Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi văn hay chữ tốt...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi văn hay chữ tốt

.DOC
10
4509
78

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM ÔN TẬP, BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI "VĂN HAY CHỮ TỐT" 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Đối với người giáo viên, được dạy đúng phân môn mình yêu thích được ấp ủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là niềm vui lớn. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh. Vì thế việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trong trường là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Trước thực trạng học sinh chú trọng vào các môn học tự nhiên: Toán, Lí, Hóa, ... Báo "Sài gòn Giải phóng" mở ra cuộc thi "Văn hay chữ tốt" cho khối học sinh THCS thu hút nhiều học sinh tham gia, môn Văn được nhiều học sinh yêu thích hơn. Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, được sự phân công của Ban Giám Hiệu trường bồi dưỡng cho học sinh giỏi văn, tôi luôn trăn trở làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh dự thi "Văn hay chữ tốt" đạt được kết quả cao? Vì vậy, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu, để có những phương pháp mới trong việc ôn luyện cho học sinh nhằm đạt kết quả tốt hơn. Tôi mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp tham khảo, hi vọng rằng với kinh nghiệm nhỏ này có ích cho những đồng nghiệp, những người say mê với nghề, quan tâm đến chất lượng mũi nhọn của trường nơi mình công tác. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Trong chương trình ôn tập cho học sinh khối 8, 9 Ban tổ chức yêu cầu học sinh viết bài văn Nghị luận về vấn đề xã hội. Sách Ngữ văn 9 có đề cập đến nội dung Nghị luận xã hội. Kiểu bài Nghị luận xã hội đòi hỏi người viết có nhận thức sâu sắc các vấn đề trong xã hội. Kinh nghiệm này được áp dụng trong phạm vi: - Ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi văn. Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm - Ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi thi "Văn hay chữ tốt". - Ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh thi vào lớp 10 (nếu có). Dù áp dụng ở phạm vi nào đi nữa thì Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS , ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8, 9 ở trường THCS Quách Văn Phẩm dự thi “Văn hay chữ tốt”. 3. Mô tả sáng kiến: Nghị luận xã hội thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, các em học sinh lại thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội, nên không có vốn từ để viết. Từ bàn bạc những sự việc hiện tượng đời sống đến những vấn đề chính trị, chính sách, những vấn đề đạo đức lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí. Những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, ... nên chúng thường rất trừu tượng, các em sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó. Bài văn nghị luận xã hội cần ở các em sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả một quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đâu phải chuyện dễ dàng gì với nhiều em. Để hiểu hết những vấn đề trên học sinh phải tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc vấn đề xã hội mới có ý tưởng làm bài. Sau nhiều năm nhận ôn tập cho đội tuyển của trường tôi chú trọng công tác chọn và ôn tập cho đội tuyển dự thi. Để có đội tuyển dự thi, Trường tôi thường tổ chức thi học sinh giỏi từ khối 8. Qua bài thi của các em tôi chọn lựa đội tuyển dự thi, nếu để đầu năm học chọn thì không có thời gian ôn tập cho các em được nhiều. Hằng năm thi "Văn hay chữ tốt" thường tổ chức trong tháng 10, nên việc chọn đội tuyển là rất cần thiết. * Tiêu chí chọn đội tuyển như sau: Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm - Chữ đẹp: Chữ như thế nào mới đẹp? Tôi chọn những học sinh với kiểu chữ truyền thống: Sáng tạo trong cách viết hoa; độ cao của các chữ h, g, k, b, l,... phải đúng ô li (2,5); độ cao chữ t (1,5 ô li); chữ d, p (cao 2 ô li); ... Bỏ dấu đúng âm chính; chữ viết thể hiện được nét thanh, nét đậm phù hợp. - Văn hay: Văn viết như thế nào mới hay? Đây là một tiêu chí mà tôi cho là quan trọng nhất. Văn hay là phải chuyển tải cảm xúc của người viết đến người đọc một cách thuyết phục. Luận điểm chính xác, trình bày mạch lạc các vấn đề. Lý lẽ và dẫn chứng xác đáng, thuyết phục. Tuy nhiên để đạt tiêu chí này ngoài năng khiếu viết văn còn phải hiểu biết các vấn đề xã hội sâu sắc. * Một số biện pháp bồi dưỡng: Được sự phân công của Ban Giám Hiệu Trường ôn tập cho đội tuyển tôi thấy khó khăn lớn nhất là tài liệu, sách tham khảo của trường còn ít. Vì vậy mà các giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra những phương pháp cho phù hợp từng kiểu bài. Qua nghiên cứu, tìm tòi, tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp bồi dưỡng như sau: a. Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh: Từ kết quả thi học sinh giỏi vòng trường ở lớp 8, tôi chọn học sinh có năng lực diễn đạt, năng lực cảm nhận, năng lực sáng tạo, ... để có kế hoạch bồi dưỡng. Thời gian: Từ tuần 2 đầu năm học. Mỗi tuần 2 đến 3 buổi. b. Xây dựng chủ đề về các vấn đề xã hội: Vấn đề xã hội rất rộng lớn, tôi phân chia theo từng đề tài. Mỗi đề tài tôi chọn lựa đều mang tính thời sự, cấp bách, cần thiết về đời sống, về đạo đức qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cập nhật được thông tin mới có ý nghĩa, tôi sẽ ôn tập cho học sinh. Ví dụ : Một số đề tài tiêu biểu - Đề tài Môi trường (Ô nhiễm môi trường, Bảo vệ môi trường) - Đề tài: Quê hương, đất nước, con người Việt nam. Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm - Đề tài gia đình. - Các vấn đề đạo đức: Trung thực, hiếu thảo, ý nghĩa tình yêu thương (qua các câu chuyện trong Quà tặng cuộc sống). - Đề tài học tập: Tự học, sự cần thiết của sách, ... - Sưu tầm đề thi vòng huyện, vòng tỉnh, vòng khu vực những năm trước. c. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài. Sau khi cung cấp những kiến thức, đề tài về văn nghị luận về các vấn đề xã hội, tôi hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Tôi tổ chức cho các em thực hiện 4 bước theo bài:“Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” và“Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” sau đó tôi chọn phạm vi đề tài theo yêu cầu của Ban tổ chức (Viết bài văn nghị luận xã hội) để ôn tập cho học sinh vào những buổi ôn tập trung. Phần lí thuyết tôi chỉ dành 1, 2 buổi cho học sinh nắm chắc như sau: Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý Thực chất đây là bước phân tích đề, yêu cầu học sinh đọc đề, xác định vấn đề cần nghị luận để hình thành được các thao tác lập luận. Bước 2: Lập dàn bài Lập dàn bài để lựa chọn, sắp xếp ý thành một hệ thống chặt chẽ và bao quát được nội dung cơ bản nhờ đó mà tránh tình trạng lạc đề hoặc lặp ý, người viết sẽ phân phối thời gian hợp lý hơn khi viết bài. A. Mở bài: + Dẫn dắt vào đề: Trực tiếp, gián tiếp, so sánh, tương phản, từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, … + Nêu vấn đề: Trích dẫn vấn đề cần nghị luận. B. Thân bài: Kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Luận điểm 1: Giải thích các từ ngữ liên quan (Vấn đề nghị luận) Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm + Luận điểm 2: Thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân. + Luận điểm 3: Tác hại + Luận điểm 4: Biện pháp khắc phục. + Luận điểm 5: Liên hệ bản thân. Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ” + Luận điểm 1: Giải thích từ khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của vấn đề cần nghị luận. + Luận điểm 2, 3,…Xác định luận cứ, lập luận dẫn dắt, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng, ... + Luận điểm 4: bàn luận mở rộng vấn đề, đưa ra ý kiến nhận xét, đúng sai, lợi hại của vấn đề, khẳng định vấn đề đúng, bác bỏ vấn đề sai,… C. Kết bài: Nêu lên suy nghĩ, quan điểm khái quát của mình về vấn đề cần nghị luận, rút ra bài học cho bản thân. Bước 3: Viết bài Ôn tập kiến thức về đoạn văn, cách trình bày đoạn văn, câu chủ đề, câu mở đoạn, câu phát triển đoạn, câu kết đoạn văn. Từ những kiến thức khái quát trên, tôi hướng dẫn các em cách viết từng đoạn văn trong bài nghị luận. Bước 4: Đọc và sửa chữa - Tự đọc văn bạn để sửa văn mình. - Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ, đặt câu diễn đạt. Ví dụ: Cho đề bài dạng mở: Môi trường và cuộc sống. Học sinh lập dàn bài, sau đó viết bài. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề: Đất nước ta phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều công trình, phương tiện có động cơ ra đời đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn... Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm - Nêu vấn đề: Môi trường vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của mọi người và vạn vật trên trái đất. Thân bài: Luận điểm 1: Giải thích môi trường là gì? (Môi trường là nghững điều kiện tự nhiên như đất, đá, khí hậu,... Môi trường nhân tạo: nhà cửa, đường, các công trình công cộng, ... ). Tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người? (Môi trường có tầm quan trọng trong cuộc sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất, ...). Luận điểm 2: Tại sao môi trường rất cần cho sự sống của mọi sinh vật trên trái đất? (Môi trường cho ta không khí để hô hấp, cho ta đất để đi đứng làm nhà, xây dựng trường học, ...) Luận điểm 3: Thực trạng, nguyên nhân. Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân: - Ý thức con người (nguyên nhân quan trọng, tác nhân trực tiếp làm môi trường bị ô nhiễm). - Sự phát triển các khu công nghiệp (chất thải chưa qua xử lí trực tiếp thải ra môi trường). - Nhiều nơi ở nông thôn không có hố rác tập trung, sông, suối ao, hồ, ... trở thành nơi chứa rác,... - Lực lượng làm công tác môi trường còn mỏng, ... Luận điểm 4: Tác hại của ô nhiễm môi trường. - Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh về đường hô hấp, viêm mũi, viêm họng, ung thư, tử vong, ...). - Ô nhiễm môi trường làm khí hậu nóng lên, băng tan, nước dâng, bão, lũ, sóng thần,... cướp đi sinh mạng của nhiều người. - Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng vẻ mĩ quan đô thị, không thu hút khách du lịch, ảnh hưởng nền kinh tế đất nước, ... Luận điểm 5: Giải pháp: Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm - Bản thân mỗi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi, trồng cây, khôi phục các cánh rừng đầu nguồn,... - Các ngành các cấp tuyên truyền cho mọi người biết lợi ích của môi trường để có ý thức bảo vệ. Xây dựng nhà máy xử lí rác hợp vệ sinh từ thành thị đến nông thôn. - Các nhà máy, xí nghiệp cần có hệ thống xử lí chất thải để không làm cho môi trường ô nhiễm, ... Luận điểm 6: Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em ý thức được tầm quan trọng của môi trường nên luôn giữ vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, nhặt rác ở sân trường, nơi công cộng. - Tuyên truyền vận động mọi người quanh em giữ vệ sinh môi trường, tham gia các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện”, thân thiện với môi trường tự nhiên. - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta. Kết bài: - Khẳng định tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống mọi người (Môi trường trong lành, môi trường tốt sẽ cho con người có cuộc sống tốt, ...). - Lời khuyên, lời kêu gọi, ... Sau khi các em lập được dàn bài tôi cho học sinh viết bài văn hoàn chỉnh. Quy định thời gian khoảng 120 phút cho mỗi đề làm tại lớp (phải thực hiện hai tiêu chí: Văn hay, chữ tốt). Ông bà ta từng nói: “Nét chữ, nết người” nên để đạt được tiêu chí “Chữ tốt”, chọn bút để có nét chữ đẹp là hết sức cần thiết. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bút để luyện nét chữ đẹp, nhưng với học sinh THCS không thể luyện như học sinh tiểu học, tôi chọn bút mực nước với ba màu: xanh, tím, đen. Từng nét chữ viết của học sinh phù hợp màu mực, thể hiện độ cao, độ nghiêng, nét thanh đậm hợp mắt người chấm bài. Công việc này tôi đã cho các em chuẩn bị ngay từ đầu năm, luyện viết trên các quyển tập 5 ô li ở nhà. Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm Qua mỗi bài viết học sinh không chỉ luyện chữ cho đẹp mà còn phải chú trọng luyện viết văn. Bởi có nét chữ đẹp (điểm tối đa 6/20) còn văn hay (Điểm tối đa 14/20). Khi ôn tập tôi chú trọng luyện cách viết văn nhiều hơn. Làm sao các em biết dùng từ ngữ hay, diễn đạt trong sáng, lập luận làm sáng tỏ chủ đề, không mắc lỗi cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt thì cơ hội đạt giải sẽ nhiều hơn. Sau mỗi bài viết tôi thường cho học sinh đọc bài viết của nhau (Đọc văn bạn, sửa văn mình). Sau đó tôi chấm bài, sửa chữa lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, khơi gợi ý tưởng trên từng bài viết cho các em. Đoạn văn nào luận điểm chưa phù hợp, tôi hướng dẫn học sinh viết câu chứa luận điểm, sau đó các em phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. Tôi hướng dẫn các em biết chủ động mở rộng và thu hẹp về dung lượng bài viết theo giới hạn khác nhau mà bài viết vẫn giàu cảm xúc và thể hiện bật nổi tư tưởng, chủ đề. Đây là hình thức quan trọng và phải tiến hành thường xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều dạng đề, càng viết nhiều thì sẽ thành thói quen, có nhiều kinh nghiệm. Mỗi lần tiếp cận với bài viết của mỗi em tôi rút ra được những khuyết điểm của từng em mà có cách hướng dẫn phù hợp từng đối tượng. Sau khi trả bài viết, mỗi em thấy khuyết điểm trong bài của mình mà sửa chữa sai sót. Đó là vấn đề trọng tâm mà mỗi giáo viên khi ôn tập cho học sinh giỏi cần nắm bắt kịp thời để ôn tập đạt kết quả cao hơn. Sau khi ôn tập cho học sinh tất cả các chủ đề, tôi cùng Tổ chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường tổ chức cho thi tuyển lần hai, đề bài do tổ trưởng Tổ chuyên môn ra, sau đó tổ chức chấm điểm, xếp loại giải, đủ số lượng Phòng giáo dục yêu cầu, thành lập đội tuyển dự thi vòng huyện. Vậy là trước khi thi vòng huyện học sinh đã nắm chắc phương pháp làm bài, cách viết hoa, viết chữ đẹp, kinh nghiệm phân phối thời gian cho bài thi hợp lí là yêu cầu tất yếu của học sinh dự thi. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm Sau khi áp dụng sáng kiến Kinh nghiệm ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi “Văn hay chư tốt” mà tôi đã thực hiện ở trường THCS Quách Văn Phẩm, tôi thu được kết quả tốt. - Năm 2010- 2011 Trường có 4 học sinh dự thi cả 4 em đạt giải (1 giải nhất, 3 giải khuyến khích) Vòng huyện. Một em được chọn thi tỉnh nhưng chưa đạt. - Năm 2011-2012 Trường có 3 học sinh dự thi cả 3 em đạt giải (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba) vòng huyện. Cả 3 em được chọn thi “Văn hay chữ tốt” vòng tỉnh (Đạt 3 giải khuyến khích cấp tỉnh). - Năm 2012-2013 tôi tiếp tục chọn biện pháp bồi dưỡng này để ôn tập đội tuyển thi “Văn hay chữ tốt” vòng huyện (Có 3 em dự thi, đạt 2 giải ba, 1 giải khuyến khích), có 2 em được chọn thi “Văn hay chữ tốt” vòng tỉnh (Đạt 2 giải khuyến khích cấp tỉnh). Kết quả thi vòng tỉnh đạt 2 giải dù chỉ là khuyến khích nhưng giúp tôi có thêm nghị lực để áp dụng sáng kiến này vào những năm sau. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Các biện pháp ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi “Văn hay chữ tốt” trong đề tài phù hợp với các giờ dạy ôn tập cho đội tuyển học sinh giỏi, Chuyên đề tự chọn Ngữ văn, thực hành làm văn nghị luận ở các khối lớp 7, 8, 9. ... 6. Kiến nghị đề xuất: Các trường học nên tổ chức câu lạc bộ dành cho những học sinh yêu thích văn chương để các em có dịp trao đổi, bày tỏ những thắc mắc mà bản thân các em chưa có lời giải đáp thì chắc chắn kĩ năng viết, nói của các em sẽ nhuần nhuyễn hơn, lưu loát hơn. Những cách thức, phạm vi áp dụng kinh nghiệm trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng bài viết để góp phần cho chất lượng mũi nhọn của trường đạt kết quả sẽ mãi là vấn đề suy nghĩ, trăn trở của từng giáo viên. Tôi Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm hy vọng các anh chị đồng nghiệp cùng cảm thông, chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng bài làm của các em, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn của huyện nhà, tỉnh nhà. Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị Ngày 4 tháng 3 năm 2013 Người viết sáng kiến Dương Bé Trâm Döông Beù Traâm Tröôøng THCS Quaùch Vaên Phaåm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất