Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn ngữ văn...

Tài liệu Skkn giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn ngữ văn

.PDF
33
118
146

Mô tả:

Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” I - PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm học 2009- 2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện Đông Triều cũng phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng cho học sinh”. Hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta cũng đánh giá cao về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết trung ương II khóa VIII có nêu quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coi là mục tiêu, là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của toàn xã hội. Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” theo Bác thì việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Chính vì thế Bác nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong lĩch vực giáo dục Bác cũng yêu cầu phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa kỹ thuật lao động và sản xuất, đào tạo thế hệ trẻ thành người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Như vậy, đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục trong đó đạo đức là gốc. Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức”. Điều 23- Luật giáo dục cũng đã nêu rõ: Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 1 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vậy mà thực tế mấy năm trở lại đây tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên (lớp người đang giữ vai trò là chủ nhân tương lai của thế kỷ XXI) lại đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và chưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề này đã được cảnh báo từ lâu và gần đây lại được dư luận quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành TW khóa X cũng đã đánh giá một trong những mặt hạn chế yếu kém trong lĩnh vực giáo dục như sau: “Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện dạy làm người và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lý tưởng sống, phẩm chất đạo đức yếu. Học sinh thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc của Đảng về quyền lợi nghĩa vụ công dân, chất lượng giáo dục còn buông lỏng, nhất là giáo dục đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại”. Qua đó ta thấy rằng vấn đề xuống cấp trong đạo đức của học sinh, sinh viên đã đến lúc báo động. Nói như tiến sĩ tâm lý học Vũ Kim Thanh: “Nếu không có sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất cả một thế hệ”. Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề “Nóng” không chỉ của ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm công việc “Trồng người” tôi không thể thờ ơ trước một vấn đề mang tính xã hội như vậy. Chính vì thế năm học 2009- 2010 này tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Một vấn đề không phải là mới trong mục tiêu, phương pháp giáo dục nhưng nó cũng không bao giờ cũ đối với mỗi người giáo viên dạy văn. I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 2 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của công tác giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong nhà trường nói chung. Đề xuất một số biện pháp phối hợp giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở cấp THCS một cách có hiệu quả giúp thế hệ trẻ các em trở thành những người công dân có ích trong thế kỷ XXI, đáp ứng được mục tiêu của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. Nghiên cứu đề tài này là tôi mong muốn sẽ cùng với các bạn đồng nghiệp cùng nhau đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. I.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: - Thời gian: 2 năm (Từ tháng 09/2008 đến tháng 04/2010) - Đối tượng thực nghiệm là chương trình ngữ văn lớp 8, 9 - Địa điểm thực nghiệm: Học sinh Lớp 8A, 9A- Trường THCS Tràng An. I.4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ PHẦN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: I.4.1. Về lý luận: Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8, 9 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THCS nói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong tình trạng hiện nay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều những vấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học và giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn hóa. I.4.2. Về thực tiễn: Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn vùng nông thôn, là một xã thuần nông. Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường. Trong mấy năm gần đây hành vi đạo đức của học sinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt. Hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường có dấu hiệu gia tăng. Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 3 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách là tôi muốn đưa ra một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm, trường THCS Tràng An đã làm để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo các em trở thành con người toàn diện. Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có nhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THCS Tràng An có những biến chuyển rõ rệt. Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta ai cũng có nhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn học của mình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS Tràng An chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều. II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ: Chúng ta vẫn biết rằng đạo đức là một hình thái xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của mình, sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội. Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì Hồ Chủ Tịch cũng đã nêu “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Như vậy vấn đề thứ nhất tôi đặt ra trong đề tài này là: giáo viên phải nhận thức rõ trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng vì nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác, mà để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thì vai trò của tập thể sư phạm lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định. Thế nhưng điều quan trọng là giáo dục như thế nào bởi vì giáo dục đạo đức không chỉ là việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 4 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Giáo dục đạo đức nó là cả một quá trình lâu dài phức tạp đòi hỏi phải có công phu kiên trì liên tục. Muốn làm được điều này người giáo viên dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn mình phụ trách. Ai cũng biết rằng môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh góp phần hình thành ở học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Mà điều này người giáo viên văn lại có cơ hội hơn các bộ môn khoa học khác. Chính vì vậy, trong đề tài này tôi muốn đưa ra một số thực nghiệm về vấn đề kết hợp giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua: - Giờ đọc hiểu văn bản - Giờ tập làm văn - Hoạt động ngoại khóa văn học II.2. CHƢƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà trong xã hội hiện nay lại còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu thiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế hệ trẻ chúng ta. Vì vậy việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học trong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách. Người giáo viên lên lớp ngoài nhiệm vụ là hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa mà còn phải hình thành cho các em những khái niệm về nhân cách đạo đức. Vì xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội- nhân văn của nó. Nếu Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 5 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ cho rằng dạy đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thế nhưng khi lên lớp giáo viên lại chỉ lo làm sao truyền thụ được hết được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa là tốt lắm rồi, mà không chú ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh. Nói về sự xuống cấp của đạo đức học sinh có nhiều nguyên nhân, gia đình thì chỉ quan tâm đến việc con học được mấy điểm chứ đâu có quan tâm đến việc con chơi thế nào? chơi với ai? còn nhà trường thì chú trọng nhiều đến dạy kiến thức hơn là dạy đạo đức. Chính vì vậy mới dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tinh thần ý thức trong học tập, lười học các giờ học nói tự do, nói leo cô giáo, về nói dối cha mẹ. Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp hạn chế, tình trạng học sinh nói trống không với thầy cô, với bố mẹ không phải là ít. Trong cuộc sống thì tỏ ra ích kỷ, không biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, ham chơi đua đòi... Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người giáo viên phải có những nhận thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục đạo đức vào trong giảng dạy của mình. Đó là nội dung mà tôi muốn đặt ra trong bài viết này. * Nội dung và biện pháp thực hiện: Môn Văn là một môn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường, thế nhưng dạy văn không giống như bất kỳ môn học nào khác. Giáo viên dạy Lịch sử thì quan tâm đến sự kiện, giáo viên Địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên và xã hội, dạy Toán chú ý đến các con số lạnh lùng. Dạy văn không chỉ cần đến kiến thức là đủ mà thêm vào đó là cảm xúc, tình cảm sự rung động của con tim, cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 6 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” trong mỗi cá nhân thầy và trò. Trong bài viết này tôi chỉ xin nêu nội dung và biện pháp thực hiện trong ba hoạt động của quá trình dạy học môn Ngữ Văn. Thứ nhất: Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua giờ đọc- hiểu văn bản Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi học sinh cơ sở là lứa tuổi nằm trong những năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm xúc và hứng thú mới mẻ. Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người. Thế giới nội tâm và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp về hành vi. Các em còn mang tính trẻ con nhưng ý thức lại cho mình là người lớn. Các em thường mâu thuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong. Các em đã có hứng thú và cảm xúc mới mẻ, phương pháp hiếu động, các em ngồi học không yên, hay nói chuyện riêng, thiếu tập trung trong giờ học. Để ổn định do làn sóng này là điều rất khó. Nhưng chính cái hiếu động cảm xúc ấy bản thân nó lại bao hàm một năng lực sáng tạo to lớn, cụ thể là năng khiếu sáng tạo biểu hiện rõ trong văn học. Các em dễ dàng đồng cảm với nhân vật, nhập cuộc sống với tác giả, lứa tuổi các em đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể về năng lực cảm thụ văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã có ý thức. Dựa vào đặc điểm tâm lý này mà người giáo viên văn phải biết tạo hứng thú học, học sinh có thích học bộ môn thì mới nói đến chuyện bồi dưỡng cho các em tình cảm, thái độ sau giờ học được. Vì thế trong giờ hiểu văn bản bước đầu tiên tôi muốn tạo hứng thú cho giờ học văn bằng cách dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn. Vào bài mới là tạo tâm thế ban đầu, tạo không khí cho một giờ học văn, học sinh có cảm giác tò mò muốn khám phá trước khi đến với một tác phẩm văn học. Việc làm này có thể có giáo viên còn coi nhẹ, vào giờ văn sau khâu kiểm tra bài cũ, giáo viên bị ức chế do học sinh không học bài, không soạn bài rồi thầy cô quát mắng học sinh. Sau đó vào bài mới bằng một nhan đề trên bảng, như vậy thì làm sao tâm hồn các em có thể rung động với cái hay, cái đẹp của văn chương. Cho nên khâu kiểm tra bài cũ trong môn văn cũng nên nhẹ nhàng, thoải mái không nên lạm dụng, ôm đồm bắt học sinh phải trả lời những câu hỏi quá khó hoặc quá vụn vặt. Lời giới thiệu bài nhẹ nhàng, hấp dẫn của giáo viên ngay từ giây phút đầu tiên đã đưa các em vào không khí văn chương. Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 7 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Ví dụ: Dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải- Ngữ văn 9 tập II. Tôi vào bài như sau: “ Mùa xuân- khoảnh khắc thiên nhiên tƣơi đẹp khởi đầu một năm. Mùa xuân đã từng là đề tài khơi nguồn cảm xúc biết bao thi nhân, chúng ta đã từng đƣợc chiêm ngƣỡng một bức tranh xuân tuyệt đẹp qua ngôn ngữ thơ ca của thi hào Nguyễn Du, xuân của đất trời- xuân của lòng ngƣời. Mỗi ngƣời có một cảm xúc riêng khi mùa xuân về. Vậy nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận nhƣ thế nào về mùa xuân qua nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” ấy. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu...” Hay khi dạy bài “Mây và sóng” tôi giới thiệu như sau: “Tình cảm gia đình và đặc biệt là tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất và đó cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ. Giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu nguồn cảm xúc thiêng liêng đó qua một tác phẩm văn học nước ngoài...”. Không những thế trong giờ đọc hiểu văn bản người giáo viên biết kết hợp khéo léo với việc giáo dục tình cảm học sinh qua phương pháp đọc sáng tạo. Bởi đọc là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người. Nó phản ánh năng lực tư duy bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ. Riêng đối với văn học, đọc phản ánh những tình cảm, những ý chí, những ước vọng, những động lực của tâm hồn và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Đọc là tiếng đồng vọng của con người trước thời đại và lịch sử. Đọc nó giống như một hoạt động tinh thần, một hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp con người có ý thức khám phá những giá trị chân, thiện, mỹ. Chính vì thế dạy văn không thể không hướng dẫn học sinh đọc văn phải hướng dẫn các em đọc chuẩn văn bản có nghĩa là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm, đọc hay, đọc như là một sự tự biểu hiện, như là sự tự cảm nhận nên khi đọc phải hướng dẫn các em dựa trên đặc điểm thể loại của văn bản, tính cách của nhân vật, phong cách của tác giả để điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp. Người giáo viên văn phải coi phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 8 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” đặc biệt đối với môn văn mà trong đó đọc diễn cảm chỉ là một phần của đọc sáng tạo. Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp này trong suốt giờ học cho đến khi bài học kết thúc, chứ không phải chỉ là đọc gây không khí đầu giờ học như một số người thường nghĩ. Tóm lại “đọc” là một hoạt động quan trọng hàng đầu cho sự cảm nhận và hiểu biết, trong hoạt động “đọc” thì phần đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan trọng trong một giờ dạy văn. Cô giáo có giọng đọc truyền cảm, hấp dẫn tự nhiên sẽ làm cho học sinh chú ý, háo hức theo dõi. Vì đối với nghệ thuật của văn chương, sự tồn tại của âm thanh ngôn từ vô cùng quan trọng. Ví dụ khi dạy một bài thơ trữ tình nếu giáo viên luyện cho học sinh đọc ngân vang lên bằng âm điệu tiết tấu, bằng cái vỏ âm thanh của ngôn từ thì sẽ góp phần tạo nên những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn học sinh. Như vậy là chúng ta đã góp phần giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn, tình cảm học sinh qua giờ văn học. Nhìn chung thì việc dạy học văn ở trường phổ thông có hai mục đích chính. + Thứ nhất: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn chương như tất cả các môn học khác. + Thứ hai: Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương tạo điều kiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho các em. Giúp các em hiểu một cách sâu sắc những giá trị phong phú của văn chương quá khứ và hiện tại. Chính vì vậy mà vấn đề thứ ba là phải kết hợp giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu văn bản. Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp, cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở mặt ngôn từ mà nó còn chìm sâu vào những tầng lớp của văn bản, của thế giới hình tượng. Chính vì vậy người giáo viên dạy văn phải biết gợi mở ra những điều bí ẩn đằng sau những câu chữ lặng yên trên trang giấy để chúng lên tiếng đối thoại với từng học sinh. Người giáo viên phải làm sao cho học sinh cảm thụ cái đẹp văn chương và cái chất văn ấy thấm dần, thấm sâu vào cuộc đời học sinh để các em cùng phô diễn cái đẹp ấy trên những bài văn viết và trong lời nói thường ngày. Muốn làm được điều này người giáo viên phải biết thiết kế trong trang giáo án Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 9 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” của mình một hệ thống câu hỏi phù hợp. Hệ thống câu hỏi trong một bài học văn rất đa dạng và phong phú, nhưng có thể quy thành 2 loại như sau: - Các câu hỏi nhằm tìm hiểu tác phẩm có tính chất nghiên cứu văn học - Các câu hỏi nhằm khơi ngợi hoạt động tự bộc lộ và đồng sáng tạo của học sinh. Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực sáng tạo của học trò để đúng đặc trưng phương pháp bộ môn khiến cho người học văn thật nhẹ nhàng thoải mái làm lay động tâm hồn học trò cũng là góp phần giáo dục đạo đức cho các em. Bởi vì đối với bộ môn Ngữ văn thì người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức, kỹ năng văn học đúng hướng, đúng cách trong suy diễn, phỏng đoán hay áp đặt trong giáo dục tư tưởng, tình cảm mà còn đạt đến mục đích cao cả nhất là dạy văn để dạy người. Tôi lấy ví dụ: Khi dạy bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ-Ngữ văn 7” hay “Phong cách Hồ Chí Minh”- Ngữ văn lớp 9, giáo viên đâu có phải cung cấp cho học sinh kiến thức thế nào là sống giản dị mà từ hệ thống câu hỏi tìm hiểu bằng những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lời nhận xét, so sánh ý nhị, người giáo viên dẫn dắt các em vào thăm nơi ăn, chốn ở của Người như vào một bảo tàng vừa bình dị vừa thiêng liêng. Từ chiếc nhà sàn vẻn vẹn vài phòng với những đồ đạc đơn sơ vừa để ăn ngủ vừa để họp bộ chính trị bàn về vấn đề sinh tử của triệu con người. Từ những bộ quần áo bà ba nâu đến đôi dép lốp thô sơ. Một vị Chủ tịch nước nhưng chỉ ăn, chỉ hưởng thụ những món như cá kho, rau luộc, cà ghém, cháo hoa…những sản vật vừa thân quen vừa tinh túy của đất Việt tự ngàn năm chắt lọc, thức ăn giản dị mà thân thương đậm hương sắc quê nhà. Từ cuộc sống giản đơn của vị lãnh tụ mà bồi dưỡng cho các em niềm yêu kính tự hào để các em hiểu sâu hơn về những biểu hiện của đức tính giản dị và như vậy trong các em sẽ hình thành ý thức tự nguyện học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh và các em sẽ tin rằng tấm gương về nhân cách Việt Nam sẽ muôn đời tỏa sáng. Như vậy người giáo viên văn không chỉ củng cố cho các em kiến thức của bài Giáo dục công dân mà còn bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình cảm, đạo đức của con người. Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 10 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Hoặc khi dạy bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9- tập I). Từ hình ảnh cái “Bếp lửa” bình thường giản dị và phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam. Nhưng nó cũng thật thiêng liêng kỳ diệu vì nó lại luôn gắn liền với BàNgười nhóm lửa, giữ lửa, người tạo nên tuổi ấu thơ của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người cháu ở nơi xa. Bằng một hệ thống ngôn từ, nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc, người giáo viên văn đã phả vào tâm hồn học sinh tình cảm đẹp đẽ và thấm đẫm của bà đối với cháu và cháu đối với Bà trong lúc hiện thực xã hội còn có những hiện tượng tiêu cực: Con chửi lại cha, cháu cãi lại bà thì vấn đề gắn với giáo dục đạo đức học sinh qua giờ Ngữ văn là rất cần thiết, làm sao để qua một giờ học văn giáo viên góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông cơ sở là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con người mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước và tinh thần quốc tế vô sản, tư tưởng làm chủ tập thể, thái độ lao động XHCN và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống. Bằng giọng thơ hay, bằng câu hỏi gợi sự nhận xét tinh túy về cách nhìn, cách nghe và sự gợi cảm, làm thế nào để các em có thể tự hình dung được trong tâm trí mình cả thiên nhiên và cuộc sống có thực có mơ, gần hay xa, xưa hay nay để cho tâm hồn được mở rộng hơn, say sưa hơn và chính nhờ đó mà biết yêu thích, sống hồn nhiên và rung động hơn. Các em có thể cảm nhận được cả mùi hương ổi chín nồng nàn ở chốn thôn quê, gần gũi và quen thuộc đang phả vào làn gió se se lạnh đầu mùa hay một làn sương mỏng manh duyên dáng đang giăng mắc nhẹ nhàng nơi đầu thôn ngõ xóm trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh- Văn 9. Từ chỗ các em được chiêm ngưỡng một khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng mà cũng thầm thì triết lý. Các em sẽ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên thật là hấp dẫn, nếu con người ta biết rung động trước vẻ đẹp của nó. Có thể nói sau khi học xong một bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” hay “Sang thu” có những em học sinh biết dậy sớm để ngắm một cảnh bình minh đẹp, quan sát một giọt sương long lanh, một tia nắng hay lắng nghe một tiếng chim Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 11 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” hót, biết yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em, quê hương, làng xóm...thì chính những em đó đã tiếp thu bài giảng có hiệu quả. Tôi lấy ví dụ về một bài giảng cụ thể như sau: Bài 30: Văn bản- BỐ CỦA XI MÔNG Trích: Guy Đơ- Môpaxăng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được Môpa xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng theo mạch cốt truyện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra đó là tình yêu thương con người. B. CHUẨN BỊ: - Của thầy: Chân dung của tác giả Môpa xăng, máy chiếu - Của trò: Đọc và nghiên cứu trước văn bản, trả lời câu hỏi gợi ý SGK C. PHƢƠNG PHÁP: - Đàm thoại, phân tích, giảng bình - Tổ chức hoạt động cá nhân- nhóm D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: ? Nhân vật Rô- Bin- Xơn hiện lên qua lời tự thuật như thế nào? Qua đoạn trích bộ lộ phẩm chất gì của nhân vật? * Yêu cầu: Rô- Bin- Xơn sống một cuộc sống khác thường thiếu thốn và khắc nghiệt một mình nơi đảo hoang trong thời gian dài. Anh đã tự chế tạo ra Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 12 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” những trang phục và trang bị những kỳ cục (dẫn chứng) trông anh giống như một vị chúa đảo-> bộc lộ một con người có nghị lực, sống lạc quan trong mọi hoàn cảnh. III. Bài mới: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cái nóc của ngôi nhà sẽ che chắn cho suốt cuộc đời mỗi đứa con. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà đứa con mất đi “Lá chắn” của mình thì chúng sẽ ra sao? Đoạn trích “Bố của Xi- Mông” mà hôm nay chúng ta học sẽ giúp cho các em hiểu hơn về tình người, tình đời trong cuộc sống của mỗi con người. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Nội dung bài giảng I. Giới thiệu tác giả- tác Giáo viên trực quan chân dung tác giả trên phẩm: máy chiếu 1. Tác giả: ?Hãy nêu tóm tắt những hiểu biết của em về - Guy đơ Môpa Xăng (1850tác giả Môpa xăng 1893) Giáo viên giới thiệu thêm: (Môpa xăng là Là nhà văn hiện thực pháp, sáng một nhà văn hiện thực vĩ đại của nước pháp tác với số lượng lớn, phản ánh thế kỷ XIX. Ông sinh trong một gia đình quý sâu sắc xã hội Pháp cuối thế kỷ tộc sa sút. Từ bé đã phải sống trong một bi XIX. kịch gia đình, năm 11 tuổi trở đi chỉ được sống với mẹ, lớn lên học luật, khi chiến tranh Pháp- Phổ ông nhập ngũ và làm việc ở bộ Hải quân, Bộ Giáo dục. Trên dưới 30 tuổi ông mới viết văn nhưng sự nghiệp văn chương của ông rất đồ sộ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Cuộc đời ông có nhiều bất hạnh. Ông mắc bệnh tâm thần và chết đau đơn trong nhà thương điên vào ngày 06/7/1893). ? Nêu xuất xứ của đoạn trích học? Yêu cầu: Đọc giọng kể chuyện phân biệt lời kể tả, lời đối thoại giữa các nhân vật. 2. Tác phẩm: Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 13 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” Gọi 2 học sinh đọc=> nhận xét - Văn bản trích trong truyện ? Qua việc đọc văn bản kết hợp với lời giới ngắn cùng tên thiệu trong SGK. Một em hãy tóm tắt lại nội 3. Đọc, hiểu chú thích: a. Đọc, tóm tắt dung đoạn trích? (Xi- Mông là con trai của chị B lăng sốt, khi b. Chú thích SGK đó nó khoảng 7- 8 tuổi lần đầu tiêu đến trường bị bạn bè chế giễu là không có bố. Nó rât buồn và đau khổ, nó ra bờ sông định nhảy xuống sông cho chết đuối. Gặp bác Phi- líp, bác đưa nó về nhà và hứa sẽ cho nó một ông bố. Sáng hôm sau đến trường nó hãnh diện khoe với bạn bè bố nó tên là Phi- líp). ? Em hiểu thế nào là lầm lỡ? ? Từ ác ý được hiểu như thế nào? ? Văn bản thuộc thể loại nào? đoạn trích c. Từ khó: SGK được viết theo phương thức biểu đạt nào? II. Phân tích văn bản: - Tự sự, miêu tả, biểu cảm 1. Kết cấu bố cục: ? Truyện được kể theo ngôi kể nào? có tác - Thể loại: Truyện ngắn dụng gì trong việc biểu đạt nội dung? - Ngôi kể thứ ba=> người kể dấu mình=> kể tự do nhìn thấy hết được những gì diễn ra với nhân vật. ? Truyện có những nhân vật nào? Xi- Mông, B lăng sốt, Phi líp=> nhân vật chính. Vậy sự việc gì đã diễn ra xoay quanh 3 nhân vật này? ? Dựa vào diễn biến của truyện với tiêu đề SGK hướng dẫn, em phân đoạn như thế nào cho hợp lý? - Bố cục: 4 đoạn - Trực quan bảng phụ Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 14 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” 1. Từ đầu-> “khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của Xi- Mông 2. Tiếp-> “một ông bố”: Xi- Mông gặp bác Phi- líp 3. Tiếp-> “rất nhanh”: Bác Phi- líp đưa XiMông về nhà. 4. Còn lại: Câu chuyện ở trường sáng hôm sau. ? Các em có nhận xét gì về trình tự bố cục này? - Hợp lý, theo trình tự thời gian và diễn biến truyện. Giáo viên: Đoạn trích có 3 nhân vật chính nhưng sự việc lại được bắt đầu từ nhân vật nào? ? Em hiểu gì về nhân vật Xi- Mông qua lời 2. Phân tích: a. Nhân vật Xi- Mông: giới thiệu? Con trai của chị B lăng sốt XiMông 7- 8 tuổi hơi xanh, sạch sẽ nhút nhát Bị bắt nạt vì không có bố ? Lý do vì sao Xi- Mông đi ra bờ sông một mình? Giáo viên: Xi- Mông ra bờ sông và sự việc gì đã diễn ra với em ở bờ sông-> quan sát kênh chữ SGK. ? Qua đoạn 1 em hiểu Xi- Mông ra bờ sông trong một tâm trạng như thế nào? - Buồn đau khổ ? Em hiểu vì sao Xi- Mông đau khổ? * Tâm trạng của em khi ở bờ Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 15 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” - Vì em không có bố sông: ? Nỗi đau ấy đã được nhà văn khắc họa như thế nào qua ý nghĩ? Tâm trạng và cách nói năng của em? - ý nghĩa: Muốn chết - Hành động: Bỏ nhà ra bờ sông ? Thế nhưng tại sao khi ra bờ sông em lại từ bỏ ý định tự tử? - Cảnh tượng ở bờ sông rất đẹp và hấp dẫn em ? Cảnh tượng đó được nhà văn miêu tả như thế nào? Trời ấm dễ chịu Mặt trời êm đềm Nước lấp lánh => Thiên nhiên đẹp hấp dẫn ? Cảnh tượng ở bờ sông đã tác động như thế nào đến tâm trạng của Xi- Mông? Thấy - Từ chỗ muốn chết khoái khoan dễ chịu Thèm đuổi được bắt ngủchú ? Đặc biệt chi tiết Xi- Mông nhái rồi bật cười một mình nhớ tới trò chơi… cho ta thấy Xi- Mông là một đứa bé như thế nào? - Rất trẻ con, ngây thơ, yêu thiên nhiên yêu cuộc sống khóc đấy cười đấy hồn nhiên đáng yêu. ? Thế nhưng tại sao khi nghĩ về nhà về mẹ thì em lại thấy buồn và lại khóc? Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 16 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” - Nỗi đau đớn lại trỗi dậy trong em ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng đau đớn của em? - Khóc, người rung lên, những cơn nức nở dồn dập xốn xang-> khóc hoài, nói đứt quãng. ? Qua tất cả những từ ngữ miêu tả đó thể hiện tâm trạng của Xi- Mông lúc đó như thế - Nỗi khổ đau tinh thần không nào? thể giải thoát đến nỗi tuyệt ? Vì sao có thể nói nỗi đau không có bố là vọng. nỗi đau tinh thần lớn nhất của Xi- Mông? - Chỉ vì bị chế giễu không có bố-> muốn chết - Thiên nhiên đẹp hấp dẫn-> nghĩ không có bố-> nức nở - Thể hiện ở nỗi khát khao, ở những cơn nức nở cùng với những câu nói đứt quãng của em. - Giáo viên bình: Thế mới biết tình cảm gia đình là thiêng liêng bất diệt nếu em bé trong bài “Mây và sóng” của TaGo sẵn sàng từ chối mọi sự cám dỗ của thiên nhiên để được ở nhà với mẹ còn Xi- Mông thì dù thiên nhiên có đẹp đẽ hấp dẫn đến đâu, dù em có phải chịu sự đau đớn về thể xác em không nguôi ngoai được nỗi đau không có bố. Đúng là chỉ khi nào ta bị thiếu đi một thứ gì đó thì ta mới thấy nó quý giá vô cùng. ? Các em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? (thảo luận nhóm) Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 17 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” - Miêu tả chi tiết tâm trạng của nhân vật qua cảnh tượng thiên nhiên, qua những tiếng nức nở của nhân vật. ? Theo em thì cách miêu tả này có phù hợp với tâm lý trẻ thơ không? vì sao? - Trẻ em ngây thơ, tình cảm hời hợt dễ quên, buồn chỉ biết khóc. ? Vì sao tác giả Môpa xăng lại hiểu rõ nỗi đau đớn của Xi- Mông đến như vậy? (thảo luận nhóm). - Tác giả thương yêu đồng cảm với nhân vật ? Qua nỗi đau của Xi- Mông tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? - Không nên đùa cợt trên nỗi đau của người khác ? Nếu em được là một người bạn của XiMông thì em sẽ làm gì cho bạn ấy? ? Nếu trong lớp hoặc trong trường ta có một bạn rơi vào hoàn cảnh như Xi- Mông thì em sẽ xử xự với bạn như thế nào? Thế còn cậu bé Xi- Mông trong câu chuyện, trong lúc em phải chịu về nỗi đau tinh thần, trong lúc em đang tuyệt vọng như vậy liệu có ai giải thoát cho em không? và tâm trạng của Xi- Mông sẽ như thế nào nếu như em có một ông bố? - Một em đọc tiếp “Bỗng một bàn tay”-> “bỏ đi rất nhanh” ? Sự việc gì đã xảy ra với Xi- Mông trong lúc em đang đau đớn và tuyệt vọng? Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 18 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” - Gặp bác Phi- líp ? Xi- Mông tỏ thái độ như thế nào khi em gặp bác Phi- líp ở bờ sông? - Trả lời mắt đẫm lệ- nghẹn ngào * Tâm trạng của Xi- Mông khi ? Em hiểu thế nào là “đẫm lệ”? gặp bác Phi- líp: ? Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng Xi- Mông như thế nào? ? Xi- Mông đã nói với bác Phi- líp như thế nào? câu nói đó thể hiện điều gì? - Khát khao có bố ? Khi bác Phi- líp nhận lời sẽ làm bố của em thì thái độ của Xi- Mông như thế nào? - Xi- Mông khẳng định chắc nịch: Bác là bố cháu-> Xi- Mông hết buồn-> vui sung sướng ? Thái độ của em như thế nào trước những sự trêu chọc của các bạn ở trường? - Quát vào mặt chúng như ném một hòn đá - Không trả lời gì hết ? Những hành động đó chứng tỏ Xi- Mông có thái độ như thế nào? - Hãnh diện, tự hào có một người bố ? Em có nhận xét gì về tâm trạng về tinh thần của Xi- Mông khi có bác Phi- líp nhận làm bố? - Học sinh nghiên cứu đoạn 3 Tâm trạng hạnh phúc niềm vui ? Chị Blăng sốt được giới thiệu như thế nào? pha chút hãnh diện khi em có bố. - Người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng ? Theo em chị Blăng sốt có phải là người phụ nữ xấu không? Vì sao em khẳng định b. Nhân vật B lăng sốt: Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 19 Đề tài: “Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn” như vậy? - Đứng nghiêm nghị như muốn cấm đàn ông - Ôm con hôn lấy hôn để… ? Khi nghe con hỏi tâm trạng của chị như thế nào? Hãy tìm những chi tiết mà nhà văn miêu tả? - Người đàn bà hổ thẹn lặng ngắt, quằn quại dựa vào tường hai tay ôm ngực, im lặng, tái tê thổn thức không ra tiếng-> sống đứng đắn, nghiêm túc đành chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại, gửi tình thương yêu vào bé XiMông. ? Việc miêu tả qua vài nét về hình ảnh của chị, qua cái nhìn của Phi líp và diễn tả tâm trạng của chị, ta hiểu chị là người phụ nữ như thế nào? - Học sinh nghiên cứu đoạn 2, 3 ? Tác giả tả chân dung bác thợ rèn Phi- líp Chị là người phụ nữ đức hạnh bị như thế nào? Em có nhận xét gì về bác? lừa dối. - Phi- líp là một người lao động lương thiện, yêu nghề khỏe mạnh, nhân hậu, yêu trẻ. c. Nhân vật bác Phi- líp: ? Vì sao bác lại an ủi và đưa Xi- Mông về nhà? - Bác nhận ra sự đau khổ của Xi- Mông, thông cảm với nỗi bất hạnh của em. ? Tại sao bác lại trở nên rụt rè ấp úng khi nói với chị Blăng sốt? - Bác là người đàn ông đứng đắn biết tự trọng và tôn trọng người khác, lúc đầu có ý định đùa cợt-> nể trọng-> lời lẽ trở nên trang Giáo viên thực hiện : Bùi Thị Dung- Trường THCS Tràng An 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất