Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4

.DOC
11
2961
104

Mô tả:

Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 1. Tên đề tài.........................................................................................................1 2. Phần mở đầu....................................................................................................1 2.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................1 2.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2 2.4. Đối tượng khảo sát, thựcnghiệm..................................................................2 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................2 2.6. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2 2.7. Thời gian nghiên cứu...................................................................................2 3. Nội dung .........................................................................................................2 3.1 Cơ sở lí luận của việc luyện đọc diễn cảm....................................................2 3.1.1. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học..............................2 3.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy học Tập đọc.............................3 3.1.3. Cơ sở giáo dục và phát triển......................................................................3 3.2. Cơ sở thực tiễn của việc luyện đọc cho học sinh lớp 4................................3 3.3. Thực trạng dạy học.......................................................................................4 3.3.1. Tình hình – Kết quả khảo sát điều tra ......................................................4 3.4.Đề xuất giải pháp khắc phục.........................................................................5 3.4.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh: .........................................................5 3.4.2. Luyện đọc đúng.........................................................................................5 3.4.3.Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào các bước trong giờ tập đọc........5 3.4.4. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm........................................................................6 3.5. Kết quả đạt được..........................................................................................8 4. Kết luận và kiến nghi......................................................................................8 4.1. Kết luận........................................................................................................8 4.2. Ý kiến đề xuất..............................................................................................9 Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 0 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 1. Tên đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 2. Phần mở đầu: 2.1. Lý do chọn đề tài Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện qua các kĩ năng: Nghe- nói- đọc viết. Tập đọc là một phân môn có vi trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học, nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc. Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người sẽ không tiếp thu nền văn hóa loài người, và cũng không thể sống một cuộc sống đúng nghĩa. Tác phẩm văn học chân chính với lối viết thực, sống động, với bút pháp sắc sảo, linh hoạt mở ra được nhiều chiều về đời sống xã hội phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc sẽ khiến người đọc tìm hiểu xong trở nên tốt hơn, sống độ lượng, vi tha, giàu lòng nhân ái hơn. Điều tôi muốn đề cập ở đây là rèn cho học sinh đọc diễn cảm để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong mỗi đoạn văn hay đoạn thơ. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em đọc hiểu và cảm nhận được bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa. Từ đó mở mang thêm tri thức, phong phú về tâm hồn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, hứng thú viết văn. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm, tác phẩm văn học trong các trường Tiểu học tôi đã mạnh dạn đi vào áp dụng, thử nghiêm nội dung : “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh”. So với các lớp dưới, ngoài các kĩ năng đọc trên học sinh lớp 4 còn cần đạt được kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật. Cụ thể: Học sinh phải thể hiện được tình cảm thái độ của tác giả cũng như giọng điệu của nhân vật trong bài đọc. Đọc diễn cảm còn giúp học sinh thể hiện được suy nghĩ tình cảm của mình với nội dung văn bản đồng thời nâng cao hiệu quả giao tiếp cho các em. Đọc diễn cảm còn giúp người đọc và người nghe dễ rung động và cảm nhận được cái hay cái đẹp của con người, của đất nước và của cuộc sống trong tác phẩm.. Từ đó khiến người đọc, người nghe thêm yêu con người, yêu quê hương đất nước và yêu cuộc sống hơn. Phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố năng cao kĩ năng đọc thầm đã được hình thành ở lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc diễn cảm.Tuy nhiên hiện tại học sinh lớp 4 đọc chưa như mong muốn.Các em chưa nắm chắc công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Bên cạnh một số ít học sinh yếu đọc bài chưa trôi chảy còn lại đa số các em chỉ đọc bình thường đơn điệu không diễn cảm và còn sai một số âm chuẩn. Các em cho rằng chỉ hiểu và đọc trôi chảy là được . Để góp phần khắc phục trình trạng trên, giúp học sinh học đọc diễn cảm và góp phần hiểu sâu sắc hơn một tác phẩm nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4". 2.2. Mục đích nghiên cứu Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Nghiên cứu đề tài ‘’Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4’’nhằm góp phần nâng cao hơn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu và đọc diễn cảm. 2.3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng rèn đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 2.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Học sinh lớp 4G, trường tiểu học Hướng Phùng 2.5. Phương pháp nghiên cứu Việc hướng dẫn HS Tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng biết đọc tốt một đoạn văn, đoạn thơ là một việc làm rất cần thiết giúp HS củng cố, nâng cao kỹ năng đọc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Do vậy cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được, tôi tiến hành nghiên cứu chương trình, SGK, các tài liệu tham khảo về Tiếng Việt 4, điều tra GV và HS. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra nghiên cứu tổng thể chương trình và nội dung phân môn Tập đọc lớp 4. - Phương pháp phân tích kết quả điều tra trước và sau khi nghiên cứu để so sánh. - Phương pháp luyện tập thực hành. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ. - Phương pháp đọc mẫu. 2.6. Phạm vi nghiên cứu Những biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 để nâng cao chất lượng dạy học. 2.7. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. 3. Nội dung 3.1 Cơ sở lí luận của việc luyện đọc diễn cảm 3.1.1. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học. Học sinh Tiểu học- con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một con người đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng của chúng, chức năng phát âm- Tập đọc. Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát triển. Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động hồn nhiên, khám phá, tự lực làm việc theo hứng thú của mình. Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường Tiểu học. Đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy cho học sinh đọc đúng, chính xác và hiểu được văn bản đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức nhân cách cho trẻ. 3.1.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy học Tập đọc Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhip điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc Tiểu học. Văn học nghệ thuật là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức, lí tưởng tình yêu. Nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc. Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhip điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp. Nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy học Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học. 3.1.3. Cơ sở giáo dục và phát triển Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó có thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. 3.2. Cơ sở thực tiễn của việc luyện đọc cho học sinh lớp 4 Qua công tác giảng dạy và dự giờ tôi gặp nhiều học sinh đọc rất tốt. Bên cạnh còn một số học sinh chưa thể hiện đúng giọng, ngắt nghỉ sai ở những câu dài, chưa đọc đúng nhip điệu bài thơ. khó khăn.Vậy nguyên nhân Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 từ hai phía. Bên cạnh còn sự tự rèn luyện của các em ngoài giờ chính khóa, còn có sự quan tâm của các bậc phụ huynh. * Về phía giáo viên: - Luyện đọc cho học sinh còn chung chung. - Giáo viên phân tích, giảng giải nội dung chưa kĩ. - Chưa giành thời gian đúng mức cho việc luyện đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh. * Về phía học sinh: - Đa số các em đọc qua phần đọc diễn cảm còn yếu, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc nhất là cho việc cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn học và đối với học sinh giỏi để chuẩn bi thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện , cấp tỉnh. Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng chứa đựng trong văn bản được đọc. - Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan nên việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao. - Vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh còn hạn chế. Đa số các em là con trong những gia đình bố mẹ là người dân tộc thiểu số nên số phụ huynh có điều kiện và có ý thức mua sách báo cho con em mình đọc còn rất ít. Nguồn sách cung cấp chủ yếu cho các em là thư viện trường học. Hơn nữa có ít thời gian để các em đọc sách, và cũng phần lớn chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học. - Một số em có chất giọng kém cũng dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm bi hạn chế. - Một bộ phận không nhỏ học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kỹ thuật đọc còn chưa tốt - Nội dung chương trình đa dạng có nhiều loại văn bản nên phần đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 gặp khó khăn hơn học sinh lớp 5. - Các em thường ngắt nhip chưa đúng- đọc chưa thể hiện được tình cảm của người đọc. Những câu dài, cấu trúc ngữ pháp phức tạp học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng. Với bài kể chuyện ít học sinh phân biệt giọng của nhân vật, đọc tốc độ bình bình đều đều, không nhấn mạnh một số từ hoặc ngừng nghỉ sau dấu chấm xuống dòng. Chính vì vậy sai chỗ ngắt giọng phản ánh cách hiểu sai nghĩa hoặc cách đọc không để ý đến nghĩa. - Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, nhút nhát, đây cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh. Chính vì những khó khăn hạn chế nêu trên nên chất lượng đọc diễn cảm học sinh lớp 4 chưa đạt kết quả như mong muốn. 3.3. Thực trạng dạy học 3.3.1. Tình hình – Kết quả khảo sát điều tra Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát lớp 4G-Trường Tiểu học Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Hướng Phùng. Kết quả thu được như sau: + Tổng số : 8 em + Số học sinh đọc tốt: 1 em + số học sinh đọc chưa tốt: 7 em Các em đều là dân tộc thiểu số cái khác biệt là các em thường đọc không dấu nên vấn đề đọc diễn cảm còn khó khăn. Nhận thức được điều này và thấy rõ được những khó khăn cơ bản tôi đã thực hiện một số biện pháp. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em học sinh lớp 4 để các em có điều kiện đọc tốt. 3.4.Đề xuất giải pháp khắc phục 3.4.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh: Những hình thức tạo hứng thú học tập cho học sinh thường được tôi áp dụng là: * Giới thiệu bài hấp dẫn: Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong giờ tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu . Để tránh sự đơn điệu trong giới thiệu bài, mỗi bài tôi lại có cách giới thiệu bài khác nhau: Giới thiệu bài bằng lời nói một cách hấp dẫn : Ví dụ : Khi dạy bài “ Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ Tạ Duy Anh ( Tiếng việt lớp 4 tập 1) tôi cho học sinh nghe băng bài hát “ Cánh diều ước mơ” sau đó giới thiệu . Tuổi thơ thường gắn với biết bao ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Trò chơi thả diều đem lại niềm vui cho lũ trẻ mục đồng như thế nào ? Chúng ta cùng theo dõi, tìm hiểu điều đó qua bài tập đọc : "Cánh diều tuổi thơ" . * Đọc mẫu của giáo viên: Cách đọc mẫu diễn cảm hấp dẫn của giáo viên cũng khiến học sinh rất hứng thú với bài tập đọc vì vậy tôi luôn luôn cố gắng đọc mẫu sao cho thật hấp dẫn để lôi cuốn các em đến với bài đọc một cách tự nhiên. 3.4.2. Luyện đọc đúng: Để học sinh đọc diễn cảm tốt, giáo viên cần hướng dẫn luyện đọc đúng. Phải xác đinh nội dung, nghĩa, lời của bài đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc, giọng điệu chung của bài. Đây là nhiệm vụ của quá trình đọc hiểu. Kết thúc qua trình đọc hiểu của học sinh phải xác đinh được cảm xúc của bài: Vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng , ngợi ca... Mặc dù đã lên tới lớp 4 nhưng vẫn không tránh khỏi có những em đọc ấp úng, đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm đặc biệt là do ảnh hưởng của phương ngữ nên các em còn phát âm sai nhất là hay lẫn giữa phụ âm tr/ch; r/g; d/gi. Một số em đọc ê a, có em nhút nhát, thiếu tự tin nên dẫn đến đọc quá nhỏ và không trôi chảy. Trong trường hợp này giáo viên phải luôn nhẹ nhàng kiên trì, tùy theo từng sai sót mà sửa chữa cho học sinh. 3.4.3. Lồng ghép việc luyện đọc diễn cảm vào các bước trong giờ tập đọc. Để học sinh đọc diễn cảm tốt các bước trong giờ tập đọc đều có sự lồng Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 ghép việc đọc diễn cảm. Chỉ lồng ghép đọc diễn cảm khi có điều kiện thuận lợi và phù hợp. Cụ thể là: * Trong kiểm tra bài cũ, tôi quan tâm đặc biệt đến việc đọc diễn cảm của bài văn, bài thơ đã được học trong giờ trước, cho điểm và khen ngợi kip thời những học sinh đạt được yêu cầu của việc đọc diễn cảm và những học sinh có cố gắng trong việc đọc diễn cảm. Đối với những học sinh chưa đạt tôi có thể gọi một học sinh đọc tốt đọc bạn nghe. Đồng thời tôi động viên em cố gắng hơn và sẽ cho điểm nếu em có sự có gắng hơn trong giờ học sau. * Trong bước luyện đọc đúng tôi đặc biệt chú ý hơn tới những đối tượng học sinh còn mắc lỗi về ngữ âm, cho các em đọc bài theo cách đọc nối tiếp, đọc cá nhân có thể cho học sinh phát hiện tiếng khó đọc, hoặc gọi học sinh phát hiện bạn đã đọc sai tiếng nào thì giáo viên tập cho học sinh đọc đúng từ, câu có tiếng đó. Với yêu cầu nội dung và phương pháp phù hợp cụ thể cho từng đối tượng thì mọi học sinh đều có thể đọc diễn cảm được. Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm để học sinh có sự phát hiện và sửa cho nhau cách đọc. * Trong bước tìm hiểu bài, đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy để học sinh có thể đọc diễn cảm được trước hết học sinh phải cảm thụ được văn bản. Khi dạy các bài tập đọc có nội dung miêu tả hoặc theo kết cấu truyện kể tôi thường cho học sinh dựa vào kiến thức đã học trong môn Luyện từ và câu, và tập làm văn để soi vào bài đọc phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả cũng như xây dựng tính cách nhân vật từ đó đề ra cách đọc sáng tạo phù hợp. Từ việc hiểu nội dung, nghệ thuật, của học sinh có thể đọc diễn cảm tốt hơn. Để tạo cơ sở cho việc đọc diễn cảm tốt tôi đã khéo léo lồng ghép việc rèn đọc diễn cảm ngay trong bước tìm hiểu bài khi có điều kiện. 3.4.4. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được tốc độ đọc, làm chủ cao độ; với phương pháp mới khi dạy tập đọc để học sinh nhớ lâu, hiểu sâu về cách đọc một văn bản trước khi cho các em luyện đọc diễn cảm thì gợi ý cho học sinh xác đinh được bài này cần đọc với giọng thế nào, nhấn giọng ở từ nào? Vì sao phải nhấn giọng ở những từ ngữ đó?... Tôi nghĩ tất cả các em đều có thể đọc diễn cảm, nếu như giáo viên biết dựa vào năng lực từng em và tạo cơ hội tốt cho các em. các em đọc chưa tốt có thể chọn câu phù hợp để rèn đọc. Những em đọc tốt tự tìm cách đọc phù hợp nội dung và nghệ thuật của bài. * Ngắt giọng: Hướng dẫn học sinh biết ngắt giọng thể hiện đúng qua hệ từ nghĩa thì giáo viên cần dạy cho học sinh ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng nghỉ lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà còn dụng ý của người đọc ngằm gây ấn tượng về cảm xúc, tập trung chú ý của người nghe vào sau chỗ ngừng góp phần tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Ví dụ: Bài bè xuôi sông La (Tiếng Việt 4, tập 2) Bè đi/ chiều thì thầm Gỗ/ lượn đàn thong thả. ( Ngắt nhip đúng, một ngắt nhip có hiệu quả nghệ thuật hơn...) Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài: Vì đây là việc làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách cho học sinh thảo luận tìm ra chỗ ngắt, nghỉ hơi. Ví dụ: Thơ lục bát thì nhip thơ phổ biến là 2/4 và 4/4 vì vậy khi đọc bài – Mẹ ốm- của “Trần Đăng Khoa” học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhip thơ ở mỗi dòng. Cánh màn/ khép lỏng cả ngày. Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.// Nắng mưa/ từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.// Họăc trong thể thơ thất ngôn thì nhip phổ biến là 4/3. Chẳng hạn trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”của nhà thơ “ Huy Cận”(Tiếng Việt 4). Từ việc nắm vững nhip của thể thơ là nhip 4/3 mà học sinh có thể ngắt đúng từng dòng thơ như sau: Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.// Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.// Nhip thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp của mỗi dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể tìm ra nhip thơ phổ biến vì vậy cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên * Tốc độ đọc: Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm và có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa cảm xúc. Lúc này giáo viên cần rèn cho học kỹ năng đọc nhanh( Đọc lưu loát, trôi chảy không ê a, ngắt nghỉ đúng). Tốc độ phải đi song song với việc nhận thức bài đọc. Đọc nhanh không phải là đọc hiếu thắng, mà tốc độ đọc còn phụ thuộc vào nội dung bài đọc. Với bài văn có nội dung miêu tả một công việc khi dồn dập, khi náo nức, khẩn trương, phải đọc nhip nhanh, cảm xúc đi với nhip nhanh. Độ dài của câu cũng chi phối tốc độ đọc. Ở những bài có câu dài, câu ngắn. Câu ngắn thì được nén lại và phải đọc với nhip nhanh, gấp gáp hơn, nhất là khi đó là những câu điệp cú pháp, những câu có tính liệt kê. Những câu dài thì nhip đọc trải dài ra. * Cường độ: -Khi dạy người giáo viên phải cho các em hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc cho các bạn và cô giáo cùng nghe. Như vậy phải đọc sao cho tập thể nghe, nhưng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên để gây chú ý của một số học sinh. Cường độ phải phối hợp với cao độ sẽ tạo ra một giọng vang hay lắng giọng (cường độ yếu hay cường độ thấp). * Cao độ: Sử dụng cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến chỗ lên giọng, xuống Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 giọng có dụng ý nghệ thuật. Ví dụ: Câu thơ “ Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh” trong bài Sáng mùng hai tháng chín, cần đọc hơi lên giọng như một lời gọi thiết tha, đầy vui sướng. Sự hạ giọng cũng có ý nghệ thuật. ví dụ trong câu hát “ Mùa hoa lê ki ma nở ở quê ta miền đất đỏ”. Cần kết hợp giữa cao độ và cường độ trong giọng đọc để phân biệt là tác giả hay lời nhân vật ở một số văn bản kể chuyện. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật. Ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Ví dụ: Như đọc bài: Những hạt thóc giống, Chú đất nung, Tóm lại: Đọc diễn cảm là sự hòa đồng của tất cả những đặc điểm âm thanh, chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, chỗ lên giọng, hạ giọng,... tạo nên một âm hưởng chung của bài đọc. Đọc diễn cảm không phải đọc sao cho “điệu” dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Vì vậy phải hòa nhập được với câu chuyện, bài văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm qui đinh ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự Kết quả - Giai đoạn Số học sinh đọc chưa đạt Số học sinh đọc diễn cảm Đầu năm 1 7 Cuối học kì I 3 5 Giữa học kì 2 5 3 đặt ra ngữ điệu. 3.5. Kết quả đạt được Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc diễn cảm được nâng lên rõ rệt. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên thì chắc chắn chất lượng đọc diễn cảm của các em được nâng lên. 4. Kết luận và kiến nghi 4.1. Kết luận: - Việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh là một nhiêm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản, giúp chúng ta giao tiếp với thế giới bên trong của người khác. Nhất là đối với mỗi giáo viên điều trước tiên giáo phải là người có giọng đọc chuẩn, diễn cảm để làm mẫu, đọc mẫu cho học sinh noi theo. Từ đây giúp học sinh phát huy tích cực, sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh. Tôi đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân như sau: + Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 và cách đọc để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc. + Việc đọc mẫu của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các em học tập cách đọc của giáo viên. + Việc nắm nội dung bài đọc và xác đinh giọng đọc cả bài, đoạn, câu là yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc tốt. + Cần phát huy luyện đọc theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau. + Tăng cường sự hoạt động của các đôi bạn cùng tiến, giúp học sinh có nhiều thời gian luyện đọc hơn. + Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú cho học sinh. + Giáo viên có tâm huyết, lòng nhiệt tinh và kiên trì trong giảng dạy. + Cần đọc bài, phân biệt được giọng đọc của bài trước khi lên lớp. + Gần gũi quan tâm đến từng đối tượng học sinh, động viên khen ngợi các em đúng lúc. Phát huy tốt tính tích cực sáng tạo của hoc sinh. + Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ( Luyện đọc theo nhóm đôi, nhóm 4, cá nhân, thi đọc diễn cảm trước lớp và bình chọn của người nghe...). + Giáo viên không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề. Giáo viên có nắm chắc kiến thức thì mới có thể giúp học sinh sửa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. 4.2. Ý kiến đề xuất Về phía nhà trường: Tổ chức các hôi thi đọc diễn cảm để các em có cơ hội giao lưu để biết năng lực đọc của mình từ đó cố gắng. Về phía phụ huynh: Nhắc nhở các em luyện đọc nhiều ở nhà đẻ khi lên lớp các em sẽ đọc tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện trên lớp của mình, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong Hội đồng khoa học đóng góp cho sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Qua kết quả này tôi cố gắng học tập và luôn cải tiến để đạt những thành tích tốt hơn cho năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI Hướng Phùng, ngày 5 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. sao chép nội dung của người khác Người viết Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 Đề tài: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Mai Thi Thùy Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học:Thạc sĩ Lê Thi Thanh Nhàn -Giảng viên trường Đại học sư phạm Huế. 2. Bài giảng tiếng việt 2.Người biên soạn:Thạc sĩ Đinh Trọng Lạc – Bùi Minh Toán. Nhà xuất bản giáo dục. 3. Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học: Tiến sĩ Đặng Kim Nga. Nhà xuất bản đại học sư phạm. Người thực hiện: Mai Thị Thùy Dương - Trường Tiểu học Hướng Phùng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất