Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn- một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh...

Tài liệu Skkn- một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh

.DOC
24
82
54

Mô tả:

GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù GV: Bùi Thị Lệ Huyền Trường THCS Trần Phú NĂM HỌC: 2008 - 2009 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta đã nêu rõ: giáo dục là sự nghiệp đào tạo và xây dựng con người vừa phục vụ xây dựng kinh tế – xã hôi trước mắt; vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển lâu dài”. Quan điểm của Đảng ta giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục là động lực chủ yếu làm tăng phát triển chỉ số con người; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là hạnh phúc của mỗi thành viên trong toàn xã hội ,là nhiệm vụ của Nhà nước , các tổ chức , mọi ngành , mọi cấp quản lý . Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển xã hội , tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố an ninh quốc phòng . Đó là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta . Những năm gần đây ,cùng với sự phát triển của xã hội Bộ Giáo dục –Đào tạo có những nghiên cứu đổi mới về Giáo dục, đặc biệt là đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy “Lấy học sinh làm trung tâm ”,dạy học theo hướng tích cực và tích hợp . Nhằm đào tạo những con người chủ động và sáng tạo ,thích nghi với môi trường luôn biến động , đáp ứng được sự phát triển về kinh tế xã GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù hội , đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước . Để đáp ứng được yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên không những phải có kiến thức vững vàng ,mà cần phải có những phương pháp giảng dạy và hình thức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh .Theo định hướng đó một trong những hình thức và phương pháp mà chúng ta vận dụng nhiều đó là hình thức dạy học theo nhóm và phương pháp thảo luận nhóm . Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập mà theo đó học sinh trong nhóm trao đổi giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập .Học sinh trao đổi những ý tưởng và kiến thức với các thành viên trong nhóm ,những học sinh có khả năng giúp đỡ những học sinh yếu hơn .Các thành viên của nhóm tham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức và kỷ năng mới . Trong không khí học tập, người học không chỉ có trách nhiệm với việc học của mình mà còn có trách nhịêm với việc học của các bạn khác trong nhóm.Hình thức học tập nhóm không còn là việc lĩnh hội tri thức xuất phát từ hứng thú cá nhân hoặc do sợ kiểm tra, mà lĩnh hội tri thức có tính tập thể .Hoạt động học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi , đã khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi , độc lập sáng tạo cho học sinh ,tạo điều kiện cho học sinh phát hiện và giải quyết những vấn đề mới trong nội dung bài học . Tuy nhiên để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm có hiệu quả thì người thầy cần phải nắm được những yếu tố cơ bản về cách thức xây dựng và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm ra sao ? Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm cần đảm bảo những yêu cầu gì ? Quy trình tổ chức hoạt động nhóm như thế nào ? Qua nhiều năm giảng dạy thực hiện theo phương pháp đổi mới, qua việc dự giờ ở trường mình cũng như ở các trường bạn trong những đợt thao giảng cụm .Qua việc trao đổi với đồng nghiệp cũng như qua tham khảo các tài liệu có liên quan, bản thân xin mạnh dạn đưa ra : “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh” để thực hiện yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục . GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù PHẦN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A/ Thực trạng : Phải nói rằng thảo luận học tập theo nhóm là một phương pháp mới có nhiều ưu thế .Tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi . Tuy nhiên qua thực tế dạy học ở trường phổ thông tôi thấy rằng vấn đề hoạt động nhóm còn nhiều điểm bất cập , nhiều lúc hoạt động nhóm còn mang tính hình thức .Biểu hiện ở chỗ học sinh chạy đi chạy lại lộn xộn ,mất thời gian dẫn đến tiết dạy không đảm bảo đúng thời gian. Hoạt động của nhóm thường tập trung vào một số đối tượng học sinh khá giỏi ,trong khi các em yếu kém ngồi xem lấy vì hoặc tụt hậu không theo kịp các bạn , đành phải về chỗ khi chưa kịp hiểu ra vấn đề cần thảo luận .Dẫn đến hoạt động học tập theo nhóm chưa đạt hiệu quả cao . Thông qua một số tiết học đầu năm tôi xét thấy về ý thức tổ chức , về kỷõ năng cũng như kết quả đạt được của học sinh trong hoạt động học tập theo nhóm còn thấp , cụ thể : Lớp 84 89 Sĩ số 38 Tốt 10,5% Khá 29% Trung bình 42,1% Yếu 18,4% 41 (4em) 17,1 % (11em ) 31,5 % (16 em ) 36,6 % (7 em ) 14,6 % ( 7em ) ( 13 em ) (15 em ) (6em ) B/ Những nguyên nhân * Đối với giáo viên : - Chưa xây dựng tổ chức tốt cho các nhóm hoạt động . - Giáo viên chưa áp dụng quy trình của phương pháp thảo luận nhóm một cách tốt nhất.Nên trong khi áp dụng dạy học vẫn còn lúng túng ,chưa phát huy hết tác dụng . GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù - Giáo viên sợ hết giờ không dám cho học sinh thảo luận lâu, có gì thắc mắc giáo viên giải quyết ngay, chưa để cho học sinh tự tháo gỡ thắc mắc, giáo viên còn nói nhiều. -Nội dung vấn đề thảo luận mà giáo viên đưa ra cho học sinh chưa phù hợp với khả năng ,chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh .Nếu vấn đề thảo luận nhóm quá dễ ,quá thấp sẽ làm cho học sinh chủ quan không làm việc .Ngược lại vấn đề đưa ra quá khó ,quá cao học sinh không thể tranh luận để giải quyết được . * Đối với học sinh - Trong thực tế các em học sinh quen với cách học truyền thống thầy đọc trò ghi với thực tế này học sinh vô tình trở nên bị động trong quá trình tiếp thu kiến thức . - Học sinh còn lúng túng, trong nhóm chưa thật sự biết giúp đỡ nhau. - Học sinh còn thụ động trong quá trình tiếp thu bài giảng ,nguyên nhân chính là các em không chịu ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo . - Khả năng nhận thức của học sinh chưa thật đồng đều đặc bịêt là hạn chế trong việc tiếp thu của một số em là học sinh dân tộc ít người. - Một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt mang tính ỉ lại ,nghĩ rằng phần việc thảo luận nhóm đó chỉ là của các bạn khá giỏi và dựa cơ hội hoạt động nhóm để làm việc riêng . Từ những thực trạng nêu trên tôi thấy rằng cần phải xem xét nhìn nhận lại để phương pháp thảo luận nhóm phát huy hết vai trò đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học hiện nay . C/ Một số biện pháp thực hiện : Để giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh được thành công và đạt kết quả cao hơn tôi đã thực hiện một số biện pháp sau : 1/ Xây dựng tổ chức : Xây dựng tổ chức là một khâu không kém phần quan trọng nó góp phần quyết định sự thành công và hiệu quả đạt được khi hoạt động nhóm .Vì vậy ,muốn xây dựng được tổ chức thành công và duy trì tốt hoạt GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù động của các nhóm học tập giáo viên cần thực hiện một số nhiệm vụ và biện pháp sau : - Ngay từ đầu năm tôi đã xây dưng (hình thành ) các nhóm học tập .Một số kiểu nhóm phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương như điều kiện về cơ sở vật chất (bàn ghế ,phòng học thiết bị nghe nhìn …) đó là : + Nhóm đôi - hay nhóm 3-4 học sinh (nhóm 2 học sinh ngồi gần nhau hay nhóm theo bàn) + Nhóm 6-8 học sinh (2 bàn học sinh ngồi gần nhau ) + Nhóm 9-12 học sinh (3 bàn học sinh ngồi gần nhau : bàn trên ,bàn dưới ,bàn giữa ) Trong đó các kiểu nhóm 1bàn và 2 bàn học sinh ngồi gần nhau được sử dụng nhiều nhất vì nó có nhiều lợi thế ,khi hoạt động nhóm học sinh ít di chuyển chỗ ngồi đỡ tốn thời gian và phù hợp với điều kiện bàn ghế ở địa phương .Với cách phân nhóm như trên thì số bàn ở mỗi dãy phải là số chẵn . Khi hình thành nhóm tôi đã lưu ý về vấn đề xếp chỗ ngồi cho học sinh : + Xen kẽ đối tượng học sinh khá giỏi – trung bình -yếu đặc biệt lưu ý đến đối tượng học sinh là con em dân tộc ít người . + Xen kẽ giữa học sinh nam và học sinh nữ ,học sinh mạnh dạn tự tin và học sinh nhút nhát tự ti . + Xen kẽ giữa học sinh có khả năng diễn đạt tốt với học sinh có khả năng diến đạt yếu . Việc xếp chỗ ngồi như vậy giúp cho các nhóm có năng lực đồng đều nhau ,không nhóm nào bị áp lực tâm lý là nhóm mình kém hơn , vì thế ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em . Đồng thời trong mỗi nhóm nên có đủ các đối tương học sinh ,các đối tượng khác nhau này sẽ bổ sung cho nhau (khắc phục những hạn chế phát huy những thế mạnh )và giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập . Trong giai đoạn đầu tôi dành thời gian thích hợp để xây dựng và rèn kỹ năng tự điều hành hoạt động trong nhóm (nhất là nhóm 2 bàn ,3 bàn học sinh ngồi gần nhau ) cho học sinh ; đặc biệt là các nhóm trưởng và thư ký .Các kỹõ năng GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù đó là : Cách giao việc cho từng thành viên trong nhóm ,cách thảo luận ,cách ghi kết quả thảo luận ,cách trình bày báo cáo kết quả thảo luận .Trong giai đoạn này tôi chỉ định và phân công cố định nhóm trường và thư ký nhóm cho một số học sinh (khá ,giỏi .bạo dạn ,tự tin )đảm nhiệm , để nhóm trưởng và thư ký có đủ thời gian cần thiết rèn các kỹ năng nói trên . Khi các nhóm đã xây dựng được nề nếp hoạt động học tập và tự quản tốt (tự điều hành tốt )nghĩa là các nhóm trưởng và thư ký điều hành tốt các thành viên trong nhóm biết phối hợp tự giác ,nhịp nhàng , ăn ý và có chất lượng trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập .Thì giáo viên nên tạo cơ hội cho những thành viên còn lại trong các nhóm tập làm tổ trưởng và thư ký . Điều đó sẽ giúp cho hầu hết học sinh trong nhóm đều có cơ hội rèn luyện các kỹ năng : Điều hành hợp tác và kỹ năng tự hoạt động . 2/ Khi tổ chức hoạt động nhóm cần thực hiện những yêu cầu sau : Thứ nhất :Xác định nội dung hoạt động nhóm một cách thích đáng ,không phải bất cứ nội dung nào cũng cần đem ra thảo luận ,những ý đơn giản cá nhân học sinh có thể giải quyết được thì không nên đặt ra hoạt động nhóm ,mà phải là những vấn đề tương đối khó và lớn cần có sự hợp tác của tập thể thì mới dùng tới hình thức này . Ví dụ : Ví dụ1/ Khi dạy bài : Tính chất chia hết của một tổng - (Toán số học-lớp 6 tập 1). Các tính chất 1 và 2 được rút ra dưới hình thức tổng quát hoá từ việc tổng hợp những nhận xét qua nhiều ví dụ cụ thể ,vì thế để rút ra 2 nội dung tính chất ở trong bài này tôi đã cho học sinh hoạt động nhóm với nội dung sau : 1/ a/Viết 2 số chia hết cho 6. Xét xem tổng của chúng có chia hết cho 6 không ?-Rút ra nhận xét . b/Viết 2 số chia hết cho 7 .Xét xem tổng của chúng có chia hết cho 7 không ? –Rút ra nhận xét . GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù 2/ a/Viết 2 số trong đó có một số không chia hết cho 4 ,số còn lại chia hết cho 4 .Xét xem tổng của chúng có chia hết cho 4 không ? – Rút ra nhận xét . b/Viết 2 số trong đó có một số không chia hết cho 7,số còn lại chia hết cho 7 –Xét xem tổng của chúng có chia hết cho 7 không ? –Rút ra nhận xét . Trong tập hợp các số tự nhiên có nhiều cặp số thoả mãn các điều kiện trên vì thế khi cho các em hoạt động nhóm ,mỗi thành viên sẽ có một cặp số khác nhau nhưng cuối cùng các em nhận thấy rằng với những cặp số khác nhau nếu các số trong cặp số nào đó lần lượt chia hết cho 6 thì tổng của chúng chia hết cho 6 ; lần lượt chia hết cho 7 thì tổng của chúng chia hết cho 7 và trong mỗi cặp số đó nếu có một số hạng nào không chia hết cho 4 số còn laị chia hết cho 4 hay một số nào đó không chia hết cho 7 số còn lại chia hết cho 7 thì tổng của chúng không chia hết cho 4 ,hay không chia hết cho 7 .Từ đó các em rút ra các tính chất chia hết của một tổng mang tính thuyết phục hơn .Hơn nữa với hai bài toán trên đòi hỏi phải có sự chung sức của mọi thành viên cùng tham gia giải thì các em mới được một nhận xét hoàn hảo . Ví dụ 2 : Khi dạy bài : Tính chất cơ bản của phân số. ( Số học - lớp 6 ) Phần luyện tập củng cố tôi cho các em hoạt động nhóm để giải quyết bài toán sau : Ông đang khuyên cháu điều gì? Điền số thích hợp vào ô trống để có hai phân số bằng nhau, sau đó viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào ô ở hai dòng cuối cùng em sẽ trả lời được câu hỏi nêu trên : 3 A. 5  7 15 T. 8  Y. 7 11 ; E. 25   28 5  9 63 20 ; M. ; I. 7 20 44 8  13 39 11  1 ; K. 4  ;  22 121 18 -27 16 7 ; S. 15  9  12 36 ; C. ; O. 5  7 28 ; N. 24 25 G. -2 3 6 45  21 36 84  18 54 25 32 GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù 7 20 18 -27 25 -35 18 100 18 64 -2 24 Bài toán là kết quả để kiểm tra khả năng tiếp thu bài của các em về tính chất cơ bản của phân số .Hơn thế nữa kết quả bài toán là lời khuyên bảo các em cố gắng chăm chỉ học tập thì sẽ thành công . Với bài toán này rõ ràng cần phải có sự chung sức của nhiều người thì công việc sẽ hoàn thành sớm hơn . Ví dụ 3 : Khi dạy bài : Tính chất cơ bản của phép cộng phân số . Để rút ra các tính chất cơ bản của phép cộng các phân số tôi đã cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi sau : 1/Tính và so sánh : 2 3 3 2   . Từ đó rút ra phép cộng phân số có tính và 3 5 5 3 chất gì ? 1 3  2/Tính và so sánh :    1 4 1   1 4 + và     . Từ đó rút ra phép cộng phân 2  3 3  2 3 số có tính chất gì ? 3/Tính và so sánh : 2 2  0 và 0 + 3 3 .Từ đó rút ra phép công phân số có tính chất gì ? Từ việc hoạt động nhóm học sinh phải rút ra được các tính chất cơ bản của phép cộng phân số : Tính chất giao hoán ,tính chất kết hợp ,tính chất cộng với số 0 . Ví dụ 4 : Khi dạy bài hình thoi (hình học lớp 8), phần chứng minh định lý về tính chất hình thoi: Trong hình thoi : a) Hai đường chéo vuông góc với nhau b) Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi B 1 A 1 2 2 O D C GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù có thể chứng minh đinh lý trên theo nhiều cách khác nhau, để phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh tôi cho các em thảo luận nhóm để tìm cách chứng minh sau đó trình bày hướng chứng minh của nhóm mình . Có thể : Cách 1 : Chứng minh theo hướng như sách giáo khoa Cách 2 : Chứng minh theo hướng sau BD là phân giác của B� AC ^ BD   � B � B 1 2 � O � O 1 2   � O � 1800 ) (do O 1 2  AOB  COB Cách 3 : Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng . Những vấn đề trên tôi nghĩ cần phải có sự hợp tác trao đổi thảo luận thì các em mới tìm được nhiều hướng chứng minh khác nhau và thông qua việc thảo luận giúp các em khắc sâu kiến thức hơn và phát huy tính sáng tạo trong học tập. Ví dụ 5 : Khi dạy bài Ước và Bội (Số học 6) . Phần tìm Ước và Bội của một số : Trên cơ sở các em đã hểu khái niệm : Thế nào là Ước ,là Bội của một số .Tôi cho các em thảo luận nhóm theo yêu cầu : -Tìm các ước của 8 . Từ đó rút ra cách tìm ước của một số ?. -Tìm các bội của 7 . Từ đó rút ra cách tìm bội của một số ? Với vấn đề trên cũng cần có sự hợp tác trao đổi giữa các thành viên, có thể em A tìm bội của 7 là 0 ; em B: 14 ;em C: 7 ; em D: 21…. Từ đó các em rút ra được tổng quát về cách tìm bội .Tương tự như với việc tìm ước . Ví dụ 6 : Bài tập 155 /trong tiết luyện tập (Trang 59/ Số Học 6- tập 1) Cho bảng GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù a b ƯCLN (a;b) BCNN (a;b) ƯCLN (a;b) .BCNN (a;b) a.b a/ Điền vào các ô trống của bảng . 6 4 2 12 24 24 150 20 28 15 50 50 b/ So sánh tích ƯCLN (a;b). BCNN(a,b) với tích a.b . Đối với bài tập này tôi cũng cho các em hoạt động nhóm để việc phối hợp của các thành viên trong nhóm vấn đề giải quyết bài toán được nhanh hơn .Tuy nhiên với dạng bài tập thế này giáo viên cần chuẩn bị phiếu học tập sẵn cho các nhóm .Với loại hoạt động nhóm này tạo cho các em tính nhanh nhẹn hợp tác trong công việc . Thứ hai : Để thực hiện hoạt động nhóm cho thành công giáo viên phải nắm được được các dạng hình thức học tập theo nhóm có hai dạng đó là : + Dạng hình thức học tập theo nhóm thống nhất :Với dạng hình thức này tất cả học sinh đều thực hiện những nhiệm vụ như nhau ,có nghĩa là giáo viên nêu câu hỏi ,hay đưa ra một số vấn đề tất cả các nhóm cùng thảo luận . + Dạng hình thức học tập theo nhóm phân hoá : Với dạng này học sinh ở mỗi nhóm khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong nội dung một bài học . Giáo viên cần xác định với nội dung nào cần tổ chức hoạt động nhóm với dạng hình thức nào . Ví dụ : -Ở ví dụ 1(nêu ở trên ) chọn hình thức học tập theo nhóm thống nhất. -Ở ví dụ 2, 6 ( nêu trên) , kiến thức để vận dụng vào việc tìm các số điền vào ô trống trong các câu trên là như nhau , nhưng chỉ khác nhau về con số . Vì thế nên chọn hình thức học tập theo nhóm phân hoá để bài toán được giải quyết nhanh hơn. Chẳng hạn ở ví dụ 2 tôi chia thành 6 nhóm , mỗi nhóm 2 bàn học sinh ngồi gần nhau và thực hiện hai câu * Một dạng ô trống cần điền ở mẫu * Một dạng ô trống cần điền ở tử. GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù Cụ thể : 3 15 Nhóm 1 : A. 5  Nhóm 2 : S. 15  Nhóm 3 : E. 25  Nhóm 4 : T. 8  Nhóm 5 : K. 4  Nhóm 6 : I.. 7 21 11 44  7  28 1 11 16   22 121 ; M. ; C. 8  13 39 3 Y. 36 84 9  ; 12 36 ; G. ;  ; 5  9 63 ; O. ; N. 5  7 28 6  ; 18 54 Sau đó gọi đại diện các nhóm lên điền vào phần bài của mình .Khi đã đầy đủ các kết quả giáo viên sửa bài hoàn chỉnh . - Ở ví dụ 3 ( nêu trên ) : Trường hợp này giáo viên tung ra nhiều nội dung cần thảo luận vì thế tôi chọn hình thức hoạt động theo nhóm phân hoá . Cụ thể : (Chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn học sinh ngồi gần nhau ) Nhóm 1và 2 : Tính và so sánh câu 1 .Từ đó rút ra nhận xét phép cộng phân số có tính chất gì ? Nhóm 3 và 4 : Tính và so sánh câu 2 .Từ đó rút ra nhận xét phép cộng phân số có tính chất gì ? Nhóm 5 và 6 : Tính và so sánh câu 3 .Từ đó rút ra nhận xét phép cộng phân số có tính chất gì ? Tổng hợp các nhận xét rút ra từ các nhóm ta có tính chất cơ bản của phân số - Các ví dụ 4,5 (nêu trên ) chọn hình thức học tập theo nhóm thống nhất Thứ ba : Khi tổ chức hoạt động nhóm cần quy định và dành một lượng thời gian thích hợp đủ để thảo luận .Tuỳ vào mức độ câu hỏi hay yêu cầu bài tập dài hay ngắn . Đồng thời phải hạn định thời gian cho một hoạt động nhóm là bao nhiêu phút để các em tập trung tư duy vào việc giải quyết yêu cầu của giáo GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù viên .Còn thời điểm yêu cầu hoạt động nhóm là phù hợp với tiến trình bài giảng . Thứ tư : Tạo sự gắn kết thật sự trong nhóm . Vai trò nhóm trưởng điều hành như tôi đã đề cập ở trên là có thể thay đổi luân phiên để các thành viên đều được tham gia .Nhưng thực sự ra không phải em nào cũng đảm nhiệm được nhất là với những học sinh nhút nhát ,thiếu tự tin,trong khi đó vai trò này lại rất quan trọng .Vậy thì không nhất thiết tất cả đều phải làm nhóm trưởng .Tôi xác định mấu chốt là ở chỗ khi lên bảng trình bày kết quả, ưu tiên nhiều hơn và chỉ định bất kỳ vào những đối tượng yếu kém, cũng nên yêu cầu các em tự trình bày kết quả hoặc ý tưởng của nhóm mình qua thu nhận của cá nhân chứ không phải chỉ có việc cầm mảnh giấy ghi sẵn kết quả chung rồi “đọc hộ ”.Kết quả của cá nhân này dùng làm thành tích cho tập thể bằng điểm số thi đua giữa các nhóm .Như vậy sẽ làm cho đối tượng hay lười hoạt động phải lưu ý ,hơn nữa những em tích cực trong nhóm cũng phải chủ động yêu cầu các bạn cùng làm việc nếu không muốn liên đới bị kết quả xấu. Thứ năm : Vai trò của giáo viên Giáo viên phải thấy được vai trò của mình trong quá trình tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm .Có thể coi đây là một yếu tố quyết dịnh sự thành công của tiết dạy ,người giáo viên không chỉ là người truyền đạt ,thông báo những tri thức ,mà là người lãnh đạo ,tổ chức , điều khiển hoạt động nhận thức ,học tập của học sinh , đồng thời là người hướng dẫn ,người cố vấn mẫu mực của các em .Trong việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm giáo viên là người nhạc trưởng ,là người thắp lên ngọn lửa ham học hỏi ,thảo luận sôi nổi ở học sinh .Vì vậy hoạt động của giáo viên phải nhanh nhạy ,tinh ý ,thân tình ,cởi mở để tạo cho học sinh có những cơ hội lĩnh hội tài liệu học tập ,mở mang trí tuệ cho nhau . Để chuẩn bị cho một hoạt động nhóm có hiệu quả và có chất lượng thật sự thì người giáo viên phải thực hiện những vấn đề sau : + Nắm vững được kiến thức trong từng tiết dạy và cần phải giải quyết được các vấn đề trọng tâm cơ bản xem xét lựa chọn kiến thức mà mình giao cho GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù học sinh thảo luận phải phù hợp với nội dung bài học, đi từ dễ đến khó, làm thế nào mà học sinh trong nhóm tích cực hoạt động. + Giáo viên nêu một vấn đề cần cho nhóm thảo luận đòi hỏi phải thiết thực, rõ ràng, ngắn gọn...mang tính thách thức, kích thích tư duy của học sinh. Ngoài ra giáo viên phải phân tích cho các em thấy được vai trò ý nghĩa tích cực của hoạt động học tập nhóm .Giúp cho các em có tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc lĩnh hội tri thức ,giúp các em mạnh dạn tự tin hơn trong quá trình học tập ,giao tiếp . Đồng thời việc học tập theo nhóm còn làm cho không khí của tiết học sôi nổi hơn ,tạo mối quan hệ gần gủi thân tình giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau .Trong thời gian các nhóm làm việc giáo viên đi khắp các nhóm theo dõi công việc của các nhóm nhìn xem các em có hoạt động tích cực theo đúng nghĩa của việc học nhóm không . Đồng thời để xem các nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lý hay không .Nếu nhóm nào gặp khó khăn giáo viên tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận ,nhằm giải quyết khó khăn đó . Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu ,sự hoà đồng giữa học sinh kinh với học sinh dân tộc ít người .giúp các em khắc phục những khó khăn và ngày càng tiến bộ ,tự tin vào bản thân mình Thứ sáu : Bất kỳ một hoạt động nào dù nhỏ hay lớn cũng phải có sự thống nhất đi đến cuối cùng ,có nhận xét đúng sai khen chê kịp thời , được thể hiện trong phần đánh gía kết quả . Trước hết, làm thế nào để có thể bao quát hết được tình hình của các nhóm một cách khá chính xác khi mà có nhiều nhóm cùng hoạt động trong một thời gian ngắn nhất ? Kinh nghiệm của tôi là : Nếu như tung ra nhiều nội dung thảo luận thì cứ hai nhóm giao một nhiệm vụ và hoạt động độc lập ,giáo viên quan sát yêu cầu những nhóm hoạt động kém tích cực trình bày kết quả ,sau đó nhóm tương ứng cùng vấn đề nhận xét .Hoặc nếu làm trên phiếu có thể cho hai nhóm cùng làm một nhiệm vụ chấm chéo kết quả cho nhau ,giáo viên nhận xét chung .còn nếu với nhóm thống nhất các nhóm thảo luận chung một vấn đề : Giáo viên cho đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và cho đại GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù diện các nhóm khác nhận xét xem nhóm bạn đã giải quýêt vấn đề đó đã hợp lý chưa .Hoặc có thể gọi đại diện nhóm trình bày kết quả , đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung , có thể đưa ra hướng giải hoặc câu trả lời khác .Sau khi đại diện các nhóm đã trình bày -nhận xét các kết quả ,giáo viên sẽ tổng hợp chung xem xét nhóm nào đúng, nhóm nào sai .Có sự động viên khen chê kịp thời để kích thích hứng thú học tập của học sinh . Thứ bảy : Việc phát huy tính tích cực ,tự lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình dạy học gắn bó hữu cơ với việc hướng dẫn học tập ở nhà . Để việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh đạt kết quả cao , trước hết các em phải có một số kiến thức nhất định để tham gia thảo luận nhóm một cách hăng hái , sôi nổi , có hiệu quả . Muốn vậy thì tất cả các thành viên trong nhóm phải có sự chuẩn bị chu đáo . Vì thế sau mỗi tiết học giáo viên cần dành một thời gian hợp lý để dặn dò , hướng dẫn các em trong việc học ở nhà cũng như cần chuẩn bị những gì cho tiết học hôm sau . Đồng thời phải có sự kiểm tra những vấn đề đó trước khi sang tiết học mới , từ đó có biện pháp kịp thời với những đối tượng học sinh lười học . 3 / Quy trình tổ chức thảo luận nhóm : Bước 1 : Giáo viên chia nhóm :Tuỳ thuộc vào mức độ nội dung cần thảo luận mà giáo viên chia nhóm một cách hợp lý . * Những nội dung cần thảo luận ,nhưng đơn giản hoặc những dạng bài tập nhằm rèn kỹ năng hay cần có sự bổ sung kiểm tra kiến thức cho nhau có thể cho học sinh hoạt động nhóm nhỏ theo cặp ( 2 học sinh ngồi gần nhau ) hoặc theo bàn ( 3 -4 học sinh ngồi chung một bàn ). Ví dụ 1 : Trong tiết luyện tập (Tiết 8 –môn đại số lớp 8- tập I ) khi cho học sinh giải bài tập 37 trang 17 /sgk . Dùng bút chì nối các biểu thức sao cho chúng tạo thành hai vế của một hằng đẳng thức : ( x – y) (x2 + xy + y2 ) ( x+y ) ( x-y) x3 + y3 x3 – y3 GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù x2 – 2 xy + y2 x2 + 2 xy + y2 ( x+y )2 x2 - y2 ( x + y ) ( x2 – xy + y2 ) ( y - x )2 y3 + 3 xy2 + 3 x2y + x3 x3 - 3x2y + 3 x y2 – y3 ( x – y )3 ( x + y )3 Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ các em đã được học ở những tiết trước ,bài tập trên có dạng giúp học sinh ôn tập ,củng cố lại các hằng đẳng thức đã học vì thế giáo viên có thể cho các em thảo luận theo nhóm 2 học sinh nhằm mục đích hỗ trợ bổ sung ,kiểm tra kiến thức cho nhau giúp học sinh nhanh chóng hoàn thành bài tập và hơn nữa trong qúa trình thảo luận cùng nhau, giúp các em khắc sâu ,ghi nhớ được những hằng đẳng thức đã học . Ví dụ 2 : Trong bài công cơ học ( Môn vật lý lớp 8 ) . Ở phần I : Khi nào có công cơ học ? Để trả lời được vấn đề nêu trên học sinh cần nghiên cứu hai trường hợp đưa ra ở phần nhận xét (sgk ) và phân tích đặc điểm giống nhau , khác nhau trong hai trường hợp : - Con bò đang kéo một chiếc xe đi trên đường  Lực kéo của con bò đã thực hiện một công cơ học . -Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng  Lực sĩ không thực hiện được một công cơ học nào . Trả lời : Giống nhau : Con bò và người lực sĩ đều có tác dụng lực lên vật khác . Khác nhau : . Lực con bò tác dụng lên xe làm xe dịch chuyển Người lực sĩ có tác dụng lực lên quả tạ nhưng quả tạ không dịch chuyển . Muốn giải quyết vấn đề trên cũng cần có sự phối hợp trao đổi giữa các thành viên với nhau .Tuy nhiên tình huống trên cũng gần gủi với các em hơn nữa bằng những hình ảnh quan sát được qua tranh ở (sgk) học sinh sẽ tìm ra được đặc điểm giống và khác nêu trên .Trong trường hợp này tôi cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ :2 học sinh ngồi gần nhau , cũng có thể 3-4 học sinh ngồi cùng bàn . GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù * Những nội dung cần thảo luận để rút ra một kết luận một nhận xét hoặc một tính chất nào đó mang tính phức tạp ,hay những dạng bài tập khó ,bài tập cần chung sức để giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thực hành thí nghiệm ,thì cần chia nhóm hai bàn hoặc ba bàn học sinh ngồi gần nhau . Ví dụ : (Những dạng ví dụ hoạt động nhóm đã nêu ở trước . ) Bước 2 : Giao nhiệm vụ thảo luận và quy đinh thời gian thảo luận Việc giao nhiệm vụ có thể bằng nhiều hình thức khác nhau . - Giáo viên nêu miệng câu hỏi ,nếu câu hỏi ngắn dễ nhớ .Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gian vừa tránh lộn xộn khi giáo viên phát phiếu (nếu giao nhiệm vụ bằng phiếu ). - Có thể giao nhiệm vụ thông qua phiếu : Đối với những câu hỏi với yêu cầu dài ,hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số , chữ . Đặc biệt nếu nội dung thảo luận là các kiến thức chốt của bài thì nên dùng phiếu ,vì các kiến thức chốt là các kiến thức yêu cầu ghi nhớ , nên nếu dùng phiếu ,khi ghi kết quả thảo luận vào phiếu các em sẽ ghi nhớ lâu hơn Bước 3 : Các nhóm thảo luận Bước 4 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .Nếu hình thức giao nhiệm vụ thông qua phiếu, giáo viên không nên thu chấm phiếu. Làm như vậy chẳng khác nào làm một bài kiểm tra nhanh, nên để các nhóm tự chữa bài và lưu giữ phiếu làm tài liệu học tập. Bước 5 : Các nhóm khác nhận xét bổ sung . Bước 6 : Giáo viên tổng hợp đi đến thống nhất . PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN 1/ Những kết quả đạt được : Sau một thời gian ngắn (ở năm học 2007 – 2008) bản thân đã sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ bước đầu đã thấy đạt kết quả khả quan. GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù - Giáo viên đã biết cách hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, kết quả của hoạt động học tập hướng tới việc tìm ra và hoàn thiện kiến thức. - Học sinh biết phối hợp cả nhóm thảo luận đểđđtìm ra câu trả lời cho các câu hỏi thảo luận, từ việc trả lời các câu hỏi thảo luận cả nhóm đưa ra kết luận về kiến thức cần đạt được. + Học sinh đã không còn thụ động thu nhỏ mình như trước mà phần nào đã có những chyển biến trong học tập, bị lôi cuốn theo đà học tập của học sinh khá giỏi trong nhóm, học sinh khá giỏi có ý thức giúp đỡ các bạn học yếu trong nhóm thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận trong nhóm qua đó học sinh đã tiến bôï nhiều hơn trong học tập. + Phát triển tình bạn, tình đoàn kết, ý thức tổ chức, tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau trong học tập. Ngoài ra thông qua việc hoạt động nhóm đã hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm đối với tập thể , tránh được tính lười biếng , sao nhãng nhiệm vụ được giao , tránh được sự ghen tị . Hình thành cho các em thói quen làm việc tự giác , không cần sự kiểm soát , các em có kỹ năng tổ chức, giao tiếp, có thói quen tự đánh giá vì có điều kiện để so sánh thường xuyên những kết quả của cá nhân , giúp các em nhận thức giá trị chân thực của mình Kết quả sau khi áp dụng đề tài Lớp 84 89 Sĩ số 38 Tốt 17,1 % Khá 48,8 % Trung bình 24,4 % Yếu 9,7 % 41 ( 7 em ) 22 % ( 20 em ) 51,2 % ( 10 em ) 26, 8 % ( 4 em ) 0 ( 9 em ) ( 21 em ) ( 11 em ) 2/ Bài học kinh nghiệm : Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới về nội dung dạy học , vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm tung tâm đang được đặt ra cấp thiết. Để thực hiện được điều đó , mỗi giáo viên cần phải biết phối GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù hợp các xu hướng tích cực , phân hoá hoạt động nhận thức , học tập của học sinh và công nghệ hoá quá trình dạy học ,vận dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại , các mẫu vật trong quá trình giảng dạy , trong điều kiện có thể phù hợp với nội dung bài dạy . Để tăng hiệu quả tiếp thu tri thức của học sinh thì giáo viên cần sử dụng tốt phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. + Giáo viên phải yêu nghề, yêu học sinh của mình, gần gũi với học sinh sẵn sàng giúp đỡ khi học sinh cần đến mình. + Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài sau ( soạn bài, chuẩn bị mẫu vật, thí ngiệm thực hành trước các nội dung thực hành thí nghiệm có trong bài). + Phần hướng dẫn tự học phải cụ thể, cho từng nội dung bài, từng nhóm học sinh + Giáo dục tinh thần đoàn kết tương trợ của học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần đặc biệt lưu ý là mỗi tiết học gồm nhiều đơn vị kiến thức khác nhau. Vì thế giờ học chỉ thành công khi giáo viên biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách khéo léo và hợp lí nhất, không nên nghĩ rằng mỗi tiết học chỉ cần sử dụng một phương pháp duy nhất cho dù phương pháp có hay đến mấy. Nhưng nếu đổi mới phương pháp dạy học mà không thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học trong nhóm nhỏ thì sẽ không đạt được các mục tiêu của chương trình. 3/ Kết luận Với bản thân tôi qua thực tế giảng dạy ,cũng như qua việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm với các anh chị em đồng nghiệp tôi thấy hình thức tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trong mỗi tiết dạy là hình thức học tập tích cực phát huy được vai trò trung tâm của học sinh . Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo những con người mới phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Với những kinh nghiệm nhỏ của mình góp phần giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm đạt hiệu quả ,có thể còn nhiều thiếu sót .Rất mong sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn ! GV: Buøi Thò Leä Huyeàn - Tröôøng THCS Traàn Phuù * Tài liệu tham khảo : - Hoạt động dạy học ở trường THCS – NXB giáo dục - Tạp chí giáo dục - Sách giáo khoa toán 6– NXB giáo dục - Sách giáo khoa toán 8 – NXB giáo dục - Sách giáo khoa vật lý 8 – NXB giáo dục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất