ thấp đến cao, sát với các dạng văn bản mà các em đã học trong chương trình( lớp 6 học truyện dân gian, lớp 7 học ca dao - dân ca, lớp 8 là Thơ mới - văn học hiện đại 1930-1945, lớp 9 văn học hiện đại giai đoạn (1945-1975). Và phần Tập làm văn cũng tương tự, các tiết học cũng được sắp xếp từ thấp đến cao, thực hành các kiến thức các em đã học trong chương trình: văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh. Cụ thể: * Lớp 6: Tiết 71: - Hãy tìm hiểu xem quê hương nơi mình đang sống có các thể loại truyện dân gian đã học không? Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của một vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất. huongdanvn.com Trang 2 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) - Những truyện dân gian của địa phương em có gì giống và khác với các truyện dân gian đã học. - Ngoài truyện dân gian địa phương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian nào độc đáo. - Tập kể lại một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích. Tiết 139- 140: - Tìm hiểu xem quê hương em có những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nào? Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của các di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh đó. - Tìm hiểu vấn đề về môi trường và việc bảo vệ gìn giữ môi trường ở quê hương em. - Tập giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài văn miêu tả cảnh đẹp các di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh của quê hương em? * Lớp 7: Tiết 74: Sưu tầm ca dao, dân ca tục ngữ lưu hành ở địa phương mình (Sự vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ…. ) Tiết 133-134: Tổng kết đánh giá bài tập sưu tầm ca dao, tục ngữ dân ca địa phương. * Lớp 8: Tiết 52: Lập bảng thống kê danh sách các nhà văn nhà thơ ở thành phố, tỉnh nơi em đang sống( chỉ thống kê các tác giả có sáng tác trước năm 1975) Tiết 92: Chương trình địa phương phần Tập làm văn. Giới thiệu di tích, thắng cảnh địa phương. Tiết 121: Các văn bản nhật dụng đã học đề cập đến vấn đề gì? Tìm hiểu một vài khía cạnh của một trong những vấn đề trên quê hương hoặc nơi em đang sinh sống, trình bày vấn đề tìm hiểu thành một trang. * Lớp 9: Tiết 42: - Tìm đọc sách báo, tạp chí văn nghệ địa phương để nắm được những tác giả người địa phương và những tác phẩm viết về địa phương (tỉnh, thành phố quê em hay nơi em đang sinh sống. ) - Bổ sung vào bảng thống kê tác giả văn học địa phương mà em đã lập ở lớp 8( bài 14) những tác giả có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay. - Sưu tầm một số tác phẩm hay (thuộc bất kì thể loại nào) viết về địa phương mình (kể cả tác phẩm của những tác giả không phải là người địa phương) - Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương mình mà em sưu tầm được hoặc viết một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình. Tiết 102 Hướng dẫn chuẩn bị cho Chương trình địa phương phần Tập làm văn (làm ở nhà). Tiết 143: Chương trình địa phương phần Tập làm văn nghiên cứu về hai sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến ở địa phương hiện nay: an toàn giao thông, vệ sinh môi trường Các nội dung trong bài Chương trình địa phương góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về quê hương cho học sinh, từ đó hình thành cho các em tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương của mình. Mặt khác từ những liên hệ thực tế rất gần gũi, tạo được hứng thú mới cho HS học môn Ngữ văn, một môn học mà do xu hướng phát triển của xã hội ít được các em đầu tư, quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế dạy học bài Chương trình địa phương mặc dù các giáo viên đã nổ lực cố gắng kết hợp các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng huongdanvn.com Trang 3 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) nhưng bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì tiết học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực và khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Vây nguyên nhân nào đã dẫn đến những hạn chế trong tiết dạy? Nguyên nhân nào đã làm cho học sinh chưa thật sự hứng thú với tiết học? 1.2. Nguyên nhân: a. Về phía giáo viên: * Thuận lợi: - Môn Ngữ văn là một môn học chính, có nhiều tiết/tuần nhất trong các môn học nên giáo viên có nhiều thời gian tiếp xúc, gần gũi với học sinh để dặn dò, nhắc nhở và đôn đốc các em thực hiện yêu cầu mà giáo viên giao, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, giáo viên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. - Trong trường giáo viên bộ môn Ngữ văn có số lượng khá nhiều nên có thể bàn bạc, trao đổi các vấn đề còn khúc mắc và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học. * Khoù khaên: - Trong thực tế các bài Chương trình địa phương phần Văn trong sch gio khoa, sch gio vin hướng dẫn chung cho tất cả các địa phương trên cả nước, khâu biên soạn có phần sơ sài, đơn giản, chủ yếu đặt ra những vấn đề chung chung, khái quát. Bộ Giáo dục giao cho Sở biên soạn nhưng Sở chưa có hội thảo để thông nhất chương trình. Điều này sẽ có tác động hai mặt: nó vừa là phần mở, phần chủ động, linh hoạt trong dạy và học, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của thầy và trò nhưng đồng thời cũng dễ tạo tâm lí thả nổi, buông xuôi. Vì vậy nếu giáo viên nào không có thời gian, tâm huyết với nghề để sưu tầm, tổng hợp, lựa chọn những kiến thức tiêu biểu trọng tâm thì trong tiết học, người dạy và kể người học sẽ “bơi” trong đại dương mênh mông của kiến thức, thầy dạy, trò học sẽ gặp khó khăn, lúng túng, mơ hồ. - Mặt khác trong quá trình tự tìm tài liệu để lựa chọn kiến thức cho tiết dạy bài Chương trình địa phương giáo viên cũng gặp không ít khó khăn vì cơ sở dạy học còn thiếu, tài liệu tham khảo ở thư viện rất ít, các tài liệu viết về địa phương Bình Định rất hiếm, tài liệu về huyện xã hầu như không có, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho giáo viên. - Thời lượng dành cho một tiết học khá hạn chế nên giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến mục dặn dò HS chuẩn bị cho bài học Chương trình địa phương. - Nhà trường cũng không có đủ kinh phí để tổ chức thường xuyên những buổi ngoại khóa, tham quan cho học sinh. b. Về phía học sinh: - Thực tế trong những năm gần đây cho thấy số lượng HS yêu thích môn Ngữ văn không còn nhiều. Học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại bùng nổ thông tin nên các em ít đầu tư vào học bộ môn, các em ít có “độ lắng” để cảm thụ một ý văn, lời thơ vì vậy ñeå các em cảm thụ các tác phẩm văn chương hay, các áng văn bất hủ trong chương trình là một điều khó khăn, mà còn tìm hiểu thêm văn học địa phương, quả là quá sức với các em. - Học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Chính vì vậy khi giáo viên giao nhiệm vụ thì các em còn lúng túng trong việc giải quyết vấn đề. - Khi chuẩn bị bài học học sinh còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách văn mẫu không dám thoát li những gì viết trong tài liệu dẫn đến hạn chế năng lực chủ động nghe, đọc, nói viết. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng. Trong khi đó kiến thức trong bài Chương trình địa phương lại không có sẵn trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo bán trên thị trường. Muốn có một bài nói, viết để trình bày trước tập thể theo đúng yêu cầu trong sách huongdanvn.com Trang 4 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) giáo khoa thì học sinh phải tự tìm tòi, nghiên cứu. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các em. - Vốn hiểu biết về đời sống xã hội của các em có nhiều hạn chế. - Là học sinh nông thôn nên các em có rất ít thời gian và tài liệu để tham khảo, đầu tư cho việc học, các em ít có điều kiện tham quan các vùng trong tỉnh. 1.3. Những hạn chế khi tiến hành dạy-học bài Chương trình địa phương: Để dạy một tiết Chương trình địa phương sinh động, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh thì tiết học phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Kiến thức của tiết học phải phong phú, đa dạng đúng nội dung sách chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu cho tiết học. Các tư liệu kiến thức học sinh sưu tầm phải sắp xếp theo một thứ tự. Các bài trình bày trước tập thể lớp phải được học sinh chuẩn bị kĩ, bố cục phải đầy đủ ba phần, giữa các phần phải có sự liên kết,... - Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø phaûi nhòp nhaøng. Khoâng khí cuûa lôùp hoïc phaûi soâi noåi. Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên, trong thực tế tiết dạy bài Chương trình địa phương trên lớp chưa đảm bảo các yêu cầu trên, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể: 1.3.1. Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh còn sơ sài: Để tiết dạy bài Chương trình địa phương đạt hiệu quả cao thì khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh là rất quan trọng vì nội dung kiến thức không có trong sách giáo khoa và các sách hướng dẫn cho giáo viên. Giáo viên và học sinh phải tự tìm tài liệu cho tiết dạy và học. Muốn có được đầy đủ tài liệu phục vụ cho tiết dạy thì giáo viên và học sinh phải tự tìm tư liệu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh chuẩn bị với một thời gian ngắn, thường là chỉ dặn dò học sinh trong tiết học liền kề tiết Chương trình địa phương, thời lượng để giáo viên hướng dẫn cho HS chỉ khoảng hai, ba phút nên không hướng dẫn cụ thể, cũng có khi do thời gian dạy tiết trước bị “cháy giáo án” nên giáo viên không có thời gian hướng dẫn mà chỉ dặn học sinh chung chung là “Các em về soạn bài Chương trình địa phương để hôm sau học”, không chỉ cho học sinh chuẩn bị nội dung gì, chuẩn bị như thế nào? Tìm tài liệu ở đâu? Không phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Đồng thời trong tiết dạy trên lớp giáo viên cũng không kiểm tra kết quả tìm hiểu của mỗi cá nhân, nhóm, tổ nên chưa tuyên dương, khuyến khích những em học sinh chuẩn bị tốt và nhắc nhở những em không hoàn thành nhiệm vụ giáo viên đã giao cho. Ví dụ : Dạy tiết 70 bài Chương trình địa phương lớp 6, giáo viên chỉ hướng dẫn HS như sau: - Chuẩn bị cho bài: Ngữ văn địa phương. + Sưu tầm văn học địa phương. + Các hình thức nghệ thuật đặc trưng của địa phương. mà không hướng dẫn các em cụ thể là sưu tầm văn học địa phương bao gồm những thể loại nào? Các hình thức nghệ thuật đặc trưng của địa phương là nghệ thuật nào? Giáo viên không cần liệt kê hết nhưng phải nêu cụ thể để các em tìm hiểu. Dạy tiết 74 bài Chương trình địa phương lớp 7, một số giáo viên chỉ hướng dẫn HS như sau: - Chuẩn bị tiết 74 : “ Chương trình địa phương phần Văn – Tập làm văn” + Sưu tầm nhữmg câu ca dao, tục ngữ lưu truyền ở Bình Đinh + Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật cuả một số câu ca dao hay. - Chưa hướng dẫn học sinh lập sổ tay sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương Bình Định, nguồn sưu tầm, cách ghi chép, sắp xếp ca dao tục ngữ như thế nào là khoa học để khi cần tìm hiểu thì dễ tra cứu. Chưa giới hạn học sinh thời gian tìm hiểu là bao lâu? Chưa nêu yêu cầu huongdanvn.com Trang 5 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) kiểm tra đánh giá, xếp loại của giáo viên như thế nào về phần chuẩn bị của học sinh để các em có động cơ sưu tầm tài liệu phục vụ cho tiết học. Về phía học sinh: các em chỉ chuẩn bị sơ sài, chiếu lệ, chép lại trong sách giải, một số em cũng bỏ công ra sưu tầm nhưng vì giáo viên không hướng dẫn cụ thể nên học sinh sưu tầm không đúng địa chỉ địa phương Bình Định. Có em không làm mà chỉ lên lớp mượn vở chép lại của bạn, hoặc mượn bài của lớp học trước để đối phó với giáo viên nên hiệu quả của tiết học không cao. Ví dụ : Tiết 133-134, (Lớp 7): “Chương trình địa phương- phần Văn và phần Tập làm văn”. Nội dung của tiết học này là tổng kết đánh giá bài tập sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương của học sinh. Thời gian sưu tầm của các em là 15 tuần. Tuy nhiên kết quả sưu tầm của các em chỉ được như sau: * Bài sưu tầm của em Lê Thị Thoa, lớp 7A1, năm học 2007-2008: 1. Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền. 2. Công đâu công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan. 3. Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh. 4. Muốn ăn bánh ít lá gai Có chồng Bình Định cho dài đường đi. *Bài sưu tầm của em Nguyễn Gia Long, lớp 7A1, năm học 2010-2011: 1. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! 2. Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. 3. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này. 4. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều. 5. Chập chập thôi lại cheng cheng Con gà trống thiếng để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm lưng thì thánh nhà thầy mất thiêng. 6. Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. 7. Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. 8. Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn mới là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngán đi mượn, quần dài đi thuê. 9. Cây khô chưa dễ mọc chồi Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu. huongdanvn.com Trang 6 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) Trong hai bài sưu tầm của học sinh trên ta thấy: Bài thứ nhất kết quả sưu tầm là quá ít so với yêu cầu của tiết học (mỗi học sinh phải tìm được ít nhất 20 câu) còn bài sưu tầm thứ hai thì học sinh chỉ chép lại các câu ca dao có trong sách giáo khoa để đối phó với giáo viên. Như vậy cả hai bài đều không đạt yêu cầu. - Học tiết 52 bài Chương trình địa phương lớp 8, học sinh chỉ chuẩn bị như sau: Bài của Nhóm 1, lớp 8A2 năm học 2009-2010: TT Tên Năm sinh-mất Bút danh Quê quán Tác phẩm 858- Trần -Nỗi nhớ. Hưng Đạo, -Thi nhân. 1 Nguyễn Thị Như Cẩm Thức Thành 1938 Thành phố Quy Nhơn 81 -Trần -Mưa. Bình Trọng, -Lối vào. 2 Võ Thị Đào 1953 Thi Trang Thành phố -Mơ Quy Nhơn Bùi Thị -Đất nước và Xuân, thị trấn thơ. Nguyễn 3 Nguyễn Vinh 1934 Bồng Sơn, -Bão hạ. Vinh Hoài Nhơn, -Chuyển vụ Bình Định Hoài Nhơn, -Cảm tác. 4 Nguyễn Văn Sinh 1967 Nhất Sinh Bình Định -Tự lập. -Hạnh phúc. -Những ngày thân ái `5 Phạm Hổ 1926-2008 Phạm Hổ An Nhơn. -Ra khơi -Đi xa Bồng Sơn, -Thân phiêu Tăng Bạt 6 Tăng Bạt Hổ Hoài Nhơn, bạt 1806-1956 Hổ Bình Định Bài của Nhóm 3, lớp 8A1, năm học 2010-2011: TT Tên Năm sinh-mất Bút danh Quê quán 1 Lê Công Đạo. 19211992 2 Hồ Thế Phất 1941 Phù Cát, Bình Định 3 Mang Viên Long 1944 An Nhơn huongdanvn.com Trang 7 Vương Linh Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Tuy Phước, Bình Định. Tác phẩm Phương Thanh (Thơ, 1944); Mai Phương (Kịch thơ, 1945); Biến đổi (thơ, 1959); Quy Nhơn (thơ, 1962); Thêm những niềm vui (Thơ, 1965); Chứng tích (1972) - Hái mộng (1972) - Cõi niềm u u (1974) - Bước giữa chiêm bao (1975) -Trên đỉnh sa mù (tập truyện, XB Nhị Hồng, 1969) -Mùa thu trống trải (tập Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) 4 Lâm Thanh Lang 5 Phan Ngoïc Hoan 19181998 Yến Lang An Nhơn, Bình Định 1920-1990 Cheá Lan Vieân Cam Lộ, Quảng Trị truyện, NXB Nhị Hồng, 1970) - Phố người (tập truyện, NXB Đồ Bàn, 1971) - Bóng giai nhân (thơ, 1940) - Những ngọn đèn (thơ, 1957) - Tôi đến tôi yêu (thơ, 1962) - Lẵng hoa hồng (thơ, 1968) - Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc diễn ca (1956) - Điêu tàn (1937) - Gửi các anh (1954) - Ánh sáng và phù sa (1960) - Hoa ngày thườngChim báo bão (1967) Nhìn vào kết quả sưu tầm của HS ta thấy các em chuẩn bị rất sơ sài, kết quả rất ít và chưa tìm được những tác giả tiêu biểu. 1.3.2. Tiết học trên lớp đơn điệu, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh: Các tiết dạy bài Chương trình địa phương chưa được quan tâm đúng mức, Ban Giám hiệu, tổ trưởng và giáo viên khi dự giờ giáo viên trong trường thường tránh những tiết học này và bản thân giáo viên giảng dạy cũng “ngại” khi có người dự giờ tiết Chương trình địa phương nên giáo viên ít đầu tư, nghiên cứu nội dung bài dạy, chưa lựa chọn phương án tổ chức lớp học tối ưu. Tiết học trên lớp đơn điệu, chỉ đơn thuần là giáo viên hỏi, học sinh trả lời. Một vài em học sinh khá giỏi lên trình bày, các em học sinh còn lại trong lớp thì thụ động chờ kết quả trình bày của bạn và lời tổng kết của thầy cô giáo. Chính vì vậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh chưa được phát huy đặc biệt là học sinh trung bình và học sinh yếu. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực không được áp dụng, nếu có thì chỉ là phương pháp thảo luận nhóm nên giáo viên chưa khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh đối với tiết học. Ví dụ: Dạy Chương trình địa phương (phần Văn) , giáo viên thường tổ chức tiết dạy như sau: Lớp 6: Tiết 70 Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại các thể loại truyện dân gian. Hoạt động 2: Kể về những truyện dân gian của địa phương đã sưu tầm. Hoạt động 3: Tổng kết. Lớp 7: Tiết133. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS báo cáo kết quả sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, dân ca theo chủ đề đã học: Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trình bày kết qủa sưu tầm. Lớp 8:Tiết 121 Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các văn bản nhật dụng đã học? huongdanvn.com Trang 8 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) Hoạt động 2: Trình bày những tài liệu ở địa phương đã sưu tầm về các vấn đề đã xác định. Hoạt động 3: Nhận xét. Nhìn vào quá trình tổ chức của tiết dạy ta thấy giáo viên tổ chức các hoạt động còn bám sát các câu hỏi trong sách giáo khoa chưa có sự linh hoạt, chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy nên chưa phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh. Học sinh chưa thể hiện được là “Người làm chủ kiến thức” của mình. 1.3.3. Kiến thức trong tiết học sơ sài, chưa phong phú: So với các bài học khác, thì bài Chương trình địa phương ở sách giáo khoa cũng như sách giáo viên, khâu biên soạn có phần khái quát, đơn giản hơn các dạng bài khác trong chương trình. Hơn nữa về cách biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn các nhà soạn sách đã rải đều bài học Chương trình địa phương ở các lớp, với thời lượng từ 5- 6 tiết trên năm học. Tài liệu tham khảo kiến thức về Văn học địa phương Bình Định không tập trung, mà nằm rải rác ở những tài liệu, những bài báo của nhóm tác giả hoặc cá nhân. Hơn nữa, trên các tài liệu, các báo và tạp chí địa phương nếu có đề cập thì cũng chỉ nói tới một vài khía cạnh nhỏ. Trong khi đó Sở Giáo dục- Đào tạo Bình Định lại chưa biên soạn sách để làm tài liệu dạy riêng cho bài Chương trình địa phương như các tỉnh thành khác trong nước. Chính vì vậy giáo viên nào biết nhiều thì dạy nhiều, giáo viên nào biết ít thì dạy ít, thậm chí có giáo viên vì hạn chế về kiến thức nên dạy không đảm bảo yêu cầu, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Dạy tiết 70 Chương trình địa phương Ngữ văn lớp 6: Khác với mảng ca dao dân ca khá phong phú và có tài liệu để tham khảo, mảng truyện dân gian khó tìm kiếm hơn nên nhiều giáo viên cũng chưa xác định được các truyện dân gian của địa phương Bình Định là gồm những truyện nào vì vậy trong giáo án soạn chung chung còn trên lớp thì lướt qua, có khi không dạy, HS có thể kể bất kì truyện nào cũng được có khi kể lại các truyện đã học trong sách giáo khoa giáo viên cũng không góp ý sửa chữa. Dạy tiết 121 Chương trình địa phương Ngữ văn lớp 8: Trình bày caùc vaán ñeà ñöôïc ñòa phöông quan taâm hieän nay. Kiến thức trong tiết học là những vấn đề nổi trội của địa phương (môi trường, dân số, an toàn giao thông), vấn đề đó có liên quan đến nội dung của các văn bản nhật dụng được học trong chương trình. Để dạy tốt tiết học này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải điều tra tìm kiếm thông tin, đưa ra các số liệu chính xác để thuyết phục được người nghe. Tuy nhiên trong thực tế do điều kiện khách quan và chủ quan nên giáo viên và học sinh tìm được thông tin rất ít vì vậy trình bày vấn đề chưa sâu sắc, chưa cụ thể còn chung chung, những số liệu đưa ra đã cũ không còn phù hợp với tình hình hiện tại. 1.3.4. Kĩ năng thuyết trình, trình bày trước tập thể của học sinh còn nhiều hạn chế: Phần thuyết trình, trình bày trước tập thể có một vai trò rất quan trọng trong tiết dạy bài Chương trình địa phương . Vì nó đánh giá được kiến thức và kĩ năng của học sinh trong tiết học: Kĩ năng sưu tầm tài liệu, kĩ năng tổng hợp kiến thức và viết bài, kĩ năng trình bày trước tập thể. Một bài thuyết trình hay, hấp dẫn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh trong lớp học. Vì vậy hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn. Học sinh có điều kiện để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Tuy nhiên trong thực tế kĩ năng này của học sinh còn hạn chế chỉ có những học sinh khá giỏi mới có thể thuyết trình, trình bày các vấn đề trước tập thể còn học sinh trung bình và yếu thì thực hiện chưa tốt, có em không thực hiện được. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này một phần là do giáo viên. Thời lượng một tiết học tương đối ngắn, sợ không đủ thời gian nên giáo viên thường gọi những học sinh khá giỏi trình bày vấn đề còn các học sinh trung bình và yếu ít có điều kiện thể hiện nên chưa phát huy được năng lực của bản thân. Về phiá học sinh thì các em học sinh khá giỏi chuẩn bị phần ở nhà khá tốt, kĩ năng viết bài của các em cũng tốt hơn còn các em học sinh trung bình, yếu huongdanvn.com Trang 9 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) ít có sự chuẩn bị đúng mức cho tiết học, kĩ năng viết bài của các em chưa tốt, viết lủng củng, sơ sài có khi lạc đề chính vì vậy mà các em không thể trình bày tốt được. 1.3.5. Chưa tổ chức được các hoạt động ngoại khoá văn học, tham quan,… Những chuyến đi thực tế, được tận mắt nhìn, tận tai nghe và tận tay sờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tiếp xúc với các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của địa phương, các buổi ngoại khóa văn học,…..sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa cái trừu tượng, chung chung với thực tế cuộc sống, giúp các em yêu mến, hứng thú với môn học hơn. Tuy nhiên gia đình học sinh hầu hết đều làm nông nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, trong khi đó nhà trường không có đủ điều kiện về tài chính và thời gian để tổ chức cho giáo viên và học sinh thực hiện những buổi hoạt động ngoại khóa văn học. Như vậy trong thực tế chất lượng giờ dạy bài Chương trình địa phương không cao, còn nhiều hạn chế nhất định. Để khắc phục những tồn tại nêu trên đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Giải pháp mới sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có những định hướng đúng đắn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học bài Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn: * Giáo viên: - Giáo viên định hướng được những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ áp dụng trong tiết dạy. - Định hướng nội dung kiến thức trong tiết dạy tiết dạy. * Học sinh: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nắm được những nội dung cần phải tìm hiểu để chuẩn bị cho tiết học từ đó phát huy được tính chủ động, tích cực của các em. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các bài dạy Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn phân môn Ngữ văn trung học cơ sở. - Học sinh trường THCS Mỹ Lộc. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận và thực tế: 1.1. Cơ sở lí luận “Văn học là nhân học” . Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội trong trường học, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn . Xuất phát từ những căn cứ đó, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS: góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho các em hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn .Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như: lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân-thiện-mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học như là một công cụ để tư duy và giao tiếp. Chính vì vậy khi tiến hành Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình giáo dục địa phương vào giảng dạy đối với các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cấp THCS để góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về lịch sử, văn hóa quê hương cho học sinh. huongdanvn.com Trang 10 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) Đưa chương trình địa phương vào giảng dạy các khối lớp bậc THCS và THPT là chủ trương đúng đắn không chỉ mang ý nghĩa giáo dục kiến thức đơn thuần mà từ những tiết học đan xen nội dung lịch sử- địa lí-văn hóa của địa phương, học sinh không chỉ có điều kiện hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về môn học mà còn có sự liên hệ thực tế gần gũi, tạo được hứng thú đối với các môn khoa học xã hội. Với môn Ngữ văn, caùc tieát hoïc chöông trình ñòa phöông laø cần thiết ñeå giaùo vieân vaø học sinh hoïc taäp, trao ñoåi nhöõng noäi dung kieán thöùc vaên hoá, xaõ hoäi cuûa ñòa phöông, lieân heä thöïc teá trong moâi tröôøng soáng cuûa hoïc sinh vaø giuùp caùc em coù höôùng tìm toøi, hoïc hoûi saâu sắc hôn trong cuoäc soáng. Từ đó nhằm phát huy tính năng động tích cực, phát triển trí thông minh, lòng yêu thích đọc sách, báo và các tác phẩm viết về địa phương. Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ngành Giáo dục đã có những đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của đất nước, người giáo viên dạy văn không thể không tự học, tự trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ở đồng nghiệp để nâng cao tay nghề và vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy góp phần đào tạo thế hệ trẻ có năng lực phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước. 1.2. Cơ sở thực tế: Các bài dạy Chương trình địa phương trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở đã gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương. Việc khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn hóa địa phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương. Đồng thời giáo dục lòng tự hào về quê hương xứ sở của mình. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy tiết dạy bài chương trình địa phương có nhiều vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết. Có thể nói, chương trình địa phương dành cho phần Tiếng Việt không gặp nhiều trở ngại trong quá trình tổ chức dạy và học bởi vấn đề được đặt ra ở đây được gắn khá chặt chẽ với nội dung kiến thức trong chương trình chính khóa. Chẳng hạn sửa lỗi chính tả mang tính địa phương(lớp 6,7), bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương (phương ngữ) với các từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân (lớp 8,9). Còn chương trình địa phương phần Văn học và Tập làm văn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu tư liệu hỗ trợ và chưa đủ các điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học. Về chương trình địa phương môn Ngữ văn, sách giáo khoa chỉ ghi ngắn gọn tên bài học “Chương trình địa phương phần Văn, phần Tiếng việt hoặc phần Tập làm văn”. Còn sách hướng dẫn giảng dạy không hướng dẫn giáo viên phải dạy như thế nào, hơn nữa không có một tài liệu gì dành riêng cho giáo viên tham khảo. Như vậy trong tiết học ấy giáo viên muốn dạy theo kiểu nào thì dạy, không có sự thống nhất, cụ thể dạy những gì. Tâm sự trao đổi với nhiều đồng nghiệp, có người bảo rằng cho học sinh về tự tìm hiểu, sưu tầm, lên lớp dạy theo gợi ý trong sách giáo khoa, giảng chung chung, hoặc giới thiệu vài tác giả rồi chuyển sang dạy bài mới. Bộ Giáo dục- Đào tạo đã có hướng dẫn thực hiện: “Phần Văn học địa phương nếu chưa hoặc không có văn bản đáp ứng, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khóa, tham quan quê nhà văn hoặc gặp gỡ các văn nghệ sĩ địa phương, gặp gỡ Hội văn nghệ” ( Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn, phần thực hiện trang 34) và trong từng bài học cụ thể, sách giáo khoa có phần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà và hoạt động trên lớp, sách giáo viên có định hướng cho giáo viên các bước thực hiện. Song chưa đủ để người giáo viên làm chủ kiến thức và tình huống sư phạm. huongdanvn.com Trang 11 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiêm dạy bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn)”. Để thực hiện đề tài này tôi cùng với nhóm giáo viên bộ môn bàn bạc thống nhất nội dung đề tài. Trong thời gian nghiên cứu, tôi được BGH nhà trường quan tâm giúp đỡ, được đồng nghiệp góp ý tham khảo. Bản thân tôi nhận thấy đây là một đề tài rất thiết thực, áp dụng vào thực tế giảng dạy trong nhà trường nhằm làm cho tiết dạy bài “Chương trình địa phương” thêm sinh động, học sinh yêu thích văn học địa phương hơn và trau dồi tốt hơn về kĩ năng sưu tầm, diễn đạt. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp : 2.1. Phương pháp tiến hành: Đề tài được xây dựng theo: - Thực trạng dạy và học bài Chương trình địa phương. - Giáo trình về phương pháp dạy học môn ngữ văn ở trường THPT. - Sách chuẩn kiến thức và kĩ năng môn văn THCS. - Những yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn. - Tích lũy kinh nghiêm của bản thân và đồng nghiệp trong những năm qua. - Tổ chức chuyên đề, thao giảng để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. 2.2 Cơ sở và thời gian nghiên cứu: 2.2.1. Cơ sở: - Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, thực tế dạy học của bản thân trong nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn ở Trường THCS Mỹ Lộc. - Kết quả các tiết dạy học bài Chương trình địa phương của bản thân và đồng nghiệp trong trường. - Cơ sở ban đầu phát hiện: Qua giảng dạy và tìm hiểu học sinh trong năm học 20072008, bản thân tôi phát hiện số lượng HS yêu thích các bài học Chương trình địa phương không cao, cụ thể như sau: Lớp Sĩ số 6 7 8 9 + 144 158 162 170 634 Không thích Bình thường Yêu thích SL TL SL TL SL TL 40 43 39 45 167 27.8 27.2 24.1 26.5 26.3 50 68 73 70 261 34.7 43.0 45.1 41.1 41.2 54 47 50 55 206 37.5 39.8 30.8 32.4 32.5 Xây dựng và kiểm chứng: Các tiết dạy bài Chương trình địa phương cùng thời điểm ở tất cả các khối lớp trong 4 năm : 2007-2011. 2.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu: - Nghiên cứu sản phẩm : Thực hiện và đối chiếu kết quả chất lượng tiết dạy bài Chương trình địa phương các khối lớp 6,7,8,9 học sinh trường THCS Mỹ Lộc. trong 4 năm học: 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010- 2011. huongdanvn.com Trang 12 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy bài chương trình địa phương”(Phần Văn và Tập làm văn) - Phát hiện những hạn chế trong giờ dạy học bài “Chương trình địa phương” để khắc phục. - Đưa ra các giải pháp để áp dụng trong giờ dạy học. - Cung cấp một số kiến thức về bài dạy chương trình địa phương phần Văn. - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, kích thích HS học tập bộ môn. Thông qua nghiên cứu chương trình giảng dạy các bài “Chương trình địa phương”, các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, qua thực tế giảng dạy nhiều năm các bài “Chương trình địa phương” bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi dạy bài “Chương trình địa phương” II. Mô tả giải pháp của đề tài: 1. Thuyết minh tính mới : Từ trạng dạy học các bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) và cơ sở lí luận và thực tế , chúng ta thấy rằng các tiết Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) có một vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh nhưng lại tồn tại nhiều hạn chế. Sau đây là một số kinh nghiệm giúp chúng ta khắc phục những hạn chế trên : 1.1. Kinh nghiệm chuẩn bị kiến thức cho tiết học Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học bài Chương trình địa phương. Vì kiến thức bài học không có sẵn nên không chuẩn bị thì không có nội dung kiến thức để thực hiện tiết học. Chính vì vậy để có một tiết học đạt kết quả như mong muốn thì cả học sinh và giáo viên đều phải chuẩn bị chu đáo. * Về phía giáo viên: Khi nhận nhiệm vụ giảng dạy trong năm học mới giáo viên phải căn cứ vào kế hoạch giảng dạy mà lập kế hoạch hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học Chương trình địa phương cụ thể rõ ràng. Thời gian để học sinh chuẩn bị ít nhất là vài tuần đối với những học sinh lớp 8,9 và hai hoặc ba tháng đối với học lớp 6,7. Và tùy theo từng nội dung mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, nhóm hoặc tổ. Giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo từng giai đoạn để từ đó nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh những sai sót của học sinh để tránh tình trạng mất thời gian tìm hiểu nhưng lượng kiến thức thu được không đúng với yêu cầu bài học (lạc đề). Mặt khác giáo viên phải cho cá nhân, nhóm, tổ thi đua với nhau để các em hăng hái, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ. Trước khi tiến hành tiết học giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS để xếp loại và tuyên dương những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện tốt nhiệm vụ và phê bình những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện chưa tốt. Bên cạnh đó bản thân của giáo viên cũng phải thường xuyên lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu tìm tòi đọc các báo Bình Định, Văn học Tuổi trẻ, báo Người lao động,…ghi chép các bài báo viết giới thiệu các tác giả người Bình Định, các bài thơ hay, các tác phẩm truyện, tùy bút, tranh ảnh về địa phương Bình Định… làm tư liệu để dạy các tiết Chương trình địa phương phần Văn. Mỗi năm tích lũy một ít, rồi tìm tòi bổ sung cho mình thêm vài tác giả, tác phẩm viết về Bình Định để nội dung phong phú hơn. huongdanvn.com Trang 13 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) Trước khi dạy học tiết Chương trình địa phương bản thân giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ,…để tổ chức tiết học hiệu quả. * Ví dụ: - Dạy tiết 139,140 Chương trình Ngữ văn lớp 6: Giáo viên phải chuẩn bị những tranh ảnh, tài liệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương Bình Định để minh họa cho nội dung mieâu taû caûnh ñeïp caùc di tích lòch söû hay danh lam thaéng caûnh cuûa queâ höông. - Dạy tiết 42: Chương trình Ngữ văn lớp 8 nếu không ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng thì giáo viên phải chuẩn bị ảnh của các nhà văn, nhà thơ tỉnh Bình Định, chuẩn bị các bài thơ, câu đố có liên quan đên nội dung bài học. Đồng thời giáo viên cũng phải hướng dẫn HS cụ thể, rõ ràng để các em chuẩn bị cho tiết học chu đáo: *Ví dụ: - Để thực hiện tốt tiết 71 lớp 6, giáo viên có thể hướng dẫn HS chuẩn bị như sau: + Sưu tầm các thể loại truyện dân gian đã học (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) mang màu sắc địa phương Bình Định. Ghi chép lại và nắm chắc nội dung của một vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất. + So sánh những truyện dân gian của địa phương với các truyện dân gian đã học. + Tìm hiểu các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của địa phương. +Tập kể trước ở nhà một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích. - Dạy tiết 133 lớp 7 giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà như sau: GV hướng dẫn học sinh lập sổ tay sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương Bình Định. - Yêu cầu HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ lưu truyền ở Bình Đinh theo các chủ đề: + Ca dao dân ca về gia đình. + Ca dao về tình anh em ruột thịt. + Ca dao về tình bạn. + Ca dao về tình yêu đôi lứa. + Những bài ca dao viết về quê hương. - Sau khi sưu tầm sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng và xếp theo thứ tự A,B,C. - Nguồn sưu tầm: + Hỏi cha mẹ, người thân, người lớn tuổi ở địa phương. + Sách báo thư viện. + Tra mạng internet,… - Tìm hieåu veà noäi dung vaø ngheä thuaät cuaû moät soá caâu ca dao hay. * Về phía học sinh: Học sinh phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho. Bản thân mỗi HS phải có sổ tay riêng để ghi chép được những tư liệu cần phải sưu tầm. Sổ tay này phải lưu giữ trong nhiều năm để tích lũy kiến thức và làm tài liệu học tập. 1.2. Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp bài Chương trình địa phương Để tổ chức một tiết học sinh động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho các em các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết và trình bày tốt một vấn đề trước tập thể đòi hỏi giáo viên phải áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng. Tùy theo từng tiết dạy mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp và kĩ thuật như: phương pháp dạy học theo góc, phương pháp dạy học theo dự án, kĩ thuật “Các mảnh ghép”, kĩ thuật “khăn trải bàn”, ... để tạo không khí lớp học sôi nổi, các em có hứng thú với tiết học và yêu thích văn học địa phương. Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng các bài Chương trình địa phương để tạo tính sinh động cho bài giảng. * Đối với các tiết Chương trình địa phương phần Văn: Giáo viên áp dụng các phương pháp và kĩ thuật tích cực như: phương pháp dạy học theo góc, phương pháp dạy học theo dự án, kĩ thuật “khăn trải bàn”,… vào giảng dạy sẽ phát huy huongdanvn.com Trang 14 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) được tính tích cực chủ động của học sinh, giờ học sẽ sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho các em. Ví dụ: - Dạy tiết 74, 133,134 Chương trình địa phương phần Văn lớp 7 giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án. Cụ thể: + Tiết 74: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu, nhiệm vụ phải làm, sản phẩm dự kiến, cách triển khai hoàn thành dự án, thời gian thực hiện và hoàn thành. Giáo viên phân công cụ thể nội dung cho từng nhóm học sinh. + Từ tiết 74 đến tiết 133 HS thực hiện dự án: thu thập thông tin, xử lí thông tin, trao đổi với các thành viên khác, xin ý kiến của giáo viên. + Tiết 133-134: Xây dựng sản phẩm, trình bày sản phẩm và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện theo dự án. Nếu tổ chức lớp học theo hình thức này thì hiệu quả của tiết học sẽ cao hơn. Các thành viên trong nhóm sẽ có trách nhiệm với công việc được giao và giáo viên cũng dễ dàng kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các em hoàn thành nhiệm vụ. - Dạy tiết 52 Chương trình địa phương Ngữ văn lớp 8 giáo viên áp dụng phương pháp hợp tác nhóm để các nhóm thi đua với nhau cho tiết học thêm sinh động: Các hoạt động của tiết học có thể triển khai theo hướng sau: I. Một số tác giả của địa phương Bình Định II. Thi thuộc thơ (thơ của các nhà thơ Bình Định và thơ viết về Bình Định) III. Nhận diện nhà thơ Bình Định qua thơ. IV. Nhận diện các địa phương Bình Định qua thơ V. Em là nhà văn, nhà thơ Bình Định - Dạy tiết 42 Chương trình địa phương Ngữ văn lớp 9 giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học theo góc, thiết kế các hoạt động trong tiết dạy như sau: * Góc quan sát: Nhiệm vụ: - Xem hình ảnh, con người và quê hương Bình Định. - Phát biểu cảm nghĩ sau khi xem đoạn băng. * Góc tìm hiểu: Nhiệm vụ: - Lập danh sách các nhà thơ, nhà văn Bình Định có sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay. - Nêu nhận xét, cảm nghĩ. * Góc Đọc- phân tích: Nhiệm vụ: - Giới thiệu những câu thơ, bài văn tiêu biểu viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương Bình Định. - Chọn đọc và phân tích một tác phẩm văn, thơ hay mà em thích. * Góc áp dụng: Nhiệm vụ: - Học sinh sáng tác và trình bày bài viết về Bình Định. - Giao lưu giữa các nhóm. Trong tiết học này học sinh được thực hiện tất cả các nhiệm vụ, các em được học sâu và thoải mái, hứng thú với tiết học hơn. * Đối với các tiết Chương trình địa phương phần Tập làm văn về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa: huongdanvn.com Trang 15 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) - Giáo viên chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm, mỗi nhóm giao một đề tài phù hợp sau khi đã thống nhất với sự lựa chọn của học sinh. - Giáo viên lưu ý cho học sinh: + Xác định rõ danh lam, thắng cảnh- di tích lịch sử,… ở địa phương phạm vi xã huyện có thể mở rộng cấp tỉnh nhưng không mở rộng đến vùng, miền khác. + Có thể có các trường hợp: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là một quần thể phong phú, phức tạp đã được Bộ văn hóa xếp hạng hoặc danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng trong vùng, miền nhưng chưa được công nhận. - Học sinh lựa chọn theo khả năng và sở thích của bản thân. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, điều tra đối tượng. + Đến tham quan trực tiếp 1 hoặc 2 lần. Quan sát kĩ về vị trí, phạm vi khuôn viên từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. + Tìm hiểu di tích, cảnh quan bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người trông coi ở đó để biết về lịch sử hình thành, tái tạo, phát triển lễ hội. + Tìm đọc sách, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ có liên quan đến danh lam, di tích. + Soạn đề cương dàn ý chi tiết bài thuyết minh: Ÿ Mở bài: Dẫn vào danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vai trò của danh lam- di tích đối với đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương hoặc vùng miền. Ÿ Thân bài: Có những cách sau, có thể:   Theo trình tự không gian từ ngoài vào trong, từ địa lí đến lịch sử đến lễ hội, phong tục.   Theo trình tự thời gian quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo, phát triển. Tình hình hiện nay và những vấn đề cần giải quyết (chống xuống cấp, đầu tư để thu hút khách du lịch.)   Kết hợp giữa kể, tả, biểu cảm, bình luận cần có những sự việc, số liệu chính xác. Ÿ Kết bài:   Tình cảm của em đối với danh lam, thắng cảnh hoặc di tích,…   Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các di tích, danh lam, thắng cảnh,… + Tóm lại, khi giới thiệu danh lam, thắng cảnh- di tích lịch sử ở địa phương là trên cơ sở người điạ phương có điều kiện thuận lợi tìm hiểu sâu, kĩ về danh lam- di tích ấy, tập viết bài giới thiệu để củng cố kiến thức đã học và thêm hiểu biết, gắn bó, yêu mến quê hương mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài khoảng 400-500 chữ, không nên chọn đề tài phức tạp, không được chép bài trên sách báo để thay thế cho sự làm việc tự lực của mình. - Những việc làm trên dành thời gian để học sinh chuẩn bị trước từ 2 đến 3 tuần, giáo viên thường xuyên kiểm tra, góp ý. - Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài viết: + Trên lớp, nếu bài 2 tiết thì dành 70 phút cho học sinh từng nhóm lên giới thiệu bài viết của mình như một hướng dẫn viên du lịch. + Giáo viên và học sinh lắng nghe, bổ sung, nhận xét trong thời gian còn lại. Giáo viên nhận xét chung nội dung và cách thức trình bày của từng nhóm, phần này giống như tiết luyện nói. + Tổ chức tham quan ngay trong buổi học, tới di tích danh lam tiêu biểu của địa phương. Ở đó có thể tổ chức học sinh trình bày bài viết của mình, giáo viên cùng với học sinh đối chiếu ngay với thực tế để rút ra nhận xét. + Tùy khả năng và điều kiện thực tế để lựa chọn nhưng phải thiết thực, nhẹ nhàng và hấp dẫn. huongdanvn.com Trang 16 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) - Giáo viên hướng dẫn tổng kết: Học sinh tự nhận xét sau quá trình chuẩn bị, sau khi hoàn thành văn bản, sau khi trình bày bài viết của mình em đã nhận thức thêm được gì về thực tế quê hương. 1.3. Kiến thức cơ bản trong các bài dạy Chương trình địa phương: Để tổ chức bài học Chương trình địa phương Ngữ văn sinh động thì đòi hỏi giáo viên phải có một vốn kiến thức nhất định vì “ Có bột mới gột nên hồ”. Nếu không chuẩn bị kiến thức thì Giáo viên không thể nào làm chủ được tiết dạy của mình, không tổng kết, nhận xét được hoạt động của HS là đúng hay sai. Chính vì vậy trong từng bài dạy Chương trình địa phương giáo viên phải thu thập, sưu tầm, tích lũy cho mình một vốn kiến thức nhất định. Đây là những kiến thức cơ bản có liên quan đến nội dung của các bài học Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn THCS, giáo viên có thể lựa chọn các kiến thức phù hợp để làm tư liệu soạn giảng. Cụ thể: 1.3. 1. Đối với các bài dạy Chương trình địa phương phần Văn: a. Truyện dân gian Bình Định: - Caùc theå loaïi truyeän daân gian ở Bình Định: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. - Một số truyện dân gian Bình Định: + Truyên truyền thuyết: Truyện truyền thuyết về Tà Kơn (Vĩnh Thạnh- Bình Định), Truyền thuyết về cây đàn Aradon của người H’rê (Bình Định), chùm truyện truyền thuyết về nhà Tây Sơn ( Ấn vàng và kiếm bạc, Chúa Xà Đàng và bầy ngựa rừng,…) + Truyện cổ tích: Truyện cổ tích về Hòn Vọng phu, truyện cổ tích Suối Tiên, Chuyện chàng Lía,… - Nhöõng điểm giống và khác của truyeän daân gian cuûa ñòa phöông Bình Định và các truyeän daân gian ñaõ hoïc. + Giống nhau: Có đầy đủ những đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học. + Khác nhau: Mang màu sắc của địa phương Bình Định: xuất hiện các địa danh, các nhân vật ở địa phương Bình Định. - Ngoaøi truyeän daân gian ñòa phöông em coøn coù caùc sinh hoaït vaên hoùa daân gian ñoäc ñaùo: hát bài chòi, hát tuồng, đấu võ, chèo Bá Trạo. b. Ca dao, daân ca của địa phương Bình Định: * Ca dao về quê hương đất nước, con người: - Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm. - An Nhơn có núi Mò O Có chùa Thập Tháp có đò Trường Thi. - Ai về Bình định mà coi Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền. - Bình Định nón Gò Găng Bún Song thần An Thái Lụa Đậu tư Nhơn Ngãi Xoài Tượng chín Hưng Long Mặc ai mơ táo ước hồng Tình quê em giữ một lòng trước sau. huongdanvn.com Trang 17 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) - Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh - Cầu Đôi mà tháp cũng Đôi Dễ chi nhân nghĩa mà rời được nhau. - Cát Hanh đất hẹp chông dày Có đồi Núi Một chôn thây quân thù. - Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương chú Liá bị vây trong thành. - Diêm Tiêu, Phủ Cũ anh hùng Mồ chôn Mỹ- ngụy chất chồng non cao. - Chợ Thành chợ Dã Chợ Dinh bán chả Chợ Huyện bán nem Chợ gồm đồ gốm Phú Hội đồ đan Tiệm đường ghé chợ Cảnh Hàng Mua thêm chiếc võng cho nàng ru con. - Đi xa nhớ bánh tráng mè Mùi quê phảng phất dặm doè hương đưa - Hà Thanh nước mãi trong xanh Đèo Son thắm mãi mối tình đôi ta Sông sâu cầu bắt đã qua Nén hương bên tháp gọi là đền ơn. - Gió cầu Tấn trưa chiều thổi mát Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi Phương Mai, Gành Ráng tương tri Ngâm câu thủy tú, sơn kì thảnh thơi. - Gò Bồi có nước mắm thơm Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi. - Lụa Phú Phong nên duyên chồng vợ Nón Gò Găng khắp chợ mến thương Áo hồng quần lụa vấn vương Nghiêng nghiêng chiếc nón gió sương. -Mảng vui Hương Thủy, Ngự Bình Ai vô Bình Định với mình thì vô, Chẳng lịch bằng chốn kinh đô Bình Định không đồng khô cỏ cháy huongdanvn.com Trang 18 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) Năm dòng sông chảy Sáu dãy non cao Biển Đông sóng vỗ dạt dào Tháp kia làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh. - Muốn ăn đi xuống Muốn uống đi lên Dạo khắp bốn bên Chợ Thành, Chợ Giã Chợ Dinh bán chả Chợ Huyện bán nem. - Ngó lên đất đỏ nhiều khoai Ngó xuống Đồng Xoài nhiều mía nhiều tranh Ngó về Đồng Cọ lúa xanh Phú Điền, Phú Cốc, Mỹ Phong cau nhiều. - Rượu ngon Trường Thế mê ly Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành. - Về thăm Bình Định quê tôi Để ăn nếp mới nấu xôi nước dừa. * Ca dao về tình cảm gia đình: - Chồng chài, vợ lưới, con câu Bà ngoại đi xúc, cháu dâu đi mò. Dừa xanh Tuy Phước, Gò Bồi Chài, lưới, câu, xúc, mò con cá Bống mủn ăn cùng nồi cơm niêu - Cá nục gai bằng hai cá nục vọng Vợ chồng nghĩa nặng, nhân ngãi tình thâm Xa nhau muôn dặm cũng tầm Gặp nhau hớn hớ tay cầm lời trao. -Em về dưới chợ Kỳ Sơn Mua tôm mua cá đền ơn mẹ già. - Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe. * Ca dao về tình yêu đôi lứa: - Anh về Bình Định thăm nhà Tháng hai trở lại, tháng ba cưới nàng Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xếp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn. - Anh về Bình Định chi lâu Bỏ em ở lại hái dâu một mình Thương chi cho uổng công tình Nẫu về xứ Nẫu bỏ mình bơ vơ. - Anh về Đập Đá đưa đò Trước đưa quan khách sau dò ý em. huongdanvn.com Trang 19 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My Moät vaøi kinh nghieäm giaûng daïy baøi: “Chöông trình ñòa phöông”(Phaàn Vaên vaø Taäp laøm vaên) - Anh về Đập Đá, Gò Găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình. - Bốn mùa xuân hạ thu đông Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chàng. Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái dạ trông chàng bấy nhiêu. - Chàng đi đường đâu gặp khó khăn Cũng sao ghé lại Gò Găng quê mình Vào đây em tặng nón chung tình Hình chàng bóng thiếp in hình đôi ta. - Cù lao xanh thương anh ở đảo Sông Hà Giao dạo khúc tâm tình. Mong sao hai đứa tụi mình Như mây với nắng bóng hình có nhau. - Giếng sâu thăm thẳm Con chim trên cao nó đỗ tăm tăm Nghĩa nhơn anh tích để ngàn năm Lẽ gì sớm viếng tối thăm duyên chàng. - Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng Dòng sông Côn lai láng mùa mưa Đã cam tháng đợi năm chờ Duyên em đục chịu trong nhờ quản bao. -Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược Nước chảy ngược con cá mược lội ngang Thuyền em đậu bến Lại Giang Sao thuyền anh lại ngược đàng Kim Sơn Hay anh đem dạ giận hờn Để cho em chịu cô đơn một mình. - Trời mưa ướt núi, ướt rừng Ướt em, em chịu, xin đừng ướt anh. - Tam Quan ngọt nước dừa xiêm Cha từ, mẹ bỏ vẫn tìm theo anh. * Những câu hát than thân: -Cha mẹ muốn ăn cá thu Gả con dưới biển mù mù tăm tăm - Cầm chài mà vãi xuống đầm Cá đâu không thấy chầm hâm hết ngày Cầm chài mà vãi xa ghe Cá không thấy cá lại hè kéo lên Cầm chài mà vãi lỗ tre huongdanvn.com Trang 20 Ngöôøi thöïc hieän: Traàn Thò Traø My
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất