Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn luyện tập bằng trò chơi ô chữ...

Tài liệu Skkn luyện tập bằng trò chơi ô chữ

.PDF
20
1430
136

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.  Họ và tên: NGÔ MINH ĐỨC  Ngày tháng năm sinh: 30/11/1981  Giới tính: Nam  Địa chỉ: 3E/D KP4 Tân Hiệp-Biên Hòa-Đồng Nai.  Điện thoại: 0983334134.  Đơn vị công tác: Trường THPT Trị An. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.  Trình độ chuyên môn: Cử Nhân.  Năm nhận bằng: 2005.  Chuyên ngành đào tạo: Hóa Học. III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC.  Lĩnh vực chuyên môn: Giảng dạy Hóa Học Trung Học Phổ Thông  Số năm kinh nghiệm: 8 năm.  Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 1 LUYỆN TẬP BẰNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào các hoạt động : làm việc, học tập, rèn luyện... Khi được làm việc phù hợp với hứng thú thì dù phải gặp rất nhiều khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái,hăng say hoạt động từ đó đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt đối với hoạt động học tập là một quá trình hoạt động liên tục trong một thời gian dài thì hứng thú càng có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Bàn về thực trạng học tập của học sinh Trung Học Phổ Thông hiện nay, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học tập này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc Trung Học Phổ Thông nói chung. Đáng buồn là tình trạng chán học, không thích học xảy ra ở nhiều môn học và môn Hóa Học cũng là một môn trong số đó. Tại sao lại có tình trạng học sinh không thích học môn Hóa?Theo chúng tôi thì có nhiều nguyên nhân: lượng kiến thức quá nhiều dẫn đến học sinh không thể ghi nhớ và nắm vững; chương trình thi cử nặng về giải bài tập tính toán phức tạp; thiết bị và hóa chất phục vụ trong công tác giảng dạy còn thiếu, không chuẩn làm cho học sinh thiếu tin tưởng vào kiến thức được học; học sinh không nhận thức được vai trò của Hóa Học đối với đời sống, sản xuất, môi trường…Tất cả các nguyên nhân trên làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với môn Hóa Học.Trong giờ học lý thuyết giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, mô hình, thí nghiệm…để tạo hứng thú học tập cho các em.Nhưng còn trong các giờ luyện tập thì làm sao để tạo hứng thú học tập cho các em?Để giải quyết vấn đề này chúng tôi có dự giờ, trao đổi với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, từ đó đã rút ra những phương pháp rất hiệu quả: cho học sinh thi giải bài tập nhanh, hoặc thi giải bài theo nhóm…Nhưng với mong muốn tiết luyện tập thực sự là một tiết học đầy sôi động và bổ ích về nhiều mặt đối với tất cả các em học sinh đặc biệt là các em học sinh trung bình và yếu, chúng tôi chọn thực hiện đề tài này để giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, đồng thời giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao chất lượng Dạy-Học. 2 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Những kết quả nghiên cứu về Tâm lí học và Giáo dục học đã khẳng định học sinh chỉ có thể đạt được kết quả học tập tốt khi họ tự giác, chủ động và tích cực hoạt động học tập. Do đó học sinh phải được hoạt động nhiều hơn, phải được trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy. Những quan điểm giáo dục trên càng có ý nghĩa đặc biệt đối với bộ môn Hóa Học ở trường THPT- một bộ môn mang tính thực nghiệm cả về định tính và định lượng, các khái niệm hóa học luôn trừu tượng, khó hiểu, không quan sát bằng mắt thường được (như nguyên tử, phân tử, cấu tạo phân tử của các chất, các phản ứng hóa học…), ngoài ra trong quá trình học tập môn Hóa Học, học sinh phải biết kết hợp các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá, suy luận; kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài tập ; kỹ năng tính toán. Vậy phải làm sao hình thành cho học sinh tính tự giác, chủ động và tích cực hoạt động học tập? Để giải quyết vấn đề này người giáo viên phải có phương pháp làm cho học sinh có hứng thú học tập bộ môn Hoá học Hứng thú là gì và thế nào hứng thú học tập? Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức,tăng sức làm việc. Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học tập. Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. 3 Do đó, hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập. Tiết dạy Luyện Tập hiện nay chủ yếu được tiến hành theo 2 bước sau: - Bước 1: GV cho HS tóm tắt kiến thức đã học. - Bước 2: GV cho HS một số bài tập, sau đó cho 1 số HS lên bảng giải các bài tập hoặc GV hướng dẫn HS giải bài. Hình thức luyện tập này chủ yếu giúp các em hình thành kĩ năng giải bài tập cho học sinh,sự hình thành hứng thú học tập hầu như không có. Có thể nói tiết học luyện tập là một tiết học khô khan, là một “ cực hình” đối với các HS trung bình và yếu, nguyên nhân chủ yếu là do trong hình thức tiết luyện tập như trên các em chỉ ngồi ghi chép, dần dần các em thấy nản, mất hứng thú học tập bộ môn Hóa học.Ngoài ra nếu cứ tiến hành tiết luyện tập theo hình thức trên cũng không làm tăng hứng thú học tập, không tạo ra sự kích thích thi đua của các HS khá giỏi, không tạo ra môi trường làm việc theo nhóm cho HS. Do đó việc thay đổi hình thức tiết luyện tập là một việc cần thiết. Người GV Giỏi là người GV biết sử dụng, kết hợp các phương pháp giảng dạy ; biết tổ chức hoạt động học tập phù hợp với từng bài học cụ thể ; biết tạo ra các hoàn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN I- GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1/ Nội Dung: Chủ đề là một cụm từ khóa chính có liên quan tới kiến thức đã học trong một bài học, một số bài học, một chương, hoặc nhiều chương trong Sách Giáo Khoa. Để xác định cụm từ khóa này học sinh phải trả lời các câu hỏi theo thứ tự ( mỗi câu hỏi có thể là 1 câu hỏi lý thuyết, có thể là 1 bài tập giải toán hóa học), đáp án của mỗi câu hỏi là một từ hoặc một cụm từ có chứa 1 chữ cái có trong cụm từ khóa chính. Sau khi tìm được một số chữ cái, học sinh có thể trả lời ngay cụm từ khóa chính. 2/ Chuẩn Bị + Giáo Viên: 1/ Hệ thống chuông báo mạch điện gồm có 4 chuông bấm. 2/ Phần thưởng. + Học Sinh: giấy nháp, bút, máy tính 4 3/ Cách Thức Tiến Hành Bước 1: giáo viên chia học sinh lớp thành 4 tổ (9-10 HS/tổ) Bước 2: - Giáo viên trình chiếu giao diện khung chữ và thông báo số chữ cái có trong cụm từ khóa, 1 ô chữ chứa 1 chữ cái hoặc 1 chữ số. - Giáo viên thông báo: 1 câu trả lời đúng là 10 điểm ; đối với cụm từ khóa : nếu trả lời đúng sẽ được số điểm bằng với số câu còn lại nhân với 10; nếu trả lời sai sẽ không được tham gia chơi tiếp. Bước 3: giáo viên thông báo quy định của trò chơi. - Không sử dụng sách giáo khoa. - Chỉ bấm chuông khi nghe hết nội dung câu hỏi. - Mỗi tổ chỉ có 1 lần trả lời duy nhất khi giành được quyền trả lời. - Khi 1 tổ trả lời sai, các tổ còn lại bấm chuông trả lời theo hiệu lệnh. - Tổ thắng cuộc là tổ có số điểm cao nhất. Bước 4: tiến hành trò chơi * Chú ý: sau 1 câu trả lời đúng, giáo viên chỉ định 1 học sinh trong tổ giải thích vì sao hoặc giải bài tập đó. Tùy theo độ khó của câu hỏi mà giáo viên chọn học sinh có khả năng phù hợp.Mục đích của việc này là để cho các em học sinh trung bình và yếu phải tham gia quá trình tìm câu trả lời của tổ mình. Trong quá trình triển khai trò chơi, giáo viên có thể trình chiếu các hình ảnh minh họa để trò chơi thêm sinh động. 4/ Hệ Thống Câu Hỏi Và Khung Chữ  PHẦN 1: LỚP 10  CẤU TẠO NGUYÊN TỬ  BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN  HALOGEN  OXI-OZON  LƯU HUỲNH-LƯU HUỲNH ĐIOXIT-HIĐROSUNFUA  AXIT SUNFURIC  PHẦN 2: LỚP 11  SỰ ĐIỆN LI 5  NITƠ- PHOTPHO- HỢP CHẤT CỦA NITƠ VÀ PHOTPHO  CACBON- SILIC- HỢP CHẤT CỦA CACBON VÀ SILIC  ANCOL CẤU TẠO NGUYÊN TỬ  Mục Tiêu + Kiến thức: - Thành phần cấu tạo của nguyên tử. - Các đặc điểm các loại hạt cơ bản trong nguyên tử. - Khối lượng nguyên tử, đồng vị , cơ sở sắp xếp e trong các phân lớp. + Kĩ năng: - Viết cấu hình electron. - Xác định loại nguyên tố.  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Hạt nhân của các nguyên tử luôn có điện tích dương là do trong hạt nhân có chứa loại hạt cơ bản nào? 2/ Trong hạt nhân nguyên tử có các hạt cơ bản không mang điện. Các hạt đó có tên gọi là gì? 3/ Trong nguyên tử, loại hạt cơ bản nào mang điện tích âm ? 4/ Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở thành phần nào trong nguyên tử? 5/ Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các hạt cơ bản người ta dùng loại đơn vị có kí hiệu là gì? 6/ Các nguyên tử có cùng giá trị điện tích hạt nhân thì được gọi là gì? 7/ Trong nguyên tử, các electron tập trung ở thành phần cấu tạo nào? 8/ Các phân lớp e trong nguyên tử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về giá trị của yếu tố nào? 9/ Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng thì thuộc loại nguyên tố gì? 10/ Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng thì thuộc loại nguyên tố gì? 11/ Nguyên tử của loại nguyên tố nào có cấu hình e bền vững? 6 12/ Lớp electron thứ 4 trong nguyên tử được kí hiệu bằng chữ cái nào? 13/ Nguyên tố Fe có Z =26.Vậy Fe thuộc loại nguyên tố nào: s; p; d; f? 14/ Sự sắp xếp của các e trên các phân lớp trong các lớp e được gọi là gì?  Khung Chữ BẢNG TUẦN HOÀN-ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN  Mục Tiêu + Kiến thức: - Quy tắc sắp xếp các nguyên tô theo chu kì, theo nhóm trong bảng tuần hoàn. - Tính chất của kim loại, phi kim, khí hiếm. - Quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim , bán kính nguyên tử , độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. + Kĩ năng: Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được nhà bác học người Nga Mendeleev xây dựng vào năm 1860.Đến 1870, một nhà bác học người Đức cũng độc lập xây dựng được một bảng tuần hoàn tương tự như của Mendeleev. Đó là nhà bác học nào? 7 2/ Trong bảng tuần hoàn, dãy gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp e thì được gọi là gì? 3/ Dựa vào yếu tố nào để xếp các nguyên tố vào cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn? 4/ Một nguyên tố mà nguyên tử của nó có xu hướng nhường eletron thì nguyên tố đó thuộc loại nguyên tố nào? 5/ Trong một nhóm,khi đi từ trên xuống thì tính kim loại cũng như bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào? 6/ Đơn chất của nguyên tố hóa học nào có tính phi kim mạnh nhất? 7/ Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử khi tham gia tạo liên kết hóa học được gọi là gì? 8/ Giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được thiết lập bởi nhà hóa học nào? 9/ Nguyên tử Ti có số proton là 22 hạt.Vậy nguyên tố Ti thuộc nhóm nào trong BTH? 10/ Nguyên tử Brom có tổng số e ở các phân lớp p là 17.Vậy nguyên tố Brom thuộc nhóm nào trong BTH? 11/ Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA có tên gọi chung là gì? 12/ Nguyên tử của loại nguyên tố nào có thể tồn tại tự do, không tham gia tạo liên kết với các nguyên tử khác?  Khung Chữ 8 HALOGEN  Mục Tiêu + Kiến thức: - Nắm được tính chất vật lí của các đơn chất Halogen. - Quy luật biến đổi tính oxi hóa của các đơn chất Halogen. - Phương pháp điều chế khí Clo. - Ứng dụng của các đơn chất Halogen và của các hợp chất. + Kĩ năng: Phân biệt các dung dịch muối Halogenua.  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Trong BTH thì các nguyên tố Halogen được sắp xếp vào nhóm nào? 2/ Đơn chất của nguyên tố Halogen nào tồn tại ở trạng thái rắn trong điều kiện thường? 3/ Ở điều kiện thường, flo là một chất khí có màu gì? 4/ Từ Flo đến Iod thì tính oxi hóa biến đổi như thế nào? 5/ Để tiệt trùng nước sinh hoạt, người ta hòa tan vào nước một lượng nhỏ khí halogen nào? 6/ Để sản xuất khí Clo trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân có màng ngăn dd bão hòa của muối nào? 7/ Cho biết tính chất hóa học chủ yếu của axit clohiđric là tính chất gì? 8/ Để chống mục người ta tẩm hóa chất nào vào các thanh tà vẹt trên đường ray xe 9 lửa? 9/ Để phân biệt 4 dung dịch NaCl, NaBr, NaI, NaNO3 người ta dùng dd của hóa chất nào? 10/ Loại dung dịch nước tẩy có chứa NaCl và NaClO có tên gọi là gì? 11/ Clorua vôi là hóa chất được dùng để tẩy uế chuồng trại, hố rác, cống rãnh.Cho biết công thức hóa học của Clorua vôi? 12/ Dung dịch axit flohiđric có thể ăn mòn loại vật liệu nào? 13/ Để nhận biết dung dịch iot, người ta dùng hóa chất nào? 14/ Để tạo độ chống dính cho xoong chảo, người ta dùng loại chất dẻo nào phủ lên bề mặt của xoong,chảo?  Khung Chữ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ OXI-OZON _  Mục Tiêu + Kiến thức - Tính chất hóa học của oxi và ozon. - Vai trò của oxi và ozon đối với con người. - Phương pháp điều chế oxi và ozon. + Kĩ năng 10  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Tính chất hóa học cơ bản của Oxi và Ozon là tính chất gì? 2/ Cho biết mối quan hệ giữa hai đơn chất Oxi và Ozon? 3/ Có thể dùng kim loại nào để phân biệt hai khí Oxi và Ozon? 4/ Ozon tập trung chủ yếu ở tầng nào trong khí quyển? 5/ Ozon có thể hấp thụ loại tia nào có trong ánh sáng mặt trời? 6/ Để điều chế Oxi từ nước người ta dùng phương pháp gì? 7/ Ngành công nghiệp nào thải ra khí CFC làm phá hủy tầng Ozon? 8/ Trong công nghiệp, người ta dùng nguồn nguyên liệu nào để điều chế Oxi? 9/ Trong công nghiệp người ta dùng phương pháp chưng cất như thế nào để sản xuất Oxi từ không khí? 10/ Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chất hóa học gì để điều chế Oxi? 11/ Oxi được dùng nhiều nhất vào lĩnh vực sản xuất nào? 12/ Phần lớn Oxi trong khí quyển được cung cấp từ loại sinh vật nào? 13/ Cho biết ứng dụng của Ozon trong lĩnh vực thực phẩm?  Khung Chữ -----------------------------------------------------------------------------------------LƯU HUỲNH-LƯU HUỲNH ĐIOXIT-HIĐROSUNFUA _  Mục Tiêu + Kiến thức - Tính chất vật lí của S, SO2, H2S. - Tính chất hóa học của S, SO2, H2S. 11 - Ứng dụng của S. + Kĩ năng Nhận biết các chất khí SO2, H2S  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Lưu huỳnh được dùng để sản xuất vật liệu gây cháy nào? 2/ Khi tham gia pứ oxi hóa khử, H2S luôn đóng vai trò gì ? 3/ Tính chất vật lí của S biến đổi theo yếu tố nào? 4/ Nếu hít nhiều phải khí SO2 sẽ có thể bị bệnh gì? 5/ Khí SO2 có ứng dụng gì trong nghành công nghiệp giấy? 6/ SO2 thuộc loại oxit gì? 7/ Đốt cháy khí H2S trong không khí sẽ cho ngọn lửa có màu như thế nào? 8/ Axit sunfuhiđric và axit sunfurơ có tính chất hóa học gì giống nhau? 9/ Nêu tính chất vật lí đặc trưng của khí H2S? 10/ Để phân biệt hai chất khí CO2 và SO2 người ta có thể dùng dd của chất nào? 11/ Phần lớn lượng S được dùng để sản xuất ra hóa chất nào? 12/ Khí SO2 có thể gây ra hiện tượng gì làm phá hủy kim loại, các công trình đá và làm chua đất? 13/ Axit cacbonic và axit sunfurơ có tính chất gì giống nhau? 14/ Người ta dùng phương pháp gì để tăng độ bền của cao su thiên nhiên?  Khung Chữ 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- AXIT SUNFURIC _  Mục Tiêu + Kiến thức - Tính chất vật lí và tính chất hóa học của axit sunfuric. - Phương pháp điều chế axit sunfuric. + Kĩ năng Phân biệt các dung dịch muối, trong đó có muối sunfat.  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Tính chất hóa học của axit sunfuric phụ thuộc vào yếu tố nào? 2/ AxIt clohidric và axit sunfuric loãng có tính chất hóa học gì giống nhau? 3/ Cho kim loại Mg pứ với axit sufuric đặc nóng thì thu được một chất khí X. X có tỉ khối so với H2 là 17.Vậy X là chất khí nào? 4/ Có thể dùng chất hóa học nào để phân biệt 3 dd : BaCl2, NaCl, H2SO4 ? 5/ Người ta dùng loại quặng nào để sản xuất axit sunfuric ? 6/ Trong pứ chuyển hóa SO2 thành SO3 người ta dùng xúc tác là hóa chất nào? 7/ Khi cho dd axit sunfuric 98% hấp thụ khí SO3 người ta thu được loại dung dịch hợp chất có tên gọi là gì ? 8/ Để thu được axit sunfuric nguyên chất, người cho oleum tác dụng với chất nào ? 9/ Người ta sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp gì ? 10/ Vì sao axit sunfuric có thể gây bỏng nặng ? 11/ Cho biết tên gọi của loại muối tạo ra từ Axit sunfuric? 12/ Có thể phân biệt 3 dd : AgNO3 , K2SO4 , NaCl bằng dd của hóa chất nào ? 13/ Vì sao khi cho dd axit sunfuric đặc vào bình chứa nước thì thấy nhiệt độ bình tăng lên ? 14/ Axit sunfuric được dùng để sản xuất loại hóa chất nào để sử dụng trong nông nghiệp ?  Khung Chữ 13 SỰ ĐIỆN LI  Mục Tiêu + Kiến thức - Sự điện li. - Tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Định nghĩa axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính. - Sự chuyển dịch cân bằng trong dd chất điện li. - Phản ứng trao đổi ion. + Kĩ năng - Xác định môi trường của một dung dịch. - Phân biệt các dung dịch Muối,Axit , Bazơ  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Quá trình phân li thành ion của các chất khi tan trong nước được gọi là gì? 2/ Dung dịch chất điện li có khả năng dẫn điện là do trong dung dịch chất điện có chứa các phần tử gì? 3/ Khả năng dẫn điện của các dung dịch chất điện li phụ thuộc yếu tố gì? 4/ Loại hợp chất hóa học nào khi tan trong nước sẽ điện li thành cation kim loại và anion gốc axit? 14 5/ Các chất : NaHCO3 ; KHSO4 ; NaHS; Ca(HSO3)2 đều thuộc loại hợp chất hóa học nào? 6/ Các chất : Al(OH)3 ; Zn(OH)2 ; Pb(OH)2; Sn(OH)2 đều có cùng tính chất hóa học. Đó là tính chất gì? 7/ Do có đều chứa một loại anion nên các dung dịch bazơ có một số tính chất chung. Đó là loại anion nào? 8/ Dung dịch X có [OH-] = 1,2.10-5 (mol/l).Vậy dung dịch có môi trường gì?  → H+ + F-. Nếu cho từ từ vài giọt dd 9/ Trong dd axit HF có cân bằng : HF ¬   NaOH vào dd HF thì cân bằng trên sẽ chuyển theo dịch chiều nào? 10/ Dung dịch X chứa các ion: Ca2+ , NO3- , Cl- ; dung dịch d Y chứa các ion : Na+, K+, CO32-. Khi trộn dd X với dd Y thì thu được kết tủa màu gì? 11/ Có thể phân biệt 4 dd : H2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2 bằng dd một hóa chất nào? 12/ Để phân biệt 3 dung dịch : Na2CO3, NaNO3, BaCl2 một cách nhanh nhất, người ta sử dụng dd của một hóa chất nào?  Khung Chữ --------------------------------------------------------------------------------------------NITƠ & PHOTPHO _  Mục Tiêu + Kiến thức - Tính chất của N2 và các hợp chất của Nitơ. 15 - Thành phần và tác dụng của một số loại phân bón. - Điều chế và ứng dụng của N2. - Ứng dụng của HNO3 + Kĩ năng - Phân biệt các chất khí . - Phân biệt các dung dịch axit.  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Phân đạm cung cấp cho cây nguyên tố Nitơ dưới dạng ion nào?  → 2NO2 thì N2 đóng vai trò là gì? 2/ Trong pứ : N2 + 2O2 ¬   3/ X là khí không màu, bị hóa nâu trong không khí.Nêu công thức hóa học của X. 4/ Phần lớn lượng N2 sản xuất được dùng để điều chế ra hợp chất hóa học nào? 5/ Trong phòng thí nghiệm, để thu được khí N2 người ta thực hiện phản ứng nhiệt phân một loại muối. Nêu công thức hóa học của muối trên.  → 2NH3(k) .Khi tăng áp suất thì cân bằng của pứ 6/ Cho phản ứng : N2(k) + 3H2(k) ¬   trên dịch chuyển theo chiều nào? 7/ Từ axit nitric (HNO3) có thể điều chế một loại thuốc nổ. Hãy cho biết tên gọi (viết tắt) của loại chất nổ đó. 8/ Có 4 dung dịch: NH4Cl, (NH4)2SO4; NaCl; Na2SO4.Để phân biệt 4 dd trên chỉ cần dùng dd của một hóa chất nào? 9/ Để phân biệt các chất khí : Cl2; O2 ; NH3 người ta có thể dùng có thể dùng hóa chất nào? 10/ Để phân biệt các dung dịch : HCl ; HNO3 ; H3PO4 người ta có thể dùng có thể dùng dd hóa chất nào? 11/ Khí NO2 có thể gây ra hiện tượng gì làm phá hủy các công trình bằng kim loại, đá vôi? 12/ Trong cơ thể người, nguyên tố Photpho tập trung chủ yếu ở bộ phận nào? 13/ Nêu tên loại phân bón hóa học có chứa các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4? 14/ Tính chất hóa học của khí N2 phụ thuộc vào yếu tố nào?  Khung Chữ 16 CACBON-SILIC _  Mục Tiêu + Kiến thức - Các dạng thù hình của cacbon. - Tính chất hóa học của Cacbon. - Ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon và của các hợp chất của Cacbon. - Tính chất của silic và hợp chất. + Kĩ năng  Hệ Thống Câu Hỏi 1/ Trong pứ C + FeO → Fe + CO thì Cacbon đóng vai trò gì? 2/ Chất nào có độ cứng cao nhất trong tất cả các chất? 3/ Loại than nào được dùng làm chất độn trong cao su, làm mực in, làm xi đánh giày? 4/ Cho biết tên loại quặng có chứa CaCO3 và MgCO3. 5/ Mỏ than lớn nhất của nước ta thuộc tỉnh nào? 6/ Do có tính chất gì mà nước đá khô (CO2 rắn) được dùng để tạo môi trường lạnh không ẩm? 7/ Nêu công thức hóa học của muối được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày? 8/ Sođa khan có công thức hóa học là? 17 9/ Khí CO cháy trong không khí cho ngọn lửa màu gì? 10/ Trên trái đất, nguyên tố nào có hàm lượng % đứng thứ hai sau oxi? 11/ Người ta dung dịch của chất hóa học nào để khắc chữ hoặc tạo hình trên bề mặt thủy tinh? 12/ Nung đất sét ở 1200-1300oC thì thu được loại vật liệu nào? 13/ Nung hỗn hợp gồm đá vôi nghiền nhỏ, đất sét và quặng sắt thì thu được hỗn hợp có tên gọi là gì? 14/ Làng gốm nào ở nước ta nổi tiếng về sản xuất đồ gốm, sứ?  Khung Chữ 18 IV- HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình giảng dạy, sau nhiều lần thực hiện hình thức LUYỆN TẬP BẰNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ trên lớp học (thường là 1 tiết học sau khi đã học xong một số bài học hoặc 1 chương hoặc nhiều chương) chúng tôi nhận thấy đây là một hình thức hoạt động có nhiều tác dụng: - Học sinh được hoạt động tích cực từ đó nắm vững những kiến thức đã học. - Tăng hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, giúp học sinh bớt nhàm chán sau những tiết học lý thuyết nặng nề trên lớp. - Học sinh sẽ chú ý và có ấn tượng sâu hơn đối với những ứng dụng quan trọng của các chất hóa học trong đời sống, - Rèn luyện cho học sinh những dạng bài tập phải giải nhanh. - Hình thành thói quen làm việc theo nhóm cho học sinh. - Tạo mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên bộ môn và học sinh. - Do được thực hiện trên chương trình POWERPOINT nên các thầy cô có thể sửa nội dung các câu hỏi, ô chữ đáp án, cụm từ khóa chính một cách dễ dàng sao cho phù hợp với nội dung bài học, hoặc kiến thức mà mỗi giáo viên muốn học sinh cần ghi nhớ, vận dụng. Chúng tôi hy vọng chuyên đề này đóng góp một phần hữu ích trong quá trình giảng dạy của các thầy cô. Chúc các thầy cô mạnh khỏe và công tác giảng dạy có nhiều kết quả tốt. Người thực hiện chuyên đề 19 NGÔ MINH ĐỨC 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất