Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm về đổi mới ppdh môn toán 2 theo sgk mới...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm về đổi mới ppdh môn toán 2 theo sgk mới

.DOC
12
59
103

Mô tả:

SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong công cuộc nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ngành giáo dục - đào tạo được đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Mỗi quốc gia trên thế giới, quốc gia nào cập nhật được nhiều khoa học – kỹ thụât tiên tiến vào đời sống thực tiễn của mình thì quốc gia đó có nền kinh tế phát triển và ngược laị . Hiện nay trên thế giới khoa học – kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ, khoa học và công nghệ đang có những bước nhảy vọt. Kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn, trong quá trình phát triển. Để theo kịp các nước phát triển trên thế giới, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định mục tiêu tổng quát các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010 là : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Muốn vậy cần có sự đổi mới thật sự trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giáo dục và đào tạo phải xây dựng nội dung, chương trình giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Một trong những yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ chính là đội ngũ giáo viên. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải năng động sáng tạo, tim tòi phương pháp dạy học tối ưu nhất để đào tạo ra người lao động có kiến thức văn hoá, có kỹ năng, năng động, sáng tạo để đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học, nhất là đôi với học sinh lớp 2, nhiều năm thực hiện nội dung, chương trình SGK mới, đã trở thành một nhiệm vụ hết sức cấp thiết và phải được thực hiện ở tất cả các môn học đặc biệt là bộ môn Toán. Đó là một trong những môn góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới. Để đáp ứng với trình độ nhận thức của lớp 2 đầu thế kỷ 21, tiếp cận trình độ Toán 2 của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, Lª ThÞ Hoµi 1 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi xoá bỏ dạy học hiện trạng, dạy học Toán dưới tầm nhận thức của trẻ 7 tuổi, chúng ta đã thực hiện đổi mới chương trình SGK Toán 2. Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình Toán 2 là đổi mới phương pháp dạy học. Chúng ta đã biết rằng không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, không có phương pháp dạy học nào là chung cho các bài học trong môn học và cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng đối với chương trình và SGK mới, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Còn giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn để hoạt động học tập của học sinh diễn ra “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và chất lượng hơn”. Nhằm phát huy khả năng tư duy tự tìm tòi, tự khám phá tri thức của học sinh. Vì vậy, người giáo viên cần tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập để trên cơ sở đó học sinh tự phát hiện tự giải quyết vấn đề của bài học một cách nhanh nhẹn, nhạy bén để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong thực hành theo năng lực của từng cá nhân, với sự tổ chức hướng dẫn, hợp tác hợp lý của giáo viên, với sự trợ giúp đúng mức của các thiết bị dạy học và đồ dùng học tập làm cho học sinh biết cách tư duy sáng tạo và tự tin, làm nền tảng vững chắc cho các lớp học kê tiếp có chương trình cao hơn. Xuất phát từ ý nghĩ đó, xuất phát tư quá trình dạy học và nhất là xuất phát từ thực tế nội dung, chương trình môn Toán lớp 2 hiện nay tôi đã chọn tên đề tài trên. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TOÁN 2 HIỆN NAY. Năm học 2008 – 2009 tôi được phân công giảng dạy lớp 2B ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp, quan sát học sinh các lớp trong khối 2, học tập và tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp tôi phụ trách và thu được kết quả như sau: Tổng số Lª ThÞ Hoµi Học sinh yếu Học sinh TB 2 Học sinh khá giỏi TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi 29 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 12 41% 12 41% 5 17% Từ các kết quả khảo sát trên tôi thấy. * Về phía học sinh : - Phần đa các em con thụ động trong giờ học, chưa chú ý lắng nghe. Một số học sinh chưa quen với các thao tác trên đồ dùng học tập nên thao tác còn chậm chưa linh hoạt. - Các kiến thức Toán các em còn nắm rất mơ hồ . Số học sinh đạt trung bình còn thấp. - Có một số em không nhớ còn lẫn lộn cách tính giữa có nhớ và không nhớ. Trình độ tư duy cũng như vốn kiến thức cơ bản ở lớp dưới các em nắm không chắc dẫn đến thói quen học vẹt. Ghi nhờ bảng cộng trừ còn máy móc. * Về phía phụ huynh: - Phần đa lớp tôi con em sống bằng nghề nông, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nên không có điều kiện chăm lo con cái học hành. Sách vở một số em chưa đầy đủ. Nhất là đối với học sinh vùng vận tải (Xóm 9) của xã tôi. Con cái gửi lại cho ông bà già yếu, bố mẹ đi làm ăn, các em thích thì đi học không thích thì nghỉ. Các em chưa ý thức được học để làm gì, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với các em. * Về phía giáo viên: - Một số giáo viên chưa hiểu hết ý đồ của SGK. Thứ tự các bài tập trong SGK được sắp xếp từ dễ đến khó mà giáo viên vẫn còn đảo thứ tự các bài tập. Bắt học sinh phải hoàn thành tất cả các bài tập ở SGK, chưa nắm kỹ phần giảm tải nên tiết dạy quá nặng nề dẫn dến học sinh chán học. Lª ThÞ Hoµi 3 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi - Một số giáo viên giảng dạy còn nói nhiều, còn nói thay và làm thay học sinh nên học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách máy móc thụ động, theo sự áp đặt của giáo viên và học sinh không hứng thú học tập. Ví dụ: Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” giáo viên còn gò ép học sinh tính theo cách của mình, chưa khuyến khích động viên học sinh tìm ra nhiều cách tính khác nhau. Do vậy chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh. III. GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG. Qua những thực trạng và trong suốt quá trình giảng dạy tôi thấy muốn thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình Toán 2 thì đòi hỏi người giáo viên phải: - Đổi mới cách nghĩ về dạy học, nắm vững mục tiêu bài học. Tổ chức các hoạt động học tập theo một quy trình sao cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự tìm ra kiến thức mới và giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái. Bởi vì các tiết học về các phép cộng, phép trừ học sinh chỉ sử dụng các thao tác trên que tính để bộc lộ “cơ sở lý luận” một cách gián tiếp mà thôi, đây là điểm mới của phương pháp dạy học phép tính ở lớp 2. Không trình bày cơ sở cách tính mà rút ra trên cơ sở thực hành thao tác bằng tay với que tính. - Giáo viên cần trân trọng mọi cố gắng, các ý kiến của học sinh, không áp đặt học sinh theo phương án có sẵn mà động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất. - Khuyến khích học sinh tìm ra cái mới trong học và hành( tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề và lựa chọn phương pháp hợp lý). Giúp học sinh hứng thú tự tin, trung thực cẩn thận, chăm chỉ trong học tập môn Toán . - Giáo viên cần thay đổi dần thói quen cản trở các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. ( Không nói thay, làm thay, nghỉ thay những gì học sinh có thể nói, làm, nghĩ được). Không dạy học đồng loạt, phải tôn trọng khuyến Lª ThÞ Hoµi 4 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi khích động viên, tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn, đề xuất phát biểu ý kiến nói ra được những hạn chế của mình, của bạn. - Khi học sinh là xong các bài tập có thể cho các em tự đổi chéo bài nhau để đánh giá bài làm của bạn. - ở cuối tiết học, tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập giúp các em cũng cố lại bài học một cách hứng thú hơn. Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ theo tinh thần đổi mới. Ví dụ : Bài “8 cộng với một số” 8 + 5 Giáo viên tiến hành giờ dạy dưới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học sau: * Hoạt động 1: + Giáo viên lệnh cho học sinh lấy 8 que tính (Bộ đồ dùng học Toán của học sinh ) (Lần 1) + Lấy tiếp 5 que tính nữa (Lần 2) Giáo viên hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính. Học sinh trả lời : 13 que tính. Giáo viên hỏi: Làm thế nào để biết được 13 que tính? Học sinh 1 trả lời: Gộp 8 que tính với 5 que tính rồi đếm lần lượt từ 1 đến hết được 13 que tính. Học sinh 2 trả lời: Lấy 5 que tính trong 8 que tính được 10 que tính, bó lại thành một chục que tính, một chục que tính với 3 que tính là bằng 13 que tính. Học sinh 3 trả lời: Lấy 2 que tính trong 5 que tính gộp với 8 que tính được 10 que tính. Bó lại thành một chục que tính, một chục que tính với 3 que tính là bằng 13 que tính. Lª ThÞ Hoµi 5 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi - Giáo viên nhận xét: Tất cả các cách đều làm đúng. Cách thứ 3 đơn giản va nhanh nhất, vậy ta nên làm theo cách thứ 3. - Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại cách làm thứ 3 giáo viên thao tác trên bộ đồ dùng ( GV) cho cả lớp theo dõi. ở tiết học này học sinh đã huy động kiến thức được học ở lớp 1 để tự phát hiện kiến thức mới như: 8 + 2 = 10. (Đây là thao tác gộp 8 que tính với 2 que tính là 10 que tính) 10 + 3 = 13 (chính là một chục que tính và 3 que tính). Đây là điểm mới của phương pháp dạy phép tính ở lớp 2. Không trình bày cơ sở cách tính mà rút ra trên cơ sở thực hành thao tác bằng tay với que tính. Học sinh chỉ sử dụng các thao tác trên que tính để làm bộc lộ cơ sở lý luận một cách gián tiếp mà thôi. - Từ chỗ hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép tính trên bằng các thao tác trên que tính, giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo cột dọc. Một học sinh lên bảng viết lớp làm vào bảng con vài học sinh nêu lại cách tính. 8 + = 8 cộng 5 bằng 13. (Viết 3 thẳng cột đơn vị với 8 và 5) viết 1 vào cột chục 5 13 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự lập bảng “ 8 cộng với một số”. Tiếp tục yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả của phép tính. 8 + 3 ; 8 + 4 ; 8 + 5 ; 8 + 6 ; ……. 8 + 9 . - Chia nhóm học sinh để tìm ra kết quả của phép tính trên. Gọi học sinh nêu kết quả, giáo viên ghi bảng - Sau khi đã lập được bảng 8 cộng với một số. Giáo viên cho học sinh nhận xét các phép tính trên có thành phần gì giống nhau ? Lª ThÞ Hoµi 6 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi - Giáo viên nêu đây chính là nội dung bài học “ 8 cộng với một số”. Yêu cầu học sinh học thuộc bảng cộng bằng nhiều cách (đọc xuôi, đọc ngược, che, xoá một thành phần của phép tính) Như vậy học sinh đã tự phát hiện ra kiến thức mới và tự giải quyết nhiệm vụ bài học. * Hoạt động 3: Thực hành . Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho các em làm các bài tập 1 ,2, 4 . Bài 3 giảm vì bài đó “quá tải” đối với học sinh lớp 2. Bài 1: Gọi một học sinh nêu yêu cầu đề bài cho cả lớp cùng làm vào vở. Hai học sinh lên bảng làm bài. Giáo viên chữa bài cùng học sinh. H? Em có nhận xét gì về các cột tính 8 + 4 = 4 + 8 . Học sinh trả lời : Khi đổi chỗ các số hạng trong phép tính thì tổng không thay đổi. Vậy bài tập này cũng cố lại kiến thức gì ? Giáo viên chốt lại bài 1 chuyển tiếp sang bài 2. Bài 2: Tương tự phương pháp như bài tập 1 nhưng giao viên lưu ý cho học sinh viết các chữ số thẳng cột (đơn vị với đơn vị, chục với chục). Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài sau đó mới làm bài. Giáo viên uốn nắn học sinh yếu cách giải. H? Bài này yêu cầu ta phải tìm gì? Giáo viên chữa bài và chốt lại bài giải của học sinh. * Hoạt động 4 : Trò chơi ai nhanh ai đúng. Lª ThÞ Hoµi 7 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi Giáo viên ra bất kỳ một phép tính nào trong bảng cộng 8 cộng với một số vừa học. Học sinh nối tiếp nhau trả lời nhanh kết quả của các phép tính đó. Ví dụ: Khi dạy bài “36 cộng 15” A. Bài cũ: Hai học sinh đọc lại bảng cộng 6 cộng với một số. Giáo viên nhận xét cho điểm: B. Dạy bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 36 cộng 15 . Giáo viên nêu : Có 36 que tính thêm 15 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính nữa? + Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính em làm thế nào? (Lấy 36 cộng 15) Giáo viên ghi bảng phép tính: 36 + 15 = ? Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm ra kết quả phép tính trên. Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả phép tính trưn bằng nhiều cách. Sau đó giáo viên hướng dẫn và thao tác trưn bảng cài theo cách : “Lấy 6 que tính gộp với 5 que tính thành 11 que tính, 11 que tính thay bằng 1 thẻ chục và 1 que tính rời. 3 chục với 1 chục là 4 chục, thêm 1 chục nữa là 5 chục, them 1 que tính nữa là 51 que tính. Vậy 36 cộng 15 bằng bao nhiêu? (36 + 15 = 51) Sau khi học sinh tìm ra kết quả phép tính bằng thao tác que tính, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt tính và thực hiện. Gọi một học sinh lên bảng đặt tính. Lớp tự làm vào bảng con, giáo viên uốn nắn học sinh yếu. 36 + 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1 3 cộng 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5 viết 5 15 Lª ThÞ Hoµi 8 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi = 51 36 + 15 = 51. Giáo viên hỏi : Em vừa được học phép tính gì? Học sinh trả lời : 36 + 15 H? Vậy khi thực hiện phép tính đó cần qua mấy bước. Học sinh trả lời: 2 bước . …… Giáo viên chốt lại cách làm của học sinh và lưu ý tính có nhớ. * Hoạt động 2: Thực hành . Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1 , 2 , 3 trang 36 Bài 1: (Chỉ làm dòng 1). Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm vào vở, 2 em lên bảng. - Giáo viên và học sinh chữa bài. - Giáo viên chốt lại bài. Bài tập 1 cũng cố lại kiến thức gì các em vừa học . Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm vào bảng con để giáo viên kiểm soát được toàn bộ cả lớp. - Giáo viên chữa bài cùng học sinh. (Chốt lại cách đặt tính và tính) Bài 3: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ. - Học sinh nêu bài toán dựa theo hình vẽ ở SGK . - Giáo viên khuyến khích học sinh đặt đề Toán hay phù hợp với hình vẽ. - Một học sinh khá lên bảng giải cả lớp giải vào vở. - Giáo viên uốn nắn học sinh yếu. H? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Lª ThÞ Hoµi 9 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi - Muốn tìm số kg ngô và gạo ta làm thế nào? Học sinh đổi chéo vở nhận xét bài của nhau. Giáo viên chốt lại bài giải của học sinh. * Hoạt động 3: Cũng cố dặn dò. Chơi trò chơi xây nhà . Chuẩn bị hĩnh vẽ 2 ngôi nhà trên bảng phụ. Các mảnh giấy có ghi tổng tương ứng với các tổng ghi trên mái nhà. Cách chơi : Chọn 2 đội chơi , mỗi đội có 5 em. Khi chơi các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng và gián vào đúng vị trí . Đội nào gián đúng, xong trước là đội thắng cuộc. Kết quả: Khi gián xong sẻ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh. Dặn học sinh về nhà làm các bài tập còn lại ở tiết học. IV. KẾT QUẢ. Vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh vao bài dạy ở lớp tôi, tôi thấy kết quả cao hơn so với phương pháp cũ. Học sinh rất hứng thú tự tin và tích cực học tập, học sinh biết tư duy một cách độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Học sinh tập trung hơn , giờ học sinh động hơn, từ đó hiệu quả giờ học được nâng cao hơn. Kết quả cụ thể: Học sinh yếu Học sinh TB Học sinh khá giỏi Tổng số 29 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 0,3% 21 72% 7 24% V. KẾT LUẬN : Lª ThÞ Hoµi 10 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi Để thực hiện dạy một tiết toán lớp 2 đặc biệt là dạy các phép cộng, phép trừ có nhớ thì điều kiện cần thiết là phải sử dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vào việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh. Qua thực tế giảng dạy cho thấy sử dụng phương pháp này trong dạy học Toán theo tôi là có hiệu quả, chất lượng của học sinh cao hơn, học sinh nhớ kiến thức bài học dễ dàng hơn. Bởi vì đây là phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động trong quá trình nhận thức, điều này là một yêu cầu cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ở các em. Mặt khác khi thực hiện dạy học theo phương pháp này, người giáo viên thể hiện được vai trò tổ chức hướng dẫn của mình, để các em luôn tích cực trong hoạt động nhận thức tìm tòi phát triển vấn đề và tự giải quyết vấn đề. Góp phần làm cho tiết dạy học Toán 2 thêm sinh động, hứng thú và hiệu quả. Đồng thời giúp cho học sinh tự tin hơn vào khả năng của bản thân, mạnh dạn hơn khi hợp tác với bạn và giáo viên. Góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tổ chức dạy học trên cơ sở các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành phương pháp và nhu cầu tự học (tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới trong học tập và đời sống) giúp học sinh hứng thú và tự tin hơn trong học và hành . Qua giờ học Toán ngoài các kiến thức và kỹ năng cơ bản học sinh còn được khuyến khích và rèn luyện cách diễn đạt, cách suy nghĩ linh hoạt, góp phần phát triển ngôn ngữ và trình độ tư duy của học sinh qua môn Toán lớp 2. Dạy học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, là công việc khó khăn, dạy học ở tiểu học càng khó khăn hơn, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học hỏi, không ngừng rèn luyện, tìm tòi sáng tạo nhiều thủ pháp, biện pháp mới để nghệ thuật này ngày càng phong phú hoàn thiện. Trên đây là một vài suy nghĩ về việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh của bản thân tôi qua việc dạy học môn Toán theo tinh thần đổi mới. Rất mong Lª ThÞ Hoµi 11 TiÓu häc Hng Lam SKKN: Mét sè kinh nghiÖm ®æi míi PPDH m«n To¸n líp 2 theo ch¬ng tr×nh SGK míi được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo , HĐKH các cấp và đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn, áp dụng thực tiễn có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn Hưng Lam, ngày 22 tháng 5 năm 2009 Người viết Lê Thị Hoài Lª ThÞ Hoµi 12 TiÓu häc Hng Lam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất